Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nhóm 10, KNTLVB, trần thị trâm anh, B19DCQT015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.22 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

BÀI THI TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
NHĨM MƠN HỌC: 10
Giảng viên: Đinh Thị Hương
Sinh viên: Trần Thị Trâm Anh
Mã số sinh viên: B19DCQT015
Lớp: D19CQQT03-B

Hà Nội 2021



Đề 3:
Câu 1 (3 điểm): Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt.
Câu 2 (4 điểm): Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi
kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Câu 3 (3 điểm): Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình? Cho ví
dụ minh họa.
Bài làm:
Câu 1:
- Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản đều
phải hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó. Hay nói một cách đơn
giản thì mạch lạc là sợi dây vơ hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản.
- Những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc
• Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mô tả về một đề
tài cụ thể, xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.
• Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản xoay quanh một chủ đề thống
nhất.
• Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình


tự rõ ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch
và gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
• Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm lý
hay các mối quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả…
-

Mạch lạc trong văn bản có tính chất:
• Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đó phải nói về cùng một chủ
đề, đề tài, nó phait biểu hiện được nội dung xun suốt trong một tác phẩm.
• Các có sự thống nhất, logic với nhau, các câu có sự thống nhất, mạch lạc
dễ hiểu.
• Trơi chảy thành dịng, thành mạch, trình tự đi khắp các phần, các đoạn
trong văn bản, thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.

1|Page


- Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối giữa các câu, các ý theo trình tự bởi vì để
đảm bảo được sự thống nhất trôi chảy, thành mạch về nội dung và hình thức thì văn bản
phải có tính mạch lạc. tức là giữa các câu, các ý phải đực tiếp nối theo một trình tự hợp
lý.
Câu 2:
Báo cáo về thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn
học Kỹ năng tạo lập văn bản.
Đối với một sinh viên ngoài việc trang bị những kiến thức chuyên ngành thì các
kỹ năng cơ bản là điều cần phải có. Khi ngồi trên ghế nhà trường Học viện đã tạo điều
kiện để phát triển thêm nhiều kỹ năng bản thân tốt hơn như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng thuyết trình và đặc biệt vừa rồi em còn được học thêm kỹ năng tạo lập văn bản.
Là một sinh viên chuyên ngành về kinh tế thì việc trình bày một bản báo cáo hay một
chuyên đề không phải xa lạ, nhưng để biết cách trình bày văn bản, chọn ngơn ngữ phù

hợp thì khơng phải ai cũng biết.
Học môn Kỹ năng tạo lập văn bản giúp em hiểu nghĩa rõ hơn về các từ Hán - Việt,
từ mượn. Tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái và 6 thanh điệu tạo nên sự phong phú, đa dạng
cho tiếng mẹ đẻ. Ngồi ra tiếng Việt cịn vay mượn từ của nước ngoài như tiếng Pháp,
tiếng Nga, tiếng Anh và đặc biệt là tiếng Hán. Hầu hết tên của mỗi người đều có ít nhất
là một tiếng Hán - Việt và mỗi câu nói khi phát ngơn cũng có từ mượn này. Điều đó cho
thấy sự quan trọng của từ Hán - Việt trong đời sống của con người Việt Nam, thế nhưng
khơng phải ai cũng có thể hiểu được hết những từ ngữ đó. Những buổi học đầu tiên em
được tìm hiểu, làm quen với từ ngữ Hán - Việt. Chắc chắn là không chỉ em mà các bạn
trong lớp cũng rất khó để học và hiểu các từ ngữ này, mặc dù có rất nhiều từ em thường
xuyên sử dụng nhưng vẫn không không hiểu hết nghĩa. Từ Hán - Việt không phải một
từ chỉ có một nghĩa mà nó có thể có nhiều nghĩa khác nhau mà sau khi được học em
mới biết. Ví dụ như chữ “di” có hai nghĩa là “để lại” và “dời”, chữ “thủ” có ba nghĩa
“giữ”, “đầu”, “tay”, hay chữ “lạc” có ba nghĩa “vui”, “rơi” , “lặn”… Sau khi được học
và tìm hiểu thì vốn từ ngữ của em đã tăng thêm nhiều hơn, biết cách dùng từ phù hợp
hơn và biết thay thế các từ đồng nghĩa để tránh việc lặp từ.

2|Page


Ngoài việc được học thêm về từ Hán – Việt, em cịn được tìm hiểu các loại văn
bản hành chính thường dùng như: nghị quyết, quyết định, chị thị, quy chế… Và còn biết
được quy tắc viết tắt của các văn bản hành chính đó ví dụ như: chỉ thị viết tắt là “CT”,
cịn chương trình sẽ viết là “CTr” để phân biệt tránh nhầm lẫn. Các văn bản này trước
đó em khơng tìm hiểu nhiều nhưng là một sinh viên, người tương lai sẽ xây dựng tổ
quốc thì tất yếu những thứ cơ bản này phải nên biết. Bên cạnh đó em cịn được học các
mức độ khẩn của văn bản như: Khẩn, Thượng khẩn, Hỏa tốc là như thế nào. Những loại
văn bản pháp luật này thường rất khô khan nhưng lại rất cần thiết, đây là kiến thức cơ
bản mà mỗi công dân trưởng thành cần phải biết đến. Đặc biệt với tình hình dịch bệnh
hiện nay nhiều công văn được ban hành liên tục nên em nhận thấy rõ sự quan trọng của

các loại văn bản này. Em còn được giới thiệu bố cục, chức năng của từng phần trong
văn bản hành chính như các nghị quyết, quyết định, cơng văn,… Em hiểu được khái
niệm, trình tự quan lý, quy định về đăng ký và lưu hành của văn bản đi và văn bản đến.
Các sinh viên học được cách trình bày của các văn bản đó như cách lề trên, lựa chọn
phơng chữ, cỡ chữ… Ngồi ra em cịn biết được sơ đồ bố trí các thành phần thể chức
của văn bản hành chính như: Quốc hiệu; Tiêu ngữ; Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn
bản; Địa danh và thời gian ban hành văn bản; Tên loại văn bản; Nội dung văn bản… và
các quy định về phông chữ, cỡ chữ ở mỗi phần. Em được xem rất nhiều mẫu văn bản
khác nhau, giảng viên giải thích cách trình bày, ý nghĩa của từng phần trong văn bản đó
rất rõ ràng. Ví dụ khi tìm hiểu về cơng văn phúc đáp thì sẽ biết được quốc hiệu, tiêu ngữ
ở đâu, cách viết thế nào, nơi ban hành, nội dung của, nơi nhận, chữ ký của người đại
diện cơ quan ban hành cơng văn đó.
Tiếp đó em được học cách viết hoa và quy định về cách viết hoa chẳng hạn như
kết thức một câu, sau dấu câu thì sẽ phải viết hoa, hay tên riêng của người, tên riêng về
địa lý, tên cơ quan, tổ chức, và một số tên được quy định.
Ví dụ:
-

Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước...

-

Tên huân chương, huy chương, tên danh hiệu: Huân chương Sao vàng, Nghệ sỹ
Nhân dân, Anh hùng Lao động...

-

Tên chức vụ, danh hiệu, học vị: Chủ tịch Quốc hội, Giáo sư Tôn Thất Tùng...
3|Page



-

Các từ, cụm từ chỉ một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng: Bác,
Người, Đảng...

-

Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Quốc khánh, Quốc tế Lao động, Phụ nữ Việt
Nam...

-

Tên các loại văn bản: Bộ luật Hình sự, Luận Tổ chức Quốc hội...

-

Các trường hợp viện dẫn đầu: Phần, Chương, Mục...

-

Tên các năm âm lịch, ngày lễ, các ngày trong tuần, tháng trong năm: Tân Tỵ,
Mậu Tuất, Trung thu, Nguyên đán, thứ Hai, tháng Năm...

-

Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Triều Trần, Phong trào Xô viết Nghệ
Tĩnh...

-


Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Bách khoa tồn thư, Tạp chí Cộng sản...
Sau khi học xong các kiến thức thì em sẽ tự viết một mẫu đơn xin việc làm và sau

đó giảng viên sẽ nhận xét và sửa những phần chưa được. Việc được thực hành viết một
lá đơn giúp em biết cách trình bày một là đơn hồn chỉnh, cách căn lề, điều chỉnh phông
chữ, cỡ chữ, những từ cần viết hoa... Ngồi ra giảng viên cịn chỉ cho sinh viên những
cách trình bày, sử dụng câu chữ như thế nào cho phù hợp để ghi điểm trong mắt người
nhận đơn.
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày việc trao đổi thơng tin dưới hình thức là
những văn bản Tiếng Việt rất phổ biến và thường xuyên. Nhằm triển khai các chủ
trương, chính sách đối với những cơng việc cụ thể. Hiện nay đã có những phần mềm
soạn thảo văn bản trên máy tính đem lại sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian bỏ ra để
hoàn thành một văn bản. Tuy nhiên để soạn thảo một văn bản một cách đúng chuẩn về
các quy tắc và thể thức thì chắc hẳn rất ít sinh viên có thể soạn thảo đúng. Việc được
học môn Kỹ năng tạo lập văn bản là cơ hội tốt để sinh viên Học viện nâng cao kỹ năng
soạn thảo văn bản của mình. Mơn học chỉ với thời lượng 1 tín chỉ nhưng cũng đã truyền
tải cho sinh viên những kiến thức cần thiết để có thể thực hành soạn thảo văn bản đúng
chuẩn tắc và thể thức của một văn bản cần có.
Em xin cảm ơn giảng viên đã ln tận tình giảng dạy và chia sẻ cho chúng em
những kiến thức cần thiết để có thể tự mình soạn thảo văn bản. Em hứa sẽ ln trân
trọng những gì mà cơ đã truyền tải cho chúng em và biết vận dụng hiệu quả nhất.
4|Page


Câu 3:
1. Khái niệm:
Tờ trình là một văn bản được sử dụng trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp,
nhưng chủ yếu sử dụng trong cơ quan Nhà nước.
Tờ trình có thể hiểu là 1 văn bản dùng để trình bày, đề xuất với cấp trên một sự

việc, đề xuất phê chuẩn một chủ trương, một giải pháp… để xin kết luận, chỉ đạo của
cấp trên.
Viết tờ trình khơng phải việc khó nhưng u cầu người viết phải trình bày đủ các
nội dung cần có như: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tờ trình, nội dung mẫu tờ trình, lý do viết
tờ trình.
Ngồi ra, cần có các phương pháp kiến nghị đến cấp trên nhằm xin được xét duyệt
một chính sách hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện một việc hay dự án nào đó.
Tờ trình phải có chữ ký và cam kết của người trình bày.
2. Phân loại:
Tùy vào mục đích của người viết mà có các mẫu tờ trình như sau:
-

Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm,
mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa, mẫu tờ trình dùng để giới thiệu về nhân sự mẫu
tờ trình phê duyệt dự án.

-

Mẫu tờ trình xin kinh phí cơng đồn.

-

Mẫu tờ trình xin tuyển dụng nhân sự.

-

Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ.

-


Mẫu tờ trình miễn nhiệm chức danh.

-

Mẫu tờ trình nhân sự.

-

Mẫu tờ trình về việc xin kinh phí.

3. Kỹ năng khi viết tờ trình:
Khi lên nội dung tờ trình bạn cần phải nắm được những yêu cầu khi sọan thảo tờ trình,
bố cục tờ trình đó như thế nào là hợp lý và chuẩn theo mẫu, cũng như những lưu ý cơ
bản khi viết tờ trình.
5|Page


a. u cầu khi viết tờ trình:
-

Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần
trình duyệt.

-

Nêu các chủ đề xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.

-

Các kiến nghị phải hợp lý.


-

Phân tích các khả năng và trình bày khái quát phương án phát triển mạnh, khắc
phục khó khăn.

b. Bố cục của tờ trình:
Cũng như các loại hình văn bản khác liên quan, tờ trình sẽ được chia thành 03 nội dung
chính sau đây:
Phần 1: Phần mở đầu nêu rõ lý do cần phải làm tờ trình:
Trong nội dung này, cần viết tóm tắt lý do làm tờ trình là gì? Tờ trình này được gửi cho
cơ quan hay cá nhân nào?
Phần 2: Đưa ra các ý kiến đề xuất
Tờ trình bao giờ cũng đi kèm với với nội dung đề xuất cụ thể, do đó, trong phần này
cần nêu rõ đề xuất làm tờ trình.
Phần 3: Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất.
Phần này kết luận xin phép được thông qua hoặc quyết định 1 vấn đề cụ thể nào đó
trong đề xuất trình.
4. Kỹ thuật để viết tờ trình:
Trong phần nêu lý do, căn cứ: Cần dùng cách hành văn để thể hiện đươc nhu cầu khách
quan, hoàn cảnh thực tế địi hỏi.
-

Phần đề xuất: Cần dùng ngơn ngữ và cách hành văn có tính thuyết phục cao
nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ
phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh
để bảo đảm sự kiện và số liệu trung thực. Nêu rõ các ích lợi, các khó khăn trong
các phương án, tránh nhận xét chủ quan thiên vị.

6|Page



-

Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, luận chứng phải
chặt chẽ, nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin nội tâm
cho cấp phê duyệt. Tờ trình có thể đính kèm các bản phụ lục để minh họa thêm
cho các phương án được đề xuất kiến nghị trong tờ trình.

5. u cầu khi viết tờ trình:
Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình
duyệt.
Nêu các chủ đề xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.
-

Các kiến nghị phải hợp lý.

-

Phân tích các khả năng và trình bày khái quát phương án phát triển mạnh, khắc
phục khó khăn.

6. Một số mẫu tờ trình:

7|Page


8|Page



9|Page


10 | P a g e



×