Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp theo luật đất đai 2013 so với 2003 và hạn chế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.08 KB, 17 trang )

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

Từ nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta trên cơ sở xây dựng chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai, đã luôn quan tâm tới việc quản lý thống nhất vốn đất quốc
gia từ trung ương cho tới từng địa phương. Vấn đề quản lý đất khơng đơn thuần
chỉ là xây dựng, kiện tồn các hệ thống cơ quan quản lý đất đai mà quan trọng
là nêu được các nội dung quản lý, quy định chặt chẽ về mặt pháp lý của các nội
dung đó. Một trong những chính sách tiêu biểu trong lĩnh vực quản lý đất đai
khá quan trọng đó là quy định hạn mức sử dụng các loại đất. Trong lĩnh vực
nông nghiệp cũng vậy, Đảng và Nhà nước ta cũng chú trọng vấn đề quy định
hạn mức sử dụng đất nông nghiệp. Nhưng từ thực tiễn áp dụng thì vẫn cịn một
số vấn đề nảy sinh.
Hiện nay,có quan điểm cho rằng pháp luật khơng nên quy định về hạn mức đất
vì như vậy sẽ là nguyên nhân cản trở phát triển hàng hóa,làm hạn chế sự phát
triển mơ hình kinh tế trang trại ở nông thôn. Tuy nhiên,kinh nghiệm ở nhiều
nước cho thấy chỉ khi nào nông nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ
cấu kinh tế,dân số và lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dân
số lao động thì chế độ hạn điền mới có thể xóa bỏ được. Cần khẳng định rằng
trong điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của Việt Nam,việc quy định hạn mức đất
vẫn là cần thiết nhưng cần duy trì nó như thế nào để khơng trở thành một yếu tố
cản trở sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và tăng năng suất lao động trong
nơng nghiệp mới là điều cần bàn. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của những đối tượng sử dụng đất. Là điều kiện để
người sử dụng đất chọn hình thức khai thác cơng dụng của đất một cách hợp lý
nhất.


B. PHẦN NỘI DUNG
I.



Khái niệm về nhóm đất nơng nghiệp:

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp được
hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn và những loại cây
được coi là lương thực. Tuy nhiên trên tực tế việc sử dụng đất nông nghiệp
tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần chỉ là để trồng lúa, hoa màu mà còn
dùng vào mục đích chăn ni gia súc, ni trồng thủy sản hay để trồng các cây
lâu năm…
Theo Điều 42 Luật đất đai năm 1993 thì quy định như sau: “Đất nơng nghiệp là
đất để xác định mục đích chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như
trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông
nghiệp”.
II.

Khái niệm và ý nghĩa của hạn mức đất

1. Khái niệm hạn mức đất
Theo quy định của Luật đất đai năm 1993, có thể hiểu về khái niệm hạn mức đất
như sau : Đó là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình và cá nhân được phép sử dụng
trên cơ sở đất được Nhà nước giao,nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác
hoặc do khai hoang phục hóa.
Với quy định của luật đất đai năm 1993 khái niệm hạn mức đất có thể coi là hạn
mức sử dụng đất trên thực tế. Luật đất đai năm 2003 quy định hạn mức đất tại Điều
70 với thuật ngữ: “ Hạn mức giao đất” nhằm khống chế diện tích đất mà cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, tránh
hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn, đồng thời đây cũng là cơ sở
pháp lý để giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của hộ gia đình, cá nhân mà



quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước giao đất (còn hạn mức
chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân lại được quy định
tại khoản 3 Điều 71 Luật đất đai năm 2003).
Như vậy, hạn mức giao đất theo quy định tại Điều 70 Luật đất đai năm 2003 có thể
hiểu là: Diện tích đất tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở
đất được Nhà nước giao sử dụng vào mục đích nơng, lâm nghiệp. Diện tích này
được xác định theo từng loại đất nơng nghiệp cho từng vùng, từng địa phương khác
nhau.
2. Ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất
Việc quy định hạn mức đất vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế,ý nghĩa về mặt xã
hội xuất phát từ những lý do sau :


Việt Nam là một nước đi lên từ nền kinh tế nơng nghiệp,có hơn 80% dân số
làm nghề nơng; đất đai,đặc biệt là đất nơng nghiệp chính là nguồn sống,là điều
kiện để sinh tồn và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Vì vậy để đảm bảo cho người
sản xuất nơng nghiệp có đất để sản xuất khi có nhu cầu,tránh tình trạng tích tụ
tập trung đất đai với mục đích đầu cơ đất dẫn tới sự phân hóa giai cấp ở nơng
thơn thì việc quy định hạn mức đất là hết sức cần thiết trong cơ chế thị trường
tạo ra sự cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế với ổn định xã hội;



Việc quy định hạn mức đất hợp lý sẽ cho phép sự tích tụ tập trung đất đai
phù hợp khuyến khích những người lao động giỏi bằng khối óc và bàn tay lao
động của mình có thể làm giàu chính đáng trong phạm vi hạn mức đất mà Nhà
nước cho phép sử dụng;


Việc cho phép tích tụ tập trung đất đai trong hạn mức hoặc có thể th ngồi




hạn mức sẽ khuyến khích mơ hình kinh tế trang trại phát triển,góp phần giải
quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Giải quyết vấn đề:

III.

Luật đất đai năm 2013 quy định hạn mức sử dụng đất nơng nghiệp có điểm
gì khác biệt so với Luật đất đai năm 2003? Bình luận sự khác biệt trên?
Việc quy định hạn mức sử dụng đất nơng nghiệp có những ưu điểm và hạn
chế?
1.

Căn cứ pháp lý:

Thứ nhất:
Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp ( Luật đất đai 2013).
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q 10
ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường,
thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q 30 ha đối với mỗi
loại đất:

a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất.


4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây
hàng năm, đất ni trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất khơng
q 05 ha.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì
hạn mức đất trồng cây lâu năm khơng q 05 ha đối với xã, phường, thị trấn
ở đồng bằng; không quá 25 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền
núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn
mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 ha.
5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử
dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và khơng tính vào hạn mức giao đất
nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất
có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào
sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng
rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi
hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5
Điều này.
7. Đối với diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngồi
xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được
tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào
hạn mức giao đất nơng nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.



Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất
cho hộ gia đình, cá nhân gửi thơng báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia
đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nơng
nghiệp.
8. Diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng,
thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng
quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khốn, được Nhà nước cho th đất khơng
tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều này.
Thứ hai:
Điều 70. Hạn mức giao đất nông nghiệp ( Luật đất đai năm 2003).
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q 03 ha đối với mỗi loại đất.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10
ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với các xã,
phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá
nhân khơng q 30 ha đối với mỗi loại đất.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây
hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất khơng
q 05 ha.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn
mức đất trồng cây lâu năm là không quá 05 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở
đồng bằng; không quá 25 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn
mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25 ha.


5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử

dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá hạn mức giao đất
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và khơng tính vào hạn mức giao đất
nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Chính phủ quy định cụ thể hạn mức giao đất đối với từng loại đất của từng vùng.
Làm rõ vấn đề:
Nhìn chung khi đối chiếu giữa 02 Điều luật này thì sẽ khơng có gì khác biệt quá
lớn, Điều 129 Luật đất đai năm 2013 hầu như thừa kế tất cả các quy định về hạn
mức giao đất nông nghiệp trong Điều 70 của Luật đất đai năm 2003. Hạn mức giao
đất nông nghiệp của các loại đất nông nghiệp tương ứng với nhau, nhưng khi xem
xét kỹ thì chúng ta có thể nhận thấy rằng:
Khoản 1 Điều 129 Luật đất đai năm 2013:
“1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương khác”.
Khoản 1 Điều 70 Luật đất đai năm 2003:
“ 1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q 03 ha đối với mỗi loại đất”.
Điều 129 Luật đất đai năm 2013 quy định về “ hạn mức giao đất nông nghiệp”,
tương ứng với nội dung của Điều 70 Luật đất đai năm 2003. Xét về tổng thể, 2 điều
khoản này có nội dung tương đối giống nhau. Tuy nhiên, Điều 129 Luật đất đai
năm 2013 đã quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn về hạn mức giao đất trồng cây


hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực
tiếp sản xuất nông nghiệp. Khác với khoản 1 Điều 70 Luật đất đai năm 2003 là quy
định chung về hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất

làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng quá 03 héc ta với mỗi loại đất,
khoản 1 Điều 129 Luật đất đai năm 2013 quy định riêng về diện tích đất tối đa cho
mỗi loại đất đối với từng vùng, đó là hạn mức đất trồng cây hàng năm, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối cho mối hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng
nghiệp là không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long và
không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
khác. Luật đất đai quy định như vậy có sự bất bình đẳng giũa các khu vực hay
khơng ? Sở dĩ có sự phân chia đó, các nhà làm luật căn cứ vào các lý sau đây:

-

Thứ nhất:

Do diện tích đất nơng nghiệp của hai vùng này có diện tích lớn riêng đồng bằng
sông Cửu Long 2970334 ha chiếm 67,1⁒ diện tích đất nơng nghiệp trong cả nước,
đây là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước, vùng xuất khẩu gạo chủ yếu của
nước ta. Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực và xuất khẩu
lương thực cả nước.
Cịn khu vực Đơng Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả
nước. Hai khu vực này có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất
nước. Sự khác biệt này xuất phát từ vị trí địa lý đặc biệt của khu vực Đông Nam
Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực Đông Nam Bộ nằm trong


vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát
triển trồng cây công nghiệp như địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung
bình 200-300m thích hợp cho việc trồng và tập trung hố các cây cơng nghiệp, đất
badan khá màu mỡ (khoảng 40% diện tích của vùng)đất xám bạc màu (phù sa cổ)
thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây cơng nghiệp trên quy mơ lớn,

khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Hệ thống
sông Đồng Nai với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng
và phát triển các cây công nghiệp. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa
lớn nhất của cả nước, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông
nghiệp về trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản như có diện tích đất phù sa lớn
(khoảng 4 triệu ha), đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm 30% diện tích
đồng bằng), rất màu mỡ, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu, thuận lợi cho
sản xuất nơng nghiệp, khí hậu nóng quanh năm, ít chịu tai biến do khí hậu gây ra,
thuận lợi cho việc trồng trọt, nhất là trồng lúa, có hệ thống sông Mê Công với
lượng nước dồi dào, kênh rạch chằng chịt, đó là nguồn cung cấp nước để thau
chua, rửa mặn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
-Thứ hai:
Do đặc điểm tự nhiên và điều kiện canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông
Nam Bộ có đăc điểm khác so với các khu vực khác. Như địa hình ở hai vùng này
có phần bằng phẳng hơn, các vùng khác địa hình chủ yếu là núi hoặc là đồng bằng
giữa núi là chủ yếu. Đất vùng ĐBSCL chủ yếu là đất phù sa được bù đắp từ hệ
thống sông Cửu Long thông qua hai nhánh sơng Tiền và sơng Hậu màu mỡ thích
hợp để thúc đẩy cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Cịn đối với khu vực Đơng
Nam Bộ chủ u là đất feralít màu mỡ thích hợp trồng cây cơng nghiệp.Với những
điều kiện thuận lợi nên việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp khơng phải bỏ ra
nhiều chi phí nhưng đem lại hiệu quả nhanh và cao. Khí hậu ở đồng bằng sông


Cửu Long và Đơng Nam bộ có phần ơn hịa hơn các vùng khác khi chỉ có hai mùa
đó là mùa mưa và mùa khô nên rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt,
trồng cây lương thực và cây công nghiệp lâu năm.
-Thứ ba:
Khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ, có truyền thống sản xuất nơng nghiệp lâu đời,
hoạt động kinh tế chính của hai vùng này là sản xuất nông nghiệp. Đa phần người
trong độ tuổi lao động ở hai khu vực này tham gia sản xuất nông nghiệp, với mật

độ dân số khá đông nên cần phải có diện tích đất nơng nghiệp lớn sản xuất để đáp
ứng nhu trước tiên là nhu cầu lương thực thực phẩm cho vùng và sau đó đáp ứng
nhu cầu cho cả nước và hướng đến hoạt động xuất khẩu.
Như vậy, các nhà nghiên cứu luật và làm luật đã dựa trên nhưng ưu thế về điều
kiện tự nhiên và những yếu tố vừa nêu trên giữa các khu vực để quy định hạn mức
giao đất một cách hợp lý nhất, tạo điều kiện để các khu vực tận dụng những ưu thế
vốn có, phát triển tiềm năng một cách tối đa nhất và khai thác tối đa thế mạnh của
từng vùng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, gớp phần thúc đẩy nền kinh tế đất
nước ngày càng phát triển.

III. Ưu điểm và hạn chế việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp
Ưu điểm


Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế,
ý nghĩa mặt xã hội xuất phát từ những lí do sau:


Việt Nam là một đất nước đi lên từ nền kinh tế nơng nghiệp, có hơn 80% dân
số làm nghề nơng; đất đai, đặc biệt là đất đai nơng nghiệp chính là nguồn
sống, là điều kiện để sinh tồn và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Vì vậy, để
đảm bảo cho người sản xuất nơng nghiệp có đất để sản xuất khi có nhu
cầu,tránh tình trạng tập trung đất đai với mục đích đầu cơ tích trữ đất dẫn
đến sự phân hóa giai cấp ở nơng thơn thì việc quy định hạn mức đất là hết
sức cần thiết trong cơ chế thị trường tạo ra sự cân bằng hài hòa giữa phát



triển kinh tế với ổn định xã hội;
Việc quy định hạn mức sử dụng đất nơng nghiệp hợp lí sẽ cho phép tích tụ

tập trung đất đai phù hợp, khuyến khích những người lao động nơng nghiệp
và những người lao động lao động trí óc có thể làm giàu chính đáng trong



phạm vi hạn mức đất mà Nhà nước cho phép sử dụng;
Việc cho phép tích tụ tập trung đất đai trong hạn mức hoặc có người th
ngồi hạn mức sẽ khuyến khích mơ hình kinh tế trang trại phát triển, gớp



phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn;
Việc quy định hạn mức sử dụng đất nơng nghiệp có tác dụng tác động tích
cực đến đời sống ở nơng thơn, nó đảm bảo cho người dân có đất đai để sản
xuất, thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước ta là người cày có
ruộng. Đồng thời, nhằm đảm bảo sử dụng đất đai có hiệu quả, phục vụ tốt



các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước đặt ra;
Quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo cho người làm nông
nghiệp có đất để sản xuất nhằm khắc phục tình trạng chuyển đổi đất nơng



nghiệp, sang sử dụng mục đích đất phi nông nghiệp;
Việc quy định hạn mức sử dụng đất nơng nghiệp cịn xuất phát từ những
ngun nhân như tình trạng do thừa lao động nông nghiệp ở nông thôn, môi
trường quan giữa ruộng – đất – lao động trở nên hết sức căng thẳng. Đa số



nông dân thu nhập của họ chỉ đủ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu hằng
ngày, khơng có khả năng đầu tư thêm cho sản xuất nông nghiệp trên quy mơ
lớn và cũng khơng có khả năng đầu tư vào các lĩnh vực khác, vì vậy áp dụng
chính sách này là cần thiết. Chẳng hạn nếu khơng có quy định hạn mức sử
dụng đất nơng nghiệp thì một hộ gia đình hoạc cá nhân được giao q nhiều
đất, cịn những hộ gia đình hay cá nhân khác thì khơng có đất để sản xuất
điều này sẽ dẫn đến hệ quả bất bình đẳng giữa những người sử dụng đất.
Bên cạnh đó cịn dẫn đến hậu quả đáng tiếc nữa là khi có diện tích đất lớn
nhưng khơng biết canh tác thì sẽ khơng khai thác được hết cơng dụng của
đất, đồng thời sẽ khó khăn trong việc quản lý và cải thiện chất lượng của đất.


Từ đó làm đất bị lãng phí, bỏ trống, xói mịn, bạc màu….
Hiện nay , Nhà nước ta khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Viêc quy
định hạn mức sử dụng đất không có hạn chế đối với chủ trương khuyến
khích phát triển kinh tế trang trại vì việc quy định hạn mức đất nơng nghiệp
là rất cần thiết nhằm mục đích khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản
xuất, mở rộng quy mô, và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, gắn với dịch vụ chế biến và tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp. Việc quy định hạn mức sữ dụng đất nông nghiệp
đảm bảo cho việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý theo đúng quy hoạch, kế



hoạch sử dụng đất nơng nghiệp do Nhà nước đề ra.
Ngồi ra việc quy định hạn mức sử dụng đất có tác dụng khẳng định rõ ràng
ganh giới giữa Nhà nước và người sử dụng đất , tạo điều kiện để nhà nước
thực hiện cơng tác quản lí đất đai được tốt hơn. Đồng thời đó là căn cứ pháp
lí quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được quyền sử

dụng đất. Hơn nữa việc quy định hạn mức sử dụng đất nơng nghiệp nhằm
tạo tâm lí n tâm cho người sử dụng đất, bởi việc quy định hạn mức rõ


ràng khi giao đất giúp cho người sử dụng có cơ sở lập kế hoạch đầu tư đúng


đắn để thu được hiệu quả cao nhất.
Hiện nay có quan điểm cho rằng pháp luật không nên quy định về hạn mức
đất vì như vậy sẽ là nguyên nhân cản trở phát triển hàng hóa, làm cản trở mơ
hình phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn. Tuy nhiên, kinh nghiệm ở
nhiều nước cho thấy chỉ khi nào nông nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể
trong cơ cấu nền kinh tế, dân số và lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ
trong cơ cấu số lao động thì chế độ hạn điền mới sẽ bị xóa bỏ. Cần khằng
định rằng trong điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của Việt Nam, hạn mức sử
dụng đất vẫn là cần thiết nhưng vẫn duy trì nó như thế nào để khơng trở
thành một yếu tố cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và tăng năng
suất lao động trong nơng nghiệp đó mới là điều kiện căn bản.

Hạn chế:


Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang khuyến khích phát triển kinh tế trang
trại nếu như vậy thì cần phải có diện tích đất nơng nghiệp khá lớn để thực
hiện. Và việc quy định hạn mức đất được giao cho mỗi hộ cá nhân và gia
đình sẽ là một yếu tố cản trở cho kinh tế trang trại phát triển. Và nhóm xin
để cập đến một vấn đề trong giao đất nông nghiệp là thời hạn sử dụng đất
nông nghiệp như sau:Về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp, tâm tư nguyện
vọng của đa số người làm nông luôn muốn được kéo dài thời hạn sử dụng
đất nông nghiệp lên tới 90 năm, thậm chí khơng thời hạn. Xoay quanh về

vấn đề này có hai cách nhìn nhận về quy định hạn điền. Một loại ý kiến cho
rằng cần loại bỏ hạn điền để khuyến khích kinh tế trang trại quy mô lớn. Một
loại ý kiến ngược lại, muốn tiếp tục quy định hạn điền để tránh xu hướng
hình thành tầng lớp địa chủ mới và tầng lớp tá điền mới ở nông thôn. Nhưng
trên thực tế, các cơ quan quản lí Nhà nước tại địa phương khơng quản lí


được hạn điền, không phát hiện được những người sử dụng đất vượt hạn
điền và khơng xử lí được những người vượt hạn điền; Đầu tư cho nông
nghiệp là một loại đầu tư có chu kỳ dài, nếu muốn đầu tư có năng suất và
chất lượng cao thì cần phải có thời gian cho phù hợp. Nếu thời hạn sử dụng
đất ngắn thì sẽ khơng thể khuyến khích người dân đầu tư vào nông nghiệp,
để tạo động lực mới giải quyết được vấn đề “ Tam nông”, Luật Đất Đai năm


2013 cần phải sửa đổi.
Bên cạnh đó, việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp giữa các vùng
không đồng đều dễ dẫn đến những hiểu lầm trong nhân dân, tại sao vùng này
thì được giao nhiều cịn vùng thì được giao ít? Và dẫn đến những suy nghĩ
trong nhân dân hiểu sai lệch về chính sách của Nhà nước. Từ dó, dẫn đến



những mâu thuẫn trong quần chúng nhân dân.
Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp, có nghĩa là hộ gia đình, cá
nhân được giao tối đa bao nhiêu đất. Trong trường hợp, người dân có nhu
cầu sử dụng nhiều đất hơn trong sản xuất thì rất khó đáp ứng hoặc khơng thể




được đáp ứng để tiến hành hoạt động sản xuất.
Những quy định còn khập khiễng: Việc nâng cao hạn mức giao, sử dụng đất
nơng nghiệp 50 năm nhằm giúp nhân dân găn bó hơn với đất đai và yên tâm
đầu tư sản xuất; đảm bảo công bằng như doanh nghiệp được sử dụng 50
năm… suy cho thấu đáu thì lí lẽ trên chưa thật sự tồn diện, cịn khập
khiểng, chưa tính hết các yếu tố, tính chất, đặc trưng đối tượng sử dụng, mục
đích sử dụng từng loại đất và vì sao phải phân ra các loại đất nơng nghiệp,



đất phi nơng nghiệp và đất chưa sử dụng?.
Nước ta là một quốc gia trồng lúa, với diện tích đất nơng nghiệp chiếm 80%
và cũng trên 80% người dân làm nông nghiệp, nên hạn mức sử dụng đất
nông nghiệp cho người sử dụng càng trở nên quan trọng, đồng thời cũng là
vấn đề nhạy cảm.Dù người dân được cấp bao nhiêu thì cũng phải căn cứ vào


thực tế, đồng thời phải suy tính kỹ để hướng tới tương lai, tránh để lại những


hệ lụy hậu quả kéo dài.
Thời gian qua đã xảy ra rất nhiều vấn đề bất cập, khơng cơng bằng trong q
trình sử dụng, quản lý đất nông nghiệp như: người sử dụng đất chết đi có
người thừa kế, họ chuyển đổi nghề khác, chuyển đổi đi nơi khác, thay đổi
quốc tịch Việt Nam nhưng không tự nguyện giao lại đất nông nghiệp dẫn
đến có những hộ gia đình cịn rất ít người làm nơng nghiệp, thậm chí khơng



cịn ai sản xuất nơng nghiệp.

Luật Đất Đai năm 2003 quy định cụ thể nhóm đất nông nghiệp bao gồm
những loại đất nào nhưng không quy định cụ thể việc thu hồi với từng đối
tượng và từng loại đất – đây là một thiếu sót. Nếu không bổ sung ngay các
quy định phù hợp, đúng đắn về thời hạn giao và thu hồi đất nông nghiệp sẽ
xảy ra mâu thuẫn khó điều hịa trong nhân dân, nơng thơn. Từ đó, sự bần



cùng hóa của nhân dân sẽ xảy ra hậu quả khó lường.
Bên cạnh đó cơng tác quản lý về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của các
cơ quan có chức năng cịn hạn chế, quản lí chưa chặt chẽ. Từ đó tạo ra sự bất
bình đẳng cho người dân trong quá trình sử dụng và khai thác cơng dụng của



đất trong q trình sản xuất nơng nghiệp.
Những chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất
nông nghiệp của người dân con nhiều hạn chế, những chính sách hổ trợ cịn
ít và chưa có sự đồng bộ , bình đẳng giữa các vùng sản xuất nơng nghiệp. Vì
thế người dân sản xuất nông nghiệp không mặn mồi với việc khai thác công
dụng của đất đi đôi với việc bảo vệ đất, mà chỉ chú trọng làm sao trong thời
hạn sử dụng đât hợp pháp khai thác tối đa và quá mức cơng dụng của đất. Từ
đó làm cho diện tích đất nơng nghiệp khơng cịn khai thác được cơng dụng
vốn có của nó hoặc làm cho đất bị bạc màu khơng còn đủ chất dinh dưỡng
để tiếp tục hoạt động canh tác.

Những kiến nghị của nhóm về vấn đề hạn mức sử dụng đất nông nghiệp:


Thứ nhất, Nhà nước nên có nhiều hơn nữa những chính sách phát triển nơng

nghiệp trong cả nước, có những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn như chính sách phát
triển kinh tế trang trại, thì cần phải quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp phù
hợp với những cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu thực hiện mơ hình kinh tế trang
trại. Đồng thời bên cạnh cần tăng thêm thời hạn sử dụng đất nơng nghiệp vì muốn
sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả cao thì cần phải bỏ ra rất nhiều vốn để đầu tư và
muốn thu được lợi nhuận thì cần phải trải qua thời gian rất lâu dài nếu thời hạn sử
dụng ngắn thì sẽ gây thiệt thịi cho người được sử dụng đất.
Thứ hai, tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong việc thực hiện áp dụng hạn
mức sử dụng đất nơng nghiệp, tránh tình trạng quản lí không chặt chẽ gây mâu
thuẫn trong nhân dân. Kiên quyết xử lí đối với các cá nhân, hộ gia đình cố tình
vượt hạn mức sử dụng đất. Hơn nữa, phải tăng cường giám sát các hoạt động của
quần chúng nhân dân trong việc quản lí và sử dụng đất nơng nghiệp để có biện
pháp xử lí kịp thời. Đồng thời, xử lí cán bộ, người có thẩm quyền vi phạm trong
việc quản lí đất đai.
Thứ ba, Nhà nước nên thường xuyên xem xét lại tình hình sử dụng và hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp giữa các khu vực để tiến hành phân chia lại cho hợp lí, để
khai thác hết công dụng của đất nông nghiệp và mang lại hiệu quả cao nhất. Tránh
tình trạng vùng cần đất sản xuất thì khan hiếm, vùng sản xuất khơng hiệu quả thì bị
dư thừa, vì thế Nhà nước cần có những chính sách sao cho hợp lí tránh tình trạng
bất bình đẳng giữa các khu vực.
C.PHẦN KẾT LUẬN
Như đã phân tích trên, hạn mức sử dụng đất là một chế định rất quan trọng và nhạy
cảm, vì thế cần phải suy tính tồn diện về cơng tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ


quyền bình đẳng của cơng dân trước pháp luật, về sự ổn định, phát triển trước mắt
của quốc gia dân tộc. Cũng có thể nhận thấy được rằng hạn mức sử dụng đất nông
nghiệp được quy định trong Luật đất đai năm 2003 không phải cố định một cách
vĩnh viễn. Quy định này sẽ khơng cịn ý nghĩa khi nền cơng nghiệp, thương mại

dịch vụ phát triển, lúc đó sẽ có phân cơng lại lao động xã hội. Tuy nhiên, trong
hồn cảnh hiện nay, cơng nghiệp, dịch vụ thương mại của nước ta cịn chậm phát
triển, kinh tế nơng nghiệp là chủ yếu, lao động và cuộc sống của hàng triệu hộ
nông dân Việt Nam vẫn dựa vào nông nghiệp nên pháp luật đất đai hiện hành quy
định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là cần thiết …. Nhà nước ta cần phải
tăng cường các chính sách tiến bộ về ruộng đất đồng thời phải có những biện pháp
quản lý chặt chẽ về đất đai, để từ đó đảm bảo sự bình đẳng giũa những người sử
dụng đất. Hơn nữa, Nhà nước phải tăng cường sự quản lý, kiên quyết xử lý các
trường hợp sai phạm theo quy định của pháp luật.Có như vậy mới tạo được điều
kiện cho những nhân khẩu mới ở nông thôn, người làm nông nghiệp được chia
ruộng đất, yên tâm sản xuất, ổn định đời sống - Đây cũng là yếu tố cơ bản cho sự
phát triển của đất nước.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO








Giáo trình Luật đất đai
Luật đất đai năm 2003
Luật đất đai năm 2013








×