Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đề cương Tâm lý học Tư pháp có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.28 KB, 17 trang )

TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP
Câu 1. Mục đích của việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý trong
hoạt động tư pháp.
1. Khái niệm:
* Khái niệm “Tâm lý học tư pháp”: Là một ngành khoa học nghiên cứu các cấu
trúc tâm lý của hoạt động tư pháp, các hiện tượng tâm lý, đặc điểm tâm lý và các
quy luật tâm lý của các chủ thể tham gia vào hoạt động tư pháp. Với các phương
pháp tác động tâm lý nhằm nhận thức sự thật khách quan của các vụ án hình sự,
giải quyết đúng đắn các vụ án và giáo dục cải tạo người phạm.
* Phương pháp tác động tâm lý: Là cách thức sử dụng các phương tiện giao tiếp
tác động đến người khác nhằm hình thành hoặc thay đổi tâm lý của họ, phù hợp
với mục đích giải quyết vụ án và cải tạo người phạm tội, trong khn khổ của pháp
pháp luật.
2. Mục đích:
- Xác định sự thật khách quan về vụ án trong quá trình điều tra, xét xử.
- Khắc phục những động cơ tiêu cực, khơi dậy những động cơ tích cực ở những
người tham gia tố tụng, tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ thông qua lời khai
của họ được nhanh chóng, chính xác và khách quan.
- Tăng tính tích cực trong hoạt động của những người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng.
- Thay đổi tâm lý của đối tượng bị tác động nhằm thu thập thông tin.
- Giáo dục, cải tạo, cảm hóa người phạm tội.
- Nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động tư pháp, bảo vệ quyền con người, hạn chế
vi phạm pháp luật dẫn đến làm tổn thương con người trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự.
1


Câu 2. Các phương pháp tác động tâm lý.
1. Khái niệm:
Phương pháp tác động tâm lý: Là cách thức sử dụng các phương tiện giao tiếp


tác động đến người khác nhằm hình thành hoặc thay đổi tâm lý của họ, phù hợp
với mục đích giải quyết vụ án và cải tạo người phạm tội, trong khuôn khổ của pháp
luật.
2. Các phương pháp tác động tâm lý:
1. Phương pháp Truyền đạt thông tin:
* Khái niệm: Là phương pháp mà chủ thể tác động đưa ra các thơng tin có liên
quan đến các vấn đề mà người bị tác động đang quan tâm, nhằm tác động đến tư
duy, tình cảm, ý chí... của họ. Từ đó làm thay đổi thái độ và hình vi của họ.
* Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Cần làm tăng hiểu biết, kiến thức cho người bị tác động.
- Cần thay đổi hướng tư duy của người bị tác động khi họ cung cấp thông tin
không đúng sự thật.
- Cần làm thay đổi xúc cảm tình cảm, trạng thái tâm lý, quan điểm, lập trường của
người bị tác động.
- Cần khôi phục lại trí nhớ về những tình tiết mà người bị tác động quên hoặc
nhầm lẫn.
* Khi sử dụng phương pháp này cần phải chú ý các yếu tố sau:
- Điều kiện truyền đạt thông tin.
- Phương thức truyền đạt thông tin.
- Hình thức truyền đạt thơng tin (dạng câu khẳng định và câu phủ định...)
- Xác định trình tự và tốc độ truyền đạt thông tin.
VD: Gợi ý về địa điểm, đồ vật cụ thể có liên quan, nói về tình trạng, suy nghĩ
người thân của chủ thể.
2


2. Phương pháp Thuyết phục:
* Khái niệm: Là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho người bị tác động
nhằm giúp họ nhận rõ đúng, sai, phải, trái, về các vấn đề có liên quan tới họ. Từ đó
làm cho họ thay đổi cách nhìn nhận và thay đổi thái độ.

* Thuyết phục là quá trình bao gồm các bước:
- Trình bày các chứng cứ nhất định.
- Truyền đạt thơng tin xác nhận tính đúng đắn của các chứng cứ đã đưa ra.
- Sự nghi ngờ khi nghe và sự phản đối của người bị tác động.
- Trình bày các chứng cứ mới có chú ý tới sự phản đối.
- Nhắc lại các chứng cứ riêng biệt của thơng tin nhằm mục đích tác động đầy đủ
đến q trình tư duy của người bị tác động.
* Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý tới các yếu tố:
- Chủ thể tác động phải có khả năng, trình độ nghiệp vụ.
- Phải phân tích đầy đủ các mặt lợi, hại, tốt xấu của các vấn đề, các sự kiện.
- Phải tính đến đặc điểm tâm lý, tính cách, khí chất của người bị tác động.
VD: Dùng những lời nói quan tâm, tình cảm để thuyết phục họ.
3. Phương pháp Đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy:
* Khái niệm: Là phương pháp đưa ra những vấn đề cụ thể dưới dạng câu hỏi để
kích thích, định hướng và phát triển or thay đổi quá trình tư duy của đối tượng bị
tác động, từ đó tác động ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của họ.
VD: Thẩm phán đặt ra câu hỏi, đương sự tư duy nhớ lại tình tiết.
* Phương pháp này được dùng trong các trường hợp sau:
- Giúp người cung cấp thông tin nhớ lại tình tiết bị quên.
VD: Các câu hỏi gợi mở, tạo sự liên tưởng.
- Thay đổi thái độ, quan điểm, lập trường của đối tượng bị tác động.
VD: Đặt ra câu hỏi bắt buộc phải trả lời.
3


- Trường hợp khai báo ko đúng: Liên tiếp đặt ra câu hỏi về nhiều vấn đề khác nhau
để đối tượng bị tác động bị giao động dẫn đến mâu thuẫn trong lời khai.
VD: Bị Can đưa ra chứng cứ ngoại phạm.
* Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý tới các yếu tố:
- Sử dụng nhiều câu hỏi khác nhau: Nghi vấn, phủ định, khẳng định.

- Ngữ điệu câu nói phải phù hợp với câu hỏi.
- Thể hiện thái độ biểu cảm cùng với câu hỏi.
4. Phương pháp Ám thị gián tiếp:
- Là phương pháp dùng lời nói, hành vi, cử chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận thơng
tin thiếu sự kiểm sốt và phê phán.
VD: Tự nhiên có 1 người hỏi, tại sao lại làm như vậy? Sao bạn lại lấy tiền của
tôi?, làm cho đối tượng tiếp nhận thơng lúng túng và mất kiểm sốt.
- Người tiếp nhận thơng tin lúng túng, thậm chí thiếu sự kiểm soát dẫn đến bộc lộ
những HV thật
- Ám thị phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Độ tuổi.
VD: Trẻ em là đối tượng dễ bị ám thị nhất.
+ Trạng thái tâm lý: Hồi hộp, lo âu...
+ Đặc điểm nhân cách: Những người yếu đuối, nhút nhát...
- Có 2 loại ám thị: trực tiếp, gián tiếp.
5. Phương pháp Mệnh lệnh:
- Là phương pháp cưỡng chế tâm lý, đòi hỏi đối tượng phải thực hiện, không phụ
thuộc vào ý muốn của họ để nhằm giáo dục và cải tạo họ.
- Nếu khơng có cưỡng chế thì khơng thể cải tạo được người phạm tội vì vậy việc
áp dụng phương pháp là cần thiết.
- Chỉ sử dụng khi có cơ sở pháp lý chặt chẽ
VD: Lệnh khám xét, bắt giữ…
4


- Áp dụng trong hoạt động cải tạo người phạm tội.
VD: Nề nếp trại giam, khuôn mẫu HV.
6. Phương pháp Giao tiếp tâm lý có điều khiển:
- Là phương pháp sử dụng các giao tiếp tâm lý trong hoạt động tư pháp để đạt các
mục đích tác động.

- Sử dụng, thiết lập, điều khiển giao tiếp tâm lý trong quá trình tố tụng, chủ thể tác
động nhằm đạt mục đích:
+ Xác định sự thật khách quan của vụ án.
+ Giáo dục, cảm hóa cá nhân bị can, bị cáo, phạm nhân, người làm chứng, người bị
hại, nguyên đơn, bị đơn..
Câu 3. Đặc điểm của “hoạt động nhận thức” trong giai đoạn điều tra các vụ
án hình sự.
1. Khái niệm:
Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thức khách quan và bản
thân con người thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết vốn
liếng kinh nghiệm đã có của bản thân.
2. Đặc điểm:
- Khi nhận thức trong giai đoạn điều tra thì ĐTV phải ln ln chủ động để phân
tích các nguồn thơng tin. Nếu có nhiều thơng tin về vụ án thì ĐTV cần đề ra những
giả thiết, kiểm tra kỹ càng các giả thiết này và xác minh vụ án một cách chắc chắn.
- Mục đích: Thu thập, xác minh các thơng tin như: Động cơ, mục đích, diễn biến,
hậu quả của tội phạm...Từ đó ĐTV xây dựng lại diễn biến vụ án.
VD: Nạn nhân chết trong căn hộ nhưng chưa rõ nguyên nhân.
- Hoạt động nhận thức trong hoạt động điều tra mang tính bị động vì các vụ án
thường xảy ra trước khi cơ quan điều tra tiến hành điều tra, người phạm tội tạo ra
các thông tin giả, khai báo không trung thực...
5


- Hoạt động nhận thức mang tính gián tiếp.
- Phương thức thu thập thơng tin có 2 cách:
+ Trực tiếp: Thông qua quan sát.
VD: Thu thập chứng cứ qua lời khai của người phạm tội, nạn nhân...
+ Gián tiếp: Thông qua sự mô tả.
=> ĐTV phải đặt ra rất nhiều giả thuyết khác nhau để làm sáng tỏ nội dung vụ án.

- Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra vụ án của điều tra viên
được thể hiện ở sự tập trung thần kinh cao độ trong quá trình điều tra:
+ Căng thẳng trong hoạt động tư duy.
+ Tiếp xúc với người phạm tội, bị hại, làm người chứng…
+ Tri giác của các đối tượng gây căng thẳng (như xác chết…)
+ Các tình tiết bất ngờ bị đảo lộn (Bị Can bỏ trốn, tự sát)
- Hoạt động nhận thức bị hạn chế về thời gian theo quy định của PL.
- Quá trình nhận thức của quá trình tâm lý phức tạp sẽ có những hạn chế nhất định,
thể hiện rất rõ trong từng giai đoạn nhận thức đó là sự căng thẳng trong tâm lý
ĐTV. Nên địi hỏi ĐTV phải có sự chuẩn bị tâm lý.
Câu 4. Đặc điểm của “hoạt động thiết kế” trong giai đoạn xét xử.
1. Khái niệm:
Hoạt động thiết kế là tổng hợp các thao tác tư duy,tưởng tượng nhằm xác lập kế
hoạch, hành động để đạt các mục đích đã dự định trong họat động xét xử.
2. Đặc điểm:
- Dự đoán các tình huống có thể xảy ra, lập kế hoạch xét xử, ra các quyết định cụ
thể về vụ án.
- Tòa án phải xét xử vụ án liên tục.
- Trong quá trình nghị án các thành viên hội đồng ra quyết định theo nguyên tắc
độc lập, kết quả là ý chí tập thể.
6


- Một bản án cần thỏa mãn các mục đích: Trừng trị, giáo dục và răn đe.
- HĐXX xem xét, cân nhắc các tình tiết như: Thái độ thành khẩn, ăn năn hối cải…
- Hoạt động ra quyết định trong hoạt động xét xử chịu sự tác động từ điều kiện
ngoại cảnh.
- Hoạt động thiết kế của Tịa án ln được phối hợp thực hiện một cách liên tục là:
+ Làm sáng tỏ, kiểm tra kỹ toàn bộ chứng cứ có liên quan tới vụ án.
+ Chú ý lắng nghe ý kiến của tất cả những người tham gia thẩm vấn.

+ Từng thành viên của HĐXX đưa ra ý kiến cá nhân của mình về vụ án.
+ Thảo luận tập thể, đi đến kết luận thống nhất để đưa ra bản án, quyết định đúng
đắn.

Câu 5. Nghiên cứu hồ sơ vụ án có ảnh hưởng đến nhận thức về vụ án của
thẩm phán như thế nào.
- Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án giúp cho Thẩm phán dễ dàng xác định được mơ hình
về vụ án và hành vi phạm tội cũng như mối quan hệ giữa chúng. Vì kết luận của tài
liệu điều tra mới chỉ mang tính chất sơ bộ, nó có thể thay đổi vì những lý do khác
nhau như thay đổi lời khai của người làm chứng, người bị hại... Do vậy Thẩm phán
phải nghiên cứu và kiểm tra lại hồ sơ vụ án một cách khách quan.
VD: Trong trường hợp cần thiết Tịa án có thể yêu cầu cung thêm tài liệu chứng cứ
mới và mời thêm người làm chứng...
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án giống như một hoạt động nhận thức về vụ án. Lượng
thông tin mà Thẩm phán sử dụng trong quá trình xét xử vụ án hình sự thường là ít
hơn so với lượng thông tin được thu thu thập bởi Điều tra viên. Cho nên cần
7


nghiên cứu, xác định sơ bộ nhưng tài liệu có liên quan đến vụ án sẽ giúp Thẩm
phán tập trung chú ý hơn vào những chứng cứ cần thiết.
- Hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án của Thẩm phán là q trình nhận thức những
chứng cứ mang tính gián tiếp cao hơn so với nhận thức của các Điều tra viên. Bởi
vì đối với các vụ án hình sự, Thẩm phán không tiếp xúc trực tiếp với vụ án mà chỉ
tiếp nhận chứng cứ thông qua Điều tra viên.
- Do nhận thức tài liệu về vụ án gián tiếp qua Điều tra viên, nên q trình hình
thành mơ hình tư duy về vụ án của Thẩm phán phức tạp hơn. Nhưng nó cũng tạo
điều kiện thuận lợi đối với Thẩm phán là ít bị ảnh hưởng hơn nhiều bởi yếu tố xúc
cảm so với Điều tra viên. Do đó, họ bình tĩnh hơn để nhận thức các chứng cứ và
mối liên hệ giữa chúng để sau đó nghiện cứu các chứng cứ một cách khách quan

hơn.
- Trong thời gian ngắn Thẩm phán phải giải quyết nhiều nhiệm vụ tư duy khác
nhau, nhất là tại phiên toà, nên tư duy của Thẩm phán rất căng thẳng, Thẩm phán
phải nghiên cứu kỹ càng và chặt chẽ những thơng tin có trong hồ sơ vụ án.
- Đồng thời trong gian ngắn Thẩm phán phải nghiên cứu, đánh giá chứng cứ và
nguồn chứng cứ trong hồ sơ vụ án, đối chiếu chứng cứ với mơ hình tư duy chung,
chuẩn bị thực hiện hoạt động thiết kế - đó là ra bản án, ra quyết định.
Câu 6. Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của bị can trong giai đoạn điều
tra.
1. khái niệm:
- Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, nó gắn
liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.

8


- Bị can là người có hành vi vi phạm PL xâm phạm đến QHXH đc Luật HS bảo vệ
và bị khởi tố hình sự về hành vi đó do cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo quy
định của PLTTHS.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của bị can trong giai đoạn điều tra:
Bị can thường có trạng thái tâm lý rất căng thẳng và phức tạp. Trạng thái tâm lý đó
gây ảnh hưởng lớn đến hành vi và thái độ của Bị can, bao gồm các yếu tố sau:
- Tính chất và mức độ của hành vi phạm tội của Bị can ở mức độ nguy hiểm hay
khơng nguy hiểm cho xã hội.
- Các tình huống Bị can bị bắt và giam giữ: Là trường hợp bị bắt quả tang khi thực
hiện hành vi phạm tội hay là bất ngờ bị bắt.
- Có thể Bị can có chỗ dựa từ bên ngồi như người có chức vụ, quyền hạn và đặc
biệt là những vụ án tham nhũng.
- Những chứng cứ, chứng minh về hành vi phạm tội của bị can mà cơ quan điều tra
thu thập thu được.

- Những thiếu sót tâm lý - xã hội của cá nhân.
- Đặc điểm nhân cách của Bị can.
- Những kinh nghiệm tiếp xúc của Bị can với cơ quan điều tra.
- Thái độ, phong cách và năng lực hỏi cung Bị can của ĐTV.
- Lượng thông tin về quá trình điều tra vụ án mà bị can nắm bắt được.
- Sự nhận thức của Bị can về tội lỗi của mình đến đâu.
Câu 7. Phân tích tâm lý của nguyên đơn khi khởi kiện vụ án dân sự.
Những đặc điểm tâm lý của nguyên đơn khi khởi kiện vụ án dân sự:
1. Về mặt ý chí:
- Khi khởi kiện ngun đơn hồn tồn có sự tự do về ý chí.
- Khi các bên có phát sinh tranh chấp hoặc bị vi xâm phạm, các bên được tự do lựa
chọn phương thức để bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo các nguyên tắc như
bình đẳng, tự nguyện và thoả thuận.
9


- Họ có thể tự thoả thuận với nhau để giải quyết vấn đề. Khi các bên không thể tự
thoả thuận được với nhau thì họ sẽ lựa chọn phương thức khởi kiện vụ việc ra tồ
án.
- Do đó sự tự do ý chí, tự do định đoạt nên sẽ làm cho tâm lý của nguyên đơn trở
nên tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Việc tham gia vào hoạt động tố tụng hoàn
toàn do ý muốn chủ quan và do họ tự định đoạt. Thậm chí khi đã khởi kiện, nguyên
đơn vẫn có quyền rút đơn khởi kiện, thay đổi u cầu, có quyền tự hịa giải.

2. Về trạng thái tâm lý:
- Nguyên đơn trong giai đoạn khởi kiện, có sự căng thẳng về tâm lý. Bởi việc khởi
kiện là sự lựa chọn cuối cùng của cá nhân về biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
- Sự lựa chọn đó chỉ xảy ra khi thương lượng giữa các bên không giải quyết theo
con đường thoả thuận. Họ phải nhờ đến cưỡng chế nhà nước để bảo vệ cho quyền

và lợi ích của mình.
- Ngun đơn có những căng thẳng nhất định vì chưa biết có được như mong muốn
hay khơng khi khởi kiện.
- Bên cạnh đó, các quyền và lợi ích bị xâm hại làm cho đương sự có những tổn thất
nhất định về vật chất cũng như về tinh thần.
- Nguyên đơn có những xúc cảm tiêu cực như: thất vọng, chán nản, bực bội, khó
chịu... Tất cả những yếu tố đó gây nên trạng thái tâm lý căng thẳng, bức xúc ở
nguyên đơn.
3. Về nhận thức và hành vi:
10


- Khi khởi kiện, Nguyên đơn có sự chủ động và định hướng trong nhận thức và
hành vi.
- Nguyê đơn là người có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm hay bị tranh chấp và
họ đã khởi kiện ra Tịa bảo vệ quyền lợi cho họ. Do đó, xét về mặt tâm lý, khi khởi
kiện bị đơn, nguyên đơn hồn tồn chủ động và họ sẽ có tâm lý tích cực hơn so với
bị đơn.
- Ngun đơn có những mục đích cụ thể và hiểu rằng khởi kiện là điều kiện giúp họ
có thể đạt được các mục đích cụ thể khi bị xâm phạm.
- Nguyên đơn huy động tất cả cả sự nỗ lực của bản thân và chuẩn bị tâm thế sẵn
sàng tham gia vào qua trình Tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách đưa ra
những chứng cứ thuyết phục nhất.
- Nguyên đơn tìm mọi cách để lý giải các tình tiết của vụ việc theo hướng có lợi cho
mình.
- Ngun đơn luôn mong muốn vụ việc sớm được giải quyết, họ có thái độ hợp tác,
tích cực, cố gắng có được thiện cảm trong giao tiếp với Toà án.
Câu 8. Đặc điểm tâm lý hoạt động nhận thức của đương sự trong quá trình
thu thập và cung cấp chứng cứ vụ án dân sự.
Thứ nhất, Nét tâm lý phổ biến ở đương sự là còn e ngại khi phải yêu cầu tồ án

bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
- Do tâm lý trọng tình cảm, trọng sự hịa thuận của nhân dân ta. Người Việt Nam
vốn trọng tình cảm, trọng sự hòa thuận.
- Do hiểu biết về pháp luật của phần lớn nhân dân ta còn hạn chế, cho nên người ta
ngại đụng chạm đến pháp luật, ngại yêu cầu sự giúp đỡ của Toà án.
- Do lo ngại vụ việc kéo dài, mất thời gian, tốn kém.
- Do lo ngại vụ việc sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín, thanh danh của bản thân, thậm
chí của cả gia đình, dòng họ.
11


Tâm lý của người Việt Nam mang nặng tính cộng đồng làng xã. Các vấn đề gì nảy
sinh người Việt, giải quyết bằng tình cảm êm thấm, khơng ầm ĩ, hạn chế sự can
thiệp từ bên ngoài.
Thứ hai, Tâm lý thắng thua cịn nặng nề ở đương sự. Nhìn chung, đương sự
thường ngại đưa vụ việc ra Tòa án. Tuy nhiên, khi đã phải yêu cầu sự giúp đỡ của
Toà án thì các đương sự ai cũng muốn dành phần thắng, muốn lẽ phải thuộc về
mình, Chính vì vậy mà tìm mọi cách nhằm tác động đến phán quyết của Toà án...
Thứ ba, Đương sự chưa thật sự đặt niềm tin vào cơng lý, vào sự bảo vệ của Tồ
án.
Trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật, khơng ít trường hợp sức mạnh của đồng tiền lấn
át cả công lý, lẽ phải, khơng ít người làm việc trong cơ quan bảo vệ pháp luật chưa
thật công tâm. Làm giảm niềm tin của người dân.
Thứ tư, Ý thức chấp hành pháp luật của đương sự chưa cao. Điều này gây nhiều
khó khăn cho Toà án khi giải quyết vụ án dân sự.
Ngoài ra, Khi tìm hiểu tâm lý của đương sự trong vụ án dân sự cần phải lưu ý
rằng, tâm lý, hành vi của đương sự còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó
có cả những yếu tố tố tụng. Chẳng hạn, niềm tin của bị đơn vào sự không đầy đủ
chứng cứ của đơn kiện sẽ củng cố lập trường chống đối của bị đơn hoặc có những
trường hợp do lo sợ phải đối đầu với dư luận tại phiên tòa lưu động nên nguyên

đơn đã đi đến quyết định rút đơn kiện...
Các câu hỏi trên đều phải lấy ví dụ minh hoa.
Câu 9. Nguyên nhân tâm lý của hành vi phạm tội.
1. Khái niệm:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người
có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
12


xâm phạm đến khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp mà theo quy
định của BLHS phải bị xử lý hình sự.
2. Nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội:
a. Khái niệm “ Nguyên nhân phạm tội”: Là tập hợp các đặc điểm tâm lý tiêu
cực, hành thành và phát triển do hậu quả của những điều kiện kinh tế - xã hội
không thuận lợi, trong q trình xã hội hố cá nhân. Những đặc điểm tâm lý tiêu
cực này chúng có sự tác động qua lại với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể là
nguyên nhân đưa con người thành tội phạm.
b. Nguyên nhân phạm tội: Gồm: Đặc điểm tâm lý tiêu cực và Điều kiện, tình
huống cụ thể dẫn đến hành vi phạm tội.
* Nguyên nhân hình thành đặc điểm tâm lý tiêu cực:
- Những thiếu sót khi thực hiện thực hiện vai trị xã hội:
+ Cá nhân khơng có đầy đủ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hoàn thành vai trị
xã hội.
+ Cá nhân khơng ý thức được đầy đủ hoặc có thái độ tiêu cực đối với vai trò xã hội
của bản thân như: phủ nhận vai trò xã hội của bản thân, cho rằng vai trò của mình
ko quan trọng đối với xã hội.
+ Làm giảm tính tích cực của cá nhân khi thực hiện vai trị như khơng quan tâm,
khơng chú ý đến cơng việc, không sáng tạo, cẩu thả và thờ ơ, chán nản.
+ Coi nhẹ trách nhiệm của bản thân, thiếu ý thức.
+ Nảy sinh những phẩm chất tiêu cực khác nhau như thô lỗ, ra rời tập thể…

13


- Những thiếu sót trong hệ thống giao tiếp:
+ Do hệ thống giao tiếp không thực hiện đầy đủ chức năng của mình.
VD: Trong tập thể thiếu sự phê bình, tự phê bình.
+ Giao tiếp trong nhóm có mục đích chống đối xã hội nhằm thỏa mãn các nhu cầu
không lành mạnh, trái chuẩn mực xã hội.
- Thiếu sót trong quá trình tiếp thu kinh nghiệm xã hội:
+ Cá nhân không tự giác tiếp thu kinh nghiệm xã hội.
+ Thiếu kinh nghiệm xã hội của nhóm, tập thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp
thu kinh nghiệm của cá nhân.
+ Do cá nhân chỉ quan tâm tiếp thu những kinh nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu của
bản thân.
- Thiếu sót trong việc kiểm tra xã hội:
+ Do nguyên nhân khách quan xuất hiện trong trường hợp cá nhân đi khỏi nơi
kiểm tra xã hội trong khoản thời gian nhất định.
+ Do nguyên nhân chủ quan xuất trong hiện trường hợp cá nhân thấy có những khe
hở nhất định trong chế độ kiểm tra và lợi dụng khe hở này.
- Những thiếu sót trong q trình thích nghi với xã hội:
+ Mức độ, tốc độ biến đổi của xã hội.
+ Đặc điểm tâm lý của cá nhân như khí chất, tính cách, năng lực.
14


+ Những ý chí, ý thức, kiến thức, hiểu biết của cá nhân.
* Điều kiện, tình huống cụ thể:
- Đây là các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm.
- Là sự kết hợp giữa điều kiện, tình huống cụ thể và đặc điểm nhân cách bên trong
người phạm tội.

- Trong một số trường hợp nhất nhất định thì điều kiện, tình huống cụ thể là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hình thành động cơ của hành vi phạm tội, làm cho
chủ thể quyết định thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 10. Hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra, trong giai đoạn cải tạo.
1. Hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra.
*Khái niệm:
Đây là quá trình ĐTV tác động đến tâm lý Bị can để giáo dục, cảm hóa Bị can
bằng các phương pháp nhằm buộc họ phải thành khẩn khai báo chứng thực, hợp
tác với cơ quan điều tra, để đạt được mục đích tố tụng.
* Nội dung của hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra:
- Đây là hoạt động giáo dục ban đầu, làm cho đối tượng được giáo dục tự nhận
thức về hành vi của mình và thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với mục đích tố
tụng.
- ĐTV tiến hành các biện pháp giáo dục, cảm hóa đối với bị can. Tuy nhiên người
bào chữa cũng có những tác dụng giáo dục nhất định trong giai đoạn này.
15


- Chủ yếu thông qua các phương pháp thuyết phục, vận động, tuyên truyền, giải
thích. Các biện pháp cưỡng chế, mệnh lệnh đều không được áp dụng trong giai
đoạn này.
- Hoạt động giáo dục được truyền đạt bằng lời nói, tài liệu, hình ảnh, thơng qua
phương pháp truyền đạt thơng tin, thuyết phục, trao đổi thẳng thắn, cởi mở của
điều tra viên với các đối tượng.
- Giáo dục ý thức, pháp luật cho công dân.
- Hướng tới loại bỏ những đau thương, mất mát, những cảm xúc tiêu cực của người
làm chứng với người bị hại.
- Hình thành tâm lý tích cực ở đối tượng để họ khai báo sự thật, trung thực từ bỏ
con đường phạm tội, khắc phục các hậu quả đã gây ra.
2. Hoạt động giáo dục trong giai đoạn cải tạo:

*Khái niệm:
Hoạt động giáo dục Là q trình tác động có hệ thống và có mục đích đến tâm lý
người bị giáo dục, cải tạo để luyện tập cho họ những thói quen cũng như những
phẩm chất tâm lý mà người giáo dục mong muốn.
* Nội dung của hoạt động giáo dục trong giai đoạn cải tạo:
- Chủ thể quan trọng nhất là cán bộ quản giáo, hoạt động giáo dục hướng đến đối
tượng đặc thù là người phạm tội.
- Nội dung giáo dục sâu rộng, tồn diện, mang tính hệ thống, bài bản nhằm thay
đổi cách nhìn nhận, quan điểm, lập trường, hình thành một số kĩ năng, kĩ xảo, nghề
16


nghiệp mưu sinh cho người phạm tội. Nhằm hình thành những kinh nghiệm, thói
quen, tập qn tích cực, lành mạnh.
- Mang tính cưỡng chế, khơng mang tính cơng khai như trong giai đoạn xét xử.
Trong hoạt động này luôn tồn tại mqh bất bình đẳng giữa chủ thể và đối tượng giáo
dục.
- Nghiên cứu tùng phạm nhân cụ thể và áp dụng các phương pháp tác động giáo
dục đến phạm nhân và nhóm phạm nhân nhằm hình thành cho họ những phẩm chất
tâm lý tích cực.
-Tổ chức hoạt động thường xuyên với mục đích nâng cao ý thức pháp luật, ý chí,
trình độ thẩm mỹ, trình độ văn hóa, hình thành nhu cầu, hứng thú mới lành mạnh
cho từng phạm nhân.
- Chuẩn bị cho tâm lý phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng, trở lại cuộc sống đời
thường sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

17




×