Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Sinh hoạt chuyên đề nghiên cứu bài học, sách ngữ văn 6 mới tháng 10 năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.93 KB, 24 trang )

TRƯỜNG THCS VĨNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
KHÚC
NAM
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 01 /KH-THCSVK
......., ngày 07 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH
Về việc tổ chức chuyên đề dạy học “Một số phương pháp giúp học sinh học
tập tốt chương trình mơn Ngữ Văn 6 mới.”
A.CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
- Căn cứ kế hoạch giáo dục, kế hoạch chỉ đạo công tác chuyên môn ngày 07
tháng 10 năm 2021 của trường THCS ......... năm học 2021 – 2022.
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn dạy và học của tổ KHXH
- Căn cứ vào năng lực và nhiệm vụ được phân công của giáo viên.
Tổ khoa học xã hội Trường THCS ................................xây dựng kế hoạch tổ
chức chuyên đề về “Một số phương pháp giúp học sinh học tập chương trình
mơn Ngữ Văn 6 mới” của Tổ trong năm học 2021 - 2022 cụ thể như sau:
B. MỤC ĐÍCH, U CẦU
1. Mục đích
- Trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy môn Văn nói riêng và các
mơn khoa học thuộc Tổ khoa học nói chung theo hướng sử dụng các phương
pháp hướng dẫn học sinh tự học trong mơn Ngữ Văn qua đó nâng cao hiệu quả
việc dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy. Giúp học sinh ôn tập, củng cố
hệ thống kiến thức về phân môn Ngữ văn.
- Nâng cao năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ Văn nói
chung cho giáo viên dạy Văn trong nhà trường.
- Tạo mối quan hệ thường xuyên trong sinh hoạt và trao đổi chun mơn góp
phần thúc đẩy phong trào dạy học của Tổ KHXH và giáo viên trong nhà trường
ngày một tốt hơn.


2. Yêu cầu
- Nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ về các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí và
cơng tác tổ chức.
- Tổ khoa học xã hội chủ động tích cực trong cơng tác triển khai kế hoạch, phân
công cụ thể người phụ trách các nội dung để tiết chuyên đề đạt kết quả cao.
1


- Giáo viên được phân công dạy thực nghiệm và báo cáo tham luận cần chuẩn bị
chu đáo và thực hiện theo đúng kế hoạch.
C. NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Hình thức tổ chức
- Tổ chức với quy mô cấp Tổ gồm:
- Các đồng chí trong nhóm Văn trao đổi cơng tác giảng dạy môn văn. Đặc biệt
tập trung về vấn đề dạy học theo và chọn bài thảo luận hướng sử dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Ngữ văn.
- Giáo viên của Tổ khoa học xã hội tham gia dự chuyên đề.
2. Thời gian - địa điểm tổ chức:
- Ngày 11 / 10 / 2021 nhóm văn báo cáo lí thuyết chun đề , chọn bài dạy
thực nghiệm và yêu cầu các thành viên về nghiên cứu soạn bài sau đó thảo
luận tiết dạy đã chọn và thống nhất phương án giảng dạy.
- Ngày 12/ 10 /2021 nhóm văn thảo luận và thống nhất về cách tổ chức và
phương pháp, kĩ thuật, phương án tiết dạy đã chọn.
- Thời gian dạy 8 giờ 30 ngày 14 tháng 10 năm 2021.
- Địa điểm tổ chức : Phịng học trực tuyến lớp 6a3 Trường THCS
.................................
3. Phân cơng thực hiện
- Giáo viên báo cáo lí thuyết chuyên đề : Đ/c Mến.
- Giáo viên dạy thực nghiệm: Đ/c Trương Hồi Thanh.
- Tham gia tư vấn và góp ý xây dựng giáo án cho Đ/c Thanh là GV nhóm Văn .

- Chuẩn bị máy móc, thiết bị dạy học, lớp học trực tuyến : Đ/c Thanh.
- Xây dựng kế hoạch: Đ/c Phượng. Ghi chép biên bản : Đ/c Đinh Hằng .
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Tổ khoa học xã hội lập kế hoạch báo cáo BGH nhà trường để xin ý kiến chỉ
đạo.
- Đ/c Mến chuẩn bị kế hoạch chuyên đề và đồng chí Thanh chuẩn bị giáo án
dạy thực nghiệm và hoàn thành một tiết dạy thực nghiệm trên lớp học trực tuyến
trên cơ sở giáo án nhóm văn đã xây dựng .
- Các thành viên nhóm văn tổ khoa học xã hội nghiên cứu , soạn bài dạy để
xây dựng giáo án, và dự giờ thực nghiệm nghiêm túc ,chuẩn bị tham gia góp ý
kiến trong buổi thảo luận.Tổ trưởng chủ trì buổi thảo luận góp ý thống nhất và
có báo cáo tổng kết về kết quả sau buổi chuyên đề.
2


HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN I: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TÊN CHYÊN ĐỀ: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC
TẬP HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 MỚI.
Giáo viên báo cáo: Khương Thị Mến.
Tổ: KHXH
Thành phần tham dự: Giáo viên trong tổ.
Nội dung chuyên đề.
Phần I. ĐVĐ
Năm học 2021 - 2022, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện chương trình, sách

giáo khoa giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2 ( cấp tiểu học) và lớp 6 ( cấp
THCS). Ở chương trình giáo dục phổ thơng 2018, mơn Ngữ Văn có 3 bộ sách.
Bộ Chân trời sáng tạo được PGD VG lựa chọn và triển khai trên toàn huyện. Bộ
sách đảm bảo về mặt nội dung kiến thức và hướng phát triển năng lực cho học
sinh theo các mức độ phù hợp với mơn học. Tuy nhiên chương trình mới được
thực hiện trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhiều tỉnh tổ chức
dạy học theo hình thức trực tuyến, trên truyền hình cho nên gặp khơng ít khó
khăn. Vì vậy muốn hS học tập mơ học một cách hiệu quả, cần cung cấp cho các
em một số phương pháp học tập phù hợp.
Phần GQVĐ
I. Điểm đặc sắc của bộ sách Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6
3


- Thiết kế theo quan điểm dạy học tích hợp, với quan điểm này, tạo cơ hội cho
người học vận dụng tổng hợp kiến thức kỹ năng các môn học và thực tế cuộc
sống để giải quyết các vấn đề trong bối cảnh cụ thể. Từ đó giúp bộ não người
học được phát triển tốt hơn và có kỹ năng giải quyết các vấn đề linh hoạt hiệu
quả hơn trong cuộc sống.Với hệ thống này, giúp hỗ trợ tốt cho mục tiêu phát
triển giá trị phẩm chất chủ yếu qua môn Ngữ văn. Đối với trục thể loại, mỗi bài
học đều có 1 hình thức thể loại chính nhằm cung cấp mơ hình đọc hiểu cho học
sinh. Qua mỗi bài học, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng đọc một văn bản
thuộc thể loại ấy, từ đó, học sinh có thể tự đọc văn bản mới ngồi chương trình
cùng thể loại.
Tích hợp các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong từng văn bản. Trong mỗi bài
học, tích hợp đọc và viết cùng kiểu văn bản. Học sinh tận dụng đọc và viết để
tạo lập một văn cùng kiểu. Ví dụ, hoạt động viết ngắn sau khi đọc, từ đó học
sinh rèn luyện được khả năng viết một đoạn văn, trình bày kết quả hiểu văn bản
sau hoạt động đọc, và lưu giữ được những gì cần học lâu hơn, ý nghĩa hơn.
Hoạt động nói, nghe tích hợp với viết, học sinh chia sẻ những gì mình viết ra,

giúp các em tăng khả năng giao tiếp và nhận ra chúng khác nhau dù đều thuộc
giai đoạn tạo lập văn bản.
-Ở sách giáo khoa bộ Chân trời sáng tạo, hệ thống ngữ liệu được chọn lọc kỹ
lưỡng, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về đọc hiểu, vừa kế thừa vừa mới mẻ, phát
triển năng lực học của giáo viên, học sinh và đánh giá được biểu hiện năng lực
đọc, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em học sinh lớp 6.
-Ngoài ra, các nhiệm vụ học tập được thiết kế phát huy tính chủ động sáng tạo,
khơng cung cấp kiến thức có sẵn cho học sinh, bám sát các yêu cầu cần đạt về
phẩm chất năng lực, các kỹ năng Đọc, Viết, Nói, Nghe mà chương trình đề ra.
Nhiệm vụ học tập được thiết kế phù hợp với tầm nhận thức và tâm sinh lý của
học sinh. Giúp học sinh chủ động tham gia khám phá hệ thống kiến thức thơng
qua việc đọc, viết, nói, nghe. Học sinh có cơ hội thực hành rèn luyện kỹ năng, từ

4


đó hình thành phát triển năng lực, kết nối vận dụng kiến thức vào cuộc sống,
giúp cho việc học được gợi mở, truyền cảm hứng học tập sáng tạo cho các em.
-Cấu trúc của sách giáo khoa phát huy tính tự học cho học sinh nhờ phần hướng
dẫn hỗ trợ tra cứu. Các em sẽ được hướng dẫn cách tìm hiểu các kiến thức ngoài
sách giáo khoa, nâng cao hơn để hỗ trợ cho việc học, phát huy tinh thần tự giác,
tự học của mình.
- Giảm nội dung kiến thức hàn lâm, giảm kênh chữ, tăng cường sử dụng kênh
hình gắn với yêu cầu hoạt động, dự án học tập hoặc câu hỏi để định hướng học
sinh tự khai thác. Qua đó, học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất chung
như: năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và các năng lực
chuyên môn nghiên cứu.
-Giáo viên được chủ động lựa chọn các ngữ liệu phù hợp và các phương pháp
tích cực hóa hoạt động của người học, đồng thời đặt ra những vấn đề thực tiễn,
phù hợp với tình hình lớp học, địa phương để bài giảng trở nên sinh động, hiệu

quả.
II. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn Ngữ Văn.
a) Năng lực ngôn ngữ
-Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy
luận của bản thân để hiểu văn bản; biết đọc văn bản theo kiểu, loại; hiểu được
nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản.
-Nhận biết và bước đầu biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về
hình thức biểu đạt của văn bản; biết so sánh văn bản này với văn bản khác, liên
hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân; từ đó có cách nhìn, cách nghĩ
và những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần.
-Viết văn bản tự sự tập trung vào yêu cầu kể lại một cách sáng tạo những câu
chuyện đã đọc; những điều đã chứng kiến, tham gia; những câu chuyện tưởng
tượng có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm; văn bản miêu tả với trọng tâm là
tả cảnh sinh hoạt (tả hoạt động); văn bản biểu cảm đối với cảnh vật, con người
và thể hiện cảm nhận về tác phẩm văn học; biết làm các câu thơ, bài thơ, chủ
5


yếu để nhận biết đặc điểm một số thể thơ quen thuộc; viết được văn bản nghị
luận về những vấn đề cần thể hiện suy nghĩ và chủ kiến cá nhân, đòi hỏi những
thao tác lập luận tương đối đơn giản, bằng chứng dễ tìm kiếm; viết được văn
bản thuyết minh về những vấn đề gần gũi với đời sống và hiểu biết của học sinh
với cấu trúc thông dụng; điền được một số mẫu giấy tờ, soạn được một số văn
bản nhật dụng như biên bản ghi nhớ công việc, thư điện tử, văn bản tường trình,
quảng cáo và bài phỏng vấn. Viết đúng quy trình, biết cách tìm tài liệu để đáp
ứng yêu cầu viết văn bản; có hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ và biết cách trích
dẫn văn bản.
-Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều
người; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách
mạch lạc câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ những cảm xúc, thái độ, trải

nghiệm, ý tưởng của mình đối với những vấn đề được nói đến; thảo luận ý kiến
về vấn đề đã đọc, đã nghe; thuyết minh về một đối tượng hay quy trình; biết
cách nói thích hợp với mục đích, đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; biết sử dụng
hình ảnh, kí hiệu, biểu đồ,... để trình bày vấn đề một cách hiệu quả.
Nghe hiểu và tóm tắt được nội dung; nhận biết và bước đầu đánh giá được lí lẽ,
bằng chứng mà người nói sử dụng; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết
cách phản hồi những gì đã nghe một cách hiệu quả.
b) Năng lực văn học
-Nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí và
một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một số yếu
tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung tường minh và
hàm ẩn của văn bản văn học. Trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm
văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số
sản phẩm có tính văn học).
- Nêu được những nét tổng quát về lịch sử văn học dân tộc (quá trình phát triển,
các đề tài và chủ đề lớn, các tác giả, tác phẩm lớn; một số giá trị nội dung và
hình thức của văn học dân tộc) và vận dụng vào việc đọc tác phẩm văn học.
-Tạo lập được một số kiểu văn bản văn học thể hiện khả năng biểu đạt cảm xúc
và ý tưởng bằng hình thức ngơn từ mang tính thẩm mĩ.
III. Khó khăn khi dạy theo chương trình SGk mới, bộ Chân trời sáng tạo

6


1.Nhiều tác phẩm đọc hiểu mới đưa vào chương trình trong khi tài liệu tham
khảo đi kèm cho bộ sách cịn hạn chế: như thơng tin về tác giả, những bài phân
tích, bình về các văn bản đọc hiểu...
2.Chương trình yêu cầu năng lực tự học cao đối với học sinh lớp 6, học sinh còn
lúng túng về phương pháp học tập bộ môn. Phương thức học tập tiểu học lên
THCS khác nhau.Phương pháp học mới ít nhiều đều phải mất thời gian mới

tiệm cận được, chưa kể năm nay học trực tuyến, cơ trị chưa được gặp mặt, địi
hỏi giáo viên phải nỗ lực, tâm huyết, học sinh chủ động nghiên cứu SGK mới
đạt hiệu quả.
3.Thực tế học sinh lại học online nên rất khó khăn cho dạy, kiểm tra ...học sinh
khó truyền cảm hứng cho học sinh qua ánh mắt, nụ cười, ngữ điệu lời giảng; bài
giảng có thể bị ngắt quãng do bị mất kết nối khiến thầy và trò giảm hứng thú đối
với bài học hay học sinh không kịp theo dõi và ghi chép nội dung giáo viên
truyền tải. nhất là hs lớp 6 ghi chép chậm, s/d CNTT chưa thành thạo.
4.Phần TV và TLV thiên về thực hành nhiều trong khi dạy trực tuyến nên việc
trao đổi làm việc nhóm của hs hạn chế ảnh hưởng nhiều đến việc về phát triển
kỹ năng giao tiếp, hợp tác củ các em.
5.Khó khăn khi dạy các tiết nói và nghe. Bởi vì qua thực hành nói và nghe, Gv
phải giúp các em nắm được phương pháp, quy trình tiến hành 1 cuộc tranh luận;
nắm bắt và đánh giá được quan điểm trái ngược với mình để tranh luận một
cách hiệu quả; có thái độ cầu thị và văn hố tranh luận phù hợp; có khả năng
nghe thuyết trình và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của
bài thuyết trình; có nhu cầu, hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận.
VI. Một số phương pháp học tập môn Ngữ văn 6, bộ Chân trời sáng tạo
1. Hướng dẫn rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học
1.1 Chuẩn bị bài trước khi học online
7


a- Hướng dẫn HS sử dụng triệt để SGK bằng cách chủ động đọc kiến thức cơ
bản của từng bài, gạch chân những ý quan trọng bằng bút chì vào SGK, làm bài
tập, đọc phần mở rộng kiến thức, phần bài tập vận dụng, thực hành..để soạn bài
… giúp các em phát triển năng lực tự học một cách tốt nhất.
- Hướng dẫn hs chọn tài liệu tham khảo cho mơn học. HS nên có một số sách
tham khảo (mượn lại các sách GK cũ, sách tham khảo văn 6 cũ, mua mới đồng
bộ cùng bộ sách Văn mới của CTST) các loại sách đó trong tay HS sẽ thuận lợi

hơn trong việc tự học, dễ dàng trả lời được những câu hỏi khó mà trong SGK
khơng có đáp án. Làm sổ tay văn học để ghi chép bổ sung thêm vốn kiến thức
hoặc những lỗi chính tả thường hay mắc phải để ghi nhớ cách viết đúng. Sử
dụng từ điển TV để tra cứu nghĩa khi gặp những từ khó hiểu.
- Giáo viên gửi cho học sinh địa chỉ ttham khảo từ các trang wed: trang wed
tech 12h, bài giảng trên truyền youtube... để học sinh tiếp cận bài học trước khi
giờ dạy online diễn ra. Giáo viên cần đặt ra yêu cầu cụ thể: ghi chép lại các ý
chính mà giáo viên yêu cầu, thảo luận và trả lời một số câu hỏi liên quan đến
học liệu. Như vậy, học sinh sẽ được tiếp xúc với bài học trước khi tiết học diễn
ra và nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức trong bài.
b. Lựa chọn các phần mềm phù hợp, hiệu quả
-Cung cấp cho học sinh một số phần mềm công cụ để học sinh trao đổi nhiệm
vụ học tâp như zalo, padlet, azota, Google form. Ví dụ, trước giờ học các em có
thể chia ra từng cặp để trao đổi bài vở, ôn luyện... Yêu cầu hs gửi bài trên các
phần mềm công cụ để kt, nhận xét, đôn đốc nhắc nhở. c. Hướng dẫn phương
pháp đặc trưng học tâp bộ môn Văn để học sinh chủ động tự học ở nhà như
giao bài cho học sinh cả trước và sau giờ học: vb tự sự phải tóm tắt, vb đọc hiểu
phải tự tìm hiểu tác giả, phần viết ngắn tư làm ở nhà...
1.2. Hướng dẫn HS học trên lớp:
a.Xác định kiên thức trọng tâm cần tryền tải; Mục tiêu lớn nhất của môn
Ngữ văn là các kỹ năng Nghe - Đọc - Nói - Viết. Tinh thần giảm tải và tự chủ
8


chương trình nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo năng lực đã cho phép
người thầy linh hoạt hơn trong dạy Ngữ văn.Dạy trực tuyến Ngữ văn năm 2020
và 2021 này, tôi vẫn thực hiện mỗi tiết học online là một bài tập nhỏ, nhẹ nhàng
để học trò đỡ sợ Ngữ văn. Các trò làm bài gửi cho thầy đọc và đánh giá, ưu tiên
chuyên cần trước. Đề bài đọc hiểu và viết đoạn từng bước vừa củng cố tri thức
đọc hiểu văn bản, vừa rèn tư duy và truyền thông về dịch bệnh, vừa đánh thức

thái độ và suy nghĩ, nhận thức của người thanh niên trong khó khăn chung.
Tuần tiếp theo, bài tập sẽ thêm câu hỏi liên quan tác phẩm đã học, riêng tác
phẩm mới, tôi dành dạy khi học trên lớp. Với cách ôn tập này, một số em được
hỏi đều thích và chưa thấy trị nào không làm.
b. Tạo hứng thú cho hs khi học .
+Cụ thể:: Với các tiết học đọc hiểu tác phẩm văn học, giáo viên có thể cung cấp
cho học sinh các học liệu như video bài giảng có sử dụng kênh hình; link bài
hát, âm nhạc, phim ảnh (nguồn chính thống) để khơi gợi cảm hứng cho học
sinh. Để biết học sinh có tiếp cận nguồn học liệu khơng, giáo viên có thể tổ
chức các cuộc trao đổi để học sinh nói lên cảm xúc của mình khi xem video,
nghe bài hát đó… Trao đổi nên được tiến hành bằng cả hình thức online và
offline qua tin nhắn, chat, chụp ảnh bài viết gửi lên nhóm… Giáo viên và học
sinh cần linh hoạt và tận dụng các chức năng trao đổi trên nền tảng online như
cơng cụ bình luận, trao đổi trong group chung, liên hệ qua email, v.v. để góp
phần đem lại giờ học trực tuyến hiệu quả nhất.
+Với tiết nói và nghe. Các HS ngồi nghe có quyền đặt câu hỏi chất vấn và tự do
tranh luận. Đối với HS khối 6 có thể cho các em đóng phân vai hoặc diễn hoạt
cảnh với những tác phẩm văn học dân gian như truyện cổ tích, truyền thuyết…
+ Tăng cường tính tương tác, thi đấu giữa các nhóm và cá nhân: Nội dung thi
rất phong phú như: thi vẽ tranh, vẽ sơ đồ tư duy; thi đọc thơ, ngâm thơ, hát các
bài hát được phổ nhạc từ tác phẩm nghệ thuật; thi kể chuyện qua hình ảnh, viết
thư
pháp,
tạo
video…
c. Hướng dẫn học sinh ghi chép bài ngắn gọn và hiệu quả:

9



-Đặc thù của môn văn là người học phải ghi chép nhiều, trong điều kiện học
online bằng máy tính và điện thoại, rất khó khăn cho học sinh khi quan sát, ghi
chép bài từ màn hình nhỏ. Nếu chăm chú nghe giảng và tương tác sẽ không ghi
kịp bài và ngược lại. Nếu chăm chăm vào việc ghi bài sẽ bị hạn chế trong hoạt
động. Để khắc phục, giáo viên cần trình bày kênh chữ trong các slide hết sức
ngắn gọn, hướng dẫn học sinh ghi theo từ khóa, mỗi ý chỉ ghi từ 6 đến 10 chữ.
Sử dụng sơ đồ tư duy, sơ đồ ven, sơ đồ chia nhánh,… Khi khái quát bài học
bằng các dạng sơ đồ, các em sẽ dễ dàng nhớ hệ thống kiến thức qua mỗi bài
học
1.3. Hướng dẫn HS ơn tập ở nhà
+ Ơn tập theo chuyên đề và chủ đề: Sau khi học xong một loạt các tác phẩm,
các em nên có quá trình hệ thống hóa bằng cách ơn tập theo chun đề và chủ
đề. Ví dụ, khi ơn tập những tác phẩm về chủ đề truyền thuyết ( baif1), cổ
tích(bài 2)...
+ Luyện nói và viết: Đây là một q trình rất dài được hình thành cho hs kĩ năng
nói và tao lập văn bản. Các em có thể vừa học kiến thức mới, vừa ôn luyện cuốn
chiếu với các câu hỏi có liên quan đến tác phẩm trong các đề thi. Giáo viên có
thể chủ động quay lại q trình giảng bài của mình để học sinh có thể xem lại
nếu cần. Bên cạnh đó thiết kế một bài giảng dễ hiểu, khoa học cũng là cách giúp
học viên hứng thú hơn. Đồng thời, giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh
đầy đủ tài liệu, bài ôn tập, bài kiểm tra, v.v. đầy đủ và kịp thời.
2.Đổi mới kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn:
-Giáo viên thường sử dụng hình thức giao bài cho học sinh làm ở nhà rồi chụp
hình bài kiểm tra gửi cho giáo viên qua nhóm Zalo, Messenger. Hình thức kiểm
tra này có ưu điểm là kiểm tra được nhiều kĩ năng như đọc hiểu, viết đoạn văn,
làm bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học, khả năng cảm thụ, trình bày,
sử dụng ngôn ngữ của học sinh..
- Kiểm tra qua việc tổ chức những cuộc thi cho học sinh: Thi kể chuyện về tác
phẩm văn học, thi thuyết trình về một tác giả được trong chương trình, thi kể
10



một câu chuyện về bức tranh cho trước theo chủ đề liên quan đến tác phẩm đã
được học… Sản phẩm tham dự cuộc thi là một clip có độ dài 5-7 phút do học
sinh tự dàn dựng và ghi hình. Thông qua những cuộc thi như thế, học sinh hào
hứng hơn trong học tập, phụ huynh cũng cùng tham gia hỗ trợ các con, tránh
được áp lực của kiểm tra đánh giá, phát triển được năng lực người học…
-Lấy điểm thơng qua trị chơi quizi, blooket, life word sheet..cho các bạn đứng
thứ 1,2,3.
- Lấy điểm thông qua sản phẩm cả hs: SĐTD, bài báo, bức tranh...
-Kiểm tra đánh giá kĩ năng nghe và nói của học sinh: , qua trao đổi – thảo luận
nhóm…
-Kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc và năng lực cảm thụ, viết văn học của HS
Thiết kế đề theo hướng tích hợp, mở.
III. KẾT LUẬN.
Tất cả những điều mà chúng tơi trình bày trên đây đều đang ở hướng trải
nghiệm và trong quá trình thực hiện trong giảng dạy chương trình Ngữ Văn 6
mới, chắc chắn sẽ cịn nhiều điều bất cập. Rất mong sự đóng góp của q đồng
nghiệp để chúng ta tìm ra một hướng đi đúng đắn cho trường học của mình
trong việc giảng dạy bộ mơn ngữ văn chương trình mới.

PHẦN II : THẢO LUẬN NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Thảo luận nội dung chuyên đề.
1. Ý kiến đồng chí Dương Hoa Phượng:
- Nội dung chuyên đề đã làm rõ được các một số phương pháp giúp học sinh
học tập tốt chương trình môn Ngữ Văn 6 mới đạt hiệu quả qua quá trình học
trực tuyến.
- Nên bổ sung các kĩ thuật, phương pháp, phần mềm tạo hứng thú cho học sinh
học tập sáng tạo và hiệu quả hơn dạy học tích cực
2. Ý kiến đồng chí Trương Thị Hồi Thanh:

11


- Nội dung chun đề hữu ích trong tình hình dạy học thực tại.
-Nên bổ sung phần mềm kiểm tra sự chuản bị bài của học sinh đề giáo viên dễ
giám sát quá trình học tập và nâng cao trách nhiệm của học sinh. Khi sử dụng
cần linh hoạt cho từng kiểu bài phù hợp
3. Ý kiến đồng chí Đinh Thị Thúy Hằng
- Nhất trí với nội dung chuyên đề và ý kiến đóng góp của các đc. Nên vận dụng
nhiều hình thức trị chơi, video để tạo hứng thú, giảm căng thẳng cho học sinh.
Buổi họp kết thúc vào lúc 16h 30 ngày 15 tháng 10 năm 2020.
Thư kí

Chủ tọa

Dương

Đinh Thị Thúy Hằng
Hoa Phượng

12


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Vĩnh Khúc, ngày 12 tháng 10 năm 2021
BIÊN BẢN THẢO LUẬN TIẾT DẠY SHCM QUA NCBH MÔN
VĂN 6
Tiết 24 (Viết): KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH
I. Địa điểm, thời gian, thành phần tham dự.

1. Chủ tọa: Đ/c Dương Hoa Phượng. TT Tổ KH XH.
2. Thư kí: Đinh Thúy Hằng
3. Thành viên tham dự gồm các đồng chí GV nhóm văn tổ KHXH:
Mến, Thanh, Hồng, Hằng, Phượng, Tuấn, Huyền, Đan, Ánh .
4. Thời gian: 14 giờ ngày 12/10/2020. Địa điểm: Phòng học trực
tuyến trường THCS Vĩnh khúc.
II. Thảo luận nội dung bài dạy SHCM môn văn 9.
1. Đ/c Thanh trình bày ý tưởng dạy bài : Kể lại một truyện cổ tích.
1. Nhóm Văn thảo luận phương án tiết dạy.
- Ý kiến đ/c : Mến: Phần HĐKĐ nhất trí với ý tưởng của đ/c
Thanh tổ chức trị chơi “ Ai nhanh hơn”.
- Ý kiến đ/c: Đào Thu Hồng: Nội dung bài học nên hình thành
bằng sơ đồ tư duy để học sinh sẽ dễ học và dễ nhớ, nội dung
bài dạy cũng khoa học hơn.Nên sử dụng kĩ thuật động não để
tìm hiểu nội dung bài học mục 1

13


- Ý kiến đ/c Đinh Thị Thúy Hằng: Phần hình thành kiến thức nhất
là kiến thức tìm hiểu chung giáo viên sử dụng hoạt động TL
nhóm để hồn thành phiếu học tập 1.
- Ý kiến đồng chí Thùy: Gv cần hướng dẫn Hs ghi theo sđtd một
cách cụ thể. GV tạo phần mềm palet để kiểm tra sự chuẩn bị
bài của các nhóm học sinh.
2.3 Thống nhất ý kiến:.
* Tổ chuyên môn thống nhất chung:
- Đ/c Mến sẽ dạy thực nghiệm tiết SHCM vào 8 giờ 30 ngày
14/10/ 2021 và yêu cầu Gv đến dự đúng giờ
- Yêu cầu các đ/c giáo viên trong nhóm văn thực hiện nghiêm túc nội dung

chuyên đề trên cơ sở đã góp ý ghi chép để rút kinh nghiệm thật kĩ cho giờ dạy
sau này.
- Trong quá trinh thực hiện nếu có phát sinh vấn đề thì yêu cầu các đ/c báo cáo
tổ trưởng để tiếp tục thảo luận trao đổi và thống nhất nội dung.
- Giáo án cụ thể như sau: ( có giáo án kèm theo trong hồ sơ chuyên
đề )
Buổi họp kết thúc vào lúc 16h 30 ngày 12 tháng 10 năm
2021.
Thư kí

Chủ tọa

Dương Hoa

Đinh Thị Thúy Hằng
Phượng

14


Tiết 24 (Viết): KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH
Ngày dạy:
Sản phẩm học tập
(ND ghi bảng, sản phẩm của HS

Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình.

- PP- KTDH: vấn đáp
- Phương tiện và học liệu: file chiếu câu hỏi
- GV chuyển giao nv: Em đã từng đọc một truyện cổ tích yêu thích và muốn kể
lại bằng văn viết em sẽ thực hiện như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hơm nay, chúng ta
cùng tìm hiểu cách làm bài văn kể lại một truyện cổ tích.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn kể lại một truyện cổ
tích
- Mục tiêu:1.1; 1.3; 2.1; 2.4; 3.2
- PP-KTDH:
- Phương tiện và học liệu:
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- Kể lại một truyện cổ tích thuộc
- GV yêu cầu HS, dựa vào SHS:
loại văn bản kể chuyện, trong đó,
+ Kiểu bài kể lại một truyện cổ tích là gì? người viết kể lại một truyện cổ tích
+ Nêu các yêu cầu đối với kiểu bài?
bằng lời văn của minh.
+ Theo em, khi kể lại một truyện cổ tích, 2. Yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt
chúng ta có thể chép nguyên một truyện
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

15


như trong sách được không? Hãy chỉ ra

sự khác biệt giữa một văn bản cổ tích do
dân gian kể và văn bản cổ tích do tự mình
kể lại?
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực
hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến
bài học.
Dự kiến sản phẩm: Kể chuyện ngôi thứ
nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Tác
dụng giúp câu chuyện trở nên chân thận,
người kể có thể bộc lộ những suy
nghĩ,tình cảm, tâm trạng của mình.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận.
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời
của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ

văn bản
- Yêu cầu đối với sơ đồ để tóm tắt
văn bản:
a. Yêu cầu về nội dung
+ Người kể sử dụng ngôi thứ ba.
+ Các sự việc được trình bày theo
trình tự thời gian.
- Đảm bảo kể được đầy đủ các sự
việc quan trọng trong truyện, đặc

biệt là các yếu tố kì ảo, hoang
đường.
b. Yêu cầu về hình thức
- Bài văn gồm có ba phần:
+ Mở bài: giới thiệu được truyện cổ
tích sẽ kể lại.
+ Thân bài: giới thiệu nhân vật,
hoan cảnh xảy ra câu chuyện. Trình
bày những sự việc đã xảy ra trong
câu chuyện theo trình tự thời gian.
+ Kết bài: nêu cảm nghi về truyện
vừa

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức => Ghi lên bảng
Hoạt động 2.2: Phân tích ví dụ tham khảo
- Mục tiêu: 1.1; 2.1; 3.2
- PP-KTDH:
- Phương tiện và học liệu:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát ví dụ
SHS/trang 54. Em hãy tìm đọc truyện cổ
tích Cây khế và đọc bài văn kể lại truyện
Cây khế, sau đó trả lời những câu hỏi sau:
16

II. Phân tích ví dụ
- Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu nhân vật, hoàn
cảnh xảy ra câu chuyện.



+ Người kể có nêu được thời gian, địa
điểm xảy ra câu chun hay khơng?
+ Người kể có đảm bảo kể đủ những sự
việc chính đã diễn ra trong truyện Cây
khế hay không?
+ Những hành động của nhân vật trong
truyện có bị người kể bỏ sót hay khơng?
+ Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em
học được điều gi về cách kể lại một
truyện cổ tích?

+ Thân bài: trình bày chi tiết các sự
việc xảy ra theo trình tự thời gian.
Kể được các yếu tố kì ảo.
+ Kết bài: nêu cảm nghĩ về truyện

- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực
hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến
bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời
của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức => Ghi lên bảng
Hoạt động 2.3: Qui trình viết theo các bước
- Mục tiêu: 1.3; 2.4; 2.7; 2.8; 3.2
- PP-KTDH:
- Phương tiện và học liệu:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
III. Quy trình viết
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
Đề bài: Viết một bài văn khoảng
+ Phát phiếu học tập số 2a để học sinh 400 chữ kể lại một truyện cổ tích.
17


làm Bước 1 và phần tìm ý của bước 2
+ Phát phiếu học tập số 2b để học sinh
làm phần lập dàn ý của bước 2
+ Gv phát bảng kiểm để học sinh tự đánh
giá bài viết của mình
+ Gv yêu cầu hs đọc lại bài, phát hiện lỗi
sai chính tả, câu sai cấu trúc và sửa lại
+ Gv phát bảng kiểm để học sinh định
hướng làm bài, sau đó dùng bảng kiểm để
tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
- Hs tiếp nhận và thực hiện
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực
hiện nhiệm vụ
- HS đọc, quan sát, suy nghĩ
- GV quan sát, hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ
cho học sinh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- HS trình bày sản phẩm PHt
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung sản phẩm
của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Đề tài bài viết của em là...
- Mục đích viết bài này của em là...
- Người đọc bài viết này của em
là...
- Câu chuyện em chọn là...
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Tìm ý
+ Truyện có tên...
+ Vì sao em chọn...
+ Hồn cảnh xảy ra câu chuyện...
+ Truyện có những nhân vật...
+ Bao gồm các sự kiện....
+ Kết thúc truyện
+ Cảm nghĩ...
- Lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
- Dựa bào dàn ý viết thành một bài
văn hoàn chỉnh
- Cần đảm bảo đặc điểm của kiểu
bài kể lại chuyện cổ tích
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút

kinh nghiệm

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Phiếu học tập 2a
Bước Chuẩn bị trước khi viết
1
- Đề tài bài viết của em
là........................................................................
- Mục đích viết bài này của em
là............................................................
- Người đọc bài viết này của em
là..........................................................
18


- Câu chuyện em chọn
là.........................................................................
Tìm ý, lập dàn ý
- Tìm ý
+ Truyện có
tên........................................................................................
+ Vì sao em
chọn.....................................................................................
+ Hồn cảnh xảy ra câu chuyện..............................................................
................................................................................................................
.
+ Truyện có những nhân vật...................................................................
Bước + Bao gồm các sự kiện............................................................................
2
................................................................................................................

.
................................................................................................................
.
................................................................................................................
.
+ Kết thúc
truyện:....................................................................................
+Cảm
nghĩ...............................................................................................
Phiếu học tập 2b
Giới thiệu
Tên
Mở
truyện:..............................................................................................
bài
Lí do muốn kể lại
truyện:........................................................................
Thân Trình bày
bài Nhân vật:................................................................................................
19


Kết
bài

Hồn cảnh sảy ra câu
chuyện:................................................................
...............................................................................................................
.
Kể chuyện theo trình tự thời gian:

Sự việc
1:................................................................................................
...............................................................................................................
.
Sự việc
2:................................................................................................
...............................................................................................................
.
Sự việc
3:................................................................................................
...............................................................................................................
.
Sự việc
4:................................................................................................
...............................................................................................................
.

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa
kể..............................................................
...............................................................................................................
.
Bảng kiểm
Bảng kiểm bài viết kể lại một truyện cổ tích

Các
phần của
Nội dung kiểm tra
bài viết
Mở bài Nêu tên truyện.
20


Đạt/ Chưa đạt


Nêu lý do em muốn kể lại truyện
Dùng ngôi thứ ba để kể
Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu
chuyện.
Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc
mở đầu cho đến khi kết thúc
Trình bày các chi tiết, các sự việc kia một
cách hợp lí.
Các sự việc được kể theo trình tự thời gian
Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách
Thân bài
hợp lí
Thể hiện được các yếu tố kì ảo
Kết bài Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện.
HOẠT ĐỘNG 3: IV- LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
- Mục tiêu: 2.4; 2.8
- PP- KTDH: Luyện tập & thực hành
- Phương tiện và học liệu: file hướng dẫn
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài, dám sát dàn ý đã lập.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: 1.3; 2.3
- PP-KTDH: gqvđ-động não
- Phương tiện và học liệu: file trình chiếu.
- GV yêu cầu HS: HS tìm đọc một số bài văn tham khảo để rút ra kinh nghiệm
khi làm .

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
21


BIÊN BẢN RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM CHUYÊN
ĐỀ LẦN 1
************
Tiết 24 (Viết): KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH
1. Chủ tọa: Dương Hoa Phượng - TT Tổ KHXH.
2. Thư kí: Đinh Thúy Hằng.
3. Thành viên tham dự: Nhóm Văn tổ Xã hội
4. Thời gian: 14h 30 ngày 14 tháng 10 năm 2021.
5. Địa điểm: Phòng họp trực tuyến KHXH trường THCS Vĩnh Khúc.
a. Ưu điểm:
+ Về kế hoạch dạy và tài liệu dạy học:
- Chuỗi hoạt động giờ học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp
dạy học được sử dụng.
- Mỗi nhiệm vụ học tập thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản
phẩm cần đạt được.
-Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng phù hợp với các hoạt động học của
học sinh.
- Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học
sinh hợp lý, phù hợp với đối tượng .
+ Về tổ chức hoạt động học cho HS:
- Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập sinh động, hấp dẫn
học sinh.
- Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh
phù hợp, đảm bảo không bỏ rơi HS.


22


- Biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực
hiện nhiệm vụ học tập phù hợp, hiệu quả.
- Việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận
của học sinh hợp lí .
+ Về hoạt động học của HS:
-Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh
trong lớp tương đối tốt.
- Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm
vụ học tập.
- HS tham gia tích cực trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập.
-Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đúng đắn, chính xác, phù hợp.
b. Nhược điểm:
- Phần hoạt động khởi động: Học sinh chưa nhanh trong thực hiện nhiệm vụ.
- Phần hoạt động hình thành kiến thức:
+ Mất thời gian quá nhiều khi kiểm tra các phiếu học tập của cả lớp.
+ Linh hoạt hơn trong hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tiếp nhận bài học
đượ dễ dàng. Khi vẽ sơ đồ tư duy hướng dẫn và thể giao Hs sơ đồ câm để HS
tự điền nội dung bài học.
+ Giáo viên một vài chỗ còn giảng nhanh, khi TL nhóm cần cho t/g để Hs thống
nhất ý kiến.
- Phần hoạt động luyện tập: Thời gian luyện tập chưa nhiều, còn vội và chưa
hiệu quả.
Buổi họp kết thúc vào lúc 15 h 30 ’ ngày 14 tháng 10 năm 2021.
Chủ tọa


Thư ký
23


24



×