Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Nhóm 4 THẢO LUẬN TRIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.89 KB, 8 trang )

Nhóm 4
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.

Phạm Ngọc Hùng – 72DCKT22 (Nhóm Trưởng)
Trần Phương Anh – 72DCKT22 (Thư kí)
Lê Thị Anh – 72DCKT21
Trần Thị Kim Anh – 72DCKT22
Trần Thị Ánh – 72DCKT22


Huỳnh Thị Nga – 72DCKT21
Chu Ngọc Châu – 72DCKT21
Lê Thị Thủy – 72DCKT21
Đinh Thanh Trúc – 72DCKT22
Ngô Thị Bảo Anh – 72DCKT22
Trương Thị Thùy Trang – 72DCKT21
Khuất Thị Trang – 72DCKT21
Bùi Thị Thắm – 2DCKT22
Đoàn Hương Giang – 72DCKT22
Trần Thị Phương Thảo – 72DCKT22
Trần Thị Thanh Hiền – 72DCKT22
Phạm Thị Trà Mi – 72DCKT21
Nguyễn Thị Phương – 72DCKT21
Nguyễn Thu Thúy – 72DCKT22
Lê Thị Thảo Ly – 72DCKT21
Phan Việt Hà – 72DCKT21
Phạm Thị Thùy Chi – 72DCKT22
Nguyễn Vĩnh Công – 72DCKT21
Khuất Thị Thanh Mai – 72DCKT21
Câu 2: Phân tích cho thấy: sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là quá tình lịch
sử - tự nhiên, diễn ra như thế nào ? Phân tích cho thấy giá trị khoa học của học
thuyết hình thái KT – XH ? Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, nhìn
nhận con đường, định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay ?
Bài làm
* Phân tích:
- Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội:
+ Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản



xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ
sản xuất ấy.
+ Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra kết cấu xã hội:
٠ Lực lượng sản xuất.
٠ Quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng).
٠ Kiến trúc thượng tầng.
+ Vai trò các yếu tố của KTTT:
٠ Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan để
phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định sự vận
động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.
٠ Quan hệ sản xuất là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định mọi
quan hệ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt bản chất các
chế độ xã hội khác nhau.
٠ Kiến trúc thượng tầng là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người với người
trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội.
- Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người:
+ Sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội, thông qua sự tác động tổng hợp của
hai quy luật cơ bản là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng
sản xuất và mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
của xã hội.
+ Sự vận động phát triển của xã hội bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất
mà trước hết là sự biến đổi, phát triển của công cụ sản xuất và sự phát triển về tri
thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động.
+ Khi cơ sở hạ tầng xã hội biến đổi về chất dẫn đến sự biến đổi, phát triển căn bản
(nhanh hay chậm, ít hoặc nhiều) của kiến trúc thượng tầng xã hội. Hình thái kinh tế
- xã hội cũ mất đi, hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ hơn ra đời.
+ Cứ như vậy lịch sử xã hội loài người là một tiến trình nối tiếp nhau từ thấp đến
cao của các hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên thuỷ - chiếm hữu nô lệ phong kiến - tư bản chủ nghĩa - xã hội chủ nghĩa.
+ Tiến trình lịch sử xã hội loài người là kết quả của sự thống nhất giữa lơgíc và lịch

sử. Lơgíc của tồn bộ tiến trình lịch sử lồi người là sự kế tiếp nhau của các hình


thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao. Đó là con đường tất yếu của tiến bộ lịch sử.
Mặt khác, sự phát triển của xã hội loài người cịn mang tính lịch sử.
+ Sự thống nhất giữa lơgíc và lịch sử trong tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội
loài người bao hàm cả sự phát triển tuần tự đối với lịch sử phát triển toàn thế giới
và sự phát triển “bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế - xã hội đối với một số quốc
gia, dân tộc.
+ Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời là tất yếu khách quan của
lịch sử xã hội. Phát triển là xu hướng tất yếu, cơ bản của lịch sử xã hội lồi người.
* Giá trị khoa học của học thuyết hình thái KT – XH:
- Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã giải quyết một cách khoa học về vấn đề phân
loại các chế độ xã hội và phân kỳ lịch sử, thay thế các quan niệm duy tâm, siêu
hình trước đó đã thống trị trong khoa học xã hội. Chỉ ra động lực phát triển của lịch
sử xã hội không phải do một lực lượng tinh thần hoặc lực lượng siêu nhiên thần bí
nào cả, mà do hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là thực tiễn sản xuất vật
chất dưới sự tác động của các quy luật khách quan.
- Muốn nhận thức và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải nhận thức và tác
động cả ba yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và
kiến trúc thượng tầng. Xem nhẹ hoặc tuyệt đối hoá một yếu tố nào cũng sai lầm,
xét đến cùng sự là bắt đầu từ việc xây dựng, phát triển lực lượng sản xuất.
* Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, nhìn nhận con đường, định
hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay :
- Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở khoa học cho việc xác định con
đường phát triển của Việt Nam đó là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa. Đây có thể coi là đặc điểm lớn nhất của nước ta. Đặc điểm này bao
trùm, quy định loại hình phát triển của nước ta lên chủ nghĩa xã hội là loại hình
“phát triển rút ngắn” theo phương thức “quá độ gián tiếp” mà V.I. Lênin đã bàn tới.
Việt Nam tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua tư bản chủ nghĩa là một tất

yếu, phù hợp với xu thế khách quan của lịch sử do đặc điểm thời đại ngày nay chi


phối và cho phép. Chúng ta không qua chế độ tư bản chủ nghĩa vì đó là chế độ áp
bức, bóc lột và nơ dịch con người, song “khơng qua” ở đây khơng có nghĩa là vứt
bỏ, phủ định sạch trơn mọi thành tựu văn hóa và văn minh, mọi tiến độ khoa học
kỹ thuật mà loài người đã đạt được trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở lí luận, phương pháp luận khoa học
trong quán triệt quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. xác định các
phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. “Tiến thẳng” lên chủ nghĩa xã hội chỉ với nghĩa là khơng khơng
qua tư bản chủ nghĩa với hồn cảnh, điều kiện và trình đọ phát triển của Việt Nam.
“Tiến thẳng” lên chủ nghĩa xã hội phải “tiến dần” “từ từ” “từng bước”, cố gắng đi
nhanh cho kịp với thế giới nhưng phải đúng quy luật, không thể chủ quan duy trì ý
trí, khơng đốt cháy giai đoạn, làm bừa, ẩu.
- Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở lí luận, phương pháp luận khoa học
và cách mạng trong đấu tranh bác bỏ những quan điểm thù địch, sai trái, phiến diện
về xã hội.
- Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội cũng là cơ sở lí luận khoa học để phê phán
quan điểm tuyệt đối hoá cách tiếp cận xã hội bằng các nền văn minh của
AlvinToffler.
- Ngày nay thực tiễn xã hội và sự phát triển của nhận thức khoa học đã bổ sung,
phát triển mới các quan niệm lịch sử xã hội, song lí luận hình thái kinh tế - xã hội
vẫn giữ nguyên giá trị, là quan niệm duy nhất khoa học và cách mạng để phân tích
lịch sử và nhận thức các vấn đề xã hội, là cơ sở nền tảng lí luận cho chủ nghĩa xã
hội khoa học.
- Nghiên cứu lý luận hình thái kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với
nâng cao nhận thức về bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin, quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng chủ



nghĩa xã hội, củng cố niềm tin, lý tưởng cách mạng, kiên định con đường chủ
nghĩa xã hội.
- Đây cũng là cơ sở khoa học và cách mạng trong cuộc đấu tranh tư tưởng chống
lại các quan điểm phiến diện, sai lầm, phản động hòng phủ nhận mục tiêu, lý
tưởng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Câu hỏi
Câu 1:
Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.
Với học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo ra một
cuộc cách mạng thật sự trong triết học, đã “tống cổ chủ nghĩa duy tâm ra khỏi hầm
trú ẩn cuối cùng của nó, đó là lĩnh vực xã hội” và đưa đến cho khoa học xã hội một
phương pháp nghiên cứu thật sự khoa học. Cho đến nay học thuyết ấy vẫn còn tràn
đầy sức sống và vẫn giữ được những giá trị đích thực của nó:


Thứ nhất, chính học thuyết ấy đã khẳng định: sản xuất vật chất là cơ sở của đời
sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Do
đó, khi nghiên cứu, giải thích các hiện tượng xã hội chúng ta không được xuất
phát từ ý thức, tư tưởng, từ ý chí chủ quan của con người mà phải xuất phát từ
quá trình sản xuất của xã hội, từ phương thức sản xuất.



Thứ hai, học thuyết ấy cũng đã chỉ ra xã hội là một kết cấu vật chất đặc biệt,
một cơ thể sống sinh động và hoàn chỉnh, bao gồm các mặt, các yếu tố, các mối
quan hệ thống nhất với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó quan hệ sản
xuất là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các mối quan hệ xã hội khác, đồng thời
nó cịn là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội và phân kỳ lịch
sử một cách khoa học nhất, đúng đắn nhất.




Thứ ba, học thuyết ấy cịn chỉ ra: sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội
là một quá trình lịch sử - tự nhiên, nghĩa là nó diễn ra theo các quy luật khách
quan chứ khơng phải theo ý muốn chủ quan của con người

Câu 2:
Có những yếu tố nào cấu thành hình thái kt- xh
Các yếu tố cấu thành một hình thái kinh tế - xã hội:


Một là, các lực lượng sản xuất của xã hội ở một trình độ phát triển nhất định, đóng
vai trị là cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội đó.
Hai là, hệ thống quan hệ sản xuất được hình thành trên cơ sở thực trạng phát triển
của lực lượng sản xuất, đóng vai trị là hình thức kinh tế của các lực lượng sản xuất
đó; những quan hệ sản xuất này hợp thành một cơ cấu kinh tế của xã hội, đóng vai
trị là cơ sở hạ tầng kinh tế của việc xác lập trên đó một kiến trúc thượng tầng nhất
định.
Ba là, hệ thống kiến trúc thượng tầng được xác lập trên cơ sở hạ tầng kinh tế, đóng
vai trị là các hình thức chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hoá.... của các quan hệ
sản xuất của xã hội.
Câu 3: Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ
nghĩa?
Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ
nghĩa ra đời sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, trải qua hai giai
đoạn cơ bản phát triển từ thấp đến cao
+) Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản là giai đoạn mới được “thoát thai”, “lọt
lòng” từ chủ nghĩa tư bản, còn mang “dấu vết” của xã hội tư bản. Đây là thời kỳ
quá độ về chính trị, là thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực

của đời sống xã hội. Trong giai đoạn này, chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa
mới đạt tới giới hạn đảm bảo cho xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối làm theo
năng lực, hưởng theo lao động. +) Giai đoạn cao của xã hội cộng sản là giai đoạn
chủ nghĩa cộng sản đã được xây dựng hoàn toàn. Ở giai đoạn này con người khơng
cịn lệ thuộc phiến diện và cứng nhắc vào phân công lao động xã hội; lao động
trong giai đoạn này không chỉ là phương tiện kiếm sống mà nó trở thành nhu cầu
của con người. Trình độ phát triển của xã hội cho phép thực hiện nguyên tắc phân
phối theo nhu cầu.
1)

2) Quan điểm của V.I.Lênin. V.I.Lênin đã phát triển và cụ thể hoá quan điểm phân
kỳ hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen. Ông gọi
giai đoạn thấp là xã hội xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội), giai đoạn cao là
xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản). Đặc biệt, ông phát triển lý
luận về thời kỳ quá độ lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Theo đó,
hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chia làm ba giai đoạn cơ bản
+) Những cơn đau đẻ kéo dài (thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội). V.I.Lênin một
mặt thừa nhận quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về thời kỳ quá độ theo nghĩa


rộng- từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản- quá độ trực tiếp từ những
nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao lên xã hội cộng sản. Mặt khác từ thực tiễn
lịch sử, V.I.Lênin cịn nói đến hình thức quá độ đặc biệt, gián tiếp của các nước tư
bản phát triển ở mức trung bình và quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa của nhiều nước vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, các nước tiền tư bản lên
chủ nghĩa xã hội (quá độ đặc biệt của đặc biệt);
+) Xã hội xã hội chủ nghĩa- giai đoạn đầu của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản;
+ Xã hội cộng sản chủ nghĩa- giai đoạn cao của hình thái kinh tế-xã hơi cộng sản
Câu 4: Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên?
- Sự tác động qua lại: Lịch sữ phát triển XH trãi qua nhiều giai đoạn từ thấp đến

cao, tương ứng với mỗi giai đoạn ấy là một hình thái KTXH. Sự vận động thay thế
nhau của các hình thái kinh tế trong lịch sử đều do tác động cũa quy luật khách
quan, đó chính là lịch sử tự nhiên và XH. Các Quy luật khác quan là:
+ Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất trình độ của LLSX.
+ Quy luật CSHT quyết định KTTT, chính do tác động của quy luật khách quan mà
các hình thái ktxh vận động phát triển từ thấp đến cao trong lịch sử, khơng phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của con người, quá trình phát triển khách quan của xh có
nguồn gốc sâu xa với sự phát triển của LLSX. Do đó, LLSX quyết định sự vận
động và phát triển của hình thai ktxh như một quá trình tự nhiên.
Câu 5: Mác đưa ra nhận định: “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có
lãnh chúa, cái cối xay quay bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản cơng
nghiệp”. Luận điểm này nhấn mạnh vai trò của yếu tố nào ?
Luận điểm này nhấn mạnh vai trị của yếu tố cơng cụ lao động.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử thay đổi của các phương thức sản
xuất. Sự thay đổi bắt đầu từ sự thay đổi lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất là
nội dung, là quá trình sản xuất,. Quan hệ sản xuất là hình thức của quá trình sản
xuất, hình thức của sản xuất bao giờ cũng ổn định hơn. C.Mác đưa ra nhận định:
“Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng
hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản cơng nghiệp”. Như vậy theo C.Mác, lực
lượng sản xuất xét đến cùng là cái đóng vai trị quyết định trong việc thay đổi


phương thức sản xuất dẫn tới thay đổi toàn bộ quan hệ xã hội. Năng suất lao động
xã hội là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời xét đến
cùng thì nó là nhân tố quan trọng cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội. Tương
ứng với một phương thức sản xuất thích hợp là một chế độ thống trị xã hội phù
hợp. Sự phát triển của một lực lượng sản xuất dẫn tới sự phát triển của một quan hệ
sản xuất để từ đó đưa đến một chế độ thống trị xã hội khác nhau.Lực lượng sản
xuất quyết định sự hình thành và phát triển của quan hệ sản xuất, một khi lực lượng
sản xuất đã biến đổi thì sớm hay muộn quan hệ sản xuất cũng phải biến đổi cho

phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất mới. Tuy vậy quan hệ sản xuất cũng
thể hiện tính độc lập tương đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động
trở lại lực lượng sản xuất quy định mục đích xã hội của sản xuất . Trên cơ sở đó
hình thành một hệ thống những yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ với trình độ của lực lượng sản
xuất là quy luật phổ biến tác động tới tồn bộ q trình phát triển của lịch sử lồi
người từ xã hội cơng xã nguyên thuỷ tới xã hội cộng sản tương lai và là quy luật cơ
bản nhất của hệ thống các quy luật xã hội.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×