Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nhóm 10, KNTLVB, nguyễn thị thúy hiền, B19DCKT063 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.08 KB, 10 trang )


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
Đề số: 03
Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hiền
Mã sinh viên: B19DCKT063
Nhóm lớp học: 10
Giảng viên giảng dạy: Đinh Thị Hương

Hà Nội – 2021


Mục lục
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 2
Câu 1. Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt. .............................................. 3
Câu 2. Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc
quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt. ............................... 4
Câu 3. Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của tờ trình? Cho ví dụ minh họa
.............................................................................................................................................. 6
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... 8

1


MỞ ĐẦU

Kỹ năng tạo lập văn bản là một phần khơng thể thiếu trong nhiều vị trí ở hầu hết các
ngành nghề cũng như trong cuộc sống. Hằng ngày chúng ta ứng dụng những kỹ năng này


rất nhiều trong các công việc, chẳng hạn như viết công văn xin việc, email gửi đến nhà
tuyển dụng, đăng bài trên các phương tiện truyền thông xã hội, các văn bản như báo cáo,
thuyết trình, bản tin, thơng báo…
Vậy kỹ năng tạo lập văn bản là cách ta thực hiện các thao tác như nhập thơng tin, chỉnh
sửa, trình bày văn bản được thực hiện trên giấy hoặc các phần mềm ứng dụng như
Microsoft Word. Đó cũng là một phần trong chương trình đại học và là kỹ năng mà bất cứ
bạn sinh viên nào cũng cần có trong thời đại ngày nay.
Khi người khác đọc văn bản của bạn, họ sẽ đưa ra đánh giá về các kỹ năng, phần con
người của bạn của bạn dựa trên những gì họ nhìn thấy. Cho dù văn bản đó là trên giấy hay
trực tuyến (chẳng hạn như email, bài viết trên trang web…), người đọc sẽ có ấn tượng
nhất định về bạn.
Nếu khơng nắm bắt được những kỹ năng đó, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn cũng như
rắc rối. Chẳng hạn như nếu bạn soạn thảo một hợp đồng kém chất lượng, khách hàng sẽ
khơng hài lịng và gây ảnh hưởng đến cơng việc cũng như công ty; hay một CV xin việc
kém chất lượng thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ khơng ngó ngàng gì đến việc gọi bạn đi
phỏng vấn…
Nhằm giải quyết vấn đề đó và đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kỹ năng tạo
lập văn bản, Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng đã đem bộ môn kỹ năng tạo lập
văn bản Tiếng việt vào chương trình dạy học cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu cho công
việc trong tương lai.

2


Đề số: 03
Câu 1. Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản đều phải
hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó. Hay nói một cách đơn giản thì
mạch lạc là sợi dây vơ hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản.
Trong Tạp chí Giáo dục số 332 (trang số 36-39) Những vấn đề về mạch lạc và liên kết

với việc rèn kỹ năng làm văn cho học sinh phổ thông, TS. Nguyễn Thị Hiên cho biết tính
mạch lạc của văn bản được thể hiện cụ thể qua những mặt chủ yếu như sau:
Mạch lạc về đề tài
Đề tài ở đây có thể được hiểu là mảng hiện thực được tác giả nhận thức và trình bày
trong văn bản. Đề tài của văn bản có thể rộng hay hẹp hoặc cũng có thể là một sự vật,
hiện tượng, thái độ, chính kiến, quan diểm nào đó,… được tác giả nhận thức. Khi tất cả
các câu trong văn bản chỉ tập trung nói về một hiện thực duy nhất, hoặc về những mảng
hiện thực có quan hệ rất gần gũi với nhau, khơng thể tách rời nhau như những mối quan
hệ ràng buộc tất yếu thì văn bản đó được xác nhận có sự mạch lạc về đề tài. Trong văn
bản, mạch lạc về đề tài chủ yếu qua hệ thống các danh từ, ngữ danh hoặc hệ thống của các
đại từ.
Mạch lạc về chủ đề
Trong ngôn ngữ học văn bản, chủ đề được hiểu là quan điểm, thái độ, chính kkieens
hoạc điều tác giả muốn dẫn dắt người đọc đến thông qua đề tài của văn bản. Đề tài có thể
giống nhau trong một số văn bản nhưng chủ đề lại có thể rất khác nhau gữa các văn bản
đó. Có thể cùng đề tài nhưng ở văn bản này là sự ngợi ca, thông cảm nhưng ở văn bản
khác lại là sự phê phán, lên án,… Khi tất cả các câu trong một văn bản đều được viết theo
một quan điểm, một chính kiến hay một tình cảm, thái độ nhất quán, văn bản đó được xác
nhận có sự mạch lạc về chủ đề. Nói một cách khác, khi các câu trong văn bản đầu được
viết theo cùng một hướng đích, văn bản đó sẽ có sự mạch lạc về chủ đề.
Chủ đề trong một văn bản không phải lúc nào cũng đơn nhất mà thường là một cấu trúc
bao gồm nhiều tiểu chủ để hay nhiều chủ đề nhỏ. Mỗi chủ đề nhỏ thể hiện một khía cạnh
nào đó của chủ đề lớn, góp phần làm cho chủ đề lớn được xuyên suốt trong toàn văn bản
và hiện thực được phản ánh hiện lên một cách rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Mỗi chủ đề nhỏ
có thể được thực hiện bằng một đoạn văn, hoặc một vài đoạn văn. Mỗi đoạn văn lại là
một chỉnh thể nhỏ, có tính thống nhất nội tại. Tính thống nhất về chủ đề được bộc lộ trực
tiếp hay giản tiếp trong hệ thống động từ và tính từ của văn bản. Các câu, các đoạn, các
phần trong văn bản với các cung bậc khác nhau đều phải liên kết chặt chẽ với nhau và
giới hạn trong một ý tưởng chung, một mục đích chúng, cùng hưởng về một chủ đề nhất
định, cùng góp phần thể hiện chủ đề chung của văn bản.


3


Mạch lạc về logic
Logic là sự phản ánh quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực khách quan.
Đồng thời, logic còn là sự phản ánh những quy luật nhận thức của con người về chính
những hiện thực khách quan ấy. Vì thế, để thể hiện được tính mạch lạc về logic, văn bản
cần đảm bảo phản ánh đúng những quy luật ấy.
Logic của một văn bản thường bao gồm hai loại: logic hiện thực mang tính khách quan
và logic trình bảy mang tính chủ quan. Logic hiện thực địi hỏi văn bản phải phản ánh
chính xác sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Để thuyết phục người
tiếp nhận văn bản đồng tình và làm cho họ tin tưởng vào những điều mà tác giả trình bày,
trước hết, thơng tin đưa ra trong văn bản phải được coi là đúng với hiện thực khách quan
và phủ hợp với ngữ cảnh. Còn logic trình bày trong văn bản là sự sắp xếp hệ thống các ý
theo một trình tự hợp lí giúp cho người đọc dễ hiểu, dễ nhận thức những nội dung thơng
tin trong văn bản đó. Khi trình bảy về hiện thực, tác giả phải biết mở rộng và triển khai
chủ đề lớn thành các chủ đề nhỏ. Mỗi chủ đề nhỏ chính là một ý hay cịn gọi là một nhóm
thơng tin và thường được trình bày thành một đoạn văn. Các chủ đề nhỏ lại phải được sắp
xếp theo một trình tự hợp lí, căn cứ vào đề tài - chủ đề của toàn văn bản, để tạo thành một
chỉnh thể liền mạch, thông suốt không bị luẩn quẩn hay đứt mạch. Vì vậy, mạch lạc trong
văn bản không chỉ thể hiện ở logic của việc văn bản có phản ánh chính xác hiện thực hay
khơng mà cịn thể hiện ở việc trình bày hệ thống các chủ đề bộ phận của văn bản đó có
phù hợp với quy luật của tư duy của logic hay khơng, có tn theo một trật tự khơng gian,
thời gian, tâm lí... hợp lí hay khơng. Mạch lạc về logic trình bày giúp cho hiện thực được
phản ảnh hiện lên một cách sáng rõ và người đọc nhận thức được nhanh nhất, sâu sắc nhất
những vấn đề bản chất của hiện thực đó. Trong văn bản, sự chặt chẽ về mặt logic thường
được đảm bảo bằng hệ thống của các quan hệ từ, sự sắp xếp trật tự từ và trật tự câu được
sử dụng trong văn bản đó.


Câu 2. Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc
q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.

4


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày 27 tháng 11 năm 2021

BÁO CÁO
Thu hoạch môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Kính gửi: Giảng viên mơn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt - cô Đinh Thị Hương
Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hiền
Mã sinh viên: B19DCKT063
Sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt,
bản thân em đã học tập và tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng sau:
Nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn, biết cách sử
dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản.
Có thể soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính thơng
thường, một số loại văn bản thơng thường như: Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thơng báo,
biên bản, đơn, thư…xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể thức của các văn bản.
Hiểu rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Ngồi những kiến thức kỹ năng trên, môn học đã cho em thấy được tầm quan trọng của
kỹ năng tạo lập văn bản trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn cô và Học viện đã đem đến cho em những kiến thức kỹ
năng bổ ích từ môn học này!

Người báo cáo

( Ký và ghi rõ họ tên)
Hiền
Nguyễn Thị Thúy Hiền

5


Câu 3. Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của tờ trình? Cho ví dụ minh họa.
Tờ trình là một loại văn bản dùng để đề xuất với cấp trên (hay cơ quan chức năng) một
vấn đề mới hoặc đã có trong kế hoạch để xin phê duyệt. Vấn đề mới có thể là một chủ
trương, phương án cơng tác, chính sách, tiêu chuẩn, định mức… hoặc bãi bỏ một văn bản,
quy định khơng cịn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.
Tờ trình được chia làm 2 loại: Tờ trình trình trực tiếp cơng việc là loại văn bản trong đó
thể hiện tồn bộ nội dung của công việc được sử dụng trong trường hợp nội dung trình
đơn giản, ngắn gọn, khơng có nhiều mục phải liệt kê. Tờ trình kèm theo một văn bản khác
nghĩa là ngồi tờ trình cịn có các phụ lục, các văn bản khác đi kèm.
Không nên nhầm lẫn vai trị của tờ trình với một cơng văn trao đổi. Tờ trình khơng
những cung cấp thơng tin như vai trị của một cơng văn trao đổi, mà cịn có chức năng
trình bày, lập luận, diễn giải vấn đề bằng các phương án, các giải pháp tổ chức thực hiện
mang tính khả thi; các kiến nghị cần phải rõ ràng, cụ thể và hợp lý; người viết tờ trình cần
phân tích thực tế để người duyệt nhận thấy rõ tính cấp thiết của vấn đề.
Nội dung của Tờ trình:
Giống như các văn bản hành chính khác phải có Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tờ trình.
Tờ trình đề nghị bắt buộc phải có các nội dung cơ bản như sau:
Sự việc cần trình là sự việc gì: trình bày cụ thể về sự việc,lưu ý, trình bày sự việc rõ
ràng mạch lạc trình tự xảy ra sự việc phải đi theo một hướng logic cụ thể.
Trước sự việc đó thì bạn có đề xuất gì, cho một ý kiến giải quyết. Lưu ý, phần đề suất
kiến nghị của bản thân thì phải sát với thực tế và phải có lý do tại sao lại đưa ra những
kiến nghị này và chứng minh kiến nghị đó là khả thi bằng những tài liệu có độ tin cậy cao.
Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất. Lưu ý phần

kiến nghị cấp trên cũng phải sát thực tế ngơn từ cũng phải chặt chẽ có tính thuyết phục
cao cụ thể, khơng mang tính chung chung, khó hiểu để các cấp trên hiểu được và cho phê
duyệt.
Ngoài ra, trong mẫu tờ trình, bạn cũng có thể đính kèm thêm phụ lục, giấy tờ đính kèm.
Nó giúp minh hoạ cho các phương án đã được nêu ra, từ đó tạo sự tin tưởng ở cấp trên
Hình thức của tờ trình: Gồm 3 phần:
Phần 1: Phần dẫn đề. Thực chất, đây giống như mở bài của một văn bản. Trong phần
này, người viết phải nêu một cách ngắn gọn, khái qt nhất về bối cảnh, tình hình và phân
tích tính quan trọng của bối cảnh, tình hình đó làm cơ sở dẫn tới "đề suất" cần được thực
hiện trong phần nội dung chính. Khái quát lại, đây là phần nêu vấn đề.
Phần 2: Đây là nội dung chính của tờ trình. Trong phần này, người viết nếu đề suất,
phương án, phân tích các đề suất và phương án. Có thế nêu hết nội dung đề suất trong một
văn bản hoặc nếu ý chính và trình bày chi tiết ra một phụ lục kèm theo tờ trình.
Phần 3: Phần kết thúc: Trong phần này, người viết có thể lựa chọn các phương pháp
kết đề như nêu ý nghĩa, giá trị của đề suất mong cấp trên xem xét; nêu mong muốn, kiến
nghị cấp trên hỗ trợ,...
Ví dụ: Tờ trình đề nghị cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị cho trường học

6


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRƯỜNG THCS HOA SƠN
Số: …../……


Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm2021

TỜ TRÌNH
Về việc xin kinh phí mua sắm trang thiết bị
Kính gửi:
- Phịng Giáo dục và Đào tạo
- Phịng Tài chính - Kế hoạch
- Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa
Căn cứ quyết định số …../QĐ-PGD&ĐT ngày…..tháng…..năm……. của trưởng
phòng Phòng GD&ĐT Ứng Hịa về việc giao dự tốn chi ngân sách nhà nước năm 2021
Căn cứ vào tình hình thực tế tại trường THCS Hoa Sơn
Do nhu cầu cấp thiết cần phải mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ công tác
giảng dạy năm học 2021-2022
Trường THCS Hoa Sơn kính trình đến Phịng giáo dục và đào tạo huyện Ứng Hịa,
Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Ứng Hịa xin chủ trương sử dụng kinh phí sự nghiệp
giáo dục năm 2021 thực hiện mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất cụ thể như sau:
– 10 bộ máy vi tính x 20.000.000 đ/bộ = 200.000.000 đ
– 10 bộ bàn ghế x 3.000.000 đ/bộ = 30.000.000 đ
– 02 Ổn áp 10 KVA x 5.000.000 đ/cái = 10.000.000 đ
Tổng cộng: 240.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai Trăm bốn mươi triệu đồng).
Rất mong sự xem xét chấp thuận của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ứng Hịa,
Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Ứng Hịa.
Trân trọng kính trình./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
Nguyễn Văn A


7


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời sâu sắc đến Học Viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng đã
đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản vào trong chương trình giảng dạy. Đặc biệt em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn-cô Đinh Thị Hương đã truyền đạt những
kiến thức vô cùng quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập qua. Đây thực sự là
những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho qt trình học tập và cơng việc sau này của chúng
em.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản là mơn học bổ ích, thú vị, gắn liền với nhu cầu thực
tiễn của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp không nhiều mặc dù đã rất
cố gắng nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng mơn học này của em đang cịn hạn
chế nhiều. Do đó,bài tiểu luận kết thúc học phần này của em khó có thể tránh được những
thiếu sót và một số sai sót. Kính mong giảng viên bộ mơn xem xét và góp ý giúp Bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thúy Hiền

8



×