Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

KNTLVB nhóm 10 đỗ thùy dung B19DCMR035 đã chuyển đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.75 KB, 10 trang )


Họ và tên: Đỗ Thùy Dung
Mã sinh viên: B19DCMR035
Lớp: Kỹ năng tạo lập văn bản Nhóm 10 (Thứ 6 – Kíp 2)
Đề 3
Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho
ví dụ minh hoạ.
Bài làm
Câu 1
* Khái niệm
- Theo khái niệm về mạch lạc của GS.Diệp Quang Ban ta có “Mạch lạc là sự nối kết
có tính chất hợp lí về mặt nghĩa và về mặt chức năng, được trình bày trong quá trình
triển khai một văn bản (như một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay bài
viết…)nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự kiện liên kết câu với
câu.”
=> Mạch lạc là sợi dây nối các yếu tố mang nghĩa trong văn bản, gắn kết các phần,
các ý, các đoạn trong văn bản khiến chúng đều hướng về một sự thống nhất, một ý
hay một chủ đề nào đó. Và mạch lạc cịn là tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong
văn bản; thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
=> Mạch lạc sẽ tạo ra sự rõ ràng, logic về mặt nội dung nghĩa cho văn bản và sự tiếp
nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Vì các câu, các ý xoay quanh một chủ
đề, một ý chung.
*Các biểu hiện của mạch lạc
Mạch lạc trong văn bản tiếng việt biểu hiện ở:
- Quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu
- Quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những câu có quan hệ nghĩa với nhau
- Sự thống nhất đề tài-chủ đề văn bản
- Quan hệ thích hợp giữa các hành động nói


- Quan hệ ngoại chiếu


- Quan hệ lập luận
*Các điều kiện để một văm bản có tính mạch lạc
- Tồn bộ sự việc văn bản xoay quanh những sự việc chính. Các phần, các câu, các
đoạn trong văn bản đều nói hoặc mơ tả về một đề tài cụ thể, xuyên suốt trong đoạn
văn bản đó.
- Các từ ngữ biểu thị ý khơng muốn phân chia chính là vấn đề chủ yếu liên kết các
sự việc nêu trên thành một thể thống nhất. Đó được xem là mạch lạc của văn bản.
- Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ
ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng
thú cho người đọc, người nghe.
- Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ: tâm lí, không gian, thời gian, tương
phản, tương đồng, quan hệ nhân quả,... Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự
nhiên và hợp lí.
Câu 2
HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ
BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA CƠ BẢN

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 01/BC

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BÁO CÁO THU HOẠCH KẾT THÚC MÔN HỌC

Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
KỲ I - NĂM HỌC: 2020 – 2021
Kính gửi: Giảng viên Bộ mơn phát triển kỹ năng
- Họ và tên sinh viên: Đỗ Thùy Dung
- Mã sinh viên: B19DCMR035
- Lớp: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt Nhóm 10
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo cáo thu hoạch kết thúc môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là cơ
hội để sinh viên tổng hợp kiến thức và có cái nhìn tổng qt về môn học. Đồng thời
đây cũng là cơ hội để sinh viên ghi nhớ kiến thức kĩ hơn, nhận biết tầm quan trọng


và vai trị thực tế của mơn học đối với sinh viên. Bản báo cáo thu hoạch này còn
giúp giảng viên nắm bắt được kết quả của quá trình giảng dạy bộ mơn.
II. NỘI DUNG MƠN HỌC
2.1 Hình thức học:
+ Giảng viên: Đinh Thị Hương
+ Học trực tuyến thông qua phần mềm TranS
+ Mã số phịng học: 70176
+ Thời khóa biểu: Thứ 6 – Kíp 2 (9h30-11h20)
+ Thời gian: 27/8 – 15/10/2021
2.2 Khối kiến thức:
+ Nội dung môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Gồm các phần:
1. Thành ngữ, tục ngữ
2. Viết hoa trong tiếng Việt
3. Công tác văn thư
2.2 Nội dung chính đã học
2.2.1. Thành ngữ, tục ngữ
- Những kết quả thu nhận được:

+ Kiến thức: hiểu sâu sắc về nội dung, ý nghĩa và cách sử dụng của các thành ngữ,
đặc biệt là các từ Hán Việt
+ Kỹ năng: có thể sử dụng thành tạo, đúng ngữ cảnh các thành ngữ, tục ngữ
+ Thái độ học tập: ghi bài đầy đủ và đã nộp bài kiểm tra về nội dung này
2.2.2. Viết hoa trong tiếng Việt
- Những kết quả thu nhận được:
+ Kiến thức: các cách thức và quy tắc viết hoa trong tiếng Việt
+ Kỹ năng: biết cách viết hoa đúng lúc, đúng chỗ, đúng quy chuẩn
+ Thái độ học tập: ghi bài đầy đủ và đã ứng dụng được kiến thức vào thực tế
2.2.3. Công tác văn thư


- Những kết quả thu nhận được:
+ Kiến thức: các quy định về công tác văn thư
+ Kỹ năng: biết cách tạo lập, triển khai và trình bày văn thư đúng quy định, tiêu
chuẩn của nhà nước
+ Thái độ học tập: ghi bài đầy đủ và biết cách trình bày văn thư đúng quy định
III. KẾT LUẬN
Kết thúc quá trình học tập trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt, tôi đã tiếp thu được khối lượng kiến thức rất lớn về thành ngữ tục ngữ, cách
viết hoa trong tiếng Việt và hiểu được những tiêu chuẩn trong công tác văn thư.
Những kiến thức này rất bố ích và có thể ứng dụng ngay vào thực tế. Ngoài ra cách
giảng dạy và truyền tải nội dung của giảng viên bộ môn rất ấn tượng, đúng đủ lượng
kiến thức và tạo được hứng thú cho sinh viên.
Nơi nhận:
- Khoa Cơ Bản HVCNBCVT
- Lưu VP

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021
Sinh viên thực hiện báo cáo

Dung
Đỗ Thùy Dung

TRƯỞNG KHOA CƠ BẢN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN

Câu 3
*Nội dung của Tờ trình
- Những yêu cầu khi soạn thảo tờ trình: Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được
các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt. Nêu các nội dung đề nghị phê
chuẩn phải rõ ràng, cụ thể. Các ý kiến phải hợp lý, dự đốn, phân tích được những
phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới. Phân tích các khả năng và trình bày
khái quát các phương án phát triển thế mạnh, khắc phục những khó khăn.
*Hình thức của Tờ trình
1. Quốc hiệu và Tiêu ngữ


- Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình bày
bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên
phải trang đầu tiên của văn bản.
- Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ
chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái
đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía
dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dịng chữ.
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
2. Tên cơ quan ra văn bản
- Tên cơ quan ra văn bản chỉ rõ mối quan hệ của cơ quan trong hệ thống. Tên cơ
quan ra văn bản được trình bày ở dịng trên cùng bên góc trái của văn bản.

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Sở Tài nguyên-Môi trường
3. Số và ký hiệu văn bản
- Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổ chức. Số
của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết
thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Ký hiệu văn bản: “TTr” là Tờ trình
- Ví dụ: Số:01 /TTr-TNMT
Trong đó, số của văn bản là “01”, ký hiệu văn bản Tờ trình viết tắt là “TTr”, còn
“TNMT” là viết tắt của Sở Tài Nguyên Môi trường.
4. Địa danh và ngày tháng
- Địa danh của văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh; xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở; đối với những đơn vị
hành chính được đặt theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi
tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó.
- Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban hành.
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các chỉ số ngày, tháng
năm dũng chữ số Ả-rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1,2 phải ghi
thêm số 0 ở đằng trước, ví dụ: Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2021


- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dịng
với số ký hiệu văn bản, tại ô số 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ
nghiêng, các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu chấm phẩy;
địa danh và ngày, tháng, năm được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu.
5. Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản
- Thể thức: Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban
hành. Khi ban hành văn bản đều phải ghi tên loại, trừ công văn. Trích yếu nội dung
của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ

yếu của văn bản.
- Kỹ thuật trình bày: Tên loại văn bản của Tờ trình có cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng,
đậm; trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản,
bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đâm; bên dưới trích yếu có đường kẻ
ngang, nét liền có độ dài bằng 1/3 đến 1/2 độ dài dòng chữ và đặt cân đối so với
dịng chữ, ví dụ:
TỜ TRÌNH
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
6. Nội dung và bố cục văn bản
- Xây dựng bố cục tờ trình: gồm 3 phần:
Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt.
Phần 2: Nội dung các vấn đề cần đề xuất (trong đó có trình các phương án, phân tích
và chứng minh các phương án khả thi).
Phần 3: Đề xuất, kiến nghị cấp trên (hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện vật chất, tinh
thần). Yêu cầu phê chuẩn. chẳng hạn, đề nghị lựa chọn một trong các phương án để
cấp trên phê duyệt, các phương án xếp theo thứ tự, khi hồn cảnh thay đổi có thể
chuyển phương án từ chính thức sang dự phịng.
Trong phần nêu lý do, căn cứ, dùng hành văn để thể hiện được nhu cầu khách quan
do hồn cảnh thực tế địi hỏi.
(i) Phần đề xuất: Dùng ngôn ngữ và cách hành văn có sức thuyết phục cao, nhưng
rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn
điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để đảm bảo sự kiện
và số liệu chính xác. Nêu rõ các thuận lợi, khó khăn trong việc thực thi các phương
án, tránh nhận xét chủ quan, thiên vị, phiến diện...
(ii) Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, lý lẽ phải chặt
chẽ, nội dung kiến nghị phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin cho cấp phê


duyệt. Tờ trình phải đính kèm các phụ lục để minh hoạ thêm cho các phương án
được đề xuất, kiến nghị trong tờ trình.

7. Phần chứng nhận văn bản
- Đây là phần thể hiện tính pháp quy, hiệu lực văn bản thông qua con dấu của tổ
chức và chữ ký của người có trách nhiệm ra văn bản. Phần này được trình bày ở góc
phải cuối văn bản.
- Việc ghi quyền hạn: Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.”
(thay mặt) vào trước tên tập thể lãnh đạo tên cơ quan, tổ chức.
Ví dụ:
Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường
(đã ký)
8. Dấu của cơ quan ban hành:
- Xác nhận tính pháp quy, thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản. Dấu đóng trên
văn bản phải đúng chiều, ngay ngắn, rõ rang và trùm lên 1/3 chữ ký về phía bên trái.
9. Nơi nhận văn bản
- Ghi tên loại, nơi nhận bao gồm từ “Nơi nhận” và phần liệt kê các cơ quan, tổ chức,
các đơn vị và cá nhân nhận văn bản.
*Yêu cầu kỹ thuật trình bày văn bản Tờ trình
1. Khổ giấy, kiểu trình bày và định lề trang văn bản
a) Khổ giấy: Văn bản được trình bày (đánh máy hoặc in) trên giấy A4 (kích thước
210mm x 297 mm, sai số cho phép + 2mm). Các loại văn bản như giấy giới thiệu,
giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển có thể được trình bày trên khổ giấy
A5 (148mm x 210mm) hoặc trên mẫu giấy in sẵn.
b) Kiểu trình bày: Các loại văn bản được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ
A4 (định hướng bản in theo chiều dài). Trường hợp nội dung văn bản có các bảng,
biểu khơng được làm thành các phụ lục riêng thì văn có thể được trình bày theo chiều
rộng trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng).
c) Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4):
- Trang mặt trước
Lề trên: Cách mép trên từ 20 - 25 mm.
Lề dưới: Cách mép dưới từ 20 - 25 mm.



Lề trái: Cách mép trái từ 30 - 35 mm.
Lề phải: Cách mép phải từ 15 - 20 mm.
- Trang mặt sau (nếu in 2 mặt):
Lề trên: Cách mép trên từ 20 - 25 mm.
Lề dưới: Cách mép dưới từ 20 - 25 mm.
Lề trái: Cách mép trái từ 15 - 20 mm.
Lề phải: Cách mép phải từ 30 - 35 mm.
2. Một số vấn đề cần lưu ý khi biên soạn văn bản
- Trong văn bản cần xác định rõ phạm vi hiệu lực, thẩm quyền ban hành văn bản,
đối tượng tác động, thời gian, không gian, trách nhiệm thực hiện…
- Bảo đảm tính kế thừa của văn bản, chú ý đến những văn bản hiện hành để đảm bảo
tính mạch lạc, hệ thống, khoa học, bảo đảm văn bản cấp dưới phục tùng văn bản cấp
trên.
- Văn bản có nhiều trang thì từ trang thứ hai phải đánh số trang bằng chữ số Ả rập
cách mép dưới trang giấy 25 mm ở góc phải.
- Những văn bản có hai phụ lục trở lên thì phải ghi số thứ tự của phụ lục bằng chữ
số La Mã.
*Ví dụ văn bản Tờ trình


UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sở Tài nguyên-Môi trường

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 01/TTr-TNMT


Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2021
TỜ TRÌNH

Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành
Luật Đất đai;
- Căn cứ Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất ;
- Căn cứ ý kiến thẩm tra của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc;
Sau khi đã kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất trực thuộc gửi đến, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho: Các hộ gia đình
hiện đang sử dụng đất tại quận Đống Đa.
Gửi kèm theo tờ trình này có các giấy tờ sau:
1- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ gia đình
thuộc quận Đống Đa;
2- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã viết cho các hộ gia đình thuộc quận
Đống Đa;
Nơi nhận:
- UBND TP.Hà Nội
- Lưu VP

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2021
Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường
(đã ký)




×