Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu KHÔNG CHỦ QUAN VỚI BỆNH HUYẾT ÁP THẤP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.87 KB, 5 trang )

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI BỆNH HUYẾT ÁP THUẤT
Chúng ta thường hay quan tâm và nhắc nhiều đến chứng bệnh tăng
huyết áp. Nhưng cũng có rất nhiều người huyết áp thấp và đa số
đều chủ quan, cho rằng nó không nguy hiểm, điều này dẫn đến một
số biến chứng nguy hiểm không kém bệnh tăng huyết áp.
Huyết áp được định nghĩa là áp lực của dòng máu chảy trong lòng
mạch tác động lên thành mạch máu (giống như áp lực của nước
chảy trong lòng ống tác động lên thành ống nước). Trị số huyết áp
phụ thuộc vào áp lực bơm máu của tim, vào sức co dãn của thành
mạch máu và vào lượng máu trong cơ thể. Trị số huyết áp bình
thường dao động từ 90/ 50 - 139/ 89 mmHg và thay đổi thường
xuyên tùy theo các trạng thái về thời gian, hoạt động thể lực và
cảm xúc.
Huyết áp thấp được định nghĩa là khi số đo huyết áp < 90/ 50
mmHg, hoặc giảm nhiều hơn 20 mmHg so với trị số huyết áp bình
thường trước đó kèm theo các triệu chứng do giảm máu đến các cơ
quan như chóng mặt, mệt, tay chân tê, lạnh, hồi hộp tim đập nhanh.
Huyết áp thấp là một trạng thái biến đổi sinh lý do hậu quả của
nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
- Huyết áp thấp do giảm thể tích máu: do mất máu hay mất nước
(chấn thương gây chảy máu, tiêu chảy, nôn mửa, dùng thuốc lợi
Kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi.
Ảnh: Thanh Hương
tiểu ), do cơ thể giảm tạo ra máu (suy dinh dưỡng, bệnh của tủy
xương ).
- Huyết áp thấp do giảm sức bơm của tim: các bệnh lý tim mạch.
- Huyết áp thấp do giảm sức co của mạch máu: dùng các loại thuốc
làm dãn mạch máu, do cường thần kinh đối giao cảm (là hệ thần
kinh làm dãn mạch) hay do suy yếu thần kinh giao cảm (là hệ thần
kinh gây co mạch)
Một số triệu chứng nổi bật:


- Mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi
- Hoa mắt chóng mặt
- Khó tập trung và dễ nổi cáu
- Có cảm giác buồn nôn
- Suy giảm khả năng tình dục
- Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc
- Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh
- Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng
Những người huyết áp thấp cần phải ngủ đẫy giấc, khoảng 9 - 11
tiếng/ngày. Ngoài ra, người huyết áp thấp phải biết thức dậy đúng
cách. Vì khi ngủ, máu sẽ tập trung vào khu vực dạ dày (gan, phổi,
lá lách), xuất hiện tình trạng thiếu máu não tạm thời. Nếu người
huyết áp thấp ngồi dậy đột ngột, có thể bị ngất đi (bất tỉnh nhân
sự). Khi thức dậy, cần phải nằm thêm một lúc, tập một vài động tác
thể dục đơn giản (vận động các khớp xương chân tay). Sau đó ngồi
dậy, để chân trên giường, rồi mới từ từ cho chân ra khỏi giường và
vẫn tiếp tục ngồi. Khi đứng dậy nên vịn vào ghế, cứ đứng như thế
một lúc.
Bác sĩ Phan Huy An
Khoẻ 24 (nguồn: SKDS)
SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Bệnh nhân Alzheimer thường quên toàn bộ các sự kiện, nhưng họ
thường phủ nhận sự suy giảm trí nhớ và tìm cách che giấu Qua
nghiên cứu gần đây ở nhóm người cao tuổi tại TPHCM đã ghi
nhận tỉ lệ bệnh sa sút tâm thần là 7,8%, trong đó có 50% là do bệnh
Alzheimer đơn thuần và 30% là do hỗn hợp giữa bệnh lý mạch
máu và bệnh Alzheimer. Đa số trường hợp bệnh xuất hiện sau 65
tuổi, tuy nhiên, hiện nay đã có một số nhỏ trường hợp xuất hiện
trước 65 tuổi.
Sa sút trí tuệ nhưng tử vong do

nhiễm trùng
Cứ trong 100 người ở lứa tuổi 65
thì có khoảng 5 người bị bệnh sa sút
tâm thần Alzheimer, còn đối với lứa
tuổi 85 thì trong 100 người có gần
50% người bị bệnh này. Trong khi
đó, xu hướng hiện nay người già
ngày càng sống thọ nên tỉ lệ người
bị sa sút tâm thần cũng ngày càng
gia tăng.
Bệnh Alzheimer hủy diệt từ từ các tế bào thần kinh trong não, tiến
triển ngày càng nặng dần. Bệnh thường khởi phát rất chậm và nặng
dần theo thời gian. Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là
thay đổi tính tình và giảm trí nhớ. Người bệnh dễ mệt mỏi, tức giận
hoặc lo âu, thường hay quên đồ dùng mình để chỗ nào. Họ ủi quần
áo hoặc vặn nước thường quên tắt sau khi làm xong, đi đến những
nơi quen thuộc thì dễ dàng nhưng đến những nơi lạ thì dễ lạc
đường.


Họ thường quên tên của món đồ mà họ muốn gọi, quên tên bạn
thân, không hiểu các con số trên hóa đơn, không hiểu những câu
trong sách báo, không thể viết và không thể lập kế hoạch làm việc
hằng ngày.
Cuối cùng, người bệnh trở nên lú lẫn, không biết ngày tháng năm,
không nói được địa chỉ đang sống, nếu đi khỏi nhà thì thường đi
lang thang và không tìm được đường về, đêm khó ngủ, không thể
nói chuyện mạch lạc với người chung quanh, không nhận ra con
cái, không thể tự làm những việc cơ bản hằng ngày như tắm rửa,
ăn uống, vệ sinh cá nhân. Nhưng cuối cùng họ thường chết vì suy

dinh dưỡng (không biết đòi ăn khi đói) hay do các bệnh lý đa khoa
khác như viêm phổi (do lạnh nhưng không biết kêu để mặc áo ấm
hoặc sốt nhưng người nhà không biết), cao huyết áp, loét nhiễm
trùng
Nguyên nhân bệnh Alzheimer cho đến nay vẫn chưa được xác định
rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh này
bao gồm: di truyền (40% bệnh nhân có người thân trong gia đình
bị bệnh này), nguy cơ nữ giới bị sa sút tâm thần cao hơn nam giới,
bệnh cũng dễ xảy ra ở những người có tiền sử chấn thương đầu
hoặc bị hội chứng Down.
30% bệnh nhân có triệu chứng hoang tưởng
Cho đến nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi được loại
bệnh này. Tuy nhiên, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách
phát hiện và điều trị sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
như tình trạng tăng cholesterol, tình trạng cao huyết áp, đái tháo
đường. Nên có nhiều bạn, tham gia nhiều hoạt động xã hội, thường
xuyên tập luyện trí não như chơi cờ, ô chữ, đọc sách hoặc vận
động thể lực như đi bộ, thể dục nhịp điệu Điều quan trọng là khi
thấy những người cao tuổi trong gia đình có các biểu hiện quên
ngày càng tăng thì nên đưa họ đi khám bệnh ngay, đừng chủ quan
cho rằng người cao tuổi nào cũng sẽ quên như thế. Có thể đưa
người bệnh đến bác sĩ tâm thần hay bác sĩ lão khoa để điều trị.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân có ảo giác, hoang tưởng, mất ngủ hay
trầm cảm thì cũng cần được điều trị các biểu hiện kèm theo này.
Nếu không điều trị thì chứng quên và sự giảm khả năng trí tuệ
ngày càng nặng dần và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Người mắc bệnh Alzheimer sẽ trở thành tàn phế, ngoài ra, bệnh
này còn làm cho bệnh nhân tăng nguy cơ dễ bị té ngã, dễ đi lạc, dễ
bị bệnh khác kèm theo mà không biết do bệnh nhân không nhận
thức được nên không phàn nàn, không khai bệnh Nhiều bệnh

nhân còn có hoang tưởng bị hại nghi ngờ người trong gia đình ăn
cắp hay giấu đồ đạc của mình hoặc ban đêm không ngủ được mà
cứ nghĩ là đang đi chơi nên đi lung tung trong nhà suốt đêm làm
cho mọi người mất ngủ theo. Giai đoạn cuối, bệnh nhân quên luôn
cả cách ăn uống và vệ sinh cá nhân nên người nhà phải chăm sóc
bệnh nhân suốt cả ngày. Khoảng 30% bệnh nhân có ảo giác, 30%
có hoang tưởng và 40% - 50% bệnh nhân có các triệu chứng trầm
cảm và lo âu.
Phân biệt với đãng trí đơn thuần ở người già
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa sự đãng trí thông thường của
một người có tuổi và một bệnh nhân bị sa sút tâm thần Alzheimer.
Nếu chỉ đãng trí đơn thuần, người già thường quên một phần của
sự kiện nhưng thường nhớ lại sau đó. Những người này sẵn sàng
chấp nhận sự giảm sút trí nhớ và thường yêu cầu người khác giúp
mình nhớ lại. Các kỹ năng đọc, viết thường còn nguyên vẹn và có
thể tuân theo các hướng dẫn bằng lời nói hay chữ viết, có thể sử
dụng các ghi chép nhắc nhở. Thông thường, những người già bình
thường mà bị đãng trí còn đủ khả năng tự chăm sóc bản thân. Còn
bệnh nhân Alzheimer thường quên toàn bộ các sự kiện, nhưng họ
thường phủ nhận sự suy giảm trí nhớ và tìm cách che giấu nó như
tìm cách thay đổi chủ đề câu hỏi, nói đùa
Bác sĩ Lê Quốc Nam
Khoẻ 24 (nguồn: NLD)

×