Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Giáo trình Hệ thống trang bị điện ô tô (Nghề: Công nghệ ôtô - Trung cấp): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 30 trang )

Bài 5 Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nâng hạ kính

thời gian: 20h

Giới thiệu:
Hệ thống nâng hạ kính trên ơ tơ là tiện nghi phải có trên mọi chiếc xe ô tô.
Với những chiếc xe ô tô đầu tiên trên thế giới hệ thống này thường được điều chỉnh
nên, xuống bằng tay.. Hiện nay chức năng này hoàn toàn được điều chỉnh tự động
bằng điện. Với nhiều chế độ khác nhau từ Auto tới điều chỉnh theo ý người sử
dụng.
Mục tiêu
- Trình bày được nhiệm vụ của hệ thống nâng hạ kính
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nâng hạ kính
- Kiểm tra, bảo dưỡng được hệ thống gạt nước mưa và phun rửa kính theo đúng
trình tự và u cầu kỹ thuật
- Đảm bảo an tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp, tích cực trong luyện tập.
Nội dung
A. Nhận dạng hệ thống nâng hạ kính
1. Khái quát chung về hệ thống nâng hạ kính
1.1 Nhiệm vụ

60


- Hệ thống điều khiển cửa sổ điện là một hệ thống để mở và đóng các cửa sổ
bằng cơng tắc.
- Mô tơ cửa sổ điện quay khi vận hành công tắc điện cửa sổ điện. Chuyển động
quay của mô tơ điện cửa sổ điện này sau đó được chuyển thành chuyển động lên
xuống nhờ bộ nâng hạ cửa sổ để mở hoặc đóng cửa sổ.
1.2. Hệ thống cửa sổ điện có các chức năng sau đây:


- Chức năng đóng/ mở bằng tay
Khi công tắc cửa sổ điện bị kêo lên hoặc đẩy xuống giữa chừng, thì cửa sổ sẽ mở
hoặc đóng cho đến khi thả cơng tắc ra.
- Chức năng tự động đóng/mở cửa sổ bằng một lần ấn
Khi công tắc điều khiển cửa sổ điện bị kêo lên hoặc đẩy xuống hồn tồn, thì cửa sổ
sẽ đóng và mở hồn tồn.
Gợi ý:
Một số xe chỉ có chức năng mở tự động và một số xe chỉ có chức năng đóng/mở tự
động cho cửa sổ phía người lái
- Chức năng khố cửa sổ
Khi bật cơng tắc khố cửa sổ, thì khơng thể mở hoặc đóng tất cả các cửa kính trừ cửa
sổ phía người lái.

61


- Chức năng chống kẹt cửa sổ
Trong q trình đóng cửa sổ tự động nếu có vật thể lạ kẹt vào cửa kính thì chức năng
này sẽ tự động dừng cửa kính và dịch chuyển nó xuống khoảng 50mm.
- Chức năng điều khiển cửa sổ khi tắt khoá điện
Chức năng này cho phêp điều khiển hệ thống cửa sổ điện trong khoảng thời gian
45giây sau khi tắt khoá điện về vị trí ACC hoặc LOCK, nếu cửa xe phía người lái
không mở.
Tham khảo:
Chức năng vận hành cửa sổ liên kết với ổ khố cửa xe phía người lái: Chức năng này
cho phêp đóng mở cửa sổ theo sự điều khiển ổ khố cửa xe phía người lái và khố
cửa từ xa.
- Nút Auto dùng để điều khiển kính tài xế, 3 cơng tắc nâng hạ kính chính để
tài xế điều khiển, cơng tắc hạ kính phụ để hành khách điều khiển. Bên cạnh đó, cịn
có một cơng tắc “Lock” để chặn khơng cho các cơng tắc nâng hạ kính phụ hoạt

động.
2. Cấu tạo chung hệ thống nâng hạ kính
Hệ thống cửa sổ điện gồm có các bộ phận sau đây:
62


1. Bộ nâng hạ cửa sổ
2. Các môtơ điều khiển cửa sổ điện
3. Cơng tắc chính cửa sổ điện (gồm có các cơng tắc cửa sổ điện và cơng tắc khố
cửa sổ).
4. Các cơng tắc cửa sổ điện
5. Khố điện
6. Cơng tắc cửa (phía người lái)
2.1. Bộ nâng hạ cửa sổ
- Chức năng: Chuyển động quay của mô tơ điều khiển cửa sổ được chuyển
thành chuyển động lên xuống để đóng mở cửa sổ.
- Cấu tạo: Cửa kính được đỡ bằng đòn nâng của bộ nâng hạ cửa sổ. Đòn này
được đỡ bằng cơ cấu đòn chữ X nối với đòn điều chỉnh của bộ nâng hạ cửa sổ.
Cửa sổ được đóng và mở nhờ sự thay đổi chiều cao của cơ cấu đòn chữ X.
Gợi ý:
Các loại bộ nâng hạ cửa sổ khác với loại cơ cấu tay đòn chữ X là loại điều khiển
bằng dây và loại một tay địn.
2.2. Mơ tơ điều khiển cửa sổ điện
- Chức năng: Mô tơ điều khiển cửa sổ điện quay theo hai chiều để dẫn động bộ
63


nâng hạ cửa sổ.
- Cấu tạo: Mô tơ điều khiển cửa sổ điện gồm có ba bộ phận: Mơ tơ, bộ truyền
bánh răng và cảm biến. Mô tơ thay đổi chiều quay nhờ công tắc. Bộ truyền bánh răng

truyền chuyển động quay của mô tơ tới bộ nâng hạ cửa sổ. Cảm biến gồm có cơng tắc
hạn chế và cảm biến tốc độ để điều khiển chống kẹt cửa sổ.

2.3. Cơng tắc chính cửa sổ điện

64


- Cơng tắc chính cửa sổ điện điều khiển tồn bộ hệ thống cửa sổ điện.
- Cơng tắc chính cửa sổ điện dẫn động tất cả các mô tơ điều khiển cửa sổ điện.
- Cơng tắc khố cửa sổ ngăn khơng cho đóng và mở cửa sổ trừ cửa sổ phía
người lái.
- Việc xác định kẹt cửa sổ được xác định dựa trên các tín hiệu của cảm biến tốc
độ và công tắc hạn chế từ mô tơ điều khiển cửa sổ phía người lái (các loại xe có chức
năng chống kẹt cửa sổ)
2.4. Các công tắc cửa sổ điện
Công tắc cửa sổ điện điều
khiển dẫn động mô tơ điều
khiển cửa số điện của cửa sổ
phía hành khách phía trước và
phía sau. Mỗi cửa có một cơng
tắc điện điều khiển.

65


2.5. Khố điện
Khố điện
truyền các tín
hiệu vị trí ON,

ACC hoặc LOCK
tới cơng
tắc
chính cửa sổ điện
để điều khiển
chức năng cửa sổ
khi tắt khố điện.
2.6. Cơng tắc
cửa xe
Cơng tắc cửa xe
truyền các tín
hiệu đóng hoặc
mở cửa xe của
người lái (mở
cửa: ON, đóng
cửa OFF) tới
cơng tắc chính
cửa sổ điện để
điều khiển chức
năng cửa sổ khi
tắt khoá điện.
B. Tháo, lắp, kiểm tra hệ thống nâng hạ kính
1. Nguyên lý hoạt động hệ thống nâng hạ kính

66


HOT AT ON

10A


1

HOT AT ALL TIMES

Hộp cầu chì

Hộp rơ le

3

20A

4

2

Công tắc cửa sổ điện

DOWN

OFF
UP

OFF

OFF

UP


DOWN

DOWN

UP
DOWN

Động cơ
cửa sổ phải
Mát

OFF
UP

Động cơ
cửa sổ trái

Mát

- Khi khóa điện ở nấc ON sẽ có dịng điện đi qua cuộn hút của rơle làm đóng
cung cấp dịng đến cơng tắc cửa sổ điện
- Nếu muốn nâng kính chỉ việc điều khiển cơng tắc nâng hạ kính lên, khi đó
cơng tắc đang ở vị trí OFF chuyển sang nấc UP. Khi đó sẽ có dịng điện đi từ công tắc
67


cửa sổ điện → UP → động cơ cửa sổ điện → cơng tăc cửa sổ điện → mát, dịng điện
này sẽ làm động cơ nâng kính quy theo chiều nâng kính lên.
- Nếu muốn hạ kính chỉ việc điều khiển cơng tắc nâng hạ kính xuống, khi đó
cơng tắc đang ở vị trí OFF chuyển sang nấc DOWN. Khi đó sẽ có dịng điện đi từ

cơng tắc cửa sổ điện → DOWN → động cơ cửa sổ điện → cơng tăc cửa sổ điện →
mát, dịng điện này sẽ làm động cơ nâng kính quy theo chiều hạ kính xuống.
- Khi điều khiển UP hoăc DOWN quá giới hạn vít lưỡng kim trong từng mơtơ sẽ
mở ra và việc điều khiển không hợp lý này sẽ bị vô hiệu hóa.
2. Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng mạch điện nâng hạ kính
2.1. Những hư hỏng thường gặp
- Motor hỏng: Khơng xuất hiện âm thanh và khơng có chuyển động khi nhấn
nút lên/xuống kính.
- Một số bánh răng bị mịn hoặc gãy dưới sức nặng của cửa kính. Việc liên tục
điều khiển kính lên/xuống cũng khiến tình trạng các bánh răng nhanh xuống cấp.
- Một số những dây cáp của hệ thống bị kẹt trong trục xoắn hoặc bị đứt. Trong
trường hợp này thường phát ra những tiếng động nhỏ khi nhấn nút lên/xuống cửa
kính. Motor quay nhưng lại bị kẹt ở dây cáp khiến cửa kính khơng thể lên hoặc
xuống hẳn.
2.2 Trình tự tháo, lắp hệ thống nâng hạ kính

2.3
68


2.3. Sửa phần nẹp kính
- Nẹp kính của cửa sổ chịu trách nhiệm cản nước mưa ra ngoài bằng cách giữ
chặt mép khi cửa sổ được cuộn lên, cách âm cho xe khỏi tiếng ồn trên đường.

- Làm sạch nẹp kính với Axeton sẽ làm sạch những vết mỡ, bẩn bám vào mà
gây cản trở cho cửa hoặc làm cửa khơng được kín khít. Cẩn thận khơng để a-xê-tơn
dính vào sơn xe và tấm thảm.
- Sửa lại những vết rách nhỏ có thể sử dụng súng bắn keo hoặc keo dán
- Thay thế nẹp kính đã cũ
+ Sử dụng một dụng cụ để trượt giữa chiếc cửa và nẹp kính.

+ Móc dụng cụ bên dưới nẹp kính và kéo lên
+ Khi nẹp kính cũ được lấy ra, thay nẹp kính mới bằng cách lắp nó vào cùng
vị trí với miếng cũ và đẩy mạnh.

CÂU HỎI ƠN TẬP
Câu 1: Trình bày chức năng của hệ thống nâng, hạ kính?
Câu 2: Trình bày cấu tạo chung của hệ thống nâng, hạ kính?
Câu 3: Trình bày những hư hỏng chính của nẹp kính cửa sổ?
Câu 4: Vẽ hình và trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống nâng, hạ kính?
69


Bài 6: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống đóng mở cửa

thời gian: 05h

Giới thiệu
Cửa tự động được biết đến là loại cửa đóng, mở thơng minh, tức là nó hoạt
động không cần nhờ sức kéo của con người mà dựa trên xung điện được kích
hoạt bằng cảm biến, điều khiển từ xa hoặc chính chiếc điện thoại của bạn. Vì
vậy, cửa tự tự động là một phiên bản cao cấp hơn hẳn so với các cánh cửa
truyền thống kiểu cũ. Lắp đặt cửa đóng mở tự động trở thành chìa khóa để nâng
cấp khơng gian sống, giúp con người hiện đại tiết kiệm nhiều thời gian và sức
lực.
Mục tiêu
- Trình bày được nhiệm vụ của hệ thống đóng mở cửa
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đóng mở cửa
- Kiểm tra, bảo dưỡng được hệ thống đóng mở cửa theo đúng trình tự và yêu cầu
kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh cơng nghiệp, tích cực trong luyện tập.

Nội dung
1. Khái quát chung hệ thống khóa cửa

70


- Chức năng khoá/mở khoá bằng tay

- Hệ thống điều khiển khố cửa khơng đơn thuần đóng/mở các cửa xe bằng
cơng tắc cơ khí, mà cịn điều khiển mơ tơ điện tuỳ theo sự vận hành cơng tắc điều
khiển khố cửa và chìa khố.
- Hệ thống cũng có chức năng chống qn chìa khố, chức năng mở khố hai
bước và chức năng bảo vệ. Các chức năng của hệ thống khác nhau tuỳ theo kiểu xe,
cấp nội thất và thị trường.
Khi ấn cơng tắc điều khiển khố cửa về phía khố/mở khố, thì tất cả các cửa đều
được khố/mở khố.
- Chức năng khố/mở khố cửa bằng chìa
71


Khi chìa khố được tra vào ổ khố của cửa phía người lái và hành khách và xoay về
vị trí khố/mở khố, thì tất cả các cửa đều được khố/mở.
Gợi ý:
Khi cửa được khố/mở khố bằng chìa, thì chỉ có cửa đó có thể khố hoặc mở bằng
hoạt động cơ khí.
Gần đây, một số kiểu xe khơng có ổ khố ở cửa trước phía hành khách.
- Chức năng mở khố hai bước
Đây là chức năng mở khố bằng chìa. Khi chìa khố được dùng để mở khố một cửa,
thì chỉ duy nhất cửa đó mới mở được bằng thao tác thứ nhất (bước 1). Còn các cửa
khác muốn mở được, thì phải dùng thao tác thứ hai (bước 2).

- Chức năng chống qn chìa khố
Khi mở cửa phía người lái và chìa khố đang ở trong ổ khố điện, việc xoay núm
khố cửa về vị trí khố (với cơng tắc vị trí khố tắt OFF) sẽ mở tất cả các cửa nhờ
mạch chống qun chìa. Khi cơng tắc điều khiển khoá cửa hoạt động để khoá cửa
như ở điều kiện trên, thì tất cả các cửa được khố một lần và mở lại do được kích hoạt
bởi mạch chống quên chìa khố.
- Chức năng bảo vệ
Để ngăn khơng cho cửa mở khố bằng cách ấn cơng tắc điều khiển khố cửa bằng
một thanh hoặc một dụng cụ tượng tự qua khoảng trống giữ kính cửa và khung cửa,
khi cửa sổ đang mở, thực hiện thao tác khố cửa bằng chìa hoặc bộ điều khiển từ xa
(bộ điều khiển khoá cửa từ xa) sẽ thiết lập chức năng bảo vệ khoá cửa và loại bỏ chức
năng mở khố nhờ cơng tắc điều khiển cửa.
- Chức năng điều khiển cửa sổ điện khi đã tắt khoá điện
ởmột số hệ thống điều khiển khoá cửa, rơle cấp nguồn nằm trong rơle tổ hợp điều
khiển cấp điện cho hệ thống cửa sổ điện khi chức năng điều khiển cửa sổ điện sau khi
tắt khoá điện được kích hoạt.

72


2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đóng mở cửa
1.1. Cấu tạo của hệ thống đóng mở cửa
Hệ thống điều khiển khoá cửa được điều khiển bằng rơle tổ hợp bao gồm các
chi tiết sau:

73


- Rơle tổ hợp (ECU điều khiển khoá cửa)
Rơle tổ hợp nhận các tín hiệu từ mỗi cơng tắc và truyền các tín hiệu khố/mở khố

cho mỗi cụm khố cửa để dẫn động mơtơ điều khiển khố cửa cho từng cửa.
- Khoá cửa
Cụm khoá cửa khoá/mở khoá từng cửa. Các cửa có thể được khố/mở khóa khi mơ
tơ điều khiển khố cửa đặt bên trong được kích hoạt bằng điện.
- Khố điện
- Cơng tắc cảnh báo mở khố bằng chìa
Cơng tắc cảnh báo mở khố cửa bằng chìa xác định xem chìa khố điện đã được tra
vào ổ khố điện chưa.
- Công tắc cửa của lái xe
- Công tắc điều khiển khố cửa (Cơng tắc chính cửa sổ điện)
Trong các trường hợp khác, thao tác khoá/mở khoá được điều khiển bằng ECU trong
MPX (hệ thống thông tin đa c
2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống đóng mở cửa

74


- Khi ấn vào cơng tắc mở khố của bộ phận điều khiển từ xa chỉ một lần, thì rơle
tổ hợp sẽ bật Tranrito Tr3 và rơle mở khoá cửa xe của người lái (D) và cuối cùng chỉ
quay mô tơ điều khiển khố cửa của cửa xe phía người lái về phía khố cửa.
- Khi ấn lên cơng tắc mở khoá của bộ điều khiển từ xa hai lần liên tiếp trong thời
gian 3 giây, thì rơle tổ hợp sẽ bật cả hai Tranrito Tr3 và Tr2 đồng thời bật các rơle mở
khoá (D) và (P) của các cửa phía người lái và hành khách và quay mơ tơ khố các
cửa này về phía khố.
3. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống
3.1. Thay thế pin của bộ điều khiển từ xa (loại chìa khố rời)
Chú ý:
Vì tất cả các chi tiết là các chi tiết điện tử chính xác, vì vậy cần phải đặc biệt cẩn
thận.
Không được thay đổi các đầu cực.


75


(1) Dùng tơ vít chính xác đầu
dẹt. Để tháo pin của bộ điều
khiển từ xa.
(2) Để cực dương hướng lên
trên, lắp pin vào bộ điều khiển
từ xa.
(3) Kiểm tra gioăng chữ O xem
có bị xoắn hoặc lệch vị trí
khơng. Sau đó lắp nắp đậy vào
bằng tuốc nơ vít chính xác đầu
dẹt.
(4) Sau khi thay thế bộ điều
khiển từ xa phải đăng ký mã
nhận biết. Việc thay thế mã
nhận biết được thực hiện bằng
thao tác hoạt động ổ khố điện
và đóng mở cửa xe của người
lái.
Gợi ý:
Phương pháp ghi lại mã nhận
biết khác nhau tuỳ theo loại xe.
Cần tham khảo Sách hướng dẫn
sửa chữa để có thêm thơng tin
chi tiết.
Tham khảo
Khi thay thế bộ điều khiển từ

xa mà mã nhận biết của nó
khơng thể ghi lại được, thì phải
thay thế cả ROM trong bộ nhận
tín hiệu điều khiển cửa xe.
3.2. Tháo rời bộ chấp hành khóa cửa điện ra khỏi cửa
- Tháo tapi cửa
Sử dụng vít bake hoặc vít dẹp để tháo rời các bulong hay vít giữ tapi cố định trên
cánh cửa (chú ý không làm xước lớp sơn xung quanh tapi), sau đó hãy lấy tapi ra
76


khỏi cánh cửa. Nếu xe của bạn được trang bị hệ thống nâng hạ kính điện tử, thì bạn
cần rút giắc cắm điện ra trước rồi mới lấy tapi ra.

- Tháo miếng nhựa dán trên cánh cửa
Dùng tay nhẹ nhàng kéo miếng nhựa dán trên cánh cửa, bạn sẽ thấy miếng nhựa
này ngay sau khi tháo tapi xuống. Nó có nhiệm vụ ngăn chặn nước lọt vào trong
cánh cửa, hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng các chi tiết bên trong.

- Tháo các dây cáp và kẹp
Nhìn vào bên trong cánh cửa, gần với vị trí tay nắm cửa bạn sẽ thấy các dây cáp
bằng kim loại có gắn các kẹp màu vàng. Sử dụng vít dẹp để tháo rời thanh kim loại
ra khỏi kẹp.

77


- Tháo các bulong giữ bộ chấp hành

- Tháo giắc cắm điện trên bộ chấp hành.


3.3. Sửa chữa bộ chấp hành khóa cửa điện
- Chuẩn bị: dao cạo nhỏ cứng, búa nhỏ và một số dụng cụ cần thiết khác có
trong bộ dụng cụ sửa chữa.
- Mở vỏ của bộ chấp hành khóa cửa
78


+ Lách dao vào đường tiếp giáp giữa 2 lớp vỏ của bộ chấp hành (chú ý cẩn
thận tránh không làm tay bị đứt/dập).

+ Đặt bộ chấp hành lên bề mặt cứng chắc, sau đó dùng búa nhỏ gõ lên dao làm
sao cho dao đi vào trong bộ chấp hành đủ sâu. Tiến hành làm như vậy xung quanh
chu vi của bộ chấp hành để bạn có thể tách lớp vỏ của bộ chấp hành ra.

+ Sau khi đã tiến hành làm đủ một vịng, lúc này bạn có thể dễ dàng nậy nắp
ra.
- Tháo mô tơ điện ra khỏi bộ chấp hành
- Tháo phần đuôi của mô tơ
Sử dụng con dao mỏng hay vít dẹp loại nhỏ để nậy phần đuôi của mô tơ ra (chú ý
thao tác cẩn thận nếu không muốn chổi than hư hỏng).

- Làm sạch và lắp các chi tiết lại
Sử dụng giấy nhám 1000 để vệ sinh trục quay của mô tơ hoặc dùng bình xịt để loại
bỏ các lớp mỡ cũ bám trên chổi than.
79


- Kiểm tra mô tơ
Kiểm tra hoạt động của mô tơ bộ chấp hành khóa cửa bằng pin 9V. Khơng được để

mơ tơ chạy q lâu, bởi vì mơ tơ không được thiết kế cho điều này. Nếu thấy mô tơ
khơng hoạt động thì bạn cần phải thay mới nó.

- Lắp mô tơ và các bánh răng vào lại các vị trí cũ
Đặt các bánh răng đúng với vị trí ban đầu để bộ chấp hành có thể hoạt động một
cách hiệu quả nhất. Sau đó cẩn thận gắn nắp bộ chấp hành lại.

- Gắn bộ chấp hành vào đúng vị trí
Sau khi đã gắn bộ chấp hành vào đúng vị trí, bạn cần lắp các thanh nối của bộ chấp
hành với chốt cửa, và lắp thanh nối chốt cửa với cần kéo trên tapi. Sau khi đã hoàn
tất, bạn hãy dán miếng nhựa lên cửa rồi lắp tapi vào vị trí cũ.

80


- Kiểm tra bộ chấp hành khóa cửa đã hoạt động lại hay chưa
+ Gắn cọc âm bình ắc quy lại, rồi vào xe và khóa cửa lại. Ấn nút “lock” trên
công tắc điều khiển của bộ chấp hành, sau đó kéo tay nắm nhỏ bên trong cửa. Nếu
bộ chấp hành hoạt động đúng, cửa sẽ được mở cho dù bạn có ấn nút “lock” trên
cơng tắc.
+ Nếu bạn đứng phía ngồi xe, hãy đóng cửa và ấn nút “lock” trên khóa cửa,
rồi kiểm tra xem cửa đã khóa chưa bằng cách dùng tay kéo nắm cửa từ phía ngồi.
Sau đó, ấn nút “lock” trên chìa khóa và kéo tay nắm cửa. Nếu cửa được mở, có
nghĩa rằng bộ chấp hành đã hoạt động bình thường trở lại.
+ Sau khi bạn đã sửa chữa bộ chấp hành mà cơ cấu khóa vẫn khơng hoạt động,
thì có thể hệ thống điện đang gặp vấn đề.

CÂU HỎI ƠN TẬP
Câu 1: Trình bày khái qt chung về hệ thống khóa cửa?
Câu 2: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống khóa cửa?

Câu 3: Trình bày cách thay thế pin của bộ điều khiển từ xa?

81


Bài 7: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển ghế

thời gian: 05h

Giới thiệu
Ghế điều khiển bằng điện hiện nay được sử dụng nhiều. Cơ bản nó gồm có 5
motor: motor điều khiển trượt tới lui, motor điều khiển nâng lên xuống, motor điều
khiển ghế dọc, motor điều khiển ngả ghế, motor điều khiển điền đầy lưng…
Mục tiêu
- Trình bày được nhiệm vụ của hệ thống điều khiển ghế
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển ghế
- Kiểm tra, bảo dưỡng được hệ thống điều khiển ghế theo đúng trình tự và yêu cầu
kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh cơng nghiệp, tích cực trong luyện tập.
Nội dung
1. Nhiệm vụ
- Hệ thống điều khiển ghế lái dùng để nâng, hạ và di chuyển ghế trượt lên
xuống, tạo sự thoải mái cho người lái và hành khách.
Ghế người lái có các chức năng như trượt, nâng/hạ ghế, nâng/hạ phía trước
ghế, ngả, điều chỉnh đỡ ngang lưng ghế. Các chức năng này được thực hiện bằng
cách tác động vào các công tắc điều khiển tương ứng được gắn trên thân ghế như
hình

82



2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển ghế

2.1 Chức năng điều khiển vị trí của ghế

83


Người lái thực hiện thao tác vào cụm công tắc điều khiển ghế để điều chỉnh vị
trí của ghế theo phương/hướng tương ứng (hình 1).
Khi người dùng tác động vào các cơng tắc điều khiển vị trí ghế lái sẽ tạo ra các tín
hiệu đầu vào. ECU sẽ tiếp nhận các tín hiệu đó và cho từng motor hoạt động. Nếu
có nhiều hơn hai tín hiệu đầu vào cùng lúc thì motor sẽ khơng hoạt động. Motor chỉ
hoạt động khi có một tín hiệu đầu vào.
2.2 Chức năng lưu trữ vị trí ghế
ECU chính thân xe nhận tín hiệu ghi nhớ vị trí ghế lái từ ECU điều khiển
gương chiếu hậu thông qua đường truyền CAN.
- Nếu công tắc SET được nhấn trong khi một trong hai công tắc M1 hoặc M2
cũng được ấn,
- Nếu một trong hai công tắc M1 hoặc M2 được ấn trong vòng 3 giây sau khi
ấn phím SET, thì ECU chính thân xe sẽ gửi một tín hiệu u cầu ghi nhớ tới cụm
cơng tắc điều khiển ghế lái.
Sau khi tiếp nhận tín hiệu này, cụm công tắc điều khiển ghế lái sẽ ghi nhớ dữ
liệu vị trí của từng motor. Sau khi đã điều chỉnh vị trí phù hợp, người lái có thể tiến
hành lưu trữ lại vị trí ghế đó vào trong bộ nhớ xe để có thể cài đặt cho các lần lái xe
tới. Trình tự được thực hiện như sau:
-Trình tự thực hiện chức năng lưu trữ vị trí ghế
+ Mở khóa điện.
+ Kiểm tra vị trí cần số ở vị trí P.
+ Điều chỉnh ghế cho phù hợp với bản thân.

+ Ấn giữ phím SET, sau đó ấn phím M1 để lưu vị trí ghế thứ nhất (phím M1
phải được ấn sau khi ấn phím SET trong vịng 3 giây). Hệ thống sẽ phát ra âm
thanh báo sau khi lưu thành cơng.
+ Điều chỉnh ghế đến vị trí thứ 2 (nếu cần).
+ Ấn giữ phím SET, sau đó ấn phím M2 để lưu vị trí ghế thứ hai (phím M2
phấn được ấn ngay sau khi ấn phím SET trong vịng 3 giây). Hệ thống sẽ phát ra
âm thanh báo sau khi lưu thành cơng.
2.3. Chức năng gọi lại vị trí ghế đã lưu trước đó
- Mở khóa điện, đóng cửa xe và cầm theo chìa khóa thơng minh.
- Ấn giữ một trong hai phím M1 hoặc M2 để đổi sang vị trí mong muốn.
84


×