Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nhóm 10, KNTLVB, lê hoàng diễm, B19DCQT033

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.83 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN CƠ NG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠ NG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀ I TẬP CÁ NHÂ N KẾT THÚ C HỌC PHẦN
MÔ N HỌC: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
ĐỀ THI SỐ 3

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐINH THỊ HƯƠNG
SINH VIÊ N THỰC HIỆN:

LÊ HOÀ NG DIỄM

MÃ SINH VIÊ N:

B19DCQT033

LỚP CHÍNH QUY:

D19CQQT01-B

LỚP HỌC PHẦN:

SKD1103-20211-10

Hà Nội - Năm 2021


2


LỜI MỞ ĐẦU


Tất cả mọi hoạt động của con người đều cần có văn bản. Khi muốn mời ai đó tham
gia một buổi học phải gửi giấy mời, tổng kết năm học cũng cần soạn báo cáo tổng kết…
Vì vậy Kỹ năng tạo lập văn bản là một môn học rất bổ ích và cần thiết. Qua q trình
học tập, môn học giúp cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản nhất về các loại
văn bản trong hoạt động quản lý hành chính, kinh doanh… và hiểu rõ về thể thức cũng
như quy trình soạn thảo và ban hành các loại văn bản này. Bên cạnh đó nó cũng trang
bị cho sinh viên một số nghiệp vụ cơ bản khác trong công việc rất cần thiết và hữu ích
trên con đường lập nghiệp của sinh viên sau này.

3


Đề thi số 3
Câu 1: Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc
q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví dụ minh
họa
Bài làm:
Câu 1: Tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt
1. Định nghĩa, khái niệm
Mạch lạc trong văn bản là kết quả của nhiều yếu tố, với sự kết hợp của các từ, cụm từ,
các câu, các đoạn để làm nên một chỉnh thể nghĩa. Mạch lạc trong văn bản viết thường
khó duy trì hơn trong văn bản nói, vì một lẽ đơn giản, người viết không nhận được sự
phản hồi trực tiếp về thơng điệp của mình và họ cũng khơng thể điều chỉnh kịp thời như
trong văn bản nói. Do vậy, trên lý thuyết, người viết phải tốn nhiều công sức khi viết
một văn bản.
Mạch lạc ở đây dùng để chỉ một đặc điểm hay một khía cạnh nhất định của văn bản.
Hiểu theo nghĩa đen, thuật ngữ này có nghĩa là “kết dính lại với nhau”.
Mạch lạc trong văn bản cũng có nghĩa là các ý tưởng trong mỗi đoạn phải lưu lốt, trơi

chảy từ câu này đến câu kia. Văn bản mạch lạc khi người đọc hiểu được một cách dễ
dàng những ý tưởng mà người viết muốn diễn đạt.
2. Câu văn mạch lạc.
VD (1): Muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải
đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có tinh thần chí cơng vơ tư. (Hồ Chí
Minh)
Các nội dung trong câu trên có mối quan hệ chặt chẽ, sắp xếp theo một trình tự logic.
Nó tập trung diễn đạt ý: muốn được dân u thìphải hết lịng hết sức phục vụ nhân dân.
Cấu trúc của các cụm từ giống nhau (lặp kết cấu) tạo nên sự gắn kết chặt chẽ trong câu.
Đây là một câu văn mạch lạc.
VD (2): Dân tộc Việt Nam ta xây dựng đất nước trên tình thương và đấu tranh:
thương nước, thương nhà, thương người, thương mình; đồng thời đấu tranh kiên
cường bất khuất chống cường quyền, chống xâm lược. (Lê Duẩn)
Câu trên có hai nội dung, nội dung chính nói về cách thức dân tộc Việt Nam dựng nước,
nội dung phụ giải thích về cách thức này gồm có hai ý. Ý về tình thương được sắp xếp
theo thứ tự từ chung đến riêng; ý về đấu tranh được sắp xếp theo thứ tự từ trong ra ngoài
4


và giữa hai ý có từ ngữ chuyển ý đồng thời để gắn kết hai ý với nhau. Sự gắn kết này đã
tạo nên tính mạch lạc cho câu.
Vậy, tiêu chí để có câu văn mạch lạc là, trước hết, câu phải đúng ngữ pháp, các từ ngữ
trong câu phải tương hợp với nhau, được sắp xếp logic và diễn đạt thơng tin đầy đủ,
chính xác. Câu là đơn vị tạo lập đoạn văn. Câu văn mạch lạc sẽ góp phần xây dựng đoạn
văn mạch lạc.
3. Đoạn văn mạch lạc.
VD (3): (1) “Thời gian văn hoá được xác định từ khi một nền văn hố hình thành
cho đến khi tàn lụi. (2) Ở đất Mĩ đã từng tồn tại hai khoảng thời gian văn hoá:
thời gian của nền văn hoá Indien và thời gian của nền văn hoá Mĩ, hai khoảng
thời gian này giao nhau. (3) Nói chung, thời gian văn hố khơng thể có ranh giới

rạch rịi, nó là một khái niệm mờ. (4) Thời điểm khởi đầu của một nền văn hố
là do thời điểm hình thành dân tộc (chủ đề văn hoá) quy định”.
Nội dung đoạn văn trên trình bày về khái niệm thời gian văn hố. Câu (1) là câu chủ đề.
Câu (2) nêu dẫn chứng về thời gian văn hoá. Câu (3) xác định ranh giới của thời gian
văn hố. Câu (4) giải thích về thời điểm khởi đầu của một nền văn hoá. Đây là đoạn văn
có câu chủ đề và được xây dựng theo kiểu diễn dịch. Giữa nội dung của các câu trong
đoạn văn có mối quan hệ trật tự tuyến tính. Nội dung ý nghĩa câu sau kế thừa và phát
triển từ câu trước.
Đoạn văn này được xem là mạch lạc. Người đọc có thể hiểu được nội dung một cách dễ
dàng, mặc dù khái niệm về thời gian văn hoá khá trừu tượng.
Quan sát một ví dụ khác về một đoạn văn mạch lạc nhưng được trình bày đặc biệt hơn:
mỗi câu được tách riêng như một đoạn với dụng ý nghệ thuật nhằm nhấn mạnh và khẳng
định các nội dung trình bày.
VD (4): Trong “Tun ngơn độc lập”, Bác Hồ viết: [...] (1) Về kinh tế, chúng bóc
lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác,
tiêu điều. (2) Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. (3) Chúng giữ
độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. (4) Chúng đặt ra hàng trăm thứ
thuế vơ lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. (5)
Chúng không cho các nhà tư bản ta ngóc đầu lên. (6) Chúng bóc lột cơng nhân
ta một cách vô cùng tàn nhẫn. [...]
Với cùng một chủ đề là Về kinh tế, chúng (thực dân Pháp) bóc lột dân ta đến tận cùng
xương tuỷ… nhưng đoạn văn trên được tách ra nhiều đoạn một câu, mỗi đoạn nêu ít
nhất là một luận cứ.
Để có được một văn bản, người viết cần tạo lập được các đoạn văn mạch lạc. Tính thống
nhất là đặc điểm quan trọng của đoạn văn mạch lạc. Đoạn văn thống nhất là đoạn văn
chỉ tập trung vào một chủ đề chính. Đó là các câu - chủ đề, luận giải, chi tiết, kết luận đều nói với người đọc về một chủ đề chính.

5



Nội dung của các câu trong đoạn văn phải mạch lạc, nghĩa là nội dung giữa các câu phải
có sự gắn kết với nhau một cách logic, sắp xếp theo một trình tự hợp lý, cần tránh viết
những câu xa đề, lạc ý, sai ngữ pháp, hoặc viết đoạn văn dài dịng, các ý sắp xếp lộn
xộn, trùng lặp.
Qua vídụ minh hoạ về đoạn văn mạch lạc, chúng ta có thể xác định: đoạn văn mạch lạc
là đoạn văn phải bảo đảm tính thống nhất về chủ đề, tính logic và tính liên kết.
Câu 2: Báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc quá trình
học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
UBNN THÀ NH PHỐ HÀ NỘI
HỌC VIỆN CNBC VIỄN THƠ NG

CỘNG HỊ A XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁ O CÁ O THU HOẠCH CÁ NHÂ N KHI KẾT
THÚ C QUÁ TRÌNH HỌC TRỰC TUYẾN MƠ N
HỌC KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN

PHẦN I. SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ, tên sinh viên: Lê Hồng Diễm
Giới tính: Nữ
Ngày, thàng, năm sinh: 19/02/2001
Chun ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Lớp: B19DCQT033
Trường: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng
Hệ đào tạo: Chính quy
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NHẬN ĐƯỢC KHI KẾT THÚ C MƠ N
HỌC
1. Nội dung mơn học:
• Cung cấp kiến thức về nền tảng Kỹ năng tạo lập văn bản, đồng thời được

tìm hiểu quy trình thực hiện các bước cụ thể khi soạn thảo văn bản hành
chính, ngồi ra giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng được cấu
trúc câu, cấu trúc đoạn để đáp ứng đúng yêu cầu về hình thức và nội
dung của văn bản.
6


• Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số văn bản thông thường
hay gặp như soạn thảo báo cáo, cơng văn, tờ trình,..
2. Mục tiêu mơn học:
• Ứng dụng Kỹ năng tạo lập văn bản để viết, soạn thảo các văn bản hành
chính một cách rõ ràng, rành mạch, lý lẽ thuyết phục người nghe, người
đọc.
• Tơn trọng và có ý thức trong việc sử dụng tiếng Việt.
3. Kết quả cụ thể nhận được:
• Tìm hiểu được cơ bản về văn bản và tiếng việt thực hành.
• Tìm hiểu được thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
• Tìm hiểu được phương pháp soạn thảo một số văn bản hành chính như
soạn thảo báo cáo, soạn thảo thơng báo, soạn thảo cơng văn, soạn thảo tờ
trình và một số văn bản khác.
• Biết nhiều hơn về trình bày word, hiểu hơn về cách dùng tiếng Việt
trong các văn bản hành chính.
Câu 3: Nội dung và hình thức của Tờ trình? Ví dụ minh họa
1. Khái niệm
Tờ trình là một văn bản được sử dụng trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp, nhưng
chủ yếu sử dụng trong cơ quan Nhà nước.
Tờ trình có thể hiểu là 01 văn bản dùng để trình bày, đề xuất với cấp trên một sự việc,
đề xuất phê chuẩn một chủ trương, một giải pháp… để xin kết luận, chỉ đạo của cấp trên.
Viết tờ trình khơng phải việc khó nhưng u cầu người viết phải trình bày đủ các nội
dung cần có như: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tờ trình, nội dung mẫu tờ trình, lý do viết tờ

trình.
Ngồi ra, cần có các phương pháp kiến nghị đến cấp trên nhằm xin được xét duyệt một
chính sách hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện một việc hay dự án nào đó
2. Nội dung tờ trình thường có bố cục gồm 3 phần:
Phần 1: Phần mở đầu nêu rõ lý do cần phải làm tờ trình.
(Nhận định tình hình, phân tích mặt tích cực của tình hình để làm cơ sở cho việc đề xuất
vấn đề mới; phân tích thực tế để thấy được tính cần kíp của đề xuất.)
Phần 2: Đưa ra các ý kiến đề xuất.

7


(Nếu tóm tắt nội dung của đề nghị mới, dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh quanh đề
nghị mới nếu được áp dụng; nêu những khó khăn, thuận lợi và biện pháp khắc phục.
Phần này cũng có thể trình bày những phương án. Luận điểm và luận chứng được trình
bày cần cụ thể, nêu rõ sự việc hoặc những số liệu có thể xác minh để làm tăng sức thuyết
phục của đề xuất.)
Phần 3: Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất.
(Nêu ý nghĩa, tác dụng của đề nghị mới; đề nghị cấp trên xem xét chấp thuận đề xuất để
sớm triển khai thực hiện. Có thể nêu phương án dự phịng nếu cần thiết.)
3. Hình thức tờ trình thơng thường:
Trong phần nêu lý do, căn cứ dùng cách hành văn để thể hiện được nhu cầu khách quan
do hoàn cảnh thực thế địi hỏi
Phần đề xuất: dùng ngơn ngữ và cách hành văn có sức thuyết phục cao nhưng rất cụ thể,
rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ
các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để đảm bảo sự kiện và số liệu chính
xác. Nêu rõ các thuận lợi, khó khăn trong việc thực thi các phương án, tránh nhận xét
chủ quan, thiên vị, phiến diện…

8



Các kiến nghị: phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, lý lẽ phải chặt chẽ, nội
dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi thì mới tạo ra niềm tin cho cấp phê duyệt. Tờ
trình phải đính kèm các phụ lục để minh họa thêm các phương án được đề xuất kiến
nghị trong tờ trình.

9


4. Ví dụ minh họa:

10


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn
thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản vào trong chương trình giảng dạy. Đặc
biệt là cơ giảng viên Đinh Thị Hương đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt kiến thức quý
báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Cô đã giúp em hiểu thế nào là tầm
quan trọng của kỹ năng về văn bản hành chính, khơng chỉ thế cơ cịn giảng dậy cho em
cách dịch nghĩa từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Đó là những kỹ năng mà hầu như trong
sách khơng có, nó thực sự cần thiết đối với sinh viên hiện nay.
Em mong Học viện tiếp tục đưa thêm các môn kỹ năng thực tế vào giảng dạy để
giúp sinh viên chúng em có thể bắt kịp được với sinh viên quốc tế, không bị bỡ ngỡ khi
ra khỏi trường. Giúp chúng em nắm bắt được toàn bộ kỹ năng mềm. Bài tiểu luận kết
thúc học phần của em khó tránh phải những sai sót, kính mong giảng viên bộ mơn xem
xét và góp ý để em có thể hồn thiện Bài tiểu luận một cách tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!


11



×