Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TIỂU LUẬN mối QUAN hệ vợ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH VAI TRÒ mỗi GIỚI TRONG QUAN hệ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH các KHÓ KHĂN và tổn THƯƠNG tâm lý TRONG mối QUAN hệ vợ CHỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.21 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
----🙞🙜🕮🙞🙜-----

MỐI QUAN HỆ VỢ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH
Mơn học: Tâm lý học Gia đình
Giảng viên: PGS.TS Trần Thu Hương

Người thực hiện:
Đinh Thị Phương Nhi - 18032086
Bùi Thị Sơn Trà - 19032082
Nguyễn Thị Hường - 17041257
Hoàng Trung Anh - 17032247

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC

2

PHẦN I. HÔN NHÂN VÀ TỔ ẤM GIA ĐÌNH
Hơn nhân
Khái niệm hơn nhân
Một số kiểu quan hệ hơn nhân
Tổ ấm gia đình
Thế nào là tổ ấm gia đình:
Các yếu tố tạo nên tổ ấm

3


3
3
4
6
6
6

PHẦN II. VAI TRÒ MỖI GIỚI TRONG QUAN HỆ HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
7
Trong quan hệ hơn nhân
8
Trong gia đình
8
Kết luận
10
PHẦN III. CÁC KHĨ KHĂN VÀ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ TRONG MỐI
QUAN HỆ VỢ CHỒNG
11
Các yếu tố gây khó khăn và tổn thương tâm lý trong mối quan hệ vợ chồng
11
Cách phịng tránh các khó khăn và cảm xúc tiêu cực trong mối quan hệ vợ chồng
14
PHẦN IV. ỨNG PHÓ VỚI CÁC TỔN THƯƠNG TÂM LÝ VÀ CẢM XÚC TIÊU
CỰC TRONG MỐI QUAN HỆ VỢ CHỒNG
16
Q trình cơ bản trong việc ứng phó với các tổn thương và cảm xúc tiêu cực trong
quan hệ vợ chồng
17
Nhận diện nguyên nhân
17

Đánh giá khả năng ứng phó của cá nhân
18
Đương đầu với các khó khăn và tổn thương
19
Các biện pháp giảm thiểu và ứng phó với cảm xúc tiêu cực
19
Sử dụng các phương pháp trị liệu
19
Các cách ứng phó từ các cá nhân trong mối quan hệ
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

24

2


PHẦN I. HƠN NHÂN VÀ TỔ ẤM GIA ĐÌNH

1. Hơn nhân
a. Khái niệm hôn nhân
Hôn nhân là một bước ngoặt lớn đánh dấu một bước phát triển mới trong đường
đời mỗi người. “Trai khôn dựng vợ gái lớn gả chồng” đó là quy luật tự nhiên của con
người trong xã hội, các cặp đôi sau khi trải qua các thử thách của tình u. Hơn nhân
là một vấn đề cơ bản trong nghiên cứu về gia đình trong đó có tâm lý học gia đình, bởi
hơn nhân dẫn đến tạo lập gia đình mới, chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau khi
quan hệ gia đình thế nào sẽ sinh ra hôn nhân như thế và ngược lại
Theo G.V. Oxipop hôn nhân là quan hệ cơ bản nhất của gia đình, nếu như hơn
nhân khơng phải quan hệ cơ sở nhất của gia đình thì nó khơng phải đối tượng của
pháp luật thí dụ tình bạn chẳng hạn. (Các. Mác- Ph. Ăngghen).

Theo luật hơn nhân và gia đình 2000, thì Hơn nhân là sự giao kết giữa nam và nữ
trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với
nhau suốt đời để xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ văn minh, hồ thuận và hạnh
phúc.
Hơn nhân có thể được hiểu một cách chung nhất: Là một quan hệ xã hội mang
tính văn hố biểu trưng biểu thị sự tán đồng của xã hội (pháp luật; họ hàng thân tộc;
bạn bè, đồng nghiệp; cơ quan nơi mình làm việc), cho phép những mối quan hệ tính
dục của hai người khác giới được xã hội thừa nhận về tính hợp pháp của nó. Hơn nhân
có hai nghĩa, theo nghĩa hẹp, hơn nhân chỉ các sự kiện và quá trình dẫn đến sự hình
thành một gia đình mới, hoặc là chỉ là việc kết hơn. Theo nghĩa rộng thì hơn nhân chỉ
q trình chung sống trong hôn thú của một cặp vợ chồng, với nghĩa này thì hơn nhân
là một thiết chế xã hội.
Hơn nhân là một q trình, một bước ngoặt tạo ra những biến đổi cơ bản cho hai
người nam nữa từ tình bạn thành tình vợ chồng, từ hồn tồn tự do cá nhân sang ít tự

3


do cá nhân mà là tự do trong khuôn khổ của gia đình, làm theo pháp luật, theo bổn
phận và lương tâm, theo chức năng mới: Vợ và chồng.
Tác giả Trần Trọng Thủy (1990) đã đưa ra ba tiêu chí của hôn nhân như sau:
Một là, trong hôn nhân tự do, tình yêu là tiêu chuẩn đầu tiên của sự lựa chọn bạn đời...
Chỉ có sức mạnh của tình u mới biến “cái Tôi” của mỗi người thành cái “Chúng ta”;
Hai là: Người bạn đời là người cùng đi đến cái đích chung của cuộc đời. Điều đó địi
hỏi phải có sự hiểu biết nhau về quan điểm sống, lối sống, cách sống; Ba là: Có sự
trưởng thành về mặt cơ thể, tâm lý và xã hội.
b. Một số kiểu quan hệ hơn nhân
Quan hệ dân chủ bình đẳng giữa 2 vợ chồng
Sự dân chủ trong quan hệ giữa hai người tuy chi mang tính chất tương đối,
nhưng nó sẽ là tiền đề tạo nên một bầu khơng khí tâm lý ấm cúng hồ thuận, êm ấm

trong gia đình. Đây là xuất phát điểm của sự bình yên ở một cặp vợ chồng một điều
kiện cần thiết để phát triển và hoàn thiện tâm lý một cách lành mạnh cho khơng chỉ
hai người mà cịn cho cả các thành viên khác trong gia đình.
Theo đó mà tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh về thể chất cũng như tâm lý, cũng như
vị trí của mỗi người bên ngồi xã hội mà họ có những cam kết về chức năng mỗi
người trong gia đình sao cho đạt được sự bình đẳng nhất định trong việc chăm lo kinh
tế, chăm sóc con cái, duy trì các mối quan hệ của gia đình với thân tộc hai bên,…
Trong q trình đó ai cũng sẽ thấy mình có sự đóng góp của bản thân mình cũng như
đối phương cho sự phát triển của gia đình, càng yêu quý những giá trị mà đối tác hôn
phối như bản thân mình tạo ra hơn.
Quan hệ gia trưởng độc đoán - lệ thuộc, cam chịu
Đây là kiểu gia đình mà người chồng (số ít là người vợ) dùng mệnh lệnh quyết
đốn mọi việc trong gia đình ; ý kiến của chồng thường thể hiện sự uy quyền tuyệt
đối. Điều này có thể dẫn đền việc bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần trong gia đình
đối với người phải tuân theo mệnh lệnh của người gia trưởng độc đốn đó.

4


Kiểu quan hệ này sẽ tạo ra người vợ hay chồng cam chịu, lệ thuộc. Gia đình khó
có thể thích ứng với những tình huống thay đổi bởi theo một khía cạnh nào đó thì bề
ngồi họ có thể biểu hiện “thuận vợ thuận chồng” nhưng đó chỉ là sự đồng thuận giả
tạo ẩn chứa nhiều mâu thuẫn bên dưới.
Những mâu thuẫn gia đình có thể gia tăng do nhiều khi do những nhu cầu của
bên lệ thuộc, cam chịu không được thoả mãn từ sinh lý tới tâm lý. Thậm chí với người
gia trưởng, thì khi cần họ cũng khó có thể đạt được nhu cầu chia sẻ của bản thân với
đối tượng hơn phối của mình.
Một số kiểu Cha mẹ có thể xuất hiện trong gia đình mang quan hệ gia trưởng
độc đoán - lệ thuộc, cam chịu cụ thể là những người con có thể đối mặt với, một số ví
dụ:

- Bà mẹ hung bạo đầy uy quyền (tướng đàn ông) là người phụ nữ không chấp
nhận nữ tính của mình và có thể làm cho đứa con trai của mình trở nên nhu nhược với
những yêu cầu quá đáng.
- Bà mẹ chu đáo, cầu toàn, sạch sẽ ngăn nắp một cách thái quá, yêu con theo
những nguyên tắc cứng rắn. Bà mẹ này có thể khiến đứa trẻ trở nên có những tâm
trạng thiếu ổn định, khó khăn trong giao tiếp.
- Ơng bố cứng rắn: Sự cứng rắn của người cha có đặc trưng của tính đạo đức quá
mức, ý thức quá đáng về nghĩa vụ. Mong muốn con cái phải đạt được những thành tựu
bằng hoặc hơn mình, nhưng thực tế ngồi mặt tích cực là số ít nào đó có thể đánh thức
những tiềm năng bản thân thì sẽ có thể gây nên những đứa trẻ tự ti, buồn tủi khi không
đạt được sự cơng nhận của người cha.
- Ơng bố tàn bạo: với đặc điểm thực thi quyền lực quá mức, áp đặt độc đốn,
khắt khe về ,mặt đạo đức, thậm chí có thể “từ bỏ” hay “che chở con quá mức”. Đứa
trẻ dễ có cảm giác bất lực, tách bản thân ra và hạn chế tiếp xúc với thực tế, mặc cảm
và cho rằng mình vơ giá trị, thiếu quan tâm tới tương lai,.. (theo P. Osterrieth)
Hôn nhân không chung sống thường xuyên
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau ta có một số mơ hình tiêu biểu cho
hơn nhân khơng chung sống thường xuyên giữa cặp vợ chồng với nhau:
5


- Vợ hay chồng đi làm xa phải một thời gian xa mới gặp lại nhau: Việc ít gặp
nhau giữa vợ- chồng với nhau khơng chỉ có thể gây ra một số nguy cơ cho sự suy
giảm tình cảm (xa mặt cách lịng ) hay việc ngoại tình của một trong hai bên thậm chí
cả 2, mà đối với trẻ thì việc thiếu gặp cha hay mẹ thường xuyên cũng có thể tiềm ẩn
nhiều hậu quả khó lương.
- Vợ chồng ly thân để con cái sống cùng với một trong hai người: Thường xuyên
xung đột với nhau, mặc dù ở chung với nhau nhưng một trong hai người với những lý
do khác nhau như đứa con khơng mang giới tính mong muốn, khơng muốn có con mà
khơng chăm sóc quan tâm con.


2. Tổ ấm gia đình
a. Thế nào là tổ ấm gia đình:
Tổ ấm gia đình là một khái niệm để chỉ gia đình tập hợp các yếu tố chính của sự
an tồn đó là tình u thương, sự chấp nhận và sự ổn định.
Trong tổ ấm gia đình các thành viên dù người vợ hay với người chồng đều cảm
thấy thoả mãn về tinh thần cũng như về vật chất một cách tương đối ổn định và là cơ
cở để nhân cách mỗi người được hoàn thiện hơn.
b. Các yếu tố tạo nên tổ ấm
- Tình yêu thương: Tình yêu thương ở đây trước hết là sự yêu thương nhau của
vợ chồng với nhau, nếu mối quan hệ này khơng có sự u thương nhau hay thậm chí
bất đồng sẽ có thể gây nên sự diễn biến tiêu cực cho các mối quan hệ còn lại như mẹ
chồng - nàng dâu hay cha, mẹ - con cái. Tiếp theo là tình thương của cha mẹ cũng như
những người xung quanh (Có thể là ơng bà , cơ dì chú bác,.. với gia đình mở rộng)
cho đứa trẻ mà trước hết là của người mẹ là rất cần thiết cho sự phát triển trên cả
phương diên trí tuệ, thể chất và tình cảm. Và hơn hết đứa trẻ cần được chấp nhận như
nó vốn có mà khơng phân biệt giới tính hay thứ tự sinh,..
- Sự chấp nhận: Sự chấp nhận này ngoài là sự chấp nhận những mặt hạn chế của
vợ chồng với nhau thì chính là sự chấp nhận của cha mẹ với đứa trẻ: Đứa trẻ phải
6


được thừa nhận như nó vốn có, vì nó cảm nhận được những nuối tiếc có ý thức hay
khơng của cha mẹ và nó có thể tự biện minh, giải tỏa cho cái tội lỗi vơ lý kia bằng
cách tìm ra một cái cớ giả tạo để hợp thức hóa việc nó khơng được sự thừa nhận của
cha mẹ. Đứa trẻ phải được chấp nhận bởi vì nó là nó chứ khơng phải bởi vì cái nó làm.
Một sự trừng phạt nhỏ mà chúng cảm thấy có sự hung bạo, sự khơng chấp nhận của
cha mẹ cịn làm tổn thương chúng sâu xa hơn một trận đòn nghiêm khắc được biện
minh rõ ràng. Những lời nói, cử chỉ, đồ vật khơng thể thay thế tình u thương.
Chúng khơng đủ để trẻ tin là được chấp nhận. Vậy để được yêu thương thì ít nhất

cũng phải được chấp nhận.
- Sự ổn định: Đây là yếu tố thứ ba tạo nên sự an tồn của tổ ấm gia đình. Mặc dù
thực tế mọi sự ổn định chỉ mang tính chất tương đối nhưng chính nó sẽ là điểm tựa
cho cặp vợ chồng trong gia đình, hay đứa trẻ trong gia đình có những điểm tựa tinh
thần để có thể đối phó thích nghi với những biến động bên ngồi gia đình (gia đình là
bến cảng trú bão đáng tin cậy).

PHẦN II. VAI TRỊ MỖI GIỚI TRONG QUAN HỆ HƠN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH

Để duy trì được cuộc hơn nhân bền vững, mỗi người khi làm vợ, làm chồng
khơng chỉ giữ gìn và thắp lửa tình yêu, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn mà cịn có trách
nhiệm, bổn phận với nhau và với chính gia đình mà cả hai cùng tạo dựng.
Theo Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng, 2008), vai trò giới được định nghĩa là sự
phân chia các hoạt động, quy chế, quyền hạn và nghĩa vụ của các cá nhân phụ thuộc
vào giới tính của họ.

7


1. Trong quan hệ hôn nhân
Người phụ nữ giữ vai trị làm vợ, duy trì ngọn lửa tình u và thể hiện tình u.
Đời sống hơn nhân của khơng ít cặp vợ chồng bắt đầu trục trặc khi có đứa con đầu
tiên. Người vợ đơi khi vì dành hết thời gian chăm sóc con mà quên đi quyền lợi và
nghĩa vụ làm vợ của mình, khiến cho người chồng cảm thấy hụt hẫng. Chính vì vậy,
người vợ cần dành thời gian và tận dụng cơ hội để hai vợ chồng bên nhau để lấy lại
cân bằng cho cả hai, đặc biệt là những khoảnh khắc riêng tư. Những khoảnh khắc
riêng tư sẽ tạo cho cả hai những cảm xúc, động lực để không bị xa cách bởi sự bận rộn
dành cho con cái cũng như để củng cố vị trí người vợ/người chồng trong suy nghĩ của
nửa kia. Sự khéo léo của người vợ khi duy trì ngọn lửa tình yêu và thể hiện tình yêu

cũng sẽ làm tăng tình cảm vợ chồng, giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột, mâu thuẫn.
Người đàn ơng giữ vai trị làm chồng, quan tâm, chăm sóc, yêu thương và làm
chỗ dựa cho người vợ. Đặc biệt, nam giới cịn có vai trị quan trọng, quyết định đến
việc thực hiện phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong gia đình, dân số kế
hoạch hóa gia đình,...

2. Trong gia đình
Trong gia đình truyền thống, người đàn ông là người quyết định các công việc
quan trọng, từ sản xuất, quản lý tài sản đến việc học hành của con cái. Tuy nhiên,
trong xã hội hiện đại ngày nay, vai trò giới trong gia đình đã có sự thay đổi đáng kể,
như việc người đàn ông nuôi con và phụ nữ kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Vai trị sinh sản
Cả trong xã hội truyền thống và trong xã hội hiện đại, người vợ - người phụ nữ
đảm nhận vai trị chính trong chức năng sinh sản. Tùy thuộc vào số lần mang thai,
sinh nở nhiều hay ít mà người phụ nữ chẳng những bị hạn chế cơ hội phát triển mà

8


còn phải đối diện với nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khoẻ, thậm chí cả sinh mạng trong
q trình thực hiện thiên chức cao cả này - thiên chức “làm mẹ”.
Vai trị trong cơng việc nội trợ
Khơng chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tồn tại quan
niệm rằng nội trợ là công việc dành riêng cho phụ nữ. Công việc này tiêu tốn nhiều
thời gian, sức lực của người vợ. Tuy nhiên, việc này lại khơng được gia đình - xã hội
đánh giá đúng. Và người ta gọi những công việc nội trợ của phụ nữ là loại lao động
không được trả công.
Trong xã hội hiện đại, chăm lo cho các thành viên trong gia đình được coi là một
việc vơ cùng quan trọng, và người phụ nữ được đề cao trong vai trị thực hiện cơng
việc này. Nam giới có tham gia, nhưng sự chia sẻ với vợ vẫn chưa nhiều.

Vai trò phát triển kinh tế
Phụ nữ hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, ngày càng khẳng định vai trị
quan trọng của mình trong hoạt động kinh tế. Người vợ ý thức được tầm quan trọng về
sự đóng góp thu nhập đối với gia đình và tỷ lệ phụ nữ tham gia vào nền kinh tế đang
ngày càng tăng. Trước đây, nam giới được cho là trụ cột về kinh tế, nhưng hiện nay, có
khơng ít gia đình mà trong đó thu nhập của người vợ cao hơn người chồng. Vì vậy ta
có thể thấy cả người vợ và người chồng đều có vai trị phát triển kinh tế. Bên cạnh đó,
người vợ cịn giữ vai trị quản lý thu nhập, điều tiết chi tiêu trong gia đình.
Vai trị chăm sóc và giáo dục con cái
Trong nhiều gia đình hiện đại, người chồng không chỉ đi làm kiếm tiền, giữ vai
trị trụ cột gia đình mà cịn chia sẻ với người vợ trong việc nhà, chăm sóc và giáo dục
con cái. Vì khơng chỉ người mẹ mà cả người bố cũng là tấm gương để các con noi
theo. Sự quan tâm, chăm sóc con cái khơng chỉ là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà
hơn thế nữa, đó cịn là vấn đề tình cảm, là một niềm hạnh phúc lớn lao của các bậc
làm cha mẹ. Bên cạnh đó, trẻ sẽ phát triển tốt hơn, trưởng thành hoàn thiện hơn nếu có
sự chỉ bảo thường xuyên của cả bố và mẹ. Xã hội càng phát triển hiện đại thì vai trị
của người đàn ơng, người cha trong gia đình càng quan trọng hơn. Đây có lẽ là điểm
9


khác biệt tiến bộ nhất so với thời trước khi mà trách nhiệm ni dạy con hồn tồn
thuộc về người phụ nữ và bất cứ khi nào con cái có vấn đề gì thì mọi người đều bàn
tán rằng “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.
Vai trò ra quyết định các cơng việc quan trọng trong gia đình
Gia đình truyền thống thường đề cập đến vai trò giới đặc thù của người đàn ông
như là người đưa ra các quyết định liên quan đến các công việc quan trọng. Nhưng
trong gia đình hiện đại, người vợ - người phụ nữ đã thực sự trở thành người có vai trị
vơ cùng quan trọng trong việc xây dựng đời sống kinh tế. Chính từ thực tế này mà vị
thế kinh tế của người phụ nữ trong các gia đình ngày càng được nâng cao, và người vợ
cũng có quyền ra quyết định đối với các công việc kinh doanh, sản xuất và các việc

khác liên quan đến những khoản chi tiêu có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống kinh tế
của các gia đình.

3. Kết luận
Sự biến đổi của xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị
trường đã tạo ra cơ hội việc làm cho phụ nữ và sự tham gia của họ vào lực lượng lao
động xã hội, từ đó sự đóng góp của phụ nữ vào thu nhập gia đình tăng lên, góp phần
gia tăng sự tham gia của người chồng vào các công việc gia đình. Chính vì vậy, vai trị
giới đã có sự dịch chuyển và khơng cịn in đậm ranh giới như trước nữa. Người chồng
vừa giữ vai trò phát triển kinh tế, vừa giáo dục con cái, là chỗ dựa vững chắc cho gia
đình và cũng tham gia, chia sẻ với vợ những công việc nội trợ. Người vợ giữ vai trò
kiếm thêm thu nhập, quản lý kinh tế của gia đình, đồng thời chăm sóc cho các thành
viên và ni dạy con cái. Bên cạnh đó, vai trị quyết định các công việc quan trọng
không chỉ do người chồng đảm nhiệm mà hiện nay, dựa trên cơ sở bình đẳng giới, cả
vợ và chồng đều tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận và nhất trí trong việc đưa ra
quyết định. Tóm lại, để gia đình được hạnh phúc bền vững, việc đầu tiên không thể
thiếu là thực hiện bình đẳng giới giữa vợ và chồng cũng như các thành viên trong gia
đình. Đó vừa là mục tiêu, cũng là điều kiện để mỗi người được sống trong hạnh phúc

10


và phát huy hết năng lực cá nhân, vì một tương lai phát triển tốt đẹp của mỗi gia đình
và tồn xã hội.

PHẦN III. CÁC KHĨ KHĂN VÀ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ
TRONG MỐI QUAN HỆ VỢ CHỒNG

1. Các yếu tố gây khó khăn và tổn thương tâm lý trong mối quan hệ vợ chồng
Bất đồng quan điểm gây ra rạn nứt hơn nhân

Một gia đình mới được xây dựng trên sự khác biệt từ nền tảng gia đình, bối cảnh
văn hóa, tính cách …nên khi chung sống khó tránh khỏi mâu thuẫn và những quan
điểm bất đồng.. Những mâu thuẫn về tài chính, vai trị của mỗi người trong việc góp
phần ni dưỡng gia đình, ni dạy con cái, chăm sóc bố mẹ… và cả tính cách và thói
quen của đối phương được bộc lộ rõ nét trong đời sống vợ chồng. Khi những mâu
thuẫn khơng tìm được mẫu số chung, vợ và chồng có thể đi đến ranh giới cứng nhắc
hoặc cãi vã, ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng, thậm chí là ly hơn.
Đạo đức giữa hai người:
Khía cạnh đạo đức được xét trên khía cạnh tính cách và cách nhìn nhận của cá
nhân về hơn nhân, gia đình và trách nhiệm của mỗi người trong quá trình vun đắp,
ni dưỡng gia đình. Những khác biệt về tính cách, ví dụ như việc thường xuyên lo
lắng, trầm uất, ln nhìn mọi thứ tiêu cực… nếu khơng có sự điều chỉnh mà đem nó
vào hơn nhân sẽ phát sinh những mâu thuẫn trong hơn nhân. Bên cạnh đó, tính gia
trưởng, độc đoán của người vợ/chồng cũng là nguyên nhân gây ra tổn thương tâm lý,
tạo ra bầu khơng khí căng thẳng, ngột ngạt, ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ.
Vấn đề tình dục
Sự hài lịng tình dục là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến hài lòng trong hơn
nhân và góp phần củng cố hơn nhân bền vững. Những người có sự hài lịng tình dục
có xu hướng hài lịng và hạnh phúc với hơn nhân của họ. Mức độ hài lịng tình dục
11


cao hơn gia tăng chất lượng hôn nhân và giảm bất ổn trong hôn nhân (Yeh và cộng sự,
2006). Nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy ngoại tình là nguyên nhân hàng đầu gây ra
xung đột tâm lí trong quan hệ vợ chồng (Cao Thị Huyền Nga, 2001). Trong khi
nguyên nhân quan trọng dẫn đến ngoại tình và xung đột dẫn đến li hơn là sự khơng
hịa hợp về tình dục (Nguyễn Đình Xuân, 1997; Văn Thị Kim Cúc, 2003).
Cách cư xử hằng ngày
Cách cư xử của người vợ hoặc chồng cũng ảnh hưởng tới chất lượng mối quan
hệ. Các tác giả như Robin, Capsi, Moffitt (2000) cho biết nếu các cá nhân trong mối

quan hệ vợ chồng không thường xuyên bộc lộ những cảm xúc tiêu cực, khả năng cuộc
hôn nhân bền vững cao hơn so với các cặp vợ chồng bộc lộ quá nhiều cảm xúc tiêu
cực. Khi người vợ/ chồng bộc lộ cảm xúc tiêu cực hay giao tiếp cứng nhắc (khơng có
những lời nói ngọt ngào, cư xử lạnh nhạt); quá im lặng ( khi được hỏi cho ý kiến hoặc
khi đối phương chia sẻ một điều gì đó) hoặc q nhiều lời (hay càu nhàu, nhắc lại
chuyện cũ ) thì sẽ tạo ra những bất lợi trong cuộc sống hôn nhân, sự cảm nhận hạnh
phúc.
Con cái
Con cái là một món q vơ giá của các bậc cha mẹ, kéo gần khoảng cách vợ
chồng và tạo nên bầu khơng khí đúng nghĩa gia đình. Nhưng con cái xuất hiện cũng sẽ
mang tới những điều không ngờ và ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Theo Kack
Kell, Rublle (1992) và Higgins (1993) cho rằng sự xuất hiện của con cái đem theo
những khó khăn mới, thời gian chăm sóc cho con cái sẽ chiếm mất nhiều thời gian của
đơi vợ chồng và những sinh hoạt tình dục sẽ giảm thiểu. Người phụ nữ gánh vác nhiều
trách nhiệm hơn đàn ông trong việc sinh con và chăm sóc con cái, vì vậy, người phụ
nữ thường giảm thiểu cảm xúc của họ trong mối quan hệ vợ chồng. Ở giai đoạn sau
sinh, người vợ dành nhiều thời gian, tình u thương vào con cái và có sự lơ là người
chồng, lúc này, người chồng cần hiểu và sẻ chia niềm vui và nỗi vất vả với người vợ.
Thời gian này cũng là lí do để các cánh mày râu ngoại tình vì cảm giác thiếu thốn tình
cảm của người vợ.
Các mối quan hệ xã hội khác

12


Bên cạnh mối quan hệ vợ chồng thì mỗi cá nhân còn tồn tại mối quan hệ xã
khác: quan hệ với gia đình gốc, bạn bè, đồng nghiệp....Gia đình mới phải thành lập
những ranh giới của mình thơng qua việc xác định xem họ sẽ giữa quan hệ qua lại với
các mối quan hệ xã hội ở mức nào sao cho phù hợp và không gây ảnh hưởng đến họ.
Việc xác lập ranh giới gây ra nhiều kho khăn thậm chí là xung đột trong mối quan hệ

vợ chồng khi không xác lập ranh giới rõ ràng.
Các yếu tố khác
● Trình độ học vấn
Có những nghiên cứu chỉ ra rằng, những cặp đơi có trình độ học vấn thấp, vị trí
xã hội bấp bênh lại hội nhập nhanh chóng và dễ dàng tương tác trong quá trình chung
sống. Ngược lại, ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao, ổn định kinh tế lại
khó khăn trong q trình hội nhập đời sống vợ chồng, khơng dễ hịa tan với đối
phương, khó làm mất đi sở thích và thói quen và cần thời gian để thích nghi
● Vấn đề kinh tế và nghề nghiệp
Việc cả hai khơng có sự trao đổi, chia sẻ về kinh tế và những áp lực nghề nghiệp
vơ hình chung tạo ra những mâu thuẫn, khoảng cách nhất định. Nếu trách nhiệm kinh
tế đổ dồn về một phía mà khơng có sự san sẻ thì sẽ tạo ra những áp lực, rào cản.
Nhóm tác giả Senecal và Guay cho biết những ảnh hưởng của công việc bên ngồi có
tác động lên những sinh hoạt của gia đình. Nhiều hiện tượng vợ chồng đối xử xa lạ,
lãnh đạm hoặc có những lần kiệt sức về mặt cảm xúc với nhau chính là nguyên nhân
của sức ép cơng việc. Hay nói cách khác, sự bất ổn trong mối quan hệ vợ chồng bắt
nguồn từ những áp lực về tình hình kinh tế hay những áp lực cơng việc mà họ đảm
nhận.
Theo Giddens (2001), tình trạng vợ chồng bạo lực liên quan đến bản chất của gia
đình. So với các thể chế xã hội khác, nơi con người chỉ đóng một vai trị nào đó và
biểu hiện một vài khía cạnh nhân cách thì gia đình là nơi mỗi thành viên bộc lộ toàn
bộ nhân cách, con người mình. Do đó, gia đình có nhiều chủ đề gây bất đồng, tranh
cãi và bạo lực hơn những nơi khác. Hơn nữa, hôn nhân làm cho mối quan hệ vợ chồng
mang sắc thái cảm xúc cao và như thế dễ khiến những bất đồng, xung đột về mặt tình
13


cảm dễ xảy ra hơn. “Một người đàn ơng có thể bỏ qua khi nữ đồng nghiệp của mình
nói nhiều nhưng dễ nổi nóng nếu vợ tỏ ra lắm lời”. Ngoài ra, khi xác định lựa chọn
bạn đời là người gắn kết với mình trong suốt cuộc đời, con người dễ nảy sinh những

hình mẫu lý tưởng và những kỳ vọng ở người bạn đời của mình hơn. Điều này cũng
dễ gây ra những cảm xúc thất vọng, tức giận, v.v. giữa vợ chồng hơn so với các mối
quan hệ khác (Kowalski, 2016). Những xung đột vợ chồng nếu không được giải quyết
thì hậu quả sẽ là ly hơn, ly tán, bạo lực gia đình vì xung đột là khơng thể tránh khỏi
trong gia đình.
Trên thực tế, khơng phải lúc nào các nguyên nhân dẫn đến ly hôn cũng thể hiện
một cách rành mạch và rõ ràng: trường hợp nào do các xung đột nhỏ hằng ngày tích tụ
như giọt nước tràn ly; trường hợp nào do sự bất lực của mỗi bên khơng đối phó được
với những tình huống khó khăn, bất ổn gia đình. Nhưng đa số phần lớn nghiên cứu về
ly hôn đều khẳng định trong phần lớn các trường hợp, sự tơn trọng và ưa thích mà một
cặp vợ chồng vẫn có với nhau đã mất đi trước khi họ ly thân thay vào đó là sự thù địch
và bất tín, những cuộc cãi cọ thường rất gay gắt.
Theo các nhà Tâm lý học, khi quá trình hội nhập vợ chồng trục trặc, xung đột thì
một trong những hậu quả của nó là xuất hiện hiện tượng bạo lực giữa vợ và chồng và
đó là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực và bạo hành gia đình, làm ly tán,
tan rã gia đình. Ngồi ra, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chất lượng đời sống vợ
chồng có liên quan mật thiết đến mức độ hài lòng và hạnh phúc về mặt tâm lý của mỗi
cá nhân trong gia đình, đặc biệt là cặp vợ chồng (Proulx, Helms & Buehler, 2007).
Các khó khăn, rào cản tâm lý và các cảm xúc tiêu cực trong đời sống vợ chồng có ảnh
hưởng lớn hơn đối với tâm lý của mỗi cá nhân so với các mối quan hệ liên cá nhân
khác.

2. Cách phòng tránh các khó khăn và cảm xúc tiêu cực trong mối quan hệ vợ
chồng
Hôn nhân sẽ trở thành tổ ấm hạnh phúc khi vợ chồng thực thi đầy đủ chức năng,
nghĩa vụ của mỗi người trong từng giai đoạn của hôn nhân. Theo cách hiểu thông
14


thường, quan hệ vợ chồng là sự ràng buộc tình cảm giữa người nam và người nữ sống

chung trong một gia đình được pháp luật thừa nhận, chia sẻ sinh hoạt gần gũi riêng tư
và khơng có một khoảng ngăn cách thể xác. Chính sợi dây ràng buộc tình cảm vợ
chồng này quyết định sự bền chặt của mối quan hệ vợ chồng. Để duy trì sợi dây ràng
buộc tình cảm, các cặp vợ chồng cần thực hiện nhiệm vụ sau đây:
Giai đoạn đầu hôn nhân, các cặp vợ chồng cần có sự điều chỉnh. Q trình này
được gọi là điều chỉnh bản sắc - điều chỉnh những quan niệm đã có trước đó phù hợp
với nhân cách bạn đời và hồn cảnh hơn nhân qua các bước:
Bước 1: Mỗi người phải đồng nhất với vai trị mình đang thực hiện: người đàn
ơng cảm nhận như thể mình là chồng, người phụ nữ cảm nhận như thể mình là vợ.
Bước 2: Mỗi người phải được người kia đối xử đúng với vai trị mà mình đang
cảm nhận.
Bước 3: Hai người phải thương lượng để thay đổi vai trò của mỗi người. Thoạt
đầu có thể cả hai cảm thấy khó khăn và khơng hợp, cảm thấy lúng túng vì khơng thực
hiện được những gì mà người kia mong đợi, nhưng rút cục cần phải có sự điều chỉnh.
Bên cạnh đó, cặp vợ chồng cần có sự điều chỉnh trong quan hệ của họ với bên
ngồi. Trước khi cưới, họ gắn bó với gia đình ruột thịt của mình nhiều hơn, khi kết
hơn, họ có gia đình riêng và độc lập với gia đình ban đầu. Và như vậy, họ phải chuyển
từ sự gắn bó với gia đình gốc sang gia đình mới được thành lập và thương lượng
những khó khăn với gia đình gốc của mình và gắn bó nhiều hơn với gia đình mới. Nói
tóm lại, gia đình mới phải thành lập những ranh giới thông qua việc họ sẽ xác định
xem họ sẽ giữa mối quan hệ qua lại với gia đình gốc ở mức nào và có thể ảnh hưởng
tới họ ra sao.
Việc thực hiện những nhiệm vụ trên giúp các cặp vợ chồng thích nghi những
khác biệt trong hơn nhân. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, không tránh khỏi
những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm, xung đột. Lúc này, vợ chồng cần có cái nhìn
khách quan, thấu hiểu, cảm thông về vấn đề mâu thuẫn và cùng ngồi lại trao đổi, chia
sẻ tránh rơi vào trạng thái” trầm mặc” sau hôn nhân. Để thực hiện điều này, cá nhân

15



vợ/chồng cần có sự điều chỉnh tâm lý sau khi kết hôn, điều tiết mâu thuẫn giữa tự do
và trách nhiệm; dung hợp giữa tính cách và thói quen trong đời sống vợ chồng.
Tình cảm vợ chồng đơi lúc cũng có những thăng trầm và có những lúc tình cảm
đi xuống, lúc này không tránh khỏi người vợ/chồng không chung thủy với đối
phương. Tình yêu là duy nhất, chúng ta không thể san sẻ và không muốn bị chia bớt
bởi người thứ 3. Khi mối quan hệ gốc của chúng ta đủ ổn thì người thứ ba khơng thế
chen chân vào mối quan hệ đó. Trong bất kể mối quan hệ, ln cần có sự hợp tác của
cả hai và để duy trì và xây dựng. Vì vậy, cần cố gắng vun đắp cho mối quan hệ vợ
chồng, thường xuyên chăm sóc mối quan hệ bằng những hành động gần gũi, thân mật,
nói lời yêu thương, lắng nghe, chia sẻ những mong muốn của các cá nhân, thể hiện sự
tin tưởng và gắn bó. Hãy đặt câu hỏi cho mình rằng cái đích chúng ta hướng đến mối
quan hệ ấy là gì? Nếu chúng ta muốn nâng niu, giữ gìn, phát triền mối quan hệ thì
chúng ta sẽ có cách. Hơn hết, chúng ta cần yêu thương bản thân mình, tích cực học
hỏi, tinh tế và đủ mạnh mẽ. Bởi chúng ta là ai, chúng ta đang đứng ở đâu, kinh nghiệm
chúng ta như thế nào, những giá trị tại thời điểm chúng ta hướng đến như thế nào,
chúng ta sẽ chọn bạn, các tương tác xã hội, các mối quan hệ xã hội phù hợp với điểm
xuất phát của chúng ta.

PHẦN IV. ỨNG PHÓ VỚI CÁC TỔN THƯƠNG TÂM LÝ VÀ
CẢM XÚC TIÊU CỰC TRONG MỐI QUAN HỆ VỢ CHỒNG

Các tổn thương tâm lý và cảm xúc trong cuộc sống nói chung và trong các mối
quan hệ liên cá nhân có thể đến từ bất kỳ đâu. Vì vậy, việc nhận biết, có kỹ năng và
khả năng ứng phó với các khó khăn và tổn thương này là điều vô cùng quan trọng để
giữ được một mối quan hệ vợ chồng lành mạnh và lâu dài, cũng như một gia đình, tổ
ấm bền vững.

16



1. Q trình cơ bản trong việc ứng phó với các tổn thương và cảm xúc tiêu
cực trong quan hệ vợ chồng
Trước tiên, đã ứng phó với các cảm xúc tiêu cực trong mối quan hệ vợ chồng,
chúng ta cần nhận diện nguyên nhân, đánh giá khả năng ứng phó của cá nhân, và
cuối cùng là đương đầu với các khó khăn và tổn thương này.
a. Nhận diện nguyên nhân
Nhận diện nguyên nhân là bước thiết yếu đầu tiên, vì trong mối quan hệ vợ
chồng trong gia đình, như đã đề cập ở trên, có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến
các cảm xúc tiêu cực hoặc tổn thương về mặt tâm lý. Chỉ khi xác định được các
nguyên nhân này, cá nhân và bạn đời mới có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng
của tổn thương hay cảm xúc tiêu cực này, từ đó có thể xác định được các cách ứng
phó cần thiết và phù hợp.
Nhận diện nguyên nhân đòi hỏi vợ chồng cần hiểu được cảm xúc của bản thân
và cảm xúc của người còn lại trong mối quan hệ, đánh giá chính xác các nguyên nhân
gốc rễ và các yếu tố gây kích động về mặt cảm xúc, và cuối cùng là chấp nhận các
nguyên nhân này một cách không đánh giá.
Cảm xúc là những dữ liệu mang tính trung lập - khơng tích cực cũng khơng tiêu
cực. Nhận biết được điều này có thể giúp cá nhân gần gũi hơn với vợ/chồng của mình.
Nó giúp các cặp vợ chồng có thể thảo luận, giao tiếp về cảm xúc của mình mà khơng
sợ bị đánh giá. Cảm xúc - đặc biệt cảm xúc là sợ hãi, đau đớn và buồn bã - cho chúng
ta biết những gì đang diễn ra trong cuộc sống nội tâm của mình: chúng ta cần gì,
chúng ta muốn gì và chúng ta phải đấu tranh, thay đổi ở điểm nào. Trong hôn nhân, vợ
chồng cần giúp nhau khám phá và đáp ứng những nhu cầu tình cảm của mình. Sau khi
các cặp vợ chồng có thể nói về những cảm xúc đó và xác định được những nhu cầu
đó, họ có thể phát triển một chiến lược thích hợp để đáp lại những cảm xúc đó.
Như trong câu nói “Chúng ta chỉ làm tổn thương những người chúng ta yêu
thương”, mối quan hệ càng thân thiết thì khả năng xảy ra mâu thuẫn giữa các cá nhân
càng cao. Các thành viên trong gia đình có thể “ít có khả năng hơn các thành viên


17


khơng phải gia đình để cho phép một hành vi tiêu cực như một lời nói gây tổn thương
hoặc hành vi gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với các thành viên khác”
(Vangelisti, 1994). Đặc biệt, với mối quan hệ vợ chồng, việc mong muốn và cho rằng
đây là một mối quan hệ lâu dài, “cả đời” có thể dẫn đến việc mong đợi vợ hoặc chồng
của mình khơng thực hiện các hành vi, lời nói gây mâu thuẫn hoặc tổn thương cao hơn
so với các mối quan hệ khác. Điều này có thể dẫn đến việc cá nhân xây dựng một hình
mẫu lý tưởng cho bạn đời của mình và có những kỳ vọng cao đối với vợ/chồng của
mình. Những kỳ vọng này càng làm tăng khả năng dễ bị tổn thương bởi vợ hoặc
chồng của mình. Bên cạnh đó, sự gần gũi trong mối quan hệ cũng có thể ảnh hưởng
đến khả năng giao tiếp giữa hai cá nhân.
b. Đánh giá khả năng ứng phó của cá nhân
Khi đối diện với các cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, mỗi cá nhân lại có các mức
độ bị ảnh hưởng cũng như cách ứng phó với các tổn thương này khác nhau. Khi các
cặp vợ chồng gặp phải những sự kiện gây nên cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ (ví dụ, tức
giận phát sinh từ bất đồng, thất vọng và trải nghiệm sự phản bội), họ thường rơi vào
phương thức tương tác nguyên thủy, theo hướng sinh tồn. Trong những tương tác này,
vợ hoặc chồng liên tục cố gắng biện minh cho hành vi của mình; chỉ trích người cịn
lại một cách gay gắt, mang tính khinh thường; đưa ra các kết luận chung tiêu cực,...
Những hành vi này khiến cho con người gặp khó khăn trong việc ứng phó với các cảm
xúc tiêu cực và giữ được mối quan hệ lâu dài, bền vững. Nếu các cặp đơi có khả năng
điều hịa cảm xúc tốt thì các cặp đơi sẽ dễ dàng thốt khỏi những trạng thái tiêu cực
này hơn. Nếu nỗ lực điều chỉnh cảm xúc thành công, các cặp vợ chồng sẽ đi vào trạng
thái ít kích thích cảm xúc hơn, có lợi hơn cho các hành vi giao tiếp hiệu quả, để chữa
lành tổn thương và cuối cùng là giải quyết xung đột tiềm ẩn.
Tuy nhiên, khả năng này là khác biệt với mỗi cá nhân do các yếu tố như tính
cách, bối cảnh lớn lên, mức độ luyện tập, v.v. Vì vậy, để ứng phó với các cảm xúc này,
sẽ có trường hợp các cặp vợ chồng cần đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc các nhà

tư vấn, trị liệu để có một lộ trình hay kế hoạch để ứng phó, chữa lành với các tổn
thương tâm lý và cảm xúc này. Vì vậy, việc đánh giá chính xác khả năng ứng phó của
mỗi cá nhân trong các tình huống khó xử hay các tình huống mâu thuẫn và nảy sinh
18


cảm xúc tiêu cực là bước quan trọng thứ hai để quyết định được cách mà mỗi cá nhân
trong mối quan hệ vợ chồng có thể ứng phó với các kích thích tiêu cực này.
c. Đương đầu với các khó khăn và tổn thương
Q trình ứng phó và chữa lành với các tổn thương và cảm xúc tiêu cực cần cặp
vợ chồng có sự quan tâm đến nhau. Kế hoạch giải quyết nhu cầu tình cảm, mong
muốn của các cá nhân trong mối quan hệ vợ chồng nên được thực hiện một cách kịp
thời. Để ứng phó với các cảm xúc này, các cặp vợ chồng cần sử dụng một hoặc nhiều
biện pháp khác nhau sao cho phù hợp với giá trị, các nhu cầu và cảm xúc của mỗi cá
nhân.

2. Các biện pháp giảm thiểu và ứng phó với cảm xúc tiêu cực
a. Sử dụng các phương pháp trị liệu
Việc sử dụng các phương pháp trị liệu, đặc biệt là phương pháp nhận thức và
hành vi đã được dùng rất rộng rãi để hỗ trợ con người ứng phó với nhiều vấn đề tâm
lý, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến mối quan hệ liên cá nhân.
Phương pháp trị liệu nhận thức hành vi cho các cặp đôi (Cognitive-Behavioral
Couple Therapy hay CBCT) là một phương pháp giúp các cặp vợ chồng hiểu những
khó khăn của họ để nâng cao hạnh phúc trong mối quan hệ của họ bằng cách xác định
và thách thức các quá trình đang diễn ra trong tương tác của đối tác đồng thời tính đến
các yếu tố bên ngồi có thể ảnh hưởng đến họ. Để làm được như vậy, CBCT không
chỉ dựa vào các can thiệp hành vi trong việc điều trị các khó khăn của các cặp vợ
chồng, mà cịn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu các yếu tố nhận thức,
tình cảm và mơi trường khác nhau ảnh hưởng đến hoạt động của một cặp vợ chồng
(Fischer, 2016). Các biện pháp can thiệp CBCT cũng nhằm mục đích giúp các cặp vợ

chồng xác định, điều chỉnh và thể hiện các cảm xúc mạnh mẽ hoặc các cảm xúc tiêu
cực nảy sinh trong và ngoài các buổi trị liệu. Bằng cách đó, các nhà trị liệu CBCT
giúp các cặp vợ chồng phát triển khả năng quan sát và thay đổi suy nghĩ, các suy nghĩ

19


mang tính giả định và các tiêu chuẩn sẵn có của họ, cũng như xác định những tác động
mà cách cư xử, suy nghĩ, diễn giải và cảm nhận của họ đến mối quan hệ của họ.
Các kỹ thuật can thiệp thường được sử dụng trong CBCT bao gồm phát triển
kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột, tái cấu trúc nhận thức, cải
thiện việc xác định và thể hiện cảm xúc, cải thiện việc thể hiện tình cảm và sự gợi cảm
giữa các đối tác cũng như tăng cường chức năng tình dục và phát triển khả năng chấp
nhận và khoan dung những điều khác biệt và khơng tương thích.
● Đào tạo giao tiếp
Đào tạo giao tiếp là một tính năng trung tâm của CBCT nhằm mục đích nâng
cao cách mà các cặp vợ chồng diễn đạt và lắng nghe mà khơng chỉ trích hoặc cơng
kích. Để hướng dẫn đào tạo giao tiếp trong CBCT, nhà trị liệu phải học cách nhận biết
và xác định các hành vi rối loạn chức năng được thể hiện bởi một trong hai đối tác
trong các buổi trị liệu, cũng như xác định các cảm xúc và niềm tin làm nền tảng cho
các tương tác đó để giúp các cặp vợ chồng phát triển các cuộc đối thoại phù hợp và
hữu ích hơn (Christensen, 2010). Người nói được hướng dẫn dẫn cách bày tỏ trải
nghiệm và cảm xúc chủ quan của mình trong mối quan hệ. Người nghe được hướng
dẫn thể hiện sự cởi mở, không phán xét và phản hồi tích cực với sự đồng cảm và tôn
trọng thông qua việc sử dụng các minh chứng, phản ánh và tóm tắt khơng lời để giúp
người nói mơ tả thêm cảm xúc và suy nghĩ của họ và cảm thấy được lắng nghe.
● Giải quyết vấn đề và xung đột
Trong CBCT, năm chiến lược thường được sử dụng để giúp các cặp vợ chồng
phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề (Oliver et al, 2009). Đầu tiên, các cặp vợ chồng
phải xác định một vấn đề mà họ muốn giải quyết. Thứ hai, nhà trị liệu giúp họ hiểu

được ý nghĩa của vấn đề này đối với họ bằng cách xác định nhu cầu cơ bản của từng
cá nhân. Thứ ba, các cá nhân được yêu cầu đề xuất nhiều giải pháp mà họ có thể nghĩ
ra bằng cách động não để tăng cảm giác tập trung, tăng khả năng đánh giá và cân nhắc
trong mối quan hệ. Điều này đặc biệt hữu ích trong các trường hợp xung đột nghiêm
trọng. Thứ tư, các cá nhân được yêu cầu cùng nhau lựa chọn một giải pháp có thể đáp
ứng mong muốn của cả hai đối tác, mặc dù có thể họ sẽ khơng được thỏa mãn như
20


nhau. Bước thứ năm là thực hiện các giải pháp này trong một khoảng thời gian nhất
định dưới sự giám sát và chia sẻ, phản hồi qua các phiên trị liệu. Sau đó sẽ có một
cuộc thảo luận giữa các bên để đánh giá lại giải pháp này và nếu một cá nhân cảm
thấy khơng hài lịng với giải pháp này, một giải pháp mới có thể được lựa chọn.
● Tái cơ cấu nhận thức (Cognitive Reconstructuring)
Các nhà trị liệu CBCT quan tâm đến việc xác định và giải quyết những cách thức
mà cá nhân xử lý thông tin và cách thức những sai lệch nhận thức này diễn ra, cụ thể
là sự chú ý có chọn lọc, những quy định, kỳ vọng, giả định và tiêu chuẩn không thực
tế hoặc khơng phù hợp, có liên quan đến những cảm xúc và hành vi tiêu cực trải qua
trong mối quan hệ. Do đó, các can thiệp nhận thức được sử dụng trong CBCT nhằm
mục đích giúp các cặp vợ chồng học cách phát hiện và đánh giá mức độ phù hợp của
nhận thức của họ. Những can thiệp này cho phép các cặp vợ chồng mở rộng quan
điểm của họ về mối quan hệ bằng cách đạt được sự hiểu biết lẫn nhau về cách người
kia suy nghĩ và diễn giải các sự kiện. Các cá nhân cũng sẽ bắt đầu dự đốn tác động
của những diễn giải đó đối với mối quan hệ hay cách tương tác giữa họ và vợ hoặc
chồng của mình.
● Nhận biết và thể hiện cảm xúc
Trong CBCT, những cảm xúc bị các cá nhân hạn chế, tránh né, kìm nén hoặc thể
hiện thái quá có tác động tiêu cực đến mối quan hệ và sự hài lòng về mối quan hệ của
một cặp vợ chồng (Christensen, 2010). Những cá nhân không bộc lộ cảm xúc thường
xa cách hơn và ít tương tác trong mối quan hệ của họ hơn, và cuối cùng dẫn đến việc

giảm sự thân mật và thỏa mãn giữa các cá nhân trong mối quan hệ. Do đó, các kỹ
thuật can thiệp CBCT đã được phát triển để xác định, sửa đổi và nâng cao khả năng
chịu đựng các cảm xúc tiêu cực. Bằng cách nâng cao khả năng nhận biết, thể hiện và
khả năng chịu đựng những cảm xúc tiêu cực, nhà trị liệu CBCT cũng có thể giúp các
cặp vợ chồng xác định nguồn gốc của sự không hài lòng trong mối quan hệ của họ và
cuối cùng, thúc đẩy mức độ gần gũi giữa các cá nhân.
● Thể hiện các vấn đề tình cảm hoặc hoạt động tình dục

21


Việc thiếu tình cảm hoặc việc thể hiện tình cảm khơng phù hợp và sự khơng hài
lịng về chất lượng hoặc tần suất quan hệ tình dục thường được nhắc đến trong các
buổi trị liệu cặp đôi. Các kỹ thuật CBCT nhằm mục đích cải thiện hạnh phúc tình dục
ở các cặp vợ chồng bao gồm nhiều chiến lược và bài tập cho phép mở rộng và đa dạng
hóa các hành vi tình dục cho các đối tác và đã được chứng minh là có hiệu quả để giải
quyết sự khơng thỏa mãn tình dục và các rối loạn chức năng tình dục khác nhau.
● Chấp nhận và khoan dung với sự khác biệt
Jacobson và Christensen (1996) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chấp nhận
và khoan dung để các hành vi mới tích cực hơn được phát triển trong q trình trị liệu
CBCT. Việc khơng chấp nhận những khác biệt cá nhân cơ bản giữa các bên trong một
mối quan hệ vợ chồng có thể dẫn đến sự tranh cãi hoặc cảm xúc ốn giận. Do đó,
Jacobson và Christensen đã phát triển các biện pháp can thiệp nhằm mục đích chấp
nhận những khác biệt cơ bản, những mâu thuẫn tiềm ẩn hoặc sự khơng tương thích
giữa các cặp vợ chồng. Để đạt được mục tiêu này, CBCT hướng đến ba mục tiêu: chấp
nhận, khoan dung và thay đổi.

Ngoài phương pháp trị liệu CBCT, hiện nay cịn có nhiều phương pháp khác đã
được phát triển và sử dụng để trị liệu cho các cặp đôi, như liệu pháp trị liệu tập trung
vào cảm xúc (Emotionally Focused Therapy), phương pháp trị liệu tường thuật

(Narrative Therapy), v.v.

b. Các cách ứng phó từ các cá nhân trong mối quan hệ
Các cảm xúc tiêu cực và khó khăn trong tâm lý có thể bắt nguồn từ rất nhiều
vấn đề. Vì vậy, khi ứng phó với các cảm xúc này, việc học được các giữ cảm xúc tích
cực và thực hiện các hành động làm tăng tính gần gũi, bền vững cho mối quan hệ vợ
chồng là vơ cùng quan trọng. Điều này có thể liên quan trực tiếp đến khả năng điều
chỉnh cảm xúc của mỗi cá nhân (Bloch, 2014). Một trong những phương pháp có thể
làm tăng khả năng điều chỉnh cảm xúc bao gồm: chia sẻ các suy nghĩ tiêu cực của cá
22


nhân với vợ hoặc chồng, cởi mở hơn với những sự khác biệt giữa các cá nhân trong
mối quan hệ, học cách chấp nhận và tha thứ cho bản thân và vợ hoặc chồng, thực hành
chánh niệm, giao tiếp một cách gần gũi và chân thật với vợ hoặc chồng của mình về
các mong muốn hoặc yêu cầu, theo đuổi các sở thích, thú vui cá nhân để cân bằng đời
sống tinh thần, đời sống gia đình và đời sống cá nhân, v.v.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngơ Cơng Hồn, Tâm lý học gia đình, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I
Vũ Dũng, Từ điển Tâm lí học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, NXB Từ điển
Bách khoa, 2008.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ““Nhận diện” vai trò người đàn ông trong gia
đình

hiện


đại”.

[Trực

tuyến].

Địa

chỉ:

/>/ [Truy cập ngày 15/10/2021].
Trần Thị Thúy Vinh, Sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dưới ảnh
hưởng của việc phân cơng vai trị giới trong gia đình, Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học,
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2011.
Hồng Bá Thịnh, Giáo trình Xã hội học về giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2008.
PGS. TS. Trần Thu Hương, Các tổn thương tâm lý cảm xúc, Bài giảng Tâm lý
học gia đình, Đại học KHXH&NV, 2021.
Nguyễn Đỗ Hương Giang, Lèng Thị Lan, “Vai trị của nữ giới trong gia đình qua
một số nghiên cứu xã hội học”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái
Nguyên, 112(12)/1: 213 - 217, 2013.
Proulx C., Helms H., Buehler C. (2007). Marital Quality and Personal
Well-Being: A Meta-Analysis. Journal of Marriage and The Family - J MARRIAGE
FAM. 69. 576-593. 10.1111/j.1741-3737.2007.00393.x.
Kowalski, R. M. (2016), Behaving badly: Aversive behaviors in interpersonal
relationships. Washington, DC: American Psychological Association
Fischer M. S., Baucom D. H., Cohen M. J. Cognitive-behavioral couple
therapies: Review of the evidence for the treatment of relationship distress,
24



psychopathology, and chronic health conditions. Family Process. 2016; 55(3):
423-442. DOI: 10.1111/famp.12227
Christensen A. A unified protocol for couple therapy. In: Hahlweg K,
Grawe-Gerber M, Baucom DH, editors. Enhancing Couples: The Shape of Couple
Therapy to Come. Göttingen: Hogrefe; 2010. pp. 33-46
Oliver P. H., Margolin G. (2009). Communication/problem-solving skills
training. In: O'Donohue WT, Fisher JE, editors. General Principles and Empirically
Supported Techniques of Cognitive Behavior Therapy. Hoboken, NJ: John Wiley.
Jacobson N. S., Christensen A. (1996) A Norton Professional Book. Integrative
Couple Therapy: Promoting Acceptance and Change. New York: W W Norton & Co.
Bloch L., Haase C. M., Levenson R. W. (2014) Emotion regulation predicts
marital satisfaction: More than a wives' tale. Emotion. doi:10.1037/a0034272
Perel, E. (2017). The state of affairs: Rethinking infidelity. New York : Harper,
an imprint of HarperCollinsPublishers.
Gottman, J. M. (1994). Why maniages succeed or fail. New York: Simon &
Schuster.

25


×