Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 29-3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.69 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN SONG LY

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 29-3

Chuyên ngành: Kế tốn
Mã ngành:

60.34.30

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2013


Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ HÀ TẤN

Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN

Phản biện 2: TS. PHAN THỊ DUNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
24 tháng 9 năm 2013.



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, các nhà quản lý doanh
nghiệp đều phải quan tâm đến quản lý chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm. Chi phí và giá thành ảnh hưởng đến lợi nhuận, và từ đó
ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy,
việc tổ chức cơng tác kế tốn sao cho xác định chi phí và giá thành
được chính xác là vấn đề rất quan trọng trong quản lý.
Công ty Cổ phần Dệt may 29-3 là công ty hoạt động trong lĩnh
vực dệt may với nhiều sản phẩm đa dạng. Quy trình cơng nghệ sản
xuất của Cơng ty là sản xuất liên tục, quá trình trình sản xuất phân
chia ra nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Mỗi
giai đoạn sản xuất ra một bán thành phẩm, bán thành phẩm của giai
đoạn này là đối tượng sản xuất của giai đoạn tiếp theo. Mặc dù đặc
điểm sản xuất sản phẩm dệt ở Công ty là theo giai đoạn công nghệ,
nhưng Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là chung cho cả
quy trình sản xuất. Việc này làm đơn giản trong cơng tác kế tốn chi
phí sản xuất, tuy nhiên khơng phản ánh chính xác được giá thành
mỗi loại sản phẩm, cơ cấu chi phí của từng sản phẩm, dẫn đến công
tác định giá bán, ra các quyết định sản xuất kinh doanh của nhà quản
trị khơng chính xác.
Xuất phát từ u cầu thưc tiễn, tơi chọn đề tài: “Vận dụng

phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty cổ
phần Dệt may 29-3” với mong muốn tìm ra giải pháp thích hợp cho
việc hồn thiện cơng tác tính giá thành tại Cơng ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng q trình sản xuất và cơng tác tính giá


2
thành tại Cơng ty CP Dệt may 29-3. Qua đó, đề xuất vận dụng
phương pháp ABC ở Công ty nhằm cung cấp thơng tin đầy đủ và
hữu ích hơn cho nhà quản trị trong việc ra các quyết định kinh doanh
trong môi trường cạnh tranh hiện nay
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về kế tốn chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt ở Xí nghiệp Dệt của
Cơng ty CP Dệt may 29-3. Và vận dụng phương pháp tính giá thành
sản phẩm dệt dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Xí nghiệp Dệt của
Cơng ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở các phương
pháp cụ thể: Phương pháp điều tra như trực tiếp quan sát tồn bộ q
trình hoạt động sản xuất tại Công ty, kết hợp phỏng vấn những người
có liên quan. Phương pháp khai thác số liệu thứ cấp như phân tích
các tài liệu, nghiên cứu trước đây viết về phương pháp ABC, các sổ
sách, các báo cáo của Công ty.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đi sâu nghiên cứu và làm rõ hơn cơ sở lý luận về
phương pháp tính giá thành cịn khá mới mẻ đối với các doanh
nghiệp Việt Nam, đó là phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở

hoạt động.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Qua việc vận dụng phương pháp ABC trong tính giá thành sản
phẩm dệt tại Công ty bảo đảm công tác tính giá thành từng loại sản
phẩm dệt được chính xác hơn, làm cơ sở cho các nhà quản trị ra
quyết định kinh doanh được đúng đắn.


3
5. Bố cục đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp tính giá dựa trên cơ
sở hoạt động (ABC)
Chương 2: Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh và
cơng tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Dệt may 29-3
Chương 3: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt
động tại Cơng ty CP Dệt may 29-3.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tác giả tập trung thu thập, tìm kiếm thơng tin từ những tài
liệu về lý luận phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)
và những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp ABC
đã được vận dụng vào thực tiễn nhằm giúp tác giả hiểu rõ hơn về
phương pháp ABC, nắm rõ được cơ sở lý luận làm cơ sở cho việc
đánh giá phương pháp tính giá thành đang áp dụng tại Công ty CP
dệt may 29-3, từ đó phân tích những thuận lợi, khó khăn của Công ty
khi áp dụng phương pháp ABC và đề xuất vận dụng phương pháp
này nhằm hồn thiện cơng tác tính giá thành tại Cơng ty.
Những bài báo, tạp chí khoa học, luận văn tham khảo…viết về
phương pháp ABC mà tác giả tìm kiếm và thu thập được là phù hợp
với nội dung đề tài mà tác giả nghiên cứu. Bởi những tài liệu này cung

cấp một số cơ sở lý luận, cũng như đưa ra cách thức vận dụng vào
từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, làm cơ sở để tác giả nghiên cứu,
tham khảo và hoàn thiện luận văn của mình.


4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ VAI TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP
TÍNH GIÁ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
1.1.1. Sự hình thành phương pháp ABC
1.1.2. Vai trị của phương pháp ABC
1.2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN
CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
1.2.1. Phân tích hoạt động và xác định các nguồn lực sử
dụng:
Yêu cầu cốt lõi của phương pháp ABC là nhận diện các hoạt
động, theo đó kế tốn quản trị tiến hành phân tích các hoạt động để
xác định các nguồn lực sử dụng cho từng hoạt động. Sau khi đã phân
tích và xác định được các hoạt động và các nguồn lực sử dụng ta thực
hiện bước tiếp theo, đó là phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt
động.
1.2.2. Phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động
Chi phí nguồn lực có thể được phân bổ trực tiếp hoặc ước
lượng. Phân bổ trực tiếp đòi hỏi việc đo lường mức độ sử dụng thực
tế các nguồn lực của các hoạt động.
Trong trường hợp khi khơng thể có được những số liệu thực tế
hoặc việc thu thập số liệu khá tốn kém thì có thể ước đốn để tính ra
các tỷ lệ.

1.2.3. Chọn lựa nguồn sinh phí phát sinh
Nguồn phát sinh chi phí (nguồn sinh phí) là những nhân tố có
mối quan hệ nhân quả trực tiếp với chi phí. Nguồn sinh phí là liên
kết, mỗi hoạt động có thể có một hoặc nhiều nguồn sinh phí liên


5
quan, nhưng chỉ chọn một nguồn sinh phí để tính ra tiêu thức phân
bổ nguồn lực cho các hoạt động liên quan.
1.2.4. Xác định chi phí hoạt động cho từng sản phẩm
Sau khi các chi phí đã được tập hợp cho các hoạt động, bây giờ
các hoạt động trở thành những đối tượng tích lũy chi phí. Và kế tốn
sẽ tiến hành phân bổ chi phí của các hoạt động cho các đối tượng
tính giá (các sản phẩm đang sử dụng các hoạt động) thông qua việc
thiết lập ma trận Hoạt động – Sản phẩm (APD), thể hiện mối quan hệ
giữa hoạt động và sản phẩm.
1.2.5. Tính giá thành sản phẩm
Trên cơ sở phân bổ chi phí sản xuất chung tập hợp theo các
hoạt động cho các sản phẩm và cùng với việc tính tốn, hạch tốn
các chi phí trực tiếp cho các sản phẩm, giá thành sản phẩm được tính
như sau:
Giá thành
sản phẩm i

Chi phí trực
=

tiếp của sản

Chi phí sản xuất

+

phẩm i

chung phân bổ
cho sản phẩm i

1.3. PHƯƠNG PHÁP ABC ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ DỰA TRÊN
HOẠT ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
ABC Ở CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY
1.3.1. Phương pháp ABC đối với quản trị dựa trên hoạt
động (ABM: Activity Based Management)
Nghiên cứu của Cooper (1992) thấy rằng một dự án ABC
thành cơng khi có sự bảo trợ hoặc định hướng của người quản trị,
người có quyền tạo ra sự thay đổi.
Turney (1992) xác định mục tiêu của ABM là không ngừng gia
tăng giá trị cho khách hàng và gia tăng lợi nhuận.Và ông đã đề xuất


6
ra 3 bước để thực hiện: phân tích q trình để xác định hoạt động
không tạo ra giá trị hoặc không cần thiết để loại bỏ, xác định và loại
bỏ nguồn phát sinh chi phí đã tạo ra sự lãng,đo lường thành quả của
từng hoạt động
Ted R Compton (1994) cho rằng có được thơng tin chính xác
từ phương pháp ABC mới chỉ là một nửa đoạn đường. Quản trị dựa
trên hoạt động (ABM) bổ sung cho phương pháp ABC bằng cách sử
dụng thơng tin từ ABC trong việc phân tích q trình để xác định
những hoạt động khơng hiệu quả hoặc không tạo ra giá trị.
Hệ thống ABC là cơ sở để lập dự tốn dựa trên hoạt động. Từ

đó, xác định nguồn lực cần thiết được tiêu dùng cho các hoạt động
dựa trên thông tin từ hệ thống ABC cung cấp. Nói các khác, dự tốn
dựa trên hoạt động được thực hiện dựa trên sự phân tích ngược lại
quy trình của hệ thống ABC.
1.3.2. Khả năng vận dụng phương pháp ABC ở các doanh
nghiệp Dệt may
Ngành Dệt may ở Việt Nam là một trong những ngành được
hình thành từ rất sớm, là ngành kinh tế lớn của đất nước và được
Nhà nước khuyến khích phát triển. Các doanh nghiệp dệt may tại
Việt Nam phải không ngừng phát triển, đầu tư cơ sở vật chất, dây
chuyền công nghệ,…để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may
là thông qua các phân xưởng, nguyên liệu phải trải qua rất nhiều giai
đoạn cơng nghệ mới tạo ra được sản phẩm hồn chỉnh. Đây là một
thuận lợi lớn cho việc kiểm soát luồng chi phí tại doanh nghiệp khi
áp dụng phương pháp ABC. Tuy nhiên, để áp dụng và duy trì hệ
thống tính giá thành theo phương pháp ABC địi hỏi chi phí tương đối


7
lớn: về nguồn lực tài chính, nguồn lực kỹ thuật, hệ thống máy tính
quản lý …
Phương pháp ABC giúp doanh nghiệp tính tốn, phân bổ
chính xác chi phí, từ đó tính tốn đúng giá thành cũng như đưa ra các
chiến lược về sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, việc áp dụng phương
pháp này tạo ra sự phức tạp trong cơ cấu chi phí, địi hỏi nhiều cơng
sức và tốn kém trong q trình tổ chức và thu thập thơng tin.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, đề tài đã nêu lên được quy trình từng bước thực
hiện trong phương pháp ABC, cũng như trình bày sự vận dụng

phương pháp ABC tại Việt Nam và các doanh nghiệp dệt may nói
riêng. Phương pháp ABC đã được áp dụng ở nhiều nước phát triển
trên thế giới nhưng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, phương
pháp ABC vẫn còn khá mới mẻ.
CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ CƠNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 29-3
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 29-3
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ
của Cơng ty CP Dệt may 29-3
a. Sơ lược sự hình thành của Công ty CP Dệt may 29-3
b. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty


8
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty CP Dệt may 29-3
a. Khái quát bộ máy quản lý của Công ty
b. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, bộ phận
c. Xí nghiệp Dệt
Sự hình thành và phát triển của Công ty CP Dệt may 29/3 bắt
đầu từ Phân xưởng dệt, với khởi điểm là “Tổ hợp dệt khăn bông
29/3” chỉ với 12 máy dệt và 40 nhân viên. Năm 1978, với số vốn 200
lượng vàng, hằng năm sản xuất ra hàng triệu chiếc khăn mặt đáp ứng
nhu cầu thị trường trong nước. Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo
Công ty đối với ngành nghề truyền thống, xí nghiệp Dệt ngày nay đã
được đầu tư hệ thống máy móc với cơng nghệ mới từ các nước phát
triển, nên sản phẩm dệt ngày càng phong phú và đa dạng. Trải qua

thời gian, xí nghiệp Dệt đã đóng góp một phần không nhỏ, tạo được
niềm tin ở khách hàng và thị phần khăn ngày càng mở rộng.
* Sản phẩm dệt là khăn bơng các loại, q trình sản xuất trải qua
nhiều công đoạn công nghệ sản xuất khác nhau. Các công đoạn sản
xuất liên tiếp, gắn liền với nhau tạo nên một quy trình cơng nghệ
khép kín từ sợi cho đến khi ra thành phẩm


9
Sợi cotton

Mắc trục

Hồ trục

Đánh suốt
Tẩy nhuộm.
văng sấy

Dệt

May dọc

May ngang

In hoa

Kiểm hóa

Kho thành phẩm


Đóng gói

Sơ đồ 2.2. Quy trình cơng nghệ dệt khăn bông


10
Từ khâu nguyên liệu là các ống sợi mộc được đưa vào các nồi
nấu để đổi sợi thanh chỉ nấu, sau đó xử lý bằng cách tẩy trắng hoặc
nhuộm màu theo từng mẫu mã quy định; công đoạn chuẩn bị được
thực hiện mắc trục, hồ trục, rồi qua công đoạn ly tâm sấy khô, mắc
ống và chuyển sang dệt. Bộ phận đánh suốt nhận trục làm sợi dọc,
nhận ống làm sợi ngang. Từ sợi dọc, sợi ngang máy dệt thành sản
phẩm khăn bông. Khăn bông trước khi nhập kho, phải qua giai đoạn
rọc khăn (theo đường phấn khăn), may dọc (biên khăn), in hoa (nếu
có yêu cầu), may ngang và cuối cùng là kiểm hóa, đóng gói và đưa
vào kho thành phẩm.
 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Xí nghiệp Dệt:
Xí nghiệp dệt là một đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần Dệt
may 29-3, chịu sự giám sát và quản lý trực tiếp từ Cơng ty có cơ cấu tổ
chức quản lý như sau:
Giám đốc

Phó giám đốc
kỹ thuật thiết bị

Ch
-uẩn
bi I


Ch
-uẩn
bị II

Phó giám đốc
cơng nghệ

Tổ
bảo
trì

Tổ
dệt

Tổ
may
khăn

Tổ
KCS

Phó giám đốc
hóa nhuộm

Tổ
kiểm
hóa

Tổ
tẩy

nh
-uộm

Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Xí nghiệp Dệt

Tổ
in
hoa


11
2.1.3. Tổ chức kế tốn tại Cơng ty CP Dệt may 29-3
a. Tổ chức bộ máy kế tốn tại Cơng ty
Để thực hiện tốt cơng tác hạch tốn kế tốn, với đầy đủ các
chức năng về thông tin, kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Mọi cơng tác hạch tốn kế tốn đều tập
trung tại Phịng kế tốn.
b. Chính sách kế tốn áp dụng tại Cơng ty
c. Hình thức ghi sổ kế tốn:
- Hình thức kế toán đang áp dụng: Nhật ký chung
2.2. KẾ TỐN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM DỆT Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
29-3
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí, tính giá thành và phương
pháp tính giá thành sản phẩm dệt ở Cơng ty:
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: là tồn bộ q trình sản
xuất sản phẩm
- Đối tượng tính giá thành: từng loại sản phẩm dệt hoàn thành
- Phương pháp tính giá thành: Phương pháp hệ số.
2.2.2. Tổ chức kế tốn tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm

dệt ở Cơng ty
a. Kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu trực tiếp tại Xí nghiệp Dệt của Cơng ty bao
gồm:
- Ngun vật liệu chính: sợi cotton 20/1, sợi cotton 20/2…
- Nguyên vật liệu phụ: Hóa chất, chỉ
- Việc tính chi phí nguyên vật liệu chính dựa trên chi phí
nguyên vật liệu định mức. Đối với mỗi sản phẩm khăn khác nhau sẽ
có tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu khác nhau. Phịng kỹ thuật cơng


12
nghệ tại Công ty chịu trách nhiệm xây dựng bảng định mức tiêu hao
cho từng sản phẩm.
- Đối với chi phí ngun vật liệu phụ thì việc phân bổ chi phí
nguyên vật liệu phụ cho từng sản phẩm dựa vào số lượng sản phẩm
hồn thành .
b. Kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp
Chi phí nhân cơng trực tiếp sản xuất tại Xí nghiệp bao gồm
tiền lương và các khoản trích theo lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn). Cơng ty sử dụng
hình thức trả lương theo sản phẩm cho cơng nhân trực tiếp sản xuất.
Việc tính lương và các khoản trích theo lương cho từng cơng nhân
trực tiếp sản xuất được thực hiện từng tháng bới nhân viên lao động
tiền lương tại xí nghiệp.
Việc phân bổ cho từng sản phẩm dựa vào số lượng sản phẩm
hoàn thành tương ứng với hệ số của từng sản phẩm đã được quy
định.
c. Kế tốn chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung ở Xí nghiệp Dệt bao gồm: chi phí khấu

hao TSCĐ, chi phí động lực, chi phí vật liệu phụ, chi phí khác.
+ Kế tốn chi phí khấu hao TSCĐ:
Chi phí khấu hao tại Công ty được thực hiện theo phương
pháp đường thẳng. Việc xác định chi phí khấu hao trong tháng
được tính gắn liền với từng loại tài sản cố định ở từng xí nghiệp sản
xuất.
Sau khi tập hợp được chi phí khấu hao, kế tốn tiến hành phân
bổ chi phí khấu hao cho từng sản phẩm. Việc phân bổ chi phí khấu
hao cho từng sản phẩm dựa vào tiêu thức phân bổ là sản lượng hoàn
thành


13
+ Kế tốn chi phí động lực: chi phí động lực chính là chi phí
điện.
Cuối tháng, căn cứ vào giấy báo điện và hóa đơn tiền điện ở Xí
nghiệp Dệt chuyển lên, kế tốn nhập dữ liệu và máy tính tự động kết
chuyển vào sổ chi tiết TK 62715 (Phụ lục 4 ). Sau đó, tiến hành phân
bổ chi phí điện cho từng loại sản phẩm sản xuất theo tiêu thức phân
bổ là số lượng sản phẩm hoàn thành.
+ Kế tốn chi phí vật liệu phụ
Vật liệu phụ phát sinh tại Xí nghiệp Dệt rất đa dạng và phức
tạp. Chi phí vật liệu phụ tại Xí nghiệp Dệt chính là chi phí phụ tùng,
vật tư thay thế, như: than đá, vịng bi, bánh răng, dây đai…
Chi phí vật liệu cũng được phân bổ đến từng sản phẩm theo
tiêu thức phân bổ là số lượng sản phẩm hồn thành.
- Kế tốn chi phí khác:
Chi phí khác bao gồm các chi phí như: lương của nhân viên xí
nghiệp, cơng cụ dụng cụ vệ sinh, tiền đồng phục …
Tiêu thức phân bổ được Cơng ty áp dụng đối với khoản mục

chi phí khác này cũng là số lượng sản phẩm hoàn thành
2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản
phẩm dệt ở Công ty
a. Đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD)
Việc đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện vào cuối
tháng. Vì chi phí ngun vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí sản xuất sản phẩm, nên Công ty đánh giá sản phẩm dở
dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các chi phí cịn
lại tính hết cho sản phẩm hồn thành.


14
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo cơng
thức:
Chi phí SXDD + Chi phí NVL trực tiếp

Giá trị
SPDD

đầu kỳ

=

cuối kỳ

Số lượng

phát sinh trong kỳ
*


Số lượng sản phẩm + Số lượng SPDD
hồn thành

SPDD
cuối kỳ

cuối kỳ

b. Tính giá thành sản phẩm
Để tính được giá thành sản phẩm phải tiến hành tập hợp số
liệu về chi phí sản xuất theo từng khoản mục, trên cơ sở đó tính tổng
giá thành cho các sản phẩm.
Tổng giá
thành cho các

=

sản phẩm

CPSXDD
đầu kỳ

CPSX phát
+ sinh trong

CPSXDD

-

cuối kỳ


kỳ

Sau đó, tính chi phí theo mỗi khoản mục của từng sản phẩm i
theo cơng thức:
Chi phí NVL
trực tiếp của

Tổng chi phí NVL trực tiếp
=
Tổng chi phí NVL định mức

sản phẩm i

của sản phẩm i

*

NVL định
mức sản
phẩm i

Chi phí nhân cơng trực tiếp

Chi phí nhân
cơng trực tiếp

Chi phí

phát sinh trong kỳ

=

Sản phẩm i
*

Tổng sản lượng hồn thành

theo hệ số


15
Chi phí sản xuất chung phát

Chi phí sản xuất
chung của sản
phẩm i

sinh trong kỳ
=

*

Sản
phẩm i

Tổng sản lượng hồn thành

Từ đó, tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm:
Giá thành đơn vị


=

sản phẩm i

Tổng giá thành sản phẩm i
Số lượng sản phẩm i hồn thành

2.2.4. Đánh giá cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm dệt tại Công ty CP Dệt may 29-3
* Ưu điểm:
Mặc dù đặc điểm sản xuất sản phẩm dệt ở Công ty là theo giai
đoạn công nghệ, nhưng công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là
chung cho cả quy trình sản xuất. Việc này làm đơn giản, tiết kiệm
thời gian trong cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành.
* Nhược điểm:
Bên cạnh ưu điểm của phương pháp tính giá đơn giản, dễ thực
hiện thì phương pháp tính giá này cũng bộc lộ những tồn tại sau:
- Việc phân bổ chi phí sản xuất chung tại Công ty chỉ dựa vào
một tiêu thức phân bổ, đó là số sản phẩm hồn thành, khơng phản
ánh được mức tiêu hao nguồn lực vào từng hoạt động, từng sản
phẩm, khơng phản ánh chính xác giá thành từng loại sản phầm, dẫn
đến việc định giá bán sản phẩm không phù hợp.
- Với việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành hiện tại ở
Cơng ty khơng giúp cho nhà quản trị xác định được mức đóng góp
của các hoạt động vào giá trị sản phẩm để thực hiện quản trị hiệu quả
chi phí sản xuất ở Cơng ty.


16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua chương 2, tác giả đã nêu những nghiên cứu thực tế của
mình tại Cơng ty CP Dệt may 29-3. Tác giả đã nghiên cứu quy trình,
cơ cấu tổ chức quy trình tại Xí nghiệp dệt, nghiên cứu kỹ về cơng tác
kế tốn tập hợp và phân bổ chi phí và việc tính giá thành thực hiện
tại Cơng ty.
Trên cơ sở thực tế đó, tác giả cũng nêu ra những ưu điểm và
nhược điểm trong công tác kế tốn và phân bổ chi phí sản xuất chung
tại Cơng ty. Đó chính là căn cứ vận dụng phương pháp tính giá ABC
trong việc tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Dệt may 29-3.
CHƯƠNG 3

TỔ CHỨC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MAY 29-3
3.1. CƠ SỞ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA
TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN DỆT
MAY 29-3
Cơng ty CP Dệt may 29-3 có điều kiện thuận lợi cho việc vận
dụng phương pháp ABC như sau:
- Đa số nhân viên quản lý, kỹ thuật, kế tốn tại Cơng ty có
trình độ đại học và Công ty luôn tạo điều kiện để nhân viên nâng cao
trình độ, bố trí nhân lực một cách hợp lý, phù hợp với năng lực của
từng người. .
- Cơng tác kế tốn tại Cơng ty được thực hiện với sự trợ giúp
của máy tính, nên tính phức tạp, khó khăn trong cơng tác kế tốn sẽ
giảm bớt.


17
- Đặc điểm quy trình cơng nghệ tại Cơng ty là để tạo ra một

sản phẩm dệt hoàn chỉnh, nguyên vật liệu phải trải qua nhiều giai
đoạn công nghệ khác nhau, do đó, thuận lợi cho việc phân định chi
phí cho từng hoạt động và kiểm soát được luồng chi phí.
Ngồi những điều kiện thuận lợi được nêu trên, để áp dụng
được phương pháp ABC địi hỏi Cơng ty phải hồn thiện phần mềm
kế tốn đang áp dụng, sử dụng các thiết bị thu thập thông tin đồng bộ
phản ánh toàn diện các mặt hoạt động liên quan đến chi phí sản xuất.
Việc đầu tư này sẽ tiêu tốn một khoản chi phí khơng nhỏ, nhưng chắc
chắn, nó sẽ mang lại hiệu quả khi áp dụng được phương pháp ABC.
Bởi vì với phương pháp ABC, bên cạnh việc cung cấp thơng tin
chính xác về giá thành, cịn thơng tin chi tiết về giá trị đóng góp của
các hoạt động trong từng sản phẩm được đúng hơn. Từ đó, giúp các
nhà quản lý có thể linh hoạt trong việc lập kế hoạch ngân sách, điều
chỉnh chiến lược sản phẩm của Công ty trong điều kiện thị trường
luôn biến động.
3.2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN CƠ
SỞ HOẠT ĐỘNG CHO SẢN PHẨM DỆT TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT MAY 29-3
3.2.1. Phân tích các hoạt động và xác định các nguồn lực
a. Phân tích các hoạt động
Qua q trình tìm hiểu, phân tích quy trình cơng nghệ, cũng
như tiến hành thu thập và phân tích số liệu, phỏng vấn những người
có liên quan thì quy trình sản xuất sản phẩm ở Xí nghiệp dệt tại Cơng
ty có thể phân thành 8 hoạt động sau:
- Hoạt động tẩy nhuộm
- Hoạt động chuẩn bị sản xuất
- Hoạt động dệt


18

- Hoạt động cắt vòng, in hoa
- Hoạt động KCS
- Hoạt động hồn thành
- Hoạt động bảo trì máy móc
- Hoạt động phục vụ sản xuất
b. Xác định các nguồn lực
Các nguồn lực được sử dụng để tiến hành các hoạt động sản
xuất tại Xí nghiệp dệt thuộc Cơng ty bao gồm chi phí vật tư, chi phí
lao động, chi phí tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí
khác bằng tiền.
3.2.2. Phân bổ chi phí theo từng hoạt động và tính giá các
hoạt động
Sau khi đã xác định các hoạt động và các nguồn lực trong quy
trình sản xuất tại Xí nghiệp dệt thuộc Cơng ty, lựa chọn tiêu thức
phân bổ hợp lý cho từng hoạt động, ta tiến hành phân bổ chi phí theo
từng hoạt động và tính giá các hoạt động.
Q trình thực hiện các hoạt động làm phát sinh chi phí hay
nguồn lực được sử dụng, để mô tả mối quan hệ giữa chi phí và hoạt
động, ta thiết lập ma trận Chi phí – Hoạt động (EAD).


19
Bảng 3.2. Bảng ma trận Chi phí – hoạt động
Yếu tố CP
Hoạt động

Vật

Lao




động

Tài
sản cố
định

Các

Chi phí

dịch vụ

khác

mua

bằng

ngồi

tiền

Hoạt động tẩy nhuộm

X

X


X

X

Hoạt động chuẩn bị

X

X

X

x

Hoạt động dệt

X

X

X

X

X

Hoạt động cắt vòng, in hoa

X


X

X

X

X

X

X

X

X

x

Hoạt động KCS
Hoạt động hồn thành

X

X

Hoạt động bảo trì

X

X


x

X

Hoạt động phục vụ sản xuất

X

X

x

X

Căn cứ vào nguồn số liệu Phịng kế tốn Cơng ty, tác giả tiến
hành phân tích số liệu, phỏng vấn và tham khảo ý kiến của Ban giám
đốc xí nghiệp, các Tổ trưởng tổ sản xuất, nhân viên thống kê xí
nghiệp, kế tốn cơng ty ... Qua đó, xác định chi phí nguồn lực cho
từng hoạt động cụ thể.
Tổng hợp các số liệu trên, ta có Bảng phân bổ chi phí cho từng
hoạt động thể hiện như sau: (Bảng 3.5. Bảng phân bổ chi phí cho
từng hoạt động tháng 5/2012)
3.2.3. Chọn lựa nguồn phát sinh chi phí
Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ và phân bổ chi phí của các
hoạt động cho các sản phẩm là khâu then chốt ảnh hưởng đến sự
chính xác của giá thành sản phẩm. Nguồn phát sinh chi phí là những
nhân tố có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với chi phí.



20
Bảng 3.6. Một số hoạt động, nguồn sinh phí và tiêu thức phân bổ
được lựa chọn trong quá trình sản xuất tại Xí nghiệp Dệt
Hoạt động

Tiêu thức phân bổ được

Nguồn sinh phí

lựa chọn

Hoạt động tẩy nhuộm - Sản lượng sợi cotton

- Kg sợi

Hoạt động chuẩn bị

- Sản lượng sợi cotton

- Kg sợi

Hoạt động dệt

- Số lượng sản phẩm dệt - Sản phẩm dệt hồn chỉnh (kg)

Hoạt động cắt vịng,

- Số lượng sản phẩm dệt - Sản phẩm dệt hoàn chỉnh (kg)

in hoa

Hoạt động KCS

- Số lượng sản phẩm dệt - Sản phẩm dệt hoàn chỉnh (kg)

Hoạt động hoàn thành - Số lượng sản phẩm dệt - Sản phẩm dệt hoàn chỉnh (kg)
- Số ngày sản xuất sản

Hoạt động bảo trì

- Số ngày sản xuất sản phẩm

phẩm

Hoạt động phục vụ

- Số ngày sản xuất sản

sản xuất

phẩm

- Số ngày sản xuất sản phẩm

3.2.4. Phân bổ chi phí của các hoạt động cho các sản phẩm
để tính giá thành
Sau khi các chi phí đã được tập hợp cho các hoạt động và việc
tính giá các hoạt động đã hoàn thành. Tiến hành phân bổ chi phí các
hoạt cho các đối tượng tính giá thành thông qua việc thiết lập Ma
trận hoạt động – sản phẩm (APD) thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt
động và sản phẩm.

Từ đó, xác định chi phí từng hoạt động cho từng sản phẩm
theo công thức:
n
OCP (i) = ∑TCA (j) * APD(i,j)
j=1


21
Với:
OCP (i) = Chi phí chung của sản phẩm i
TCA (j) = Giá trị bằng tiền của hoạt động i
n = Số hoạt động
APD (i,j) = Tỉ lệ ở ô i, j của ma trận APD
Cuối cùng, ta có Bảng tính giá thành theo phương pháp
ABC.
Căn cứ vào bảng tính giá thành hiện tại của Xí nghiệp Dệt
tháng 5/2012 và Bảng tính giá thành theo phương pháp ABC, ta có
bảng so sánh giá thành giữa 2 phương pháp như sau:
Giá thành
theo phương
Sản phẩm

pháp Công
ty đang áp
dụng

Chênh lệch
Giá thành

giữa phương


theo

pháp ABC và

phương

phương pháp

pháp ABC

công ty đang
áp dụng

Khăn 28x40KD

42.983

43.648

665

Khăn 28x41/6

61.830

61.549

-281


Khăn 28x41/33 sọc

42.983

43.636

653

Khăn 28x48/5 carơ nhí

37.493

37.120

-373

….
3.3. TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ABC
TRONG QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUÂT SẢN PHẨM DỆT Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 29-3
3.3.1. Làm cơ sở cho việc xác định giá bán từng loại sản
phẩm được đúng đắn
Tại Cơng ty, giá bán được Phịng Kinh doanh xuất nhập khẩu


22
định ra, dựa vào giá thành do Phịng Kế tốn cung cấp. Vì vậy, sự
khơng chính xác về giá thành chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công tác
định giá bán sản phẩm của Cơng ty.
Với phương pháp ABC, chi phí sản xuất chung được phân bổ

cho từng sản phẩm theo nhiều tiêu thức khác nhau, trên cơ sở phân
tích chi tiết mối quan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh cho từng
hoạt động với mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản
xuất sản phẩm. Các tiêu thức phân bổ do đó phản ánh chính xác hơn
mức độ tiêu hao nguồn lực thực tế của từng sản phẩm.
Theo đó, phương pháp ABC sẽ giúp cho nhà quản trị tại Công
ty tránh được những quyết định sai lầm về giá bán do sử dụng thơng
tin khơng chính xác về giá thành. Bên cạnh việc cung cấp thông tin
chính xác về giá thành, phương pháp ABC cịn cung cấp thơng tin
chi tiết về cơ cấu chi phí của từng sản phẩm được đúng hơn. Từ đó,
giúp cho nhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong việc lập kế hoạch
ngân sách cũng như điều chỉnh các chính sách, chiến lược sản phẩm
của Công ty trong điều kiện thị trường ln biến động.
Việc áp dụng phương pháp ABC cịn góp phần hỗ trợ Cơng ty
trong việc xác định giá bán được tối ưu, có khả năng cạnh tranh cao
trên thị trường. Đồng thời, cũng giúp cho Cơng ty có thể chủ động
xây dựng chiến lược marketing để định hướng nhu cầu khách hàng
vào các mặt hàng Cơng ty có lợi thế, thay thế cho các mặt hàng mà
Công ty khơng có lợi thế.
3.3.2. Xác định mức đóng góp của các hoạt động vào giá trị
sản phẩm, làm cơ sở cho việc quản trị chi phí sản xuất
Khi áp dụng phương pháp ABC tại Công ty, giúp cho nhà quản
trị Cơng ty xác định được mức đóng góp của từng hoạt động vào giá
trị sản phẩm. Hoạt động nào có mức đóng góp cao vào giá trị sản


23
phẩm, hoạt động nào có mức đóng góp thấp và có những hoạt động
khơng đóng góp vào giá trị sản phẩm. Từ đó, nhà quản trị có thể
nhận thấy những hoạt động khơng đóng góp để loại bỏ, những hoạt

động đóng góp thấp cần được nâng cao mức đóng góp hơn. Với
những hoạt động đóng góp cao, thơng tin về nguyên nhân phát sinh
chi phí cho các hoạt động, quá trình phát sinh chi phí giúp các nhà
quản trị nắm được chi phí khơng cần thiết trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Tóm lại, việc áp dụng phương pháp ABC có tính ưu việt hơn so
với phương pháp mà Cơng ty đang áp dụng, phương pháp ABC không
chỉ cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm chính xác hơn, mà cịn
cung cấp thơng tin hữu ích cho cơng tác quản trị nội bộ. Phương pháp
ABC giúp Cơng ty có cái nhìn tổng qt hơn về giá cả và đánh giá
chính xác lợi nhuận của từng sản phẩm, giúp các nhà quản trị có
những quyết định định đúng đắn hơn trong hoạt động kinh doanh của
Công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả đã trình bày và phân tích những
điều kiện về lao động, tổ chức quản lý, về quy trình cơng nghệ và tổ
chức sản xuất sản phẩm dệt ở Công ty để làm cơ sở áp dụng phương
pháp ABC.
Giá thành sản phẩm được tính tốn lại theo phương pháp ABC
chi tiết hơn, trên cơ sở giá thành theo phương pháp ABC, tác giả
cũng đã so sánh với giá thành được tính tốn theo phương pháp hiện
hành để thấy rõ sự chênh lệch về giá thành giữa hai phương pháp.


×