Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Cơ quan có thẩm quyền của một thành viên WTO có thể áp dụng đồng thời biện pháp thuế chống bán phá giá và biện pháp thuế đối kháng đối với cùng một loại hàng hóa nhập khẩu hay không? Vì sao?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.83 KB, 8 trang )

1

MỤC LỤC


2


Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ
biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá



giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó.
Thuế đối kháng là khoản thuế bổ sung (ngồi thuế nhập khẩu thơng thường)
đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu.
1. So sánh biện pháp thuế chống bán phá giá và biện pháp thuế đối kháng
theo quy định của WTO.
1.1 Giống nhau
Về tính chất, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng đều là thuế bổ
sung (bên cạnh thuế nhập khẩu) đánh vào hàng nhập khẩu liên quan; được áp
dụng sau khi có kết luận chính thức khẳng định việc bán phá giá/trợ cấp gây
thiệt hại.
Về điều kiện áp dụng, chỉ áp dụng khi có kết luận chính thức khẳng định
có việc bán phá giá/trợ cấp gây ra thiệt hại và doanh nghiệp khơng có cam kết
về giá với cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu.
Về mức độ, áp dụng theo biên độ phá giá/trợ cấp hoặc biên độ thiệt hại,
tùy thuộc vào biên độ nào thấp hơn.
Về nguyên tắc, không được phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống bán
phá giá/thuế đối kháng, tức là mức thuế chống bán phá giá/thuế đối kháng
được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngồi và khơng cao


hơn biên độ phá giá/trợ cấp của họ. Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu
nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra nhưng hợp tác với
cơ quan điều tra thì mức thuế chống bán phá giá/thuế đối kháng áp dụng cho
họ không cao hơn biên độ phá giá/trợ cấp trung bình của tất cả các nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra. Trường hợp các nhà sản
xuất, xuất khẩu khơng hợp tác, gian lận trong q trình điều tra thì sẽ phải
chịu mức thuế cao mang tính trừng phạt.
Về quy trình thủ tục, đây thực chất là một quy trình Kiện - Điều tra - Kết
luận - Áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá/thuế đối kháng (nếu có) mà


3

nước nhập khẩu tiến hành đối với một loại hàng hố nhập khẩu từ một nước
nhất định khi có những nghi ngờ rằng loại hàng hố đó bị bán phá giá/được
trợ cấp vào nước nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản
phẩm tương tự của nước nhập khẩu. Mặc dù thường được gọi là “vụ kiện”,
đây khơng phải thủ tục tố tụng tại Tồ án mà là một thủ tục hành chính và do
cơ quan hành chính nước nhập khẩu thực hiện. Khi cơ quan hành chính ra
quyết định cuối cùng về việc áp dụng hay không áp dụng thuế, các bên không
đồng ý với quyết định này có thể kiện cơ quan này ra Tịa án có thẩm quyền
của nước nhập khẩu.
Về rà sốt lại mức thuế chống bán phá giá/thuế đối kháng, (sau khi áp
thuế một thời gian (thường là theo từng năm), cơ quan có thẩm quyền sẽ điều
tra lại để xem xét tăng, giảm mức thuế hoặc chấm dứt việc áp thuế chống bán
phá giá/thuế đối kháng nếu có yêu cầu).
Về thời hạn áp thuế, theo quy định của WTO, việc áp thuế chống bán
phá giá/thuế đối kháng không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có quyết
định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại, trừ khi cơ quan có thẩm
quyền thấy rằng việc chấm dứt áp thuế sẽ dẫn tới việc tái phát sinh hiện tượng

phá giá/tái trợ cấp và các thiệt hại.
Về hiệu lực của việc áp thuế, Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với
tất cả hàng hoá liên quan nhập khẩu từ nước bị kiện sau thời điểm ban hành
Quyết định Quyết định áp thuế có hiệu lực với cả các nhà xuất khẩu mới,
người chưa hề xuất khẩu hàng hố đó sang nước áp thuế trong thời gian trước
đó; nhà xuất khẩu mới có thể yêu cầu cơ quan điều tra tính mức thuế riêng
cho mình, nhưng trong thời gian chưa có quyết định về mức thuế riêng thì
hàng hoá nhập khẩu của nhà xuất khẩu mới vẫn thực hiện Quyết định áp thuế
nói trên; Về hiệu lực hồi tố, việc áp dụng hồi tố (áp dụng cho những lô hàng
nhập khẩu trước thời điểm ban hành quyết định) chỉ được thực hiện nếu thiệt
hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là thiệt hại thực tế.


4

1.2 Khác nhau
1.2.1 Căn cứ áp dụng
Căn cứ áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá và biện pháp thuế đối
kháng là khác nhau. Đối với thuế chống bán phá giá, một trong những căn cứ
bắt buộc để áp dụng biện pháp này là phải có hành vi bán phá giá. Theo Hiệp
định chống bán phá giá (Antidumping Agreement - ADA), “một sản phẩm bị
coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một
nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản
phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương
mại thơng thường”. Cịn căn cứ đầu tiên để áp dụng thuế đối kháng là phải có
hành vi trợ cấp. Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào
của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một
trong các hình thức mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất được
thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại…
bình thường sẽ khơng khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính tốn

thương mại thơng thường).
Biên độ phá giá/trợ cấp cũng là sự khác biệt cơ bản giữa hai loại thuế
này. Có thể áp dụng thuế chống bán phá giá với doanh nghiệp xuất khẩu có
hành vi bán phá giá với biên độ phá giá không thấp hơn 2%, biên độ phá giá
(X) được tính theo cơng thức: X = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá
xuất khẩu. Trong khi doanh nghiệp được trợ cấp trên mức “không đáng kể”
(biên độ trợ cấp từ 1% trở lên) mới có thể bị áp thuế đối kháng. Biên độ trợ
cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp theo trị giá hàng hóa. Ví dụ, DOC 1
sẽ tính tốn biên độ trợ cấp theo từng chương trình trợ cấp cụ thể bằng cách
chia giá trị phần lợi ích mà chương trình trợ cấp đó mang lại trong khoảng
thời gian điều tra cho giá trị của các lô hàng được xem là nhận trợ cấp trong
khoảng thời gian đó2.
1.2.2 Đối tượng bị điều tra
1 DOC: Bộ Thương mại Hoa Kỳ


5

Biện pháp thuế đối kháng chống lại việc trợ cấp của chính phủ nước xuất
khẩu cho ngành sản xuất mặt hàng xuất khẩu bị xem xét. Hành động chống lại
trợ cấp là một cuộc điều tra nhằm xác định liệu rằng chính phủ có cung cấp
một khoản “Trợ cấp bị cấm” hoặc “Có thể bị đối kháng” hay khơng. Biện
pháp thuế đối kháng được xem xét khi hàng hoá được trợ cấp phải gây ra thiệt
hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa của nước khiếu kiện. Các khoản
trợ cấp này được cung cấp bởi chính phủ, do vậy các chương trình của chính
phủ sẽ là đối tượng bị điều tra3.
Đối với biện pháp thuế chống bán phá giá: Phá giá là một hành vi của
các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp sẽ là đối tượng bị điều tra
1.2.3 Trình tự, thủ tục áp thuế
Thủ tục áp thuế chống bán phá giá nhằm giải quyết một tranh chấp

thương mại giữa một bên là ngành sản xuất nội địa và một bên là các nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngồi; nó khơng liên quan đến quan hệ cấp chính
phủ giữa hai nước xuất khẩu và nhập khẩu. Trong khi kiện chống trợ cấp liên
quan đến cả Chính phủ nước xuất khẩu (vì liên quan đến khoản trợ cấp của
Chính phủ)
2. Cơ quan có thẩm quyền của một thành viên WTO có thể áp dụng đồng
thời biện pháp thuế chống bán phá giá và biện pháp thuế đối kháng đối với
cùng một loại hàng hóa nhập khẩu hay khơng? Vì sao?
Cơ quan có thẩm quyền của một thành viên WTO có thể áp dụng đồng
thời biện pháp thuế chống bán phá giá và biện pháp thuế đối kháng đối với
cùng một loại hàng hóa nhập khẩu.

2 Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng tư vấn về các biện pháp phòng vệ thương mại, Nguyễn Thị
Thu Trang (chủ biên), Cẩm nang Kháng kiện Chống bán phá giá và Chống trợ cấp tại Hoa Kỳ

3 Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Tường Huy, Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và giải pháp ứng
phó cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo, Tháng 04/2014


6

Trong thương mại quốc tế chia ra hai loại trợ cấp: trợ cấp xuất khẩu và
trợ cấp nội địa. Đối với trợ cấp xuất khẩu, Điều VI:5 GATT 1994 quy định:
“Khơng một sản phẩm nào có xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết được nhập
khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ cùng một lúc phải chịu cả thuế
bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn cảnh bán phá giá hay trợ
cấp xuất khẩu”. Sở sĩ WTO quy định như vậy bởi sản phẩm được trợ cấp xuất
khẩu có nguy cơ bị tính thuế hai lần. Trên lý thuyết, khi sản phẩm được trợ
cấp xuất khẩu, giá xuất khẩu sẽ giảm trong khi giá thông thường giữ nguyên.
Như vậy, trợ cấp xuất khẩu càng lớn thì biên độ phá giá càng tăng và biện

pháp thuế chống bán phá giá được thực hiện để bù đắp cho khoản trợ cấp xuất
khẩu này. Tuy nhiên, nếu biện pháp thuế đối kháng cũng được thực thi thì
cũng sẽ nhắm tới bù đắp cho khoản trợ cấp xuất khẩu tương tự và hậu quả là
làm phát sinh tình trạng quốc gia nhập khẩu áp dụng biện pháp khắc phục
kép, đó là trường hợp thuế chống bán phá giá được tính ít nhất cũng dựa trên
một vài mức độ của cùng sự trợ cấp đó, lại được áp đặt đồng thời với thuế đối
kháng để xóa bỏ cùng một sự thiệt hại đối với nền công nghiệp nội địa 4. Như
vậy là không hợp lý.
Nhưng WTO không có quy định hạn chế việc điều tra và áp dụng cả hai
loại thuế cho hàng nhập khẩu được hưởng trợ cấp nội địa. Trên lý thuyết, trợ
cấp nội địa làm giảm cả giá thông thường và giá xuất khẩu, do đó khơng ảnh
hưởng đến biên độ phá giá. Nếu áp dụng đồng thời biện pháp thuế chống bán
phá giá và biện pháp thuế đối kháng sẽ không làm phát sinh tính lặp lại hai
lần. Khi áp dụng đồng thời hai loại thuế này, cơ quan có thẩm quyền của nước
nhập khẩu phải tính tốn cẩn trọng để tránh việc bị kiện ngược trở lại. Ví dụ
như Trung Quốc kiện Hoa Kỳ tại WTO vào năm 2008 vì vấn đề tính thuế hai
lần (DS 379). Về vấn đề này, pháp luật của Liên minh Châu Âu quy định:
Trường hợp một sản phẩm cùng lúc bị áp thuế chống bán phá giá và thuế đối
4 Trần Việt Dũng, Chính sách áp đặt đồng thời các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp lên hàng
nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường của Hoa Kỳ và EU: hợp pháp hay bất hợp pháp trong
khuôn khổ WTO, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2013


7

kháng thì phần tương ứng với trợ cấp xuất khẩu sẽ được trừ đi khỏi biên độ
phá giá và tổng thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng đối với sản phẩm
đó khơng được vượt q biên độ thiệt hại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiệp định về chống bán phá giá ADA;

2. Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng SCM;
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2015;
4. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Hội đồng tư vấn về các biện
pháp phòng vệ thương mại, Nguyễn Thị Thu Trang (chủ biên), Cẩm nang
Kháng kiện Chống bán phá giá và Chống trợ cấp tại Hoa Kỳ;
5. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Hội đồng tư vấn về các biện
pháp phòng vệ thương mại, Nguyễn Thị Thu Trang (chủ biên), Cẩm nang
Kháng kiện Chống bán phá giá và Chống trợ cấp tại Liên minh Châu Âu;
6. Trần Việt Dũng, Chính sách áp đặt đồng thời các biện pháp chống bán phá
giá và chống trợ cấp lên hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị
trường của Hoa Kỳ và EU: hợp pháp hay bất hợp pháp trong khn khổ
WTO, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2013;
7. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Tường Huy, Thuế chống bán phá giá,
chống trợ cấp, tự vệ và giải pháp ứng phó cho các doanh nghiệp Việt Nam,
Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo, Tháng 04/2014

Trang Web:
www.trungtamwto.vn
www.chongbanphagia.vn


8



×