Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN các học THUYẾT tâm lý về NHÂN CÁCH phân tích các luận điểm về nhân cách của s freud và a adler

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.03 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CAC
HỌC THUYÊT TÂM LÝ VỀ NHÂN CACH

CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 05 năm 2021


MỤC LỤC
1. Phân tích các luận điểm về nhân cách của S.Freud và A.Adler.................................1
1.1. Các luận điểm chính về nhân cách của S.Freud.................................................. 1
1.1.1. Động lực của nhân cách............................................................................... 1
1.1.2. Cấu trúc nhân cách....................................................................................... 1
1.1.3. Các giai đoạn phát triển nhân cách.............................................................. 2
1.1.4. Sự lo âu và cuộc đấu tranh tự vệ.................................................................. 4
1.1.5. Đánh giá....................................................................................................... 5
1.2. Các luận điểm chính về nhân cách của A.Adler.................................................. 5
1.2.1. Bản chất của nhân cách................................................................................ 5
1.2.2. Động lực thúc đẩy nhân cách....................................................................... 6
1.2.3. Sự phát triển của nhân cách......................................................................... 6
1.2.4. Cảm thức cộng đồng, lối sống, năng lực sáng tạo và thứ tự sinh.................7
1.2.5. Đánh giá....................................................................................................... 9
2. Phân tích trường hợp của nhân vật Guillaume........................................................... 9
2.1. Chân dung tâm lý của Guillaume........................................................................ 9
2.2. Phân tích dựa trên quan điểm của Freud........................................................... 10
2.3. Phân tích dựa trên quan điểm của Adler........................................................... 12
3. Bài học kinh nghiệm cho hoạt động nghề nghiệp.................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 15




1

1. Phân tích các luận điểm về nhân cách của S.Freud và A.Adler
1.1. Các luận điểm chính về nhân cách của S.Freud
Động lực của nhân cách là các thôi thúc bản năng; cấu trúc nhân cách gồm
xung động bản năng, bản ngã, siêu ngã; các giai đoạn phát triển nhân cách (5 giai đoạn
phát triển tâm tính dục); sự lo âu và cuộc đấu tranh tự vệ.
1.1.1. Động lực của nhân cách
Động lực của sự phát triển nhân cách xuất phát từ các nhu cầu động cơ mang tính
sinh học các nhu cầu cơ thể mà trước hết và cơ bản là nhu cầu, bản năng tính dục là
động lực chính (Phạm Minh Hạc, 2004).
1.1.2. Cấu trúc nhân cách
Các cấp độ của nhân cách
Ban đầu Freud chia nhân cách thành ba cấp độ: ý thức, tiền ý thức và vô thức.
Ý thức bao gồm tất cả những cảm giác và trải nghiệm mà chúng ta nhận thức được tại
bất kỳ thời điểm nào. Ý thức là phần nổi của tảng băng trôi. Theo Freud, điều quan
trọng hơn là vô thức, phần lớn hơn, vơ hình bên dưới bề mặt. Đây là trọng tâm của lý
thuyết phân tâm học. Chiều sâu rộng lớn và tăm tối của nó là nơi trú ngụ của bản năng,
những mong muốn và ao ước định hướng hành vi. Vơ thức chứa đựng động lực chính
đằng sau mọi hành vi và là kho năng lượng không thể nhìn thấy hoặc kiểm sốt được.
Giữa hai cấp độ này là tiền ý thức. Đây là kho chứa ký ức, nhận thức và suy nghĩ mà
chúng ta không nhận thức được vào lúc này nhưng có thể dễ dàng triệu hồi vào ý thức.
Chúng ta thường nhận thấy sự chú ý của mình chuyển qua lại từ những trải nghiệm
của thời điểm này sang các sự kiện và ký ức trong tiền thức (Schultz , 2012).
Cấu trúc nhân cách
Freud sau đó đã sửa đổi khái niệm về ba cấp độ của nhân cách và đưa ra ba cấu
trúc cơ bản trong giải phẫu của nhân cách: bản năng, bản ngã và siêu ngã. Bản năng
tương ứng với quan niệm trước đó của Freud về vơ thức (mặc dù bản ngã và siêu ngã

cũng có những khía cạnh vơ thức).
-

Xung động bản năng (cái ấy): bị kìm nén, là nguồn động lực, là sức mạnh cho

những hoạt động; hướng đến sự thỏa mãn bằng cách trực tiếp hay gián tiếp; hướng


2

đến khách thể, thế giới bên ngoài là đối tượng để bản năng thỏa mãn, đòi hỏi khách
thể phải thỏa mãn ngay lập tức và trực tiếp; chi phối toàn bộ đời sống hoạt động tâm
thần (Phạm Minh Hạc, 2004). Có hai loại bản năng là bản năng sống và bản năng chết
(Nguyễn Ngọc Bích, 1998).
-

Bản ngã (cái tơi): hình thành do áp lực thực tại bên ngoài, đến toàn bộ khối bản

năng; bảo đảm các chức năng tâm lý như chú ý, trí nhớ v.v...; hoạt động theo nguyên
tắc thực tại. Nhiệm vụ là làm cho cái ấy thỏa mãn mà không làm tổn hại đến cơ thể,
làm giảm sự căng thẳng một cách tốt nhất. Cái tơi có tính chất tự chủ.
-

Siêu ngã (siêu tơi): là tổ chức bên trong bao gồm tất cả phạm trù xã hội, đạo

đức, nghệ thuật, giáo dục. Siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt.
Cả ba khối này theo nguyên tắc chung là ở trạng thái thăng bằng tương đối. Con
người lúc ấy ở trạng thái bình thường. Nhưng cả ba khối này luôn luôn xung đột với
nhau, là cơ chế của hoạt động tâm thần. Từ đó Freud nêu ra cơ chế hoạt động tâm lý
của con người. Đó là cơ chế kiểm duyệt, chèn ép, cơ chế biến dạng, cơ chế siêu thăng,

cơ chế suy thối.
Cái siêu tơi xuất hiện từ mối quan hệ đứa trẻ ngay từ những ngày đầu với gia
đình. Cơ sở của mặt đạo đức này thường được học ở độ tuổi 5 hoặc 6 và ban đầu bao
gồm các quy tắc ứng xử do cha mẹ chúng ta đặt ra. Thông qua khen ngợi, trừng phạt
và nêu gương, trẻ em học được những hành vi nào mà cha mẹ chúng cho là tốt hay
xấu. Cơ chế tâm lý của việc hình thành siêu tơi là sự đồng nhất hóa. Cá nhân đồng
nhất hóa với bên ngoài (cha mẹ và những người giáo dục). Những phẩm chất đạo đức
– văn hóa của cha mẹ, người lớn được trẻ em đồng nhất hóa và tạo ra những phẩm
chất riêng. (Phạm Minh Hạc, 2004).
1.1.3. Các giai đoạn phát triển nhân cách
Một phần nhân cách được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ độc đáo mà
chúng ta có khi cịn nhỏ với nhiều người và đồ vật khác nhau. Đứa trẻ cố gắng tối đa
hóa niềm vui bằng cách thỏa mãn những yêu cầu của bản thân, trong khi cha mẹ, đại
diện của xã hội, cố gắng áp đặt những đòi hỏi của thực tế và đạo đức. Freud cho rằng
nhân cách trưởng thành được định hình và kết tinh một cách vững chắc lúc năm tuổi.


3

-

Giai đoạn môi miệng (từ lúc sinh tới 1 tuổi): trẻ tìm thấy khối lạc với việc mút

vú mẹ và các động tác quanh vú cũng như các hoạt động quanh mơi miệng. Trẻ có thể
dùng ngón tay sờ mó hoặc cho vào miệng để thỏa mãn lạc thú. Tất cả những đồ vật
quanh nó đều là đối tượng để chúng thỏa mãn lạc thú môi miệng. Nếu trong giai đoạn
này bố mẹ ngăn cản trẻ mút thì sau này sẽ gây ra tính cách nói nhiều, tham ăn, ỷ lại,
thụ động.
-


Giai đoạn hậu môn (từ 1 đến 3 tuổi): đứa trẻ chú ý tập cho đại tiện đúng phép.

Bố mẹ chú ý đến đại tiện của trẻ và bài trừ những tật xấu của trẻ trong khi đại tiện. Do
đó trẻ chú ý tới hoạt động hậu mơn. Giai đoạn này trẻ bắt đầu hình thành nhân cách.
Có mối quan hệ giữa giai đoạn này với một số đặc điểm nhân cách trẻ, kiểu người hậu
mơn có tính chất là tự yêu, tự mâu thuẫn, khuôn phép, phục tùng, bị ép buộc, kiềm chế
quá đáng.
-

Giai đoạn dương vật (từ 3 đến 6 tuổi) trẻ chú ý đến bộ phận sinh dục, nảy sinh

ra tình cảm lãng mạn đối với cha hoặc mẹ khác giới. S. Freud gọi hiện tượng này là
mặc cảm Oedipe. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách.
Xung đột cơ bản là mong muốn vô thức của đứa trẻ đối với cha mẹ khác giới. Đi kèm
với điều này là mong muốn vô thức để thay thế hoặc tiêu diệt cha mẹ cùng giới. Trong
trường hợp bình thường trẻ sẽ đồng nhất hóa với cha hay mẹ, trẻ trai bắt chước các
hành động và tính cách của người cha và ngược lại. Q trình đồng nhất hóa sẽ dẫn tới
tập nhiễm văn hóa, là q trình xã hội hóa đứa trẻ.
-

Giai đoạn tiềm ẩn (từ 6 đến lúc dậy thì) siêu ngã tiếp tục phát triển, các thôi

thúc của bản năng lại bị đàn áp. Trẻ hình thành các giá trị, kỹ năng và mối quan hệ xã
hội với bạn bè đồng trang lứa và những người lớn khác ngoài gia đình. Sự phát triển
của bản ngã và siêu ngã góp phần tạo nên sự yên bình cho giai đoạn này. Cắm chốt ở
giai đoạn này có thể đưa đến sự non nớt và năng lực yếu kém khi hình thành các mối
quan hệ hoàn chỉnh khi trưởng thành.
-

Giai đoạn sinh dục (từ lúc dậy thì đến khi chết) trẻ hình thành một mối quan


tâm mạnh mẽ về tình dục với người khác giới. Nếu một người hoàn thành các giai
đoạn kia thành cơng, thì ở hiện tại, người này sẽ khá cân bằng, là người ấm áp và biết


4

quan tâm đến người khác. Mục tiêu của giai đoạn này là thiết lập một sự cân bằng cho
nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
Freud tin rằng bản ngã và siêu ngã đã có hình hài đầy đủ và vận hành hoàn chỉnh
vào thời điểm này. Trẻ nhỏ bị bản năng thống trị, đòi hỏi chúng phải ngay lập tức đáp
ứng những đòi hỏi, nhu cầu, và ham muốn cơ bản nhất. Thanh thiếu niên trong giai
đoạn sinh dục đã có thể cân bằng những ham muốn cơ bản nhất với nhu cầu được hịa
hợp, tương thích với thực tế và quy chuẩn xã hội (Phạm Minh Hạc, 2004) (Schultz ,
2012).
1.1.4. Sự lo âu và cuộc đấu tranh tự vệ
Lo âu là một trạng thái xúc cảm khó chịu (sợ sệt, mệt mỏi, khiếp nhược, hốt
hoảng, sụp đổ...), kết quả của sự dồn nén những cảm xúc, kí ức, mong muốn và trải
nghiệm khi chúng trồi lên trên bề mặt nhận thức. Nó là một dạng giằng co thúc đẩy
chúng ta phải làm gì đó, phát triển từ việc xung đột giữa bản năng, bản ngã và siêu
ngã, vượt quá sự điều khiển của năng lượng tinh thần vốn có.
Có ba loại lo âu:
-

Lo âu có thực (khách quan) liên quan đến nỗi sợ hãi về những nguy hiểm hữu

hình trong thế giới thực. Ở mặt tích cực, chúng hướng dẫn hành vi của ta để thoát khỏi
hoặc bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm thực tế. Tuy nhiên, chúng có thể được
đưa đến cực đoan.
-


Lo âu nhiễu tâm (bên trong) có cơ sở từ thời thơ ấu, trong cuộc xung đột giữa

sự thỏa mãn bản năng và thực tế, nỗi sợ hãi vô thức về việc bị trừng phạt vì bốc đồng
thể hiện hành vi bị chi phối bởi bản thân.
-

Lo âu đạo lý là kết quả của sự xung đột giữa cái ấy và siêu tôi.

Lo âu đóng vai trị như một lời cảnh báo cho người đó rằng có điều gì đó khơng
ổn trong nhân cách, gây ra căng thẳng trong sinh vật và do đó trở thành một động lực
mà cá nhân được thúc đẩy để thỏa mãn. Lo âu là một phần quan trọng trong lý thuyết
nhân cách, nền tảng cho sự phát triển của hành vi loạn thần (Schultz , 2012).
Cơ chế tự vệ
Cơ chế tự vệ là các chiến lược phi lý tính được thiết kế để bảo vệ bản ngã, sự
chống lại lo âu để bảo vệ bản thân, chúng biến đổi sự lo âu thành hình thái mới mẻ


5

khác dễ được chấp nhận và bớt đi sự đe dọa. Đặc điểm là chúng phủ nhận hoặc bóp
méo thực tế và chúng hoạt động một cách vô thức, ta khơng nhận thức được chúng, có
nghĩa là ở mức độ ý thức, ta nắm giữ những hình ảnh méo mó hoặc khơng có thực về
thế giới.
Một số cơ chế tự vệ: Phóng chiếu/gán ghép, hợp lý hóa, thối lui, dồn nén,
thăng hoa, phủ nhận, thay thế, huyễn tưởng, đồng nhất hóa,…(Schultz , 2012).
1.1.5. Đánh giá
Đóng góp to lớn của S. Freud là đưa ra giả thuyết về cấu trúc của nhân cách, một
số cơ chế tâm lý như cơ chế tự vệ, dồn nén, các mặc cảm, đồng nhất hóa, các giai
đoạn phát triển nhân cách. Tuy nhiên, nó tách rời điều kiện xã hội với việc hình thành

nhân cách, cho rằng cái sinh vật và vô thức là yếu tố quyết định hình thành nhân cách;
tuyệt đối hóa bản năng tình dục của con người, coi sự thỏa mãn tình dục là động lực
của hoạt động; giải thích mọi hiện tượng của đời sống xã hội thơng qua tình dục; phủ
nhận vai trò dạy dỗ giáo dục và vai trò của hoạt động cá nhân (Phạm Minh Hạc,
2004).
1.2. Các luận điểm chính về nhân cách của A.Adler
Nhân cách là một tổng hợp thống nhất; động lực chính là phấn đấu để thành
công hoặc vượt trội; những cảm nhận chủ quan định hình nhân cách; cấu trúc nhân
cách thống nhất phát triển thành lối sống; khả năng sáng tạo của con người hun đúc
nên lối sống; giá trị của mọi hành vi phải được nhìn theo quan điểm lợi ích xã hội.
1.2.1. Bản chất của nhân cách
Adler là nhà nghiên cứu tâm lý học cá nhân. Theo ông, mỗi người trước hết là
một thực thể xã hội. Tính cách của chúng ta được hình thành bởi các mơi trường xã
hội độc đáo và các mối tương tác, không phải bởi nỗ lực để thỏa mãn các nhu cầu sinh
học.
Ý

thức là cốt lõi của nhân cách. Thay vì bị thúc đẩy bởi những sức mạnh khơng

thể nhìn thấy và kiểm sốt, chúng ta tích cực tham gia vào việc tạo ra bản thân và định
hướng tương lai. Cái quyết định sự phát triển nhân cách chính là mong muốn “siêu
đẳng” nhưng nó có thể khơng thực hiện được do những khiếm khuyết cơ thể khi mới
sinh ra hoặc do những điều kiện sống không thuận lợi. Do vậy con người xuất hiện


6

cảm giác thiếu hoàn thiện. Để khắc phục được cảm giác đó con người tìm tới phương
thức “bù trừ”. Sự “bù trừ” này có nhiều mức độ khác nhau, tạo ra những lối sống khác
nhau. Khi con người cố gắng hoàn thiện bản thân cũng đồng thời mang lại lợi ích cho

xã hội.
Adler có cái nhìn nhất ngun về ý thức và vơ thức: Cả hai hài hịa với nhau. Ý
thức tác động lên vô thức và ngược lại. Vô thức là một phần mục tiêu khơng được định
hình và hiểu rõ, vẫn cần được chữa lành để trở nên lành mạnh bằng cách tác động lên
ý thức (Schultz, 2012).
1.2.2. Động lực thúc đẩy nhân cách
Động lực thúc đẩy nhân cách là phấn đấu để vượt trội và phấn đấu để thành
cơng. Mỗi cá nhân đều có một mục tiêu sau cùng của cuộc đời được hình thành từ rất
sớm (4-5 tuổi), nó chi phối tồn bộ hành vi, người lành mạnh có thể thay đổi mục tiêu
của mình. Có hai dạng mục tiêu là hướng đến sự thành công, trọn vẹn và hướng đến sự
to lớn, mạnh mẽ:
-

Phấn đấu để vượt trội có đặc điểm là bất chấp người khác, bị thúc đẩy bởi chính

cảm giác thua kém bị phóng đại, bị ám sợ bởi những mặc cảm thua kém của bản thân
nên hạ bệ người khác.
-

Phấn đấu để thành công được thúc đẩy bởi mối quan tâm xã hội, nhìn những

người xung quanh như là những người cộng tác, có cảm thức rõ nét về bản thân, sự
phát triển của xã hội quan trọng hơn danh lợi (Schultz , 2012).
1.2.3. Sự phát triển của nhân cách
Cảm giác tự ti luôn hiện hữu như một động lực thúc đẩy hành vi, là nguồn gốc
của tất cả sự phấn đấu của con người. Sự phát triển là kết quả từ sự bù trừ, từ những nỗ
lực của chúng ta để vượt qua sự kém cỏi thực tế hoặc tưởng tượng. Trong suốt cuộc
đời, chúng ta được thúc đẩy bởi nhu cầu vượt qua cảm giác tự ti này và phấn đấu để
ngày càng có trình độ phát triển cao hơn.
Sự thua kém một bộ phận nào đó trên cơ thể là động lực của sự phấn đấu, cảm

giác này hình thành từ khi sinh ra nhưng không thuộc về di truyền mà do môi trường
xã hội. Cảm thức chủ quan quyết định ý thức của mỗi người về sự thua kém.
- Có hai dạng phản ứng:


7

+

Lành mạnh: Bù trừ bằng cách vươn lên, vượt thắng giới hạn bản thân, phấn

đấu cho sự vượt trội hoặc sự hoàn hảo.
+

Độc hại: Dùng sự yếu kém như cái cớ để từ chối không làm những nhiệm vụ

trong cuộc sống dẫn đến mặc cảm tự ti và rối loạn phát triển. (Schultz , 2012).
1.2.4. Cảm thức cộng đồng, lối sống, năng lực sáng tạo và thứ tự
sinh a. Cảm thức cộng đồng
Người lành mạnh là người có quan tâm đến xã hội, có thái độ tương quan và thấu
cảm đối với từng thành viên trong xã hội, hợp tác với người khác vì sự tiến bộ của xã
hội. Cảm thức cộng đồng là tiềm năng mà ai cũng có, hình thành trong sự tương tác
với cha mẹ trong 5 năm đầu đời – sự vô vị lợi và đúng mực của người mẹ, sự quan tâm
đúng mức của người cha, là thước đo sức khỏe tâm lý và giá trị con người.
Nguồn gốc của cảm thức cộng đồng là tiềm năng trong mỗi người (ai cũng có),
chúng phải được phát triển để tạo nên phong cách sống lành mạnh. Tiêu chuẩn đo cảm
thức cộng đồng là ước muốn đến gần, nên một với người khác.
b. Lối sống
Lối sống là mục tiêu cá nhân, là hình ảnh bản thân, là cảm xúc về người khác và
là thái độ đối với thế giới, được học từ các tương tác xã hội xảy ra trong những năm

đầu đời của trẻ, được hình thành do tương tác, di truyền, giáo dục và sức sáng tạo của
mỗi cá nhân, được kết tinh vững chắc ở độ tuổi 4 hoặc 5 nên rất khó để thay đổi sau
đó, trở thành khn khổ định hướng cho hành vi sau này. Bản chất phụ thuộc vào các
tương tác xã hội, đặc biệt là thứ tự sinh của một người trong gia đình và bản chất của
mối quan hệ cha mẹ - con cái. Có nhiều dạng lối sống, thay đổi phức tạp, linh hoạt
hoặc cứng nhắc.
Có 4 kiểu lối sống là:
-

Lành mạnh, hữu dụng: là hình thái cao nhất, hành động với cảm thức cộng đồng,

chủ động phấn đấu giải quyết ba vấn đề căn bản của cuộc sống: quan tâm đến người thân
cận, tình yêu lành mạnh, triển nở trong nghề nghiệp; sống ba chức năng chính với sự cộng
tác, lịng can đảm, ước muốn đóng góp vào phúc lợi của người khác.


8

-

Hưởng thụ: sống dựa vào người khác; thụ động; có thể trầm cảm; trẻ con được

nuông chiều dễ bị áp lực môi trường dẫn đến lối sống này; tuy nhiên, tác nhân chính
vẫn là chọn lựa tự do của con người chứ không phải môi trường.
-

Né tránh: tránh đương đầu với các vấn đề để khỏi đối phó với thất bại; dễ trở

nên trầm cảm; thường cô lập, lạnh lùng để che dấu mặc cảm yếu kém và mong manh
bên trong.

-

Thống trị: tìm cách thống trị người khác, đối phó với vấn đề cách ích kỷ; có

những người thuộc nhóm thống trị có tài và làm việc chăm chỉ nhưng cạnh tranh q
độ và ln khẳng định mình trổi vượt bằng cách làm “đạp người khác xuống”.
c. Năng lực sáng tạo
Chúng ta tạo ra bản thân, tính cách của chúng ta, hồn tồn được chọn và làm
chủ cuộc đời, khơng bị động định hình bởi những trải nghiệm thời thơ ấu. Bản thân
những trải nghiệm đó khơng quan trọng bằng thái độ tỉnh táo của chúng ta đối với
chúng. Ý chí tự do cho phép mỗi người tạo ra lối sống thích hợp từ những khả năng và
kinh nghiệm do thiên phú di truyền và môi trường xã hội của chúng ta mang lại. Năng
lực sáng tạo quyết định phương thức phấn đấu đạt mục tiêu, đóng góp vào sự phát
triển mối quan tâm xã hội.
d. Thứ tự sinh
Thứ tự sinh là một ảnh hưởng xã hội lớn trong thời thơ ấu, một trong những thứ
mà chúng ta tạo ra lối sống của mình. Mặc dù anh chị em có cùng cha mẹ và sống
trong cùng một ngôi nhà, nhưng họ khơng có mơi trường xã hội giống nhau.
-

Con cả có khuynh hướng quan tâm bảo vệ người khác, tổ chức tốt, lo lắng

nhiều; cảm thức quyền lực, vượt trội quá đáng; đấu tranh để được chấp nhận, cầu toàn;
phải luôn “đúng”, trong khi người khác luôn “sai”; dễ phê phán người khác, khơng
hợp tác.
-

Con thứ có động lực mạnh, cộng tác, uớc muốn bắt kịp con cả cách lành mạnh,

thường cạnh tranh vừa phải, nếu bắt kịp con cả thì có thái độ của người làm cách

mạng, nhân cách phần nào định hình bởi cảm nhận về thái độ của anh/chị cả đối với
mình.


9

-

Con út có động cơ vượt các anh chị để giỏi nhất nhà, được nng chiều, có

nguy cơ hư cao hơn, cảm thấy mình thua kém, thiếu tự lập, muốn xuất sắc trong mọi
chuyện.
-

Con một chỉ có bố mẹ để cạnh tranh, sống trong thế giới người lớn - cảm thức

phóng đại về sự vượt trội và hình ảnh bản thân được thổi phồng, có thể thiếu cộng tác
và cảm thức cộng đồng, có thể sống bám, mong chờ người khác nuông chiều và bảo vệ
(Schultz , 2012).
Sự phát triển bất thường
Theo ông, sự phát triển bất thường là do thiếu mối quan tâm xã hội; đặt mục
tiêu quá đáng, không thực tế, bù trừ cho cảm giác thua kém phóng đại và bất an;
phong cách sống cứng nhắc, khư khư; sống trong thế giới riêng không liên kết với
người khác; làm việc tối mặt, nỗ lực kinh khủng hoặc cưỡng bức bản thân phấn đấu để
đạt mục tiêu phi thực tế.
1.2.5. Đánh giá
Ông đã phủ nhận sự quyết định trực tiếp của cái sinh vật tới sự phát triển nhân
cách, coi nó phát triển theo logic của xã hội. Có thể coi ơng là dấu nối đầy màu sắc từ
Freud tới tâm lý học nhân văn. (Nguyễn Ngọc Bích, 1998).
2. Phân tích trường hợp của nhân vật Guillaume

2.1. Chân dung tâm lý của Guillaume
Guillaume là con út trong gia đình có 5 người, trên anh có 2 anh trai. Mẹ của
anh ta có tâm trạng tệ kể từ khi sinh anh ấy, hút thuốc, tính khí thay đổi liên tục. Khi
gọi các thành viên ăn cơm mẹ hay nói “Các con trai và Guillaume”. Cha khơng thích
anh giả gái, muốn anh chơi trò thể thao dành cho con trai, gửi anh ta đến trường nội
trú.
Điệu bộ, cử chỉ của Guillaume nhẹ nhàng, hay quan sát mẹ, học theo cử chỉ,
ngữ điệu của mẹ, chính người cha, bà và đầu bếp trong nhà cũng bị nhầm lẫn
Guillaume với mẹ. Khi anh ta được nhận xét nhảy giống con gái anh ấy thấy thích thú,
nghĩ rằng mẹ sẽ rất vui khi mình giống con gái. Tuy nhiên, mẹ khơng vui nên anh ta tự
hỏi tại sao khi thấy bản thân mình đã trở nên giống mẹ, giống con gái lại không làm


10

cho mẹ vui như anh ta nghĩ. Guillaume cũng quan sát những cơ gái bên ngồi từ cử
chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hơi thở của họ. Anh ta không nhận mình là đồng tính mà tự nhận
thức mình là con gái của mẹ.
Kết quả trắc nghiệm Roschach theo lời người mẹ là ái kỷ và tính cách thất
thường, dễ buồn rầu và giận dữ bởi những điều nhỏ nhặt. Khi đến Anh, anh gặp
Jeremy, được cậu ấy quan tâm nhưng Guillaume đau khổ khi nhận ra Jeremy gần gũi
với cô gái khác. Anh ta sợ quân đội vì học nội trú 5 năm. Sau khi khám sức khỏe được
kết luận khơng thể tham gia nghĩa vụ, bác sĩ đó khun tiếp tục thăm khám. Bác sĩ
nhận xét là bệnh nhân kỳ lạ khi nhắc đến thủ dâm, xấu hổ. Khi Guillaume buồn sẽ đi
du lịch, đi đến spa để giảm căng thẳng, đi mát xa. Anh ta gặp một nhà trị liệu, người đó
nói anh khơng thích chính mình. Những lời mẹ nói hay hiện lên trong đầu của anh ta,
sợ lời phán xét của mẹ. Guillaume được khuyên nên u ai đó, khi nhìn đối tác khỏa
thân Guillaume đã nghĩ đến mẹ và lời nói của mẹ và nhận ra nỗi sợ của mình là sợ làm
mẹ thất vọng.
Guillaume sợ con ngựa vì từng học cưỡi ngựa khi cịn nhỏ. Anh ta đi tập luyện

và khơng cịn sợ con ngựa nữa. Khi gặp 1 cơ gái đẹp, khi nhìn thấy cơ ấy có nhiều từ
hiện lên trong đầu như ẻo lả, đồ ngốc, gay, các con trai và Guillaume. Lúc đó, bạn anh
gọi đến ăn uống bằng cách nói “Các cô gái và Guillaume” anh ta thấy vui, không còn
sợ nữa. Mẹ anh ta là người duy nhất sợ anh ta yêu người phụ nữ khác hơn bà.
Guillaume cố gắng học cách chấp nhận bản thân là dị tính trong khi những người xung
quanh cho rằng anh là đồng tính.
Như vậy, theo quan điểm của Freud, Guillaume có thể bị cắm chốt ở mặc cảm
Oedipe. Với góc nhìn của Adler có thế thấy anh ấy mặc cảm cơ thể vì sinh ra là nam
giới và thứ tự sinh, lối sống ảnh hưởng đến nhân cách của anh ấy.
2.2. Phân tích dựa trên quan điểm của Freud
Freud cho rằng mỗi người đều trải qua ham muốn tình dục vơ thức trong những
năm thơ ấu đối với cha mẹ khác giới nhưng có thể giải quyết được, xoay quanh tình
u và sự cạnh tranh. Người con trai sẽ đồng nhất và hòa hợp với người cha, chấp
nhận/tiếp thu những thái độ, thuộc tính và giá trị mà cha mình đang nắm giữ (tính
cách, vai trị giới tính, hành vi nam tính của người cha,…). Người cha sẽ trở thành một


11

hình mẫu chứ khơng cịn là đối thủ của trẻ. Thơng qua q trình đồng nhất hóa, trẻ trai
bắt đầu hình thành cái siêu tơi và giới tính nam. Vậy nên, vấn đề về giới tình của
Guillaume có thể bắt nguồn từ đây.
Freud tin rằng sự ham muốn gắn kết về mặt tính dục, sự chú ý về mặt sinh dục
của bé trai với mẹ mình, bị kìm nén, khơng nằm trong sự nhận biết và kiểm soát của ý
thức, nhưng vẫn ảnh hưởng lên hành vi của đứa trẻ và đóng một vai trị nhất định trong
sự phát triển của trẻ. Mặc dù bản năng luôn thôi thúc trẻ nam gạt bỏ đi người cha, thì
cái tơi của hiện thực biết rằng cha là một thế lực mạnh hơn mình rất nhiều. Lúc này cái
siêu tơi được hình thành, tiếp nhận và hịa hợp với người cha, từ đó đè nén lại thôi thúc
của bản năng và điều khiển cái tơi hành xử theo tiêu chuẩn lý tưởng hóa này. Đây là
một phần của quá trình phát triển, nhờ nó mà trẻ học được những hành vi vai trị giới

(gender-role behaviors), nhưng cũng có thể là một phản ứng tự vệ được dùng bởi
người ln thấy mình thua kém.
Trong cuốn “Bản ngã và bản năng”, Freud đã giải thích cái siêu ngã của trẻ vẫn
lưu giữ lại đặc tính của người cha và những cảm giác mãnh liệt của phức cảm Oedipe
cũng theo đó mà bị đè nén lại. Các yếu tố bên ngoài như các quy chuẩn xã hội, những
điều răn dạy của tơn giáo cũng góp phần làm kìm nén lại phức cảm Oedipe. Cũng từ
đây mà lương tâm của trẻ xuất hiện, hay nói cách khác là cảm nhận tổng quát của trẻ
về đúng sai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những cảm xúc bị đè nén này có thể
đưa đến cảm giác tội lỗi trong vơ thức. Nó khơng thể hiện rõ ràng ra bên ngoài nhưng
vẫn âm thầm tác động lên những hoạt động có ý thức của người đó (Cherry, 2020).
Freud cho rằng, các bé trai không tháo gỡ thành công xung đột này sẽ xuất hiện
tình trạng “cắm chốt người mẹ”. Khi trưởng thành, những người này sẽ tìm kiếm
những mối quan hệ yêu đương/tình cảm với người giống hay tương đồng với người
cha mẹ khác giới của mình. Trường hợp của Guillaume, xảy ra cắm chốt với người mẹ
trong thời kỳ Oedipe.
Theo sách “Tâm lý học đám đông và phân tích cái tơi”, Freud giải thích về sự
phát sinh đồng tính luyến ái của nam giới là anh ta ràng buộc với mẹ một cách mạnh
mẽ và trong một thời gian dài. Nhưng cuối cùng, sau giai đoạn trưởng thành về mặt
giới tính thì cần phải tìm một đối tượng tình dục khác để thay cho mẹ. Trong khi rời


12

bỏ mẹ chàng trai đã đồng nhất hố mình với mẹ, trở thành người mẹ và đi tìm đối
tượng có thể thay thế cái “Tôi” của anh ta, đối tượng mà anh ta có thể yêu, có thể âu
yếm, như người mẹ đã từng yêu, đã từng âu yếm anh ta vậy. Điều đáng chú ý là mức
độ rộng lớn của trường hợp đồng hố này: nó thay đổi cái “Tôi” của con người trong
một lĩnh vực quan trọng nhất, trong lĩnh vực dục tình, theo mẫu của người mà cho đến
lúc đó vẫn là đối tượng libido của nó.
Trong bài viết “Đồng tính và một số lý thuyết phân tâm học” (2012), tác giả Lê

Hoàng Thế Huy cho rằng trong quá trình xây dựng nhân cách, theo quan điểm phân
tâm học có sự nam tính và nữ tính lấy mơ hình từ những q trình đồng nhất hóa.
Đồng nhất hóa khơng phải là bắt chước hay sao chép tồn bộ khn mẫu, mà là “nhập
tâm một số khía cạnh, chi tiết và thay đổi mình dựa trên một mơ hình có sẵn”. Sự phức
tạp của những mối quan hệ trong gia đình trước, trong và sau thời kỳ Oedipe có ảnh
hưởng rất lớn đến q trình đồng nhất hóa, đến việc xây dựng nhân cách và nhân thân
tính dục sau này. Nếu như ở một người dị tính, luận lý đồng nhất trong Oedipe của
một bé trai có thể nói ngắn gọn là “tơi đồng nhất với cha tơi và tơi lấy cùng đối tượng
tình u như ơng ấy”, ở một người có xu hướng đồng tính, điều này có thể bị thay đổi
ở một số chỗ (Lê Hồng Thế Huy, 2012). Với Guillaume là “tôi đồng nhất với mẹ và
tơi sẽ lấy cùng đối tượng tình u như bà ấy”.
Trong trường hợp này, có thể thấy sự cắm chốt liên quan đến sự phát triển của
tình cảm và các đặc điểm nữ tính của anh ấy đối với cha mình. Anh ta lớn lên nhưng
bản thân khơng đồng hóa với cha, khơng có sự nam tính giống cha mà điệu bộ, cử chỉ,
lời nói nhẹ nhàng, hay bắt chước mẹ và các cô gái khác. Ở giai đoạn dương vật trẻ sẽ
nhận thấy sự khác biệt giữa nam và nữ cũng như có sự xác định giới tính nhưng có lẽ
chính vì sự tương tác giữa Guillaume và cha mẹ trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi có vấn đề
nên bản thân Guillaume ln nghĩ và mong muốn mình là con gái.
Guillaume tự cho rằng mình là con gái và thấy vui khi nhảy được người khác
nhận xét là giống con gái. Anh ta tin rắng nếu mình là con gái thì mẹ sẽ rất vui và đôi
khi những lời mẹ dạy dỗ anh vẫn hiện lên trong các cuộc sống thường ngày. Người mẹ
có ảnh hưởng rất lớn đến anh và cuộc sống của anh. Trong phim cũng dễ bắt gặp hình


13

ảnh mẹ và Guillaume cùng đi làm tóc cùng nhau. Và anh rất mong muốn làm mẹ hài
lịng.
Sau q trình trị liệu dài anh nhận ra là bản thân mình sợ làm mẹ buồn, nỗi sợ
đó thơi thúc anh thực hiện các hành động khiến mẹ vui như học các ăn nói nhẹ nhàng

và cư xử giống con gái. Guillaume được mẹ khuyên nên yêu một người đồng giới
nhưng lúc đối diện với người đó anh ta thật sự nhận ra nỗi sợ của mình và anh ấy tìm
lại được cái tơi của mình.
2.3. Phân tích dựa trên quan điểm của Adler
Theo quan điểm của Adler, lối sống là mục tiêu cá nhân, là hình ảnh bản thân, là
cảm xúc về người khác và là thái độ đối với thế giới, được học từ các tương tác xã hội
xảy ra trong những năm đầu đời của trẻ, được hình thành do tương tác, di truyền, giáo
dục và sức sáng tạo của mỗi cá nhân, được kết tinh vững chắc ở độ tuổi 4 hoặc 5 nên
rất khó để thay đổi sau đó, trở thành khn khổ định hướng cho hành vi sau này.
Guillaume có thể đã học được và hình thành một lối sống không lành mạnh trong thời
thơ ấu. Và bản chất của lối sống phụ thuộc vào các tương tác xã hội, đặc biệt là thứ tự
sinh của một người trong gia đình và bản chất của mối quan hệ cha mẹ - con cái. Vì
Adler cho rằng thứ tự sinh là một ảnh hưởng xã hội lớn trong thời thơ ấu, một trong
những thứ mà chúng ta tạo ra lối sống của mình. Mặc dù anh chị em có cùng cha mẹ
và sống trong cùng một ngơi nhà, nhưng họ khơng có mơi trường xã hội giống hệt
nhau. Lớn hơn hoặc nhỏ hơn anh chị em của một người và tiếp xúc với các thái độ
khác nhau của cha mẹ tạo ra các điều kiện thời thơ ấu khác nhau. Trẻ em các thứ tự
sinh khác nhau có xu hướng hướng tới các mơ hình tương tác khác nhau trong gia đình
và kết quả là trải qua các trải nghiệm học tập xã hội khác nhau bên ngồi gia đình.
Guillaume là con út trong gia đình. Adler cho rằng người trẻ nhất ở vị trí tối ưu.
Bởi vì những người đi trước anh ta đã mở đường; cha mẹ có được các kỹ năng làm cha
mẹ thơng qua việc nuôi dạy các anh trai. Adler cho rằng con út thường được nng
chiều nhưng đồng thời cũng có tính chủ động và độc lập tuyệt vời, thậm chí đơi khi có
xu hướng phát triển khơng được các thành viên khác trong gia đình chấp nhận. Ngồi
ra, con út được cho là những đứa trẻ dạn dĩ nhất, sáng tạo nhất, giàu cảm xúc, hướng
ngoại nhưng không vâng lời, vô trách nhiệm, đố kỵ và kém ổn định nhất.


14


Thực tế cho thấy Guillaume được nhận xét có tính cách thất thường, dễ buồn rầu
và giận dữ bởi những điều nhỏ nhặt. Mẹ Guillaume cũng thường xuyên dành thời gian
cho anh. Có lẽ Guillaume cảm thấy mặc cảm vì mình khơng phải là con gái như mẹ
anh mong muốn và luôn muốn vươn lên, bù trừ cho những điểm khiếm khuyết này
trên cơ thể, cảm giác này hình thành từ khi sinh ra nhưng không thuộc về di truyền mà
do môi trường xã hội – cụ thể là trong gia đình. Từ đó hình thành nên lối sống của
Guillaume và nó ảnh hưởng đến cuộc sống khi anh trưởng thành.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của thứ tự sinh từ lý thuyết của Adler, Ryckman
(2013) cũng cho thấy người sinh ra cuối cùng trong gia đình thường là những đứa trẻ
được cưng chiều trong gia đình, có thể thu hút phần lớn sự chú ý của gia đình, điều
này có thể dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào những người khác để được hỗ trợ và bảo
vệ. Do chúng nhận được sự chú ý ngày càng tăng, chúng có thể phát triển một cách phi
thường và vượt trội trong những nỗ lực của chúng, thường vượt qua các đối thủ cạnh
tranh của chúng (Ansbacher & Ansbacher, 1956). Họ được tạo nhiều cơ hội để làm tốt,
và thành công trong những tình huống như vậy có thể thúc đẩy họ đạt được nhiều
thành tích hơn nữa, khiến họ được gia đình cơng nhận. Tuy nhiên, vì họ là con út nên
gia đình thường rất cưng chiều họ. Điều này có thể dẫn đến việc những người này tìm
kiếm các giải pháp dễ dàng cho các vấn đề và học cách dụ dỗ hoặc quyến rũ người
khác làm theo những gì họ yêu cầu. Theo Stewart (2012), Adler cũng viết rằng một số
trẻ em mới sinh có thể dễ chán nản trong cơng việc và khơng thiết lập được vai trị hữu
ích cho xã hội với anh chị em của chúng. Sau đó, họ có thể sử dụng những thất bại và
sai lầm của mình như một cách để tìm kiếm ý nghĩa giữa các thành viên trong gia đình
của họ. Trong khi Adler viết rằng một số trẻ nhỏ nhất có thể vượt qua tất cả các đối thủ
cạnh tranh và rất thành công nhờ sự hỗ trợ thêm từ gia đình, ơng cũng đưa ra giả
thuyết rằng chúng rất có thể là những đứa trẻ có vấn đề nếu chúng bị hư hỏng.
Theo Ansbacher và Ansbacher (1956), những đứa trẻ như vậy sẽ khơng bao giờ
có được sự độc lập và thường không xác định được một tham vọng nào vì chúng muốn
vượt trội trong mọi việc. Trong một số trường hợp, họ cũng có thể bị tự ti vì cảm thấy
trẻ hơn, yếu hơn và ít kinh nghiệm hơn những người khác trong xã hội (Ansbacher &
Ansbacher, 1956). Do đó, có sự khác biệt đáng kể giữa các đặc điểm của trẻ nhỏ nhất,



15

từ một cá nhân cạnh tranh, thành công đến một trẻ gặp khó khăn khơng thể hồn thành
nhiệm vụ mà khơng có sự trợ giúp (Marano, 2017).
3. Bài học kinh nghiệm cho hoạt động nghề nghiệp
Với vai trò là giáo viên kỹ năng sống, trong quá trình tiếp xúc và giảng dạy cần lưu ý:
-

Nắm vững các học thuyết về nhân cách để có thể giải thích được những vấn

đề của học sinh gặp phải hiện tại có thể do thời thơ ấu hay những mối quan hệ không
lành mạnh trong gia đình. Từ đó tìm hiểu rõ về học sinh và lên kế hoạch hỗ trợ, giúp
đỡ phù hợp trong tiết của mình phụ trách và khi cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm.
-

Học sinh đang trong giai đoạn phát triển nên cần nhận thức được nhân cách

vừa là cơ cấu đã định hình nhất định, vừa là q trình có thể biến đổi nên cần có cách
tác động phù hợp để giúp các em phát triển bản thân.
-

Thứ tự sinh, mơi trường trong gia đình hay những sự kiện trong quá khứ một

phần nào đó đã tác động và làm hình thành và quy định những nét tính cách của các
em nên giáo viên có thể tổ chức các hoạt động đa dạng để các em rèn luyện được
những nét tính cách tích cực và loại bỏ những nét tiêu cực. Đặc biệt, hiện nay nhiều
gia đình chỉ sinh một con nên dành hết tình yêu thương cho con nên một số trẻ sẽ gặp
vấn đề khi bắt đầu đi học.

-

Muốn hỗ trợ và giúp học sinh thay đổi những hành vi tiêu cực hay không phù

hợp cần có sự hợp tác của gia đình, đơi khi chính học sinh học tập những hành vi đó từ
gia đình, một nỗi sợ nào đó khi ấu thơ hay mong muốn làm hài lịng một thành viên
nào đó nên trong quá trình trao đổi và làm việc với phụ huynh cũng cần khéo léo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Ngọc Bích (1998). Tâm lý học nhân cách một số vấn đề lý luận. NXB Giáo
dục.
Phạm Minh Hạc (2004). Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách. NXB Chính trị Quốc
gia Hà Nội – 2004.
Duane P. Schultz và Sydney Ellen Schultz (2012). Theories of Personality. NXB JonDavid Hague, USA


16

Kathleen E. Marano (2017). An Analysis of Empirical Validity of Alfred Adler’s Theory
of Birth Order. Aletheia—The Alpha Chi Journal of Undergraduate Scholarship.
Sigmund Freud. Tâm lí đám đơng và Phân tích cái Tơi (Massenpsychologie und
Ich-Analyse). Phạm Minh Ngọc dịch (2005)
Lê Hồng Thế Huy (2012). Đồng tính và một số lý thuyết phân tâm học. Khai thác từ
/>Kendra Cherry (2020). The Oedipus Complex in Children. Khai thác từ
/>


×