MỤC LỤC
Sinh viên.......................................................................................................4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do nghiên cứu đề tài
Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện sống và
phát triển của con người và các sinh vật trên Trái đất. Trong điều kiện hiện
nay đất đai ngày càng trở nên khan hiếm và có hạn. Đặc biệt là xu thế phát
triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới…thì vấn đề quản lý
về đất đai càng trở nên cấp thiết hơn. Nó đòi hỏi phải có một cơ chế chính
sách quản lý mới phải phù hợp với tình hình phát triển toàn cầu nói chung và
của Việt Nam nói riêng.
Luật đất đai 2003 ra đời với những quy định chặt chẽ hơn trong công
tác quản lý nhà nước về đất đai đã góp phần đưa đất đai từng bước được sử
dụng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và trở thành nội lực quan trọng
góp phần đưa đất đai từng bước được sử dụng có hiệu quả, đúng quy định của
pháp luật và trở thành nội lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của
đô thị, kinh tế xã hội. Một trong những công cụ quan trọng để quản lý quỹ đất
đai chặt chẽ, góp phần hình thành và phát triển thị trường bất động sản đó là
quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhằm quản lý
đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Công tác này có ý nghĩa thiết thực
trong quản lý, đáp ứng nguyện vọng của các tổ chức và công dân là được Nhà
nước bảo hộ tài sản hợp pháp và thuận tiện khi giao dịch thực hiện các quyền
và nghĩa vụ về đất đai theo quy định của pháp luật, tạo tiền đề hình thành và
phát triển thị trường bất động sản công khai lành mạnh.
Với mục tiêu và ý nghĩa như trên, công tác cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đã được đẩy mạnh, tuy vậy tiến độ thực hiện vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu công tác quản lý của Nhà nước và đòi hỏi của Nhân dân. Đề
khắc phục tình trạng trên, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư,
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
3
Chỉ thị hướng dẫn để đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận trên phạm vi cả
nước. Vì vậy, để góp phần làm rõ hơn về chính sách pháp luật đất đai nói
chung cũng như về thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở, những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của tồn tại và rút ra những bài
học kinh nghiệm từ thực tế, đề ra những giải pháp, em đã chọn đề tài:
“Những bất cập trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay”.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê: Hệ thống hoá các tài liệu
về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu thống kê-kiểm kê đất đai, các tài
liệu về tình hình quản lý sử dụng đất.
- Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp: Từ số liệu thu thập được tiến
hành phân tích các mối liên hệ có liên quan tới việc quản lý sử dụng đất và
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở để làm cơ sở đánh giá tình
hình khu vực.
- Nghiên cứu thực tiễn công việc, lấy thực tế để phân tích những thuận lợi
cũng như khó khăn mắc phải khi thi hành luật; từ đó rút ra phương hướng
khắc phục.
Nội dung và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về cơ sở khoa học của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở.
- Nghiên cứu thực trạng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ khi ban hành Luật Đất đai 2003.
- Tìm hiểu những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại trên.
Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp gồm:
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
4
Chương 1: Cơ sở khoa học của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở.
Chương 2: Thực trạng về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp khắc phục những bất cập còn tồn tại
trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
Trong thời gian thực tập chuyên đề thực tập chuyên ngành đã giúp em
củng cố kiến thức, phát huy được những kiến thức mà Thầy cô trong nhà
trường đã giảng dạy.
Do trình độ có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự quan tâm, góp ý của các Thầy cô trong Khoa Bất động sản và
Địa chính và Cô giáo, Th.s Phạm Lan Hương và toàn thể các cô, các chú và
các anh, các chị trong Phòng Đăng ký thống kê và đo đạc bản đồ của Sở Tài
nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà nội.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Cô giáo, Th.s Phạm Lan
Hương. Và cháu xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Chú Trần
Ngọc Tuấn-Cán bộ thụ lý hồ sơ-Phòng Đăng ký thống kê và đo đạc bản đồ.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn anh Hoàng Nguyễn Minh-Cán bộ thụ lý
hồ sơ đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đồng Thị Kim Liên
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
5
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Khái niệm và nội dung về đất đai và quản lý Nhà nước về đất đai
1.1.1. Khái niệm về đất đai
1.1.1.1. Bản chất của đất đai
Đất là vật thể thiên nhiên hình thành lâu đời do kết quả quá trình hoạt
động tổng hợp của 5 yếu tố gồm: đá, thực vật - động vật, khí hậu, địa hình và
thời gian. Tất cả các loại đất trên trái đất này được hình thành sau một quá
trình thay đổi lâu đời trong thiên nhiên. Chất lượng của đất phụ thuộc vào đá
mẹ, khí hậu và sinh vật sống trên đất và trong lòng đất.
Đất là lớp về mặt của trái đất, có khả năng cho sản phẩm cây trồng để
nuôi sống loài người. Mọi hoạt động của con người gắn liền với lớp bề mặt đó
theo thời gian và không gian nhất định. Chất lượng của đất phụ thuộc vào độ
phì nhiêu của nó.
1.1.1.2. Đặc điểm của đất đai
a. Đất đai không thể sản sinh và có khả năng tái tạo
Đất đai không thể sản sinh là do đất đai có đặc điểm là có vị trí cố định,
không thể di chuyển được. Đặc tính đó quyết định đến quy mô và giới hạn
của đất đai. Do vậy trên bề mặt trái đất diện tích đất đai là có hạn và diện tích
đất mà sử dụng được lại càng có hạn hơn. Hơn nữa con người không thể tạo
ra được đất đai mà chỉ có thể cải tạo được đất đai.
Đó là do đất đai có một thuộc tính tự nhiên đó là độ phì nhiêu của đất
đai. Độ phì nhiêu của đất đai là khả năng cung cấp nước và thức ăn cho cây
trồng, là sức sản xuất của đất đai. Do vậy khi khai thác, sử dụng đất đai đó
chính là khi người ta khai thác độ phì nhiêu của đất đai, nâng cao độ phì nhiêu
của đất đai. Vì thế cải tạo đất đai là cải tạo độ phì nhiêu của đất đai, bảo vệ
đất đai chính là bảo vệ độ phì nhiêu của đất đai.
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
6
Từ đặc điểm không thể tự sản sinh nhưng có khả năng tái tạo đã đặt ra
cho chúng ta hai vấn đề là: do đất đai không có khả năng tự sản sinh, vì thế
chúng ta phải biết cách khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có
hiệu quả. Mặt khác do đất đai có thể cải tạo được thông qua độ phì nhiêu của
nó mà đặt ra cho chúng ta phải có những biện pháp cải tạo độ phì nhiêu của
đất đai theo hướng tích cực, nâng cao độ phì nhiêu của đất đai; tăng cường áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong canh tác, khai thác và sử
dụng đất đai đồng thời phải có những biện pháp bảo vệ độ phì nhiêu của đất
đai để nhằm khai thác tốt khả năng sản xuất của đất đai đồng thời tăng khả
năng phục hồi và tái tạo độ phì nhiêu của đất đai.
b. Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người
Trong hoạt động sản xuất dù ở bất kỳ hình thức hoạt động nào thì con
người vẫn tác động tới đất đai một cách trực tiếp hay gián tiếp. Bởi vì, mọi
hoạt động sản xuất, sinh hoạt,… của con người đều cần phải sử dụng đất đai.
Vì đất đai là địa bàn để con người tiến hành những hoạt động sản xuất và sinh
sống của mình. Nếu không có mặt bằng thì không có bất kỳ một hoạt động
nào được diễn ra.
Do vậy con người sử dụng đất đai vào rất nhiều mục đích khác nhau.
Có thể là xây dựng nhà xưởng, khai thác khoáng sản,…; có thể làchuyển đổi
hiện trạng sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất ruộng thành
đất ở,…; có thể là biến đổi tính chất sử dụng của đất đai như từ đất xấu thành
đất tốt, nâng cao sức sản xuất của đất đai,… Con người làm rất nhiều việc từ
đất đai.
Dù con người không tạo ra được đất đai nhưng bằng lao động của mình
con người có thể cải tạo đất đai, biến đổi đất đai theo mục đích sử dụng của
mình. Do vậy đất đai không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩm
của lao động do con người tạo ra. Vì vậy đất đai là tư liệu sản xuất gắn liền
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
7
với hoạt động lao động của con người.
c. Đất đai mang tính chiếm hữu và sở hữu
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, từ xã hội nguyên thuỷ
cho đến xã hội ngày nay, từ trình độ phát triển thấp đến trình độ phát triển
cao, từ chế độ sở hữu này sang chế độ sở hữu khác mà chế độ sở hữu và
chiếm hữu đất đai đã xuất hiện từ lâu.
Chế độ sở hữu và chiếm hữu về đất đai gắn liền với chế độ xã hội khác
nhau trong từng thời kỳ phát triển. Ban đầu, trong xã hội nguyên thuỷ, chế độ
sở hữu và chiếm hữu đất đai được biết đến là chế độ sở hữu và chiếm hữu
cộng đồng. Mọi người đều có quyền khai thác và sử dụng đất đai.
Nhưng trong xã hội phong kiến hay tư bản chủ nghĩa thì chế độ sở hữu
và chiễm hữu cộng đồng chuyển sang chế độ sở hữu và chiếm hữu tư nhân. Ở
trong xã hội này ta mới nhận thấy vai trò to lớn của đất đai mang lại cho
người sở hữu nó. Sở hữu đất đai trong thời kỳ này không chỉ đem lại cho
người sở hữu nó lợi ích lớn về kinh tế mà còn mang lại cho người ta về quyền
lực chính trị và sự thống trị những kẻ không có đất. Đây là mặt tiêu cực của
chế độ sở hữu này vì nó tạo ra kẻ giầu người nghèo, mặt khác do phần lớn đất
đai nằm trong tay một số ít người sẽ được sử dụng kém hiệu quả, lãng phí và
suy thoái đất đai.
Mặt khác không chỉ sở hữu đất đai của cá nhân thể hiện đẳng cấp và địa
vị của mình mà nó còn có ý nghĩa đối với một quốc gia. Mỗi một quốc gia có
diện tích đất đai nhất định. Phần diện tích đó thể hiện chủ quyền của mỗi quốc
gia. Quyền lực và pháp lý của quốc gia đó được giới hạn bởi phần diện tích
này.
Đối với nước ta trong thời đại ngày nay thì đất đai thuộc sở hữu toàn
dân và Nhà nước là người đứng ra đại diện sở hữu. Người dân có quyền được
khai thác và sử dụng phần đất đai hợp pháp của mình một cách có hiệu quả và
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
8
tiết kiệm. Đồng thời cũng có nghĩa vụ đối với Nhà nước trong việc sử dụng
đất. Và ngược lại Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ những quyền lợi hợp pháp
của người sử dụng đất.
d. Đất đai mang tính đa dạng và phong phú
Xuất phát từ đặc điểm hình thành của đất đai cho thấy đất đai được
hình thành bởi 5 yếu tố đó là: đá mẹ, thổ nhưỡng. sinh vật, khí hậu và thời
gian. Gắn với từng vùng địa lý khác nhau trên trái đất mà có điều kiện khí hậu
khác nhau, địa hình thổ nhưỡng khác nhau và đặc biệt là sự đa dạng phong
phú của các loài sinh vật ở mỗi vùng mà hình thành nên những loại đất khác
nhau có những đặc điểm và tính chất đặc trưng riêng cho từng vùng và khu
vực đó. Đó là đặc điểm tự nhiên đa dạng và phong phú của đất đai.
Mặt khác như ta đã biết, đất đai không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà
còn là sản phẩm của lao động do con người tạo ra. Nên không chỉ nói đất đai
có đặc điểm tự nhiên đa dạng và phong phú. Mà còn phải nói đến đặc điểm
nhân tạo đa dạng và phong phú của đất đai. Bằng bàn tay và trí óc của con
người, mà con người không ngừng sáng tạo và biến đổi đất đai cho phù hợp
với mục đích sử dụng của mình, con người có thể cải tạo và biến đổi đất đai
theo ý muốn của mình để khai thác sức sản xuất của đất đai như biến đổi hình
thái của đất đai cho mục đích khai thác du lịch của mình, v.v.
Vấn đề đặt ra cho con người là phải biết cách khai thác và sử dụng đất
đai hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên có hạn này, chống suy thoái và sói mòn
về đất đai. Đồng thời con người phải biết khai thác triệt để lợi thế của đất đai,
đặc biệt là lợi thế so sánh của vùng đất đai. Mặt khác phải tích cực cải tạo,
nâng cao độ phì nhiêu của đất đai. Để làm tốt yêu cầu này thì trước hết chúng
ta phải có quy hoạch tổng thể và chi tiết về sử dụng đất đai trên phạm vi cả
nước và từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Và chúng ta phải nâng cao ý thức cho
người sử dụng đất về khai thác và bảo vệ đất đai.
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
9
1.1.1.3. Vai trò của đất đai
a. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là
điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên
Trái đất
Nếu không có đất đai thì loài người và mọi sinh vật trên thế giới không
thể tồn tại và phát triển được. Bởi vì đất đai có đặc điểm là địa bàn, là mặt
bằng, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Không có đất đai thì không
có bất kỳ một hoạt động sống nào tồn tại trên trái đất. Do vậy đất đai là điều
kiện cần cho sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác.
Đối với một quốc gia thì đất đai còn thể hiện chủ quyền lãnh thổ và
biên giới của quốc gia đó. Đất đai không chỉ đem lại tiềm lực về kinh tế mà
còn đem lại tài nguyên quý giá như khoáng sản, du lịch sinh thái, v.v. cho
quốc gia sở hữu phần diện tích đất đai đó.
b. Đất đai là vật mang sự sống và không gian sống, môi trường sống cho
muôn loài
Ở trên ta đã phân tích đất đai là điều kiện cần cho sự tồn tại và phát
triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Ở đây đất đai không chỉ
cung cấp địa điểm, mặt bằng, nơi ở cho con người mà con cung cấp nước,
thức ăn và không khí cho con người. Đó là những điều kiện sống không thể
thiếu mà mọi sinh vật trên trái đất cần đến.
Đất đai không chỉ cung cấp địa điểm là nơi sinh sống và tồn tại cho con
người và muôn loài, mà nó còn là nơi cung cấp thức ăn, không khí, nước,…
cho sự sống và phát triển của con người và các sinh vật khác.
c. Đất đai đóng vai trò là một vật cân bằng sinh thái
Đất đai một mặt là điều kiện cần cho sự tồn tại và phát triển của con
người và mọi sinh vật khác như ta đã nói ở trên. Mặt khác đất đai còn là nơi
hấp thụ các chất thải mà con người và các sinh vật khác thải ra. Đồng thời đất
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
10
đai còn được biết đến là nơi điều hoà không khí trên trái đất. Đây là vai trò rất
quan trọng vì nó rất có ý nghĩa trong việc cung cấp điều kiện sống cho sự
sống.
Hơn nữa vai trò cân bằng của đất đai còn thể hiện ở chỗ nó là nơi hấp
thụ các chất thải của các sinh vật đồng thời nó cũng là nơi cung cấp nguồn
thức ăn cho những sinh vật khác.
d. Đất đai đóng vai trò là kho dự trữ
Như ta đã phân tích ở trên, đất đai là nơi cung cấp điều kiện sống và
phát triển của muôn loài vì vậy có thể nói đất đai là kho dự trữ tự nhiên về
nguồn thức ăn, nước uống và không khí để thở.
Mặt khác đất đai còn là kho dự trữ những tài nguyên quý giá như: mỏ
than, dầu, quặng,… Đây thực sự là những tài nguyên quý giá đối với mỗi
quốc gia.
Mặc dù đất đai là kho dự trữ tự nhiên mà vì thế kho dự trữ này cũng có
hạn, do vậy con người phải biết cách khai thác và sử dụng hợp lý.
e. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất xã hội như là
một tư liệu sản xuất đặc biệt. Đất đai là địa bàn để thực hiện các hoạt
động của con người
Như ta đã biết, mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đều
cần phải có đất đai. Đất đai được biết đến như là một tư liệu sản xuất đặc biệt
của con người. Bởi vì, đất đai cung cấp địa điểm cho các hoạt động sản xuất
diễn ra, do vậy có thể coi đất đai như là một yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất. Mặt khác trong sản xuất nông nghiệp đất đai được coi như là đối tượng
sản xuất, người ta cải tạo đất đai, nâng cao sức sản xuất của đất đai để tăng
năng suất cây trồng, vật nuôi.
Người ta khai thác những lợi thế của đất đai để phát triển như: phát
triển khu du lịch sinh thái, v.v.
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
11
f. Đất đai vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên là vì nó được hình thành bởi các yếu
tố tự nhiên như: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, thổ nhưỡng và thời gian trải qua một
quá trình dài phong hoá đá mẹ thành đất. Đây là quá trình hình thành một
cách tự nhiên.
Đất đai cũng là sản phẩm của lao động, bởi khi đất đai tham gia vào
hoạt động sản xuất của con người, đất đai chịu tác động của con người như
khai thác, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất đai, biến đổi đất đai theo mục
đích sử dụng của con người. Khi đất đai được biến đổi để sử dụng theo ý
muốn của con người thì đất đai trở thành sản phẩm của lao động.
g. Đất đai thuộc sở hữu tư nhân và sở hữu cộng đồng
Do đất đai mang đặc điểm sở hữu và chiếm hữu gắn với từng điều kiện
chế độ xã hội khác nhau. Trong xã hội phong kiến và tư bản chủ nghĩa, đất
đai thuộc sở hữu tư nhân. Còn trong xã hội chủ nghĩa thì đất đai thuộc sở hữu
cộng đồng.
Nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa nên chế độ sở hữu đất đai là chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai và Nhà nước là người đại diện sở hữu. Không
có ai sở hữu tư nhân về đất đai. Tất cả mọi người đều được sử dụng đất đai
theo đúng quy định và có nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
h. Quỹ đất đai trên phạm vi Trái đất cũng như từng quốc gia là cố định
và có hạn
Do đặc điểm đất đai mang tính cố định và không thể sản sinh được.
Tính cố định không thể di chuyển được và không thể sản sinh được mà nó
quy định giới hạn diện tích của đất đai. Do vậy trên trái đất, tổng diện tích bề
mặt của đất đai là có hạn và cố định. Và diện tích đất sử dụng được lại càng
có hạn hơn và chia cho từng mục đích sử dụng hay từng loại đất thì giới hạn
đó lại càng nhỏ hơn.
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
12
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là cần phải có biện pháp khai thác và sử
dụng đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao nhất. Đồng thời
cần áp dụng những biện pháp bảo vệ đất, nâng cao sức sản xuất của đất đai,
tránh suy thoái và bảo vệ đất đai.
1.1.2.Vai trò và nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
1.1.2.1. Vai trò của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
- Nhà nước hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phân bổ đất đai và
phát triển nhà ở.
- Nhà nước thông qua công tác đánh giá, phân loại hạng đất đai; thông qua
thống kê, kiểm kê đất đai và nhà ở; v.v. để nắm rõ quỹ đất đai và nhà ở.
- Nhà nước ban hành và tổ chức pháp lý của Nhà nước để đưa ra khung pháp
lý về đất đai và nhà ở và bắt buộc đối tượng sử dụng đất đai và nhà ở phải
tuân thủ.
- Nhà nước ban hành và thực hiện hệ thống chính sách đất đai và nhà ở.
- Nhà nước làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất
đai và nhà ở.
1.1.2.2. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
Gồm 13 nội dung, bao gồm:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ
chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
13
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý Nhà nước lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
1.1.2.3. Hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Sở Tài Nguyên và Môi Trường
(Thuộc Tỉnh, Thành Phố)
Phòng Tài Nguyên và Môi trường
(Thuộc Quận, Huyện, Thị Xã)
Xã, phường, thị trấn do cán bộ địa
chính cơ sở phụ trách
1.2. Nội dung và vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
14
đất
1.2.1. Khái niệm
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng thư pháp lý chứng
nhận quyền hợp pháp của người sử dụng đất đối với mảnh đất của mình và
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo cho người sử dụng đất có thể
yên tâm sử dụng mảnh đất của mình vào các mục đích khác nhau, yên tâm cải
tạo, nâng cao sử dụng đất, thể hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
của mình theo các quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có một mẫu thống nhất được cấp
trên toàn quốc đối với mọi loại đất theo quy định của Luật đất đai 2003 do Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành.
1.2.2. Vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong 13 nội
dung quan trọng về quản lý Nhà nước về đất đai. Là bước đầu tiên để hoàn
thiện công tác thành lập Hồ sơ Địa chính giúp Nhà nước quản lý chi tiết đến
từng thửa đất.
Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất tức
là Nhà nước đã công nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Hay nói
cách khác giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để đảm
bảo quyền của người sử dụng đất đối với thửa đất và cho phép người sử dụng
đất được thực hiện các quyền của mình. Điều này rất có ý nghĩa đối với
những người sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế trang trại, hay phát
triển lâm nghiệp, phát triển rừng, v.v.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ giúp cho Nhà nước
nắm chắc các thông tin, biến động trên từng thửa đất. Qua đó giúp cho Nhà
nước đưa ra các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý. Đây cũng là biện
pháp để Nhà nước phát huy nguyên tắc quản lý đất đai tập trung thống nhất và
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
15
tiết kiệm, có hiệu quả đảm bảo đất đai là sở hữu của toàn dân và phát huy vai
trò quản lý của Nhà nước về đất đai.
Việc nắm bắt được các thông tin có liên quan tới thửa đất sẽ giúp cho
Nhà nước quản lý được các nguồn thu từ đất. Bởi vì khi cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất không những xác nhận quyền sử
dụng đất của người sử dụng đất mà còn xác định nghĩa vụ tài chính của người
sử dụng đất đối với Nhà nước. Việc thu thuế sử dụng đất cũng là nguồn thu
lớn cho Ngân sách Nhà nước.
Như ta đã biết thị trường bất động sản thực chất là thị trường mua bán
quyền sử dụng đất, ở đây là diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi, chuyển
nhượng có liên quan đến đất đai. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở
pháp lý làm cho thị trường bất động sản được hợp pháp hoá nhằm đảm bảo
quyền lợi của người sử dụng đất. Đồng thới giúp cho Nhà nước quản lý được
những hoạt động diễn ra trên thị trường bất động sản và tránh hiện tượng phát
triển thị trường ngầm gây thất thoát ngân sách Nhà nước.
1.2.3. Nội dung
1.2.3.1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
1.2.3.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
a. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
- Được thực hiện khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng hoặc
người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận quyền
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
16
sử dụng đất thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở gồm có:
+ Tờ khai đăng ký đất ở, trong đó sơ đồ thửa đất được chủ sử dụng đất tự vẽ
và các chủ liền kề ký (theo mẫu).
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (theo mẫu).
+ Bản sao các giấy tờ có liên quan về đất ở.
+ Bản sao hộ khẩu.
- Tổ chức xét duyệt và cấp Giấy chứng nhận ở cấp phường:
+ UBND cấp phường thành lập Hội đồng đăng ký đất ở cấp phường để kiểm
tra và phân loại hồ sơ kê khai đăng ký. Hội đồng gồm có:
• Chủ tịch UBND cấp phường: Chủ tịch Hội đồng.
• Cán bộ địa chính phường
: Ủy viên thường trực.
• Đại diện MTTQ phường
: Ủy viên.
• Trưởng công an phường
: Ủy viên.
• Ngoài ra còn có đại diện tổ trưởng hoặc cụm trưởng dân phố của các
khu vực.
+ Việc phân loại hồ sơ được tiến hành như sau:
• Hội đồng đăng ký đât ở cấp phường có trách nhiệm xác nhận cho từng
hồ sơ về:
Diện tích đất ở.
Nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất.
Ranh giới, mốc giới sử dụng.
Tình trạng tranh chấp hoặc khiếu nại về nhà đất.
• Hội đồng kê khai đăng ký đất ở cấp phường có trách nhiệm giúp
UBND cấp phường lập biên bản phân loại hồ sơ và xác nhận từng hồ sơ
xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
• UBND cấp phường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, phân loại và xác
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
17
nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy
định. Đồng thời tổ chức lập Sổ Mục kê và Sổ Địa chính. Sổ Mục kê và
Sổ Địa chính được lập thành 03 bộ được Chủ tịch UBND phường và
Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội ký duyệt. Sổ
Mục kê và Sổ Địa chính được giao cho UBND phường, UBND quận và
Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội mỗi tổ chức 01 bộ để
quản lý và theo dõi trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở.
+ UBND cấp phường có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc kê
khai đăng ký đất ở; phổ biến đến từng tổ dân phố nội dung quy định này và
công khai các nội dung trong quá trình phân loại hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận tại địa phương, chuyển hồ sơ đến UBND cấp quận thẩm định và xét
duyệt.
+ Lập bản đồ và các sổ địa chính gồm sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; thống kê toàn bộ diện tích đất đai; tổ chức
kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ hồ sơ địa chính và phân cấp quản lý, lưu trữ
hồ sơ địa chính. ( cấp cơ sở)
+ Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất và thu lệ
phí địa chính, thu toàn bộ các giấy tờ gốc về nguồn gốc sử dụng đất về Trung
tâm địa chính của tỉnh. (cấp quận, huyện)
+ Cơ quan thuế địa phương phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường, xã tổ chức
thu các khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp có
thẩm quyền sử dụng đất.
b Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất biến động
- Được thực hiện đối với người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất mà có sự biến động về sử dụng đất như:
+ Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp quyền
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
18
sử dụng đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất, thay đổi
hình thể sử dụng đất đã ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Được giao đất, cho thuê đất hoặc thu hồi đất.
+ Mất đất do thiên tai gây nên: sạt lở hoặc bị cát bồi lấp không còn khả năng
sử dụng.
+ Chia tách quyền sử dụng đất của hộ gia đình, thay đổi tên chủ hộ.
+ Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp:
mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hư hỏng,…
- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất biến động do:
+ Phòng địa chính (Phòng Tài Nguyên và Môi trường) thuộc huyện, quận, thị
xã cấp đối với người sử dụng đất là: hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước
ngoài.
+ Hoặc do Sở Tài Nguyên và Môi Trường thuộc tỉnh, thành phố cấp đối với
người sử dụng đất là: tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
+ Văn phòng Đăng ký đất nhà thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Nhà đất
chỉnh lý biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp mà sau
chỉnh lý biến động người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
+ Văn phòng đăng ký đất nhà thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉnh
lý biến động về sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà sau
chỉnh lý biến động người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền
sử dụng đất ở.
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
19
- Tổ chức xét duyệt và cấp Giấy chứng nhận ở cấp quận:
+ Tương tự, UBND cấp quận thành lập Hội đồng đăng ký đất ở cấp quận. Hội
đồng đăng ký đất ở cấp quận được thành lập gồm có:
• Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND phụ trách nhà đất: Chủ tịch Hôi
đồng.
• Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận: Ủy viên thường
trực.
• Đại diện lãnh đạo MTTQ cấp quận: Ủy viên.
• Trưởng phòng Xây dựng cấp quận: Ủy viên.
• Đại diện Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất: Ủy viên.
+ Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cấp phường
chuyển lên, Hội đồng xét cấp giấy chứng nhận cấp quận có trách nhiệm tổ
chức xét cấp giấy chứng nhận.
+ Hội đồng cấp quận có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND cấp quận thẩm
định, xét duyệt hồ sơ do UBND cấp phường chuyển lên mà chủ yếu là tập
trung xem xét các trường hợp có vường mắc và công bố công khai:
• Các trường hợp đề nghị UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận.
• Các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, phải bổ sung
hồ sơ.
• Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận.
+ Sau khi xét duyệt, Chủ tịch UBND cấp quận lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
chuyển Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội để thẩm định trình
UBND Thành phố phê duyệt. Hồ sơ gồm có:
• Tờ trình của Chủ tịch UBND cấp quận đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
• Biên bản xét duyệt của Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận cấp quận.
• Toàn bộ hồ sơ của cấp phường đã chuyển lên cấp quận.
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
20
+ UBND cấp quận chỉ đạo cấp phường bổ sung các hồ sơ chưa đủ điều kiện
cấp Giấy chứng nhận theo kết luận của Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận
cấp quận.
- Tổ chức xét duyệt và cấp Giấy chứng nhận ở cấp Thành phố:
+ Được áp dụng với các trường hợp có nguyện vọng được cấp đổi Giấy chứng
nhận thay cho giấy tờ cũ mà có giấy tờ gốc hợp lệ về nhà, đất theo quy định
như:
• Người đang sử dụng đất ở có một trong các giấy tờ quy định sau đây:
Quyết định giao đất, cho thuê đất để làm nhà ở của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật về đất đai.
Những giấy tờ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho
thuê đất để làm nhà ở cấp trong quá trình thực hiện các chính sách đất
đai qua các thời kỳ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất,
thuê đất vẫn liên tục sử dụng đất từ đó đến nay.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng đất đai chính thức hoặc
tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, hoặc có tên trong Sổ
Địa chính hợp lệ, không có tranh chấp; (kể cả Giấy chứng nhận do cấp
quận, huyện đã cấp trước khi Luật Đất đai năm 1988 có hiệu lực).
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử
dụng nhà ở, đất ở, không thuộc diện Nhà nước quản lý, chủ nhà vẫn sử
dụng liên tục từ đó đến nay và không có tranh chấp.
Giấy tờ về thừa kế, cho, tặng nhà đất đã được UBND cấp phường, thị
trấn xác nhận và nhà đất đó không có tranh chấp.
Bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án về việc giải quyết tranh chấp
nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan Nhà
nước có nguồn gốc hợp pháp.
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
21
Những trường hợp này được xét cấp ngay Giấy chứng nhận theo đúng
hiện trạng không phụ thuộc vào quy hoạch xây dựng và định mức sử
dụng đất do Thành phố quy định. Chủ nhà ở, đất ở phải nộp các khoản
lệ phí theo quy định trước khi được cấp giấy chứng nhận.
• Hộ gia đình, cá nhân được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân đất để tự
xây dựng nhà ở trước ngày 05/07/1994, diện tích không vượt quá mức
quy định của Thành phố (có quyết định giao đất của UBND Thành phố
và giấy phép xây dựng nhà ở cho cơ quan, đơn vị), nếu người sử dụng
đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định tại thời điểm giao
đất, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì được coi là đất có giấy
tờ hợp lệ và được xét cấp Giấy chứng nhận.
• Hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở của các đơn vị có tư cách pháp nhân
được UBND Thành phố giao đất làm nhà bán, đã thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định thì được xét cấp Giấy chứng
nhận ngay sau khi mua.
+ Người sử dụng đất có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại Sở Tài nguyên Môi trường
và Nhà đất Hà Nội.
+ Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên
Môi trường và Nhà đất Hà Nội có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trình UBND
Thành phố cấp Giấy chứng nhận; hoặc có thể nộp hồ sơ xin cấp đổi trực tiếp
tại Phòng Tài nguyên và Môi trường quận hoặc UBND phường, Phòng Tài
nguyên và Môi trường quận và UBND phường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ,
xác nhận và chuyển Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội để trình
UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận.
+ Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do UBND cấp quận
chuyển lên, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất có trách nhiệm thẩm định
trình UBND Thành phố phê duyệt cấp Giấy chứng nhận.
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
22
+ Căn cứ quyết định cảu UBND Thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường và
Nhà đất Hà Nội có thông báo cho UBND cấp quận và Cục Thuế Hà Nội danh
sách các trường hợp được cấp giấy chứng nhận và các khoản tiền mà người
được cấp Giấy chứng nhận phải nộp trước khi nhận Giấy chứng nhận. Cục
Thuế có trách nhiệm tính toán cụ thể số tiền nộp trước khi nhận Giấy chứng
nhận. Cục Thuế có trách nhiệm tính toán cụ thể số tiền nộp và phối hợp với
UBND cấp quận tổ chức thu tại địa điểm phù hợp với từng địa bàn.
• Đối với các hộ gia đình, cá nhân có đơn xin chậm nộp tiền sử dụng đất,
thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo quy định của
Chính phủ, Cục Thuế Hà Nội và UBND cấp quận lập băn bản cho phép
chậm nộp theo chính sách để Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà
Nội xác nhận vào Giấy chứng nhận. Khi người được cấp Giấy chứng
nhận thực hiện một trong các quyền của người sử dụng đất teho luật
định thì phải nộp các khoản nợ ghi trong Giấy chứng nhận.
• Sau khi người được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài
chính hoặc được xác nhận nộp các khoản thu theo quy định, Sở Tài
nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội giao Giấy chứng nhận cho
UBND quận, huyện để tổ chức trao Giấy chứng nhận cho người được
cấp Giấy chứng nhận, đồng thời thu các giấy tờ gốc về nhà đất và giao
lại cho Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất để lưu trữ.
+ Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội hướng dẫn UBND cấp
phường hoàn thiện Hồ sơ Địa chính sau khi cấp Giấy chứng nhận theo quy
định của Pháp luật.
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
23
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT Ở TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.1.1. Về vị trí địa lý
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế, là đầu
mối giao thông quan trọng hàng đầu của cả nước. Hà Nội nằm ở trung tâm
đồng bằng Bắc Bộ thuộc vùng châu thổ Sông Hồng. Với diện tích tự nhiên:
918,2 km2. Nằm trong giới hạn khoảng từ 20 053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc,
105044’ đến 106002’ kinh độ Đông. Hà nội tiếp giáp với 6 tỉnh bao gồm: phía
Đông giáp với các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Nam: giáp với
tỉnh Hà Tây; phía Tây: giáp với tỉnh Vĩnh Phúc; phía Bắc: giáp với tỉnh Thái
Nguyên.
2.1.2. Về đặc điểm địa hình
Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Hồng, độ
cao trung bình từ 5-20 m so với mặt nước biển (chỉ có khu vực đồi núi phía
Bắc và Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía Nam của dãy núi Tam Đảo
có độ cao từ 20-400 m, với độ cao nhất là núi Chân Chim cao 462 m). Địa
hình Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
2.1.3. Về khí hậu
Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm khí hậu điển hình của miền Bắc đó là
khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh khô
và mưa ít. Có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhưng tiêu biểu là khí hậu nắng
nóng và mưa nhiều từ tháng 5 cho đến tháng 9 và khí hậu rét lạnh, khô hanh
từ tháng 11 đến tháng 1. Nhiệt độ trung bình: 23,6 0. Lượng mưa trung bình:
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
24
1245mm. Độ ẩm trung bình: 79%.
2.1.4. Về sông ngòi
Hệ thống sông ngòi của Hà Nội tương đối dày đặc 0,5km/km 2, bao gồm
các sông lớn như: Sông Hồng, Sông Tô Lịch, Sông Nhuệ, Sông Kim Ngưu…
Hệ thống sông hồ của Hà Nội đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống giao thông đường thuỷ và góp phần quan trọng đối với ngành du lịch
Thủ đô.
2.1.5. Về tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội là 92.097 ha, trong đó diện tích
đất ngoại thành chiếm 90,86%, nội thành chiếm 9,14%. Trong đó đất nông
nghiệp chiếm tới 47,4%, đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất chuyên dùng chiếm
22,3%, đất nhà ở chiếm 12,7%, đất chưa sử dụng chiếm 9%.
2.1.6. Về kinh tế
Thủ đô Hà Nội là một trong những thành phố được coi là đầu tàu kinh
tế của cả nước. Trong năm 2007 Thành phố Hà Nội đã đạt được những kết
quả sau: GDP tăng 12,07%; Công nghiệp tăng 21,4%; Tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ tăng 21,9%; Xuất khẩu tăng 22%, so với mức tăng
bình quân 15,3% cho giai đoạn 2000-2005 (Hà Nội đã mở quan hệ giao
thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ); Thu ngân sách tăng 19,25.
2.1.7. Về dân số
Tính đến cuối năm 2007 dân số Hà Nội là 3,4 triệu người, là Thành phố
đông dân thứ hai trong cả nước chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉ lệ gia
tăng dân số ở Hà Nội năm 2007 là 3,5%, đây là một con số kỷ lục. Dân số Hà
Nội phân bố không đồng đều giữa các lãnh thổ hành chính và các vùng sinh
thái. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2881 người/m 2, mật độ trung
bình ở nội thành là 19163 người/km 2, ở ngoại thành là 1721 người/m 2, riêng
Quận Hoàn Kiếm là 37265 người/m 2. Mật độ này không chỉ tương đối cao ở
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
25
trong nước mà còn tương đối cao so với các nước khác.
2.1.8. Các đơn vị hành chính:
Hà Nội có 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Dưới đây là danh
sách các đơn vị hành chính Hà Nội:
Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội
Tên Quận/ Huyện
Các Quận
Quận Ba Đình
Quận Cầu Giấy
Quận Đống Đa
Quận Hai Bà Trưng
Quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàng Mai
Quận Long Biên
Quận Tây Hồ
Quận Thanh Xuân
Cộng các Quận
Các Huyện
Huyện Đông Anh
Huyện Gia Lâm
Huyện Sóc Sơn
Huyện Thanh Trì
Huyện Từ Liêm
Cộng các Huyện
Toàn Thành phố
Diện tích (m2)
Dân số
14 phường
12 phường
21 phường
20 phường
18 phường
14 phường
14 phường
8 phường
11 phường
132 phường
9,224
12,04
9,96
14,6
5,29
41,04
60,38
24
9,11
185,64
228.352
147.000
352.000
378.000
178.073
216.277
170.706
115.163
185.000
1.979.571
23 xã và 1 thị trấn
20 xã và 2 thị trấn
25 xã và 1 thị trấn
24 xã và 1 thị trấn
15 xã và 1 thị trấn
107 xã và 6 thị trấn
132 phường, 107 xã
182,3
114
306,51
98,22
75,32
776,35
276.750
205.275
254.000
241.000
240.000
1.217.025
Đơn vị trực thuộc
920,97
3.154.300
và 6 thị trấn
2.2. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên
địa bàn Thành phố Hà Nội
2.2.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ
Từ năm 1996 Thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai thực hiện Điều 36
Luật Đất đai 1993. Sau khi đã tiến hành thí điểm việc kê khai đăng ký lập hồ
sơ địa chính tại hai phường Kim Liên, Láng Thượng, Quận Đống Đa. Từ kết
quả và kinh nghiệm tại hai phường điểm này, ngày 16/9/1997 UBND Thành
Đồng Thị Kim Liên
Lớp: Địa chính 46