Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Mai thúy hiền B19DCQT061 nhóm 10 KNTLVB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.82 KB, 10 trang )


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
---------------------------------

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC MÔN HỌC
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN

Đề số: 03
Họ và tên: Mai Thúy Hiền
Mã sinh viên: B19DCQT061
Lớp: D19CQQT01-B
Nhóm: 10
Giảng viên mơn học: Đinh Thị Hương

HÀ NỘI – 2021


ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết
thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví dụ
minh họa.

BÀI LÀM
Câu 1:
 Tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt:
- Tính mạch lạc là một trong những đặc trưng của văn bản tiếng Việt.
- Tính mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn
bản đều hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó.


- Đây là sợi dây vơ hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản.
- Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc:
o Các đoạn, các câu, các ý được trình bày nối tiếp nhau theo một trình tự rõ
ràng, hợp lý, logic làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho người
đọc, người nghe.
o Các trình tự trình bày có thể là trình tự thời gian, khơng gian, diễn biến
tâm lí hay các mối quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả…
- Tính mạch lạc của văn bản được thể hiện qua:
 Mạch lạc về đề tài
 Đề tài của văn bản là một sự vật, hiện tượng, thái độ hay một quan
điểm mà tác giả phân tích.
 Văn bản có tính mạch lạc về đề tài khi tất cả các câu trong văn bản
chỉ tập trung nói về một hiện tượng, thái độ hay quan điểm duy nhất,
có tính thống nhất và khơng tách rời nhau.
 Mạch lạc về chủ đề
 Chủ đề trong văn bản là quan điểm, thái độ, chính kiến hoặc điều mà
tác giả muốn dẫn dắt người đọc
 Văn bản có tính mạch lạc về chủ đề khi tất cả các câu trong văn bản
đều được viết theo một quan điểm, chính kiến hay một thái độ nhất
quán.
 Mạch lạc về logic
1


 Logic của một văn bản bao gồm logic hiện thực mang tính khách
quan và logic trình bày mang tính chủ quan.
 Logic hiện thực đòi hỏi văn bản phản ánh chính xác sự tồn tại, vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
 Logic trình bày trong văn bản là sự sắp xếp hệ thống các ý theo một
trình tự hợp lí giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhận thức những nội dung

trong văn bản đó.
Câu 2:
Bản báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân thu được sau khi kết thúc
q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.

2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021

BÁO CÁO THU HOẠCH
Sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến mơn Kỹ năng tạo lập văn bản
Kính gửi: Giảng viên nhóm 10 - bộ mơn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt

PHẦN 1: SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: Mai Thúy Hiền
Ngày sinh: 25/05/2001
Mã sinh viên: B19DCQT061
Lớp: D19CQQT01-B – Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng
Nhóm: 10 – Mơn Kỹ năng tạo lập văn bản.
Địa chỉ: Thị trấn Lam Sơn huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa

PHẦN 2: NỘI DUNG THU HOẠCH SAU KHI KẾT THÚC MƠN HỌC
Sau khi kết thúc q trình học tập trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản,
bản thân em thu được những kiến thức và đánh giá kết quả như sau:
1. Nội dung môn học
- Cung cấp những kiến thức tổng quan về văn bản và tiếng Việt thực hành
 Đặc trưng của văn bản được thể hiện qua 4 tính chất: tính hồn chỉnh,

tính thống nhất, tính liên kết và tính mạch lạc.
 Nội dung và cấu trúc của văn bản.
 Cấu trúc của đoạn văn; các kiểu kết câu và các loại đoạn văn
 Các loại hình văn bản thường dùng.
 Cách sử dụng ngơn ngữ trong văn bản hành chính cơng vụ
3


- Tìm hiểu về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản:
 Các quy tắc cơ bản khi soạn thảo văn bản trên máy tính
 Khái niệm, sơ đồ và các thành phần thể thức văn bản.
 Các yêu cầu về kĩ thuật trình bày văn bản
- Biết phương pháp soạn thảo một số văn bản hành chính như biên bản, báo cáo,
thơng báo, cơng văn, tờ trình, đơn thư.
2. Mục tiêu môn học
- Trau dồi cho sinh viên những kĩ năng cơ bản trong việc soạn thảo văn bản: về
quy tắc cơ bản khi trình bày văn bản, các kĩ thuật trình bày…
- Giúp sinh viên hiểu rõ được những kiến thức tổng quan cơ bản của tiếng Việt.
- Giúp sinh viên thành thạo kĩ năng soạn thảo văn bản hành chính cơng vụ để
ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày và công việc.
- Giúp bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
3. Kết quả bản thân thu được
a. Về nhận thức
- Nhận thức được kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một kỹ năng quan trọng
và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống và công việc.
- Việc thành thạo kĩ năng soạn thảo văn bản cơ bản giúp ích rất nhiều trong q
trình học tập và công việc.
b. Về kiến thức
- Biết được phương pháp để soạn thảo một số văn bản hành chính cơng vụ cơ
bản như đơn thư, tờ trình, thơng báo…

- Nắm được những quy tắc và yêu cầu về kĩ thuật khi soạn thảo văn bản.
- Có được những kiến thức tổng quan về văn bản tiếng Việt: cách sử dụng ngôn
ngữ, cấu trúc văn bản.

Người báo cáo
Hiền
Mai Thúy Hiền

4


Câu 3:
a.
-

-

-

Nội dung và hình thức của Tờ trình được hiểu như sau:
Nội dung:
Dùng để đề xuất với cấp trên (hay cơ quan chức năng) về một vấn đề mới hoặc
đã có trong kế hoạch để xin phê duyệt.
Nội dung có thể là một chủ trương, phương án cơng tác, chính sách, tiêu chuẩn,
định mức… hoặc bãi bỏ một văn bản, quy định khơng cịn phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội.
Ngồi việc cung cấp những thơng tin như chức năng của một cơng văn trao đổi
thì tờ trình cịn có chức năng trình bày, lập luận, diễn giải vấn đề bằng các
phương án, các giải pháp tổ chức thực hiện mang tính khả thi.
Các kiến nghị được trình bày rõ ràng, cụ thể và hợp lí.

Các ý kiến đưa ra hợp lí, dự đốn và phân tích được những phản ứng có thể
xảy ra xoay quanh đề nghị mới
Phân tích các khả năng và trình bày khái qt các phương án phát triển thế
mạnh, khắc phục khó khăn.

b. Hình thức
- Người viết tờ trình cần phân tích thực tế để người duyệt nhận thấy tính cấp thiết
của vấn đề
- Nêu các nội dung xin phê chuẩn cụ thể và rõ ràng
- Tờ trình được trình bày theo cấu trúc gồm 3 phần:
 Phần mở đầu:
 Nhận định tình hình, phân tích mặt tích cực của tình hình để làm cơ
sở cho việc đề xuất vấn đề mới
 Phân tích thực tế để thấy được tính cần thiết của đề xuất
 Phần nội dung:
 Nêu tóm tắt nội dung của đề nghị mới, dự kiến những vấn đề có thể
nảy sinh quanh đề nghị mới nếu được áp dụng.
 Nêu những khó khăn, thuận lợi và biện pháp khắc phục.
 Trình bày những phương án: luận điểm và luận chứng được trình bày
cụ thể, nêu rõ sự việc hoặc những số liệu có thể xác minh để làm tăng
sức thuyết phục của đề xuất.
 Phần kết thúc:
 Nêu ý nghĩa, tác dụng của đề nghị mới.
5


 Đề nghị cấp trên xem xét, chấp thuận đề xuất để sớm được triển khai
thực hiện
 Nêu các phương án dự phịng (nếu cần thiết)
- Phần nêu lí do căn cứ dùng cách hành văn để thể hiện được nhu cầu khách quan

do hồn cảnh thực tế địi hỏi
- Phần đề xuất:
o Dùng ngôn ngữ và cách hành văn có sức thuyết phục cao nhưng phải cụ
thể, rõ ràng và tránh phân tích chung chung, khó hiểu.
o Các luận cứ phải được lựa chọn ở những tài liệu có độ tin cậy cao để
đảm bảo sự kiện và số liệu chính xác
o Nêu rõ các thuận lợi và khó khăn trong việc thực thi các phương án, tránh
nhận xét chủ quan, thiên vị…
- Các kiến nghị:
o Các kiến nghị phải đảm bảo tính chính xác và tính khả thi mới tạo niềm
tin cho cấp trên phê duyệt.
o Văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, lí lẽ chặt chẽ.
o Tờ trình phải đính kèm các phụ lục để minh họa thêm cho các phương
án được đề xuất kiến nghị trong tờ trình.
 Ví dụ minh họa về Tờ trình

6


CƠNG TY CỔ PHẦN

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THỦY ĐIỆN SÔNG BA HẠ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phú Yên, ngày 10 tháng 4 năm 2020

Số: 402/TTr - SBH


TỜ TRÌNH
Về việc Dự kiến chi phí hỗ trợ công tác an sinh xã hội cho địa phương năm 2020
Kính gửi: - Đại hội đồng cổ đơng thường niên năm 2020
- Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba
Hạ
Công ty hiện đang đóng trên địa bàn, khu vực dân cư cịn gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở hạ tầng cịn chưa đáp ứng nhu cầu, trình độ canh tác cịn nhiều hạn chế. Đặc
biệt là khu vực xung quanh lòng hồ, nhà máy, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống. Thiên tao (nhất là bão, lũ, nước biển dâng) thường xuyên ảnh hưởng
không nhỏ đến kinh tế và đời sống nhân dân trong vùng,
Xét tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của Cơng ty, để có trách nhiệm với
cộng đồng và tạo điều kiện cho Công ty thực hiện công tác an sinh xã hội nư: quan
tâm hỗ trợ, giúp đỡ cho bà con nghèo có hồn cảnh khó khăn; hỗ trợ kinh phí trong
việc sửa chữa một số cơng trình cơng cộng thiết thực; hỗ trợ giúp đỡ người có cơng,
người cao tuổi, người khuyết tật, người neo đơn, hội chất độc da cam, trẻ rm nghèo
vượt khó…
Hội đồng quản trị Cơng ty kính trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm
2020 xem xét, thông qua dự kiến chi hỗ trợ công tác an sinh xã hội năm 2020, với
tổng giá trị tiền hỗ trợ là 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng chẵn).

7


Hội đồng quản trị Cơng ty kính trình Đại hội đồng cổ đông xem xét, biểu quyết
thông qua.

Xin trân trọng cảm ơn ./.

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Nơi nhận:

-

Như trên;
Các TV HĐQT;
Các TV BKS;
Lưu: VT, HĐQT.

CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Tặng

8



×