Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nhóm 10 KNTLVB trần thị vân B19DCQT183

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.46 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BÀI THI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
NHĨM MƠN HỌC: 10

Giảng viên:

Đinh Thị Hương

Sinh viên:

Trần Thị Vân

Mã số sinh viên: B19DCQT183
Lớp: D19CQQT03-B
Số điện thoại: 0862156808

Hà Nội 2021



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt? .............. 2
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản
thân sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn
bản tiếng Việt............................................................................................................. 2
Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình?
Cho ví dụ minh hoạ. .................................................................................................. 4


LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 8


LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống hiện nay máy tính bảng và đang trở thành một công cụ đắc lực
không thể thiếu đối với mỗi người đặc biệt là trong quá trình soạn thảo văn bản. Văn
bản là một phương tiện cần thiết để triển khai, công bố các chủ trương, chính sách để
giải quyết những cơng việc cụ thể. Vì thế đã có những phần mềm soạn thảo văn bản
trên máy tính đem lại cho con người thuận tiện để đạt được năng suất cao trong công
việc cũng như tiết kiệm thời gian bỏ ra để hoàn thành một văn bản. Tuy nhiên, để soạn
thảo một văn bản đúng chuẩn về quy tắc và thể thức thì hẳn hầu như rất ít sinh viên có
thể đáp ứng được nhu cầu này.
Nhằm giải quyết vấn đề đó và đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kỹ
năng tạo lập văn bản, Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng đã đem bộ môn Kỹ
năng tạo lập văn bản tiếng Việt vào quá trình giảng dạy và học tập của sinh viên trong
trường đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai.

1


ĐỀ SỐ 03
Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt?
• Khái niệm: Mạch lạc trong văn bản tiếng Việt là các câu, các ý, các phần,
các đoạn trong văn bản đều phải hướng về một sự thống nhất, một ý hay một
chủ đề nào đó. Hay nói một cách đơn giản thì mạch lạc là sợi dây vơ hình
gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản.
• Tính mạch lạc trong văn bản tiếng Việt là một yếu tố quan trọng quyết định
việc hình thành một văn bản, một văn bản được gọi là mạch lạc đòi hỏi nội
dung bên trong của văn bản phải thật sự thống nhất. Mạch lạc trong văn bản

được thể hiện cụ thể ra thành sự thống nhất về đề tài, sự nhất quán về chủ đề
và sự chặt chẽ về lơgic.
• Những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc
-

Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mơ tả về một đề
tài cụ thể, xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.

-

Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình
tự rõ ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch
và gây hứng thú cho người đọc, người nghe.

-

Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm lý
hay các mối quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả.

• Ví dụ: Trong văn bản Mẹ tơi thì tất cả các phần, các câu, các đoạn, các chi
tiết trong văn bản này đều hướng về một chủ đề duy nhất là hình ảnh người
mẹ. Một người mẹ đã hy sinh tất cả vì con mình và nó có ý nghĩa thiêng
liêng vơ cùng to lớn, cao cả trong cuộc đời mỗi chúng ta.
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân
sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt.
HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ
BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2021

BÁO CÁO
Về những thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc môn học Kĩ năng tạo lập văn
bản tiếng Việt

2


Kính gửi: - Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục HVCNBCVT
- Giảng viên môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt: cô Đinh Thị Hương
I. Giới thiệu bản thân
Họ và tên: Trần Thị Vân
Sinh ngày, tháng, năm: 17/08/2001

Giới tính: Nữ

Mã sinh viên: B19DCQT183
Quê quán: Nam Trực – Nam Định
Nơi học tập hiện tại: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng.
II. Nội dung báo cáo
1. Nội dung môn học
-

Môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt đã cung cấp cho em kiến thức nền
tảng về kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, quy trình thực hiện các bước cụ thể,
giúp em xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn, soạn văn bản và biên
tập văn bản.


-

Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường như:
Báo cáo, cơng văn, tờ trình…

2. Thuận lợi và khó khăn trong q trình học tập:
-

Thuận lợi:
+ Cơ Đinh Thị Hương rất tận tình giảng dạy truyền tải cho lớp đầy đủ nội dung,
kiến thức của môn học Kĩ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
+ Cô luôn tạo cho lớp một khơng khí học tập vui vẻ, tích cực đã giúp em tiếp
thu các kiến thức về môn học này tốt hơn và có hứng thú với mơn học hơn.
+ Sự tương tác trên lớp học diễn ra rất tốt và sôi nổi, cô giải đáp thắc mắc chi
tiết, dễ hiểu.

-

Khó khăn:
+ Do ảnh hưởng của dịch covid-19 nên việc học tập môn học Kỹ năng tạo lập
văn bản tiếng Việt cũng trở nên khó khăn đối với cả cô Đinh Thị Hương và em
từ những buổi học trên lớp đã phải thay thế bằng những buổi học trực tuyến.
+Vì khơng được học trực tiếp trên giảng đường nên em cũng chưa được thực
hành nhiều.

3. Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với môn học
Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt:
Sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản
tiếng Việt thì em đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản,
cấu trúc đoạn văn, biết cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục


3


đích tạo lập văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày nội dung văn bản và
phương pháp soạn thảo một số loại văn bản hành chính thơng thường. Quan
trọng nhất là các quy tắc cơ bản trong soạn thảo văn bản mà em đã nắm bắt
được và cần phải chú ý như là: viết câu một câu hoàn chỉnh có đủ ý nghĩa, sau
một câu phải có dấu chấm, sau dấu chấm và đầu câu phải viết hoa, mỗi đoạn
văn phải thụt dòng, mỗi chữ cách nhau một dấu cách…. Khi trình bày một văn
bản cần chú ý đến phông chữ (hiện nay chủ yếu dùng phông chữ Time New
Roman), cỡ chữ 13, chữ nào là tiêu đề thì phải cỡ chữ to hơn hoặc im đậm, in
nghiêng tùy cách mình trình bày, cách lề như quy định (lề trên khoảng 2cm, lề
trái khoảng 3cm, lề phải khoảng 2cm, lề dưới khoảng 2cm). Sau khi học xong
em đã nắm rõ được các kỹ năng để soạn thảo một văn bản hồn chỉnh, có bố
cục rõ ràng, kỹ năng này sẽ mang lại cho em rất nhiều lợi ích cho các cơng việc
của em sau này.
Trên đây là tồn bộ nội dung báo cáo về những thu hoạch của bản thân em
sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt. Em rất mong nhận được những nhận xét cũng như góp ý từ Trung tâm
Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục cũng như từ cô Đinh Thị Hương.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Vân
Trần Thị Vân
Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Tờ trình?
Cho ví dụ minh hoạ.
• Khái niệm tờ trình:
Tờ trình là một loại văn bản dùng để đề xuất với cấp trên (hay cơ quan chức

năng) một vấn đề mới hoặc đã có trong kế hoạch để xin phê duyệt. Vấn đề mới
có thể là một chủ trương, phương án cơng tác, chính sách, tiêu chuẩn, định
mức… hoặc bãi bỏ một văn bản, quy định khơng cịn phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội.
• Nội dung của Tờ trình:
-

Nội dung tờ trình thường có bố cục gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu: Nhận định tình hình, phân tích mặt tích cực của tình hình để
làm cơ sở cho việc đề xuất vấn đề mới; phân tích thực tế để thấy được tính
cần kíp của đề xuất.
+ Phần nội dung: Nêu tóm tắt nội dung của đề nghị mới, dự kiến những vấn
đề có thể nảy sinh quanh đề nghị mới nếu được áp dụng; nêu những khó

4


khăn, thuận lợi và biện pháp khắc phục. Phần này cũng có thể trình bày
những phương án. Luận điểm và luận chứng được trình bày cần cụ thể, nêu
rõ sự việc hoặc những số liệu có thể xác minh để làm tăng sức thuyết phục
của đề xuất.
+ Phần kết thúc: Nêu ý nghĩa, tác dụng của đề nghị mới; đề nghị cấp trên
xem xét chấp thuận đề xuất để sớm triển khai thực hiện. Có thể nêu phương
án dự phịng nếu cần thiết.
-

Nội dung của tờ trình đề xuất những vấn đề có liên quan đến chủ trương,
chính sách mới, hay các điều lệ, quy trình cần được triển khai. Thơng
thường các tờ trình được sử dụng để xin phê chuẩn những vấn đề diễn ra
trong điều hành và quản lý tại cơ quan như: mở rộng quy mộ, thay đổi cơ

cấu tổ chức, làm mới chức năng hoạt động hay xây dựng thêm cơ sở vật chất
kỹ thuật.

• Hình thức của Tờ trình
-

Tờ trình phải có đủ các nội dung cần có như: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tờ
trình, nội dung mẫu tờ trình, lý do viết tờ trình. Tờ trình phải có chữ ký và
cam kết của người trình bày.

-

Về lối diễn đạt và ngơn ngữ sử dụng trong tờ trình. Đây là một trong các văn
bản hành chính nhà nước, tuy là dạng văn bản nghị luận nhưng tờ trình
khơng mang tính học thuật như các bài văn viết. Tờ trình mang tính thực
tiễn. Do vậy, nội dung trình bày trong tờ trình cần hết sức ngắn gọn, diễn đạt
rõ ràng, mạch lạc, không phải lan man vào phân tích từng nội dung, phải
thực tế và khơng cần sử dụng quá nhiều các biện pháp tu từ. Ngơn ngữ trong
tờ trình cũng phải trang trọng, lịch sự, phổ thông - từ ngữ sử dụng dễ hiểu,
không đa nghĩa và phải thể hiện rõ tính chất hành chính và tính chuẩn mực
của người viết, khơng mang khuynh hướng cá nhân.

-

Các kiến nghị trong tờ trình phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã
nhặn, luận chứng phải chặt chẽ, nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi
mới tạo ra niềm tin nội tâm cho cấp phê duyệt. Tờ trình có thể đính kèm các
bản phụ lục để minh họa thêm cho các phương án được đề xuất kiến nghị
trong tờ trình.


• u cầu của tờ trình
-

Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề
cần trình duyệt.

-

Nêu các nội dung xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.

-

Các ý kiến phải hợp lý, dự đốn, phân tích được những phản ứng có thể xảy
ra xoay quanh đề nghị mới.

-

Phân tích các khả năng và trình bày khái qt các phương án phát triển thế
mạnh, khắc phục khó khăn.

5


• Ví dụ minh họa:



6



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Học Viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản vào trong chương trình giảng dạy. Đặc biệt
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Đinh Thị Hương đã dạy dỗ,
rèn luyện và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập qua. Đây thực sự là những điều cần thiết cho q trình học tập và cơng tác sau
này của em.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là mơn học bổ ích, thú vị, gắn liền
với nhu cầu thực tiễn của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp khơng
nhiều mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng môn học này
của em đang cịn nhiều hạn chế. Do đó, Bài tiểu luận kết thúc học phần này của em
khó có thể tránh được những thiếu sót và những chỗ chưa được chuẩn xác. Kính mong
giảng viên bộ mơn xem xét và góp ý giúp Bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
2. Một số website tham khảo:
- />- />
8



×