MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta vô cùng khó khăn. Chúng ta bị các nước bao
vây cấm vận. Liên Xô và Đông Âu bắt đầu cải cách mở cửa nên cắt giảm viện trợ.
Trong nước sản xuất đình đốn, đời sống nhân dân đói nghèo đến cùng cực. Tiềm
lực kinh tế vơ cùng nhỏ bé. Trước tình đó, Tổng Bí thư Trường Chinh tiến hành các
cuộc khảo sát thực tế và tập hợp các nhà khoa học để tư vấn. Từ đó nhận ra, đã đến
lúc phải đổi mới tư duy về lý luận cũng như tư duy kinh tế. Đó là phải xóa bỏ cơ
chế quan liêu bao cấp, phải có cơ chế tự hoặch tốn, tự chủ tài chính, phải bắt đầu
áp dụng nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước.
NỘI DUNG
1.
a.
Đặc điểm và khuyết tật của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
Đặc điểm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp:
- Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ
thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới.
- Các cơ quản hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp nhưng lại khơng chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý
đối với các quyết định của mình
- Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ
yếu.
- Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra
đội ngũ quản lý kém năng lực.
b.
Nhà nước bao cấp bằng những hình thức:
+ Bao cấp qua giá: Nhà nước quyế định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa
thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá thị trường.
+ Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm
tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế
độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương
thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ
nguyên tắc phân phối theo lao động.
+ Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng khơng có chế tài ràng
buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đố làm nảy sinh
cơ chế “xin – cho”.
c.
Khuyết tật của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
- Cơ chế này trong những thời kỳ nhất định đã tập trung được tối đa các nguồn lực
kinh tế, phát huy được sức mạnh tổng hợp cả nước, phù hợp với điều kiện có chiến
tranh. Bên cạnh đó, cịn có những hạn chế:
+ Thủ tiêu cạnh tranh.
+ Kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ.
+ Triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động.
+ Khơng kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
2.
•
Những đột phá đầu tiên trong tư duy đổi mới kinh tế của Đảng
Bước 1: Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (8-1979)
- Hội nghị phủ định một số yếu tố của thể chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.
- Thừa nhận sự cần thiết phải kết hợp kế hoạch với thị trường (tuy nhiên thị trường
vẫn được coi ở vị trí thứ yếu, bổ sung cho kế hoạch.
- Nhận thấy sự cần thiết phải kết hợp nhiều loại lợi ích, huy động vai trị của tiểu
thương, cá thể, tiểu chủ… làm cho sản xuất bung ra.
Như vậy, Hội nghị đã đột phá vào khâu quan trọng nhất của cơ chế kế hoạch hóa
tập trung quan liêu bao cấp: Chế độ công hữu và kế hoạch hóa trực tiếp.
•
Bước 2: Chỉ thị 100, Quyết định 25 CP, 26CP của Chính phủ (1981)
- Nội dung các chỉ thị, quyết định trên là nhằm giải phóng sức sản xuất. Những
điều chỉnh này đã tạo ra hình thái song song tồn tại giữa kinh tế cơng hữu kế hoạch
hóa với phi công hữu và thị trường tự do. Đây là nét đặc thù từ sau Hội nghị Trung
ương 6. “Cộng sinh” và “xung đột” giữa hai loại cơ chế kinh tế, hai loại thị trường
là đặc trưng cơ bản của thời kỳ manh nha cho sự ra đời của thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
•
Bước 3: Đại hội V của Đảng (1982)
- Nhấn mạnh: Xác lập chế độ quản lý và kế hoạch hóa đúng đắn, đổi mới chế độ
quản lý và kế hoạch hiện hành. Xóa bỏ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp.
- Về kế hoạch hóa nền kinh tế, kế hoạch phải thấu suốt nguyên tắc hạch toán kinh
doanh XHCN.
- Để chấn chỉnh và phát huy tốt vai trò của phân phối lưu thông, Đại hội chủ
trương kết hợp chặt chẽ cả ba biện pháp quản lý: Kinh tế, hành chính, giáo dục,
trong đó biện pháp kinh tế là gốc. Như vậy, Đảng đã nhận thức được vai trò của
các biện pháp kinh tế, của các động lực kinh tế, thay vì đề cao, tuyệt đối hóa các
biện pháp hành chính mệnh lệnh như trước đây.
•
Bước 4: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (6-1985)
- Chủ trương xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, chuyển sang hạch
toán kinh doanh XHCN, thừa nhận quy luật của sản xuất hàng hóa.
- Đề cập ba nội dung quan trọng của cái cách: Giá cả, tiền lương, tiền tệ (giá –
lương – tiền).
+ Giá cả: Thực hiện cơ chế một giá thống nhất và đánh giá đúng, đủ chi phí cho giá
thành sản phẩm.
+ Tiền lương: Xóa bỏ chế độ tiền lương hiện vật, thực hiện tiền lương tiền tệ gắn
với xóa bỏ bao cấp. Chế độ tiền lương phải đảm bảo cho người lao động tái tạo sức
lao động và gắn với chất lượng và hiệu quả lao động.
+ Tiền tệ: Đổi mới lưu thông tiền tệ; thu hút tiền nhàn rỗi; đẩy nhanh nhịp độ quay
vòng đồng tiên; chuyển ngân hàng sang hạch toán kinh doanh XHCN.
Đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng
định: “Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đơi với đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế...” Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cấp thiết
và cấp bách .
Nhìn một cách khái quát, những đổi mới tư duy kinh tế trên đây là những nhận
thức về sự cần thiết phải giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, sự cần thiết phải
tạo ra động lực thiết thực cho người lao động - đó là quan tâm đến lợi ích kinh tế,
lợi ích vật chất thiết thân của người lao động,... Những tư duy đổi mới về kinh tế
đó tuy mới mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chưa cơ bản và toàn diện,
nhưng lại là những bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề cho bước phát triển nhảy
vọt ở Đại hội VI.
3.
a.
Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân
Đổi mới tư duy, cách nhìn trước những thất bại và thách thức
Ngạn ngữ có câu “thất bại là mẹ thành công”, tuy nhiên, theo cách tư duy thông
thường hiện nay, chúng ta thường coi thất bại và thách thức như những món nợ
nặng nề. Cách nghĩ này dẫn tới hai thiệt thòi lớn. Thứ nhất, chúng ta mất đi tính
dám nghĩ-dám làm và trở nên cẩn thủ. Thứ hai, chúng ta không khai thác được triệt
để thất bại như một tài sản quí mà chúng ta đã phải trả giá đắt mới có được.
Tầm vóc của một con người, một tổ chức, hay một quốc gia được đo không đơn
thuần bởi những thành công, mà quan trọng hơn, bằng khả năng trưởng thành vượt
bậc từ thất bại và thách thức. Khả năng này rất quan trọng cho nỗ lực làm nên một
sự nghiệp vẻ vang, dù đó là một cá nhân, một tổ chức, hay một quốc gia. Nước ta
còn nghèo, thế và lực còn yếu, thất bại trên chặng đường đi lên sẽ còn nhiều; vì
vậy “khả năng trưởng thành vượt bậc từ thất bại và thách thức” cần được đặc biệt
khơi dậy, trân trọng, và phát huy tới mức cao nhất. Theo cách tư duy hiện nay,
chúng ta chưa thực sự coi trọng nhân tố này.
b.
Đổi mới tư duy về vai trò mỗi cá nhân trong cơng cuộc đổi mới và hồn
thiện thể chế kinh tế thị trường.
Trong cách nghĩ hiện nay, trước mỗi trì trệ ách tắc, chúng ta thường đổ cho “cơ
chế” mà ít ai thấy trách nhiệm của chính mình. Trước những hạn chế và thiếu
sót của đổi mới, kể cả những tiêu cực, tham nhũng, chúng ta thường đổ cho thể
chế và dường như ở tình trạng thụ động, trơng chờ vào những văn bản và qui
định của chính phủ, hy vọng từ đó dẫn đến những cải cách sâu rộng.
Thế nhưng, cơng cuộc đổi mới ở nước ta và kinh nghiệm cải cách trên thế giới
đã chỉ ra rằng, một cuộc cải cách thành cơng chỉ có thể diễn ra nếu hội đủ ba
yếu tố then chốt: (i) sự trăn trở và bức xúc cao độ của toàn xã hội; (ii) tầm nhìn
và ý chí chiến lược của người lãnh đạo; và (iii) những thử nghiệm năng động
có tính đột phá ở cấp cơ sở. Trong ba yếu tố nêu trên, yếu tố thứ ba có vai trị
đặc biệt năng động, nó thúc đẩy sự chín muồi của hai yếu tố đầu. Do đó, sức
năng động và những thử nghiệm có tính đột phá của cá nhân và cấp cơ sở có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
Thành công của sự nghiệp đổi mới thể chế kinh tế ở nước ta trong những năm
qua cũng bắt đầu từ sự đột phá năng động của cá nhân, tổ chức, và địa phương.
Tuy nhiên, sự năng động và đột phá của các nhân và cơ sở trong giai đoạn mới
của công cuộc đổi mới và cải cách hiện nay khó khăn và thách thức hơn nhiều,
vì nó khơng chỉ địi hỏi sự dũng cảm trong nỗ lực cởi trói mà cịn địi hỏi kết tụ
được tinh hoa của phẩm chất dân tộc, với tầm nhìn, hồi bão, và khả năng tìm
kiếm và hấp thụ tri thức của nhân loại. Mỗi cá nhân cần trở thành một nhân tố
năng động và tích cực cho cơng cuộc đổi mới, khởi đầu bằng nỗ lực đổi mới tư
duy, trên cơ sở đó, đóng góp những sáng kiến và sinh lực mới cho sự nghiệp
phát triển chung.
KẾT LUẬN
Tóm lại, đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, có sức mạnh kỳ diệu trong
nâng cao năng lực và tầm vóc đi lên của mỗi cá nhân, tổ chức, và xã hội. Thế
nhưng đổi mới tư duy là q trình rất khó khởi động. Khơng phải ngẫu nhiên, John
Maynard Keynes, nhà kinh tế học lớn nhất của thế kỷ XX, đã từng nhận xét: “Khó
khăn nằm không phải ở cách tư duy mới, mà ở việc thoát khỏi được cách nghĩ cũ,
cách nghĩ đã ăn sâu trong mọi ngõ ngách của não trạng chúng ta”. Cho nên, một
khi đã thấy rõ những nội dung cần đổi mới trong tư duy, thảo luận sâu sắc và kiên
quyết đổi mới triệt để là những bước đi ban đầu rất quan trọng. Đổi mới tư duy
cần trở thành sự lựa chọn khảng khái và dũng cảm của mỗi cá nhân, tổ chức, và
toàn xã hội. Đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế sẽ tạo nên nền tảng vững
chắc và sức mạnh tiềm tàng cho dân tộc ta phát triển sáng tạo, bền vững, bao trùm,
đi tới vị thế vẻ vang và xứng đáng của mình trong cộng đồng thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc
2.
gia, H, 2006, t.49
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
3.
VI, Nxb. Sự thật, H, 1987, tr.151.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Sđd, tr.109, 123.