BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KẾT NỐI GIỮA KHU ĐÔ THỊ
MỚI VĂN PHÚ VÀ KHU DÂN CƯ HIỆN HỮU TẠI VĂN
PHÚ – HÀ ĐÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
KHÓA 2017 - 2019
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KẾT NỐI GIỮA KHU ĐÔ THỊ
MỚI VĂN PHÚ VÀ KHU DÂN CƯ HIỆN HỮU TẠI VĂN
PHÚ – HÀ ĐÔNG
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUỐC TUÂN
Hà Nội - 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu cao học chun ngành Kiến trúc cơng
trình tại trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, tôi đã nhận được sự giảng dạy,
giúp đỡ quý báu của các thầy cô.
Với đề tài luận văn tốt nghiệp “Tổ chức không gian kết nối giữa Khu đô thị
mới Văn Phú và khu dân cư hiện hữu tại Văn Phú – Hà Đông”. Tôi xin
gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô đặc biệt là TS. Nguyễn Quốc Tuân,
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Trong điều kiện thời gian và phương tiện nghiên cứu cịn hạn chế, luận văn
này chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được sự góp ý
của các thầy cơ, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hoàn
thiện hơn cho đề tài này và bản thân tác giả sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Thanh Huyền
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Thanh Huyền
iii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Diễn giải chữ viết tắt
Danh mục hình ảnh
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................4
Cấu trúc luận văn...............................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KẾT NỐI
KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN PHÚ VÀ KHU DÂN CƯ HIỆN HỮU...............7
1.1. Tổng quan về mối quan hệ giữa KĐTM với KDCHH tại Hà
Đông..................................................................................................................7
1.1.1. Phát triển đô thị tại quận Hà Đông và các vấn đề nảy sinh từ đơ thị
hóa.....................................................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm biến động của KĐTM và KDCHH trong phát triển đô thị Hà
Đông.................................................................................................................8
1.1.3. Yêu cầu về gắn kết không gian KĐTM và KDCHH tại Hà
iv
Đông................................................................................................................16
1.1.4. Thách thức gắn kết KĐTM và KDCHH trong mở rộng đô thị tại Hà
Đông................................................................................................................19
1.2. Tổng quan về KĐTM Văn Phú.............................................................21
1.2.1. Lịch sử và bối cảnh hình thành KĐTM Văn Phú..................................21
1.2.2. Hiện trạng phát triển KĐTM Văn Phú..................................................24
1.2.3. Sự biến đổi hạ tầng không gian các khu dân cư lân cận........................26
1.3. Thực trạng quan hệ về không gian giữa KĐTM Văn Phú – Hà Đông
và KDCHH ....................................................................................................28
1.3.1. Cấu trúc tổng hợp về không gian KĐTM Văn Phú và các khu dân cư
lân cận..............................................................................................................28
1.3.2. Thực trạng kết nối vật thể và phi vật thể giữa KĐTM Văn Phú và các
khu dân cư lân cận...........................................................................................31
1.3.3. Một số vấn đề về gắn kết không gian KĐTM Văn Phú và các khu dân
cư lân cận.........................................................................................................42
1.4. Các nghiên cứu về gắn kết không gian giữa các KĐTM và không gian
lân cận trong bối cảnh đô thị hóa tại Hà Nội..............................................47
1.4.1. Nghiên cứu về chuyển hóa hài hịa khơng gian mới – cũ trong phát triển
đơ thị................................................................................................................47
1.4.2. Nghiên cứu về tổ chức không gian gắn kết giữa KĐTM và làng xóm
hiện hữu lân cận...............................................................................................52
1.4.3. Nghiên cứu về quan hệ cộng đồng xóm giềng trong các khu vực phát
triển đô thị mới của Hà Nội.............................................................................53
1.4.4. Nghiên cứu về kiểm sốt và khuyến khích sự chuyển đổi kinh tế - xã
hội từ nông nghiệp sang đô thị........................................................................54
1.5. Kết luận về sự cần thiết phải nghiên cứu.............................................55
v
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN GẮN
KẾT GIỮA KHU ĐÔ THỊ VĂN PHÚ VÀ KHU DÂN CƯ HIỆN
HỮU................................................................................................................57
2.1. Cơ sở pháp lý..........................................................................................57
2.1.1. Hệ thống Luật và các văn bản dưới Luật...............................................57
2.1.2. Văn bản pháp lý liên quan tới quy hoạch xây dựng phát triển..............57
2.2. Cơ sở lý thuyết về tổ chức không gian gắn kết....................................58
2.2.1. Đơ thị hóa và u cầu gắn kết khơng gian cũ – mới.............................58
2.2.2. Lý thuyết tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong tổ chức không
gian gắn kết.....................................................................................................59
2.2.3. Yếu tố văn hóa, xã hội trong tổ chức khơng gian gắn kết.....................61
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội quận Hà Đông và phường Văn
Phú..................................................................................................................62
2.3.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................62
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................63
2.3.3. Các thiết chế văn hóa, lịch sử, cộng đồng.............................................65
2.4. Đặc điểm khơng gian gắn kết giữa KĐTM Văn Phú và
KDCHH..........................................................................................................67
2.4.1. Đặc điểm về quy hoạch và thiết kế đô thị.............................................67
2.4.2. Đặc điểm về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan..........................68
2.4.3. Đặc điểm về gắn kết các hoạt động xã hội – cộng đồng.......................69
2.5. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về tổ chức không gian gắn kết
bền vững.........................................................................................................71
2.5.1. Tổ chức không gian gắn kết điểm dân cư đơ thị hóa làng Cót với các
khu đô thị mới quận Cầu Giấy........................................................................71
vi
2.5.2. Tổ chức không gian gắn kết khu dân cư hiện hữu và KĐTM tại Manila
– Philipines......................................................................................................78
2.5.3. Tổ chức không gian gắn kết tại Khu đô thị Nam Đầu, Thâm Quyến,
Trung Quốc………………………………………………………………….81
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN KẾT NỐI KHU ĐÔ THỊ VĂN PHÚ VÀ KHU DÂN CƯ
HIỆN HỮU.....................................................................................................85
3.1. Quan điểm và nguyên tắc tổ chức không gian gắn kết giữa KĐTM
Văn Phú và KDCHH.....................................................................................85
3.1.1. Quan điểm.............................................................................................85
3.1.2. Nguyên tắc định hướng.........................................................................86
3.2. Các giải pháp định hướng tổ chức khơng gian gắn kết.......................92
3.2.1. Mơ hình tổng qt khơng gian gắn kết..................................................92
3.2.2. Giải pháp chuyển hóa hài hịa mới – cũ về cảnh quan và hình
thể....................................................................................................................95
3.2.3. Giải pháp tích hợp chức năng trong khơng gian vùng chuyển hóa / đan
xen...................................................................................................................97
3.3. Thiết kế điển hình một khơng gian gắn kết giữa KĐTM Văn Phú và
làng Văn Phú……………………………………………………………...100
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................104
vii
DIỄN GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
TP
Thành phố
KĐTM
Khu đô thị mới
KDCHH
Khu dân cư hiện hữu
KGGK
Khơng gian gắn kết
CCCT
Chung cư cao tầng
CP
Chính phủ
KĐT
Khu đô thị
UBND
Ủy ban nhân dân
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
QH
Quy hoạch
TTTM
Trung tâm thương mại
MB
Mặt bằng
XD
Xây dựng
PTBV
Phát triển bền vững
KTBV
Kiến trúc bền vững
TDTT
Thể dục thể thao
CTCC
Cơng trình cơng cộng
CTDV
Cơng trình dịch vụ
viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT
NỘI DUNG ẢNH
TRANG
Hình 1.1 Bản đồ quy hoạch chung xây dựng Thủ đơ Hà Nội đến 2050
7
Hình 1.2 Bản đồ vị trí quận Hà Đơng
10
Hình 1.3 Phát triển thiếu gắn kết gây ngập úng đường Quang
12
Trung (quận Hà Đơng)
Hình 1.4 Khu đơ thị Văn Qn
12
Hình 1.5 Khu đô thị Văn Khê với kết nối không gian xung quanh
13
Hình 1.6 Vị trí Khu đơ thị mới trên địa bàn quận Hà Đơng
16
Hình 1.7 Tổng quan khu đơ thị mới Văn Phú
21
Hình 1.8 Vị trí dự án
22
Hình 1.9 Sơ đồ liên hệ vùng
23
Hình 1.10 Phối cảnh trục đường trung tâm
24
Hình 1.11 Chung cư Victoria Văn Phú
25
Hình 1.12 Hình ảnh thực tế KĐT Văn Phú
26
Hình 1.13 Các chung cư men theo đường Tố Hữu – Hà Đơng
27
Hình 1.14 Map bản đồ hình thành khu Văn Phú – Hà Đơng
30
Hình 1.15 Sơ đồ giao thông tại khu Văn Phú – Hà Đơng
31
Hình 1.16 Mặt cắt đường tại khu Văn Phú – Hà Đơng
32
Hình 1.17 Đánh số các khu vực khảo sát không gian gắn kết
32
ix
KĐTM Văn Phú với KDCHH làng Văn Phú
Hình 1.18 Đánh số các khu vực khảo sát không gian gắn kết
38
KĐTM Văn Phú với KDCHH làng Văn La
Hình 1.19 Quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu Văn Phú – Hà
42
Đơng
Hình 1.20 Quy hoạch khu làng cổ Văn Phú trong KĐTM Văn Phú
43
Hình 1.21 Quy hoạch khu làng cổ Văn La trong KĐTM Văn Phú
44
Hình 1.22 Khu làng cũ Văn La và KĐTM Văn Phú mới nhìn từ
46
trên cao
Hình 1.23 Sơ đồ các khơng gian phân tách
48
Hình 1.24 Phân tách mềm giữa làng Văn La với KĐTM Văn Phú
50
Hình 1.25 Khơng gian tương phản tại Mumbai Ấn Độ
51
Hình 1.26 Hoạt động kinh doanh của người dân KĐTM Văn Phú
55
Hình 2.1 Sơ đồ quan hệ giữa các yếu tố của phát triển bền vững
59
Hình 2.2 Mơ phỏng lý thuyết “cú pháp khơng gian”
61
Hình 2.3 – 2.4Hội đình Phú La của hai làng Văn Phú – Văn La
70
Hình 2.5 Q trình đơ thị hóa làng Cót khi có sự phát triển của
các khu đơ thị mới
73
Hình 2.6 Ranh giới khơng gian gắn kết nghiên cứu Làng Cót
74
Hình 2.7 Biến động trong các đơ án quy hoạch khu dân cư ĐTH
75
làng Cót
Hình 2.8 Thực trạng hiện nay tại Làng Cót
76
x
Hình 2.9 Định hướng khơng gian gắn kết KDC Làng Cót với
77
các KĐTM xung quanh
Hình 2.10 Khu đơ thị Manila - Philipines hiện nay
79
Hình 2.11 Định hướng mở rộng đơ thị Manila - Philipines
80
Hình 2.12 – Khu Phố cổ Nam Đầu, Thâm Quyến
81
2.13
Hình 2.14 Tái cấu trúc Khu phố cổ Nam Đầu, Thâm Quyến
83
Hình 2.15 Khu vực quảng trường mới khu phố cổ Nam Đầu,
84
Thâm Quyến
Hình 3.1 Sự rập khn trong thiết kế shophouse KĐTM Văn Phú
88
Hình 3.2 Mơ tả giới hạn xác định khơng gian gắn kết
100
Hình 3.3 Cải tạo không gian gắn kết làng Văn Phú với KĐT
102
Văn Phú
Hình 3.4 Tham khảo thiết kế cơng viên đơ thị
102
Hình 3.5 Tham khảo thiết kế đường giao thơng đơ thị
103
Hình 3.6 Thực tế đường giao thông hiện tại tại KĐTM Văn Phú
103
xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU / SƠ ĐỒ
STT
NỘI DUNG BẢNG BIỂU / SƠ ĐỒ
TRANG
Bảng 1.1
Thống kê các KĐT mới trên địa bàn quận Hà Đông
15
Bảng 1.2
Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất xây dựng KĐT Văn
28
Phú
Bảng 1.3
Mô tả các dạng không gian phân tách
48
Bảng 3.1
Bảng tổng hợp chức năng trong không gian gắn kết
89
Bảng 3.2
Bảng đề xuất phân loại không gian gắn kết
91
Bảng 3.3
Bảng đánh giá tiêu chí phân bố chức năng
95
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Quá trình hình thành, phát triển đô thị luôn gắn với sự biến động trong các
khu vực nơng thơn. Q trình đơ thị hóa dẫn tới sự thu hẹp khoảng cách giữa
đô thị và nông thôn, tạo lập những ranh giới không rõ ràng, hình thái khơng
gian đan xen, phản ánh nhiều mâu thuẫn trong các yếu tố kinh tế, xã hội và
môi trường. Việc có nhiều khơng gian tồn tại những mâu thuẫn này gây cản
trở q trình phát triển đơ thị bền vững và nhân văn. Do vậy, rất cần có những
nghiên cứu bài bản và hệ thống về các mối quan hệ gắn kết giữa những không
gian cũ – mới / những không gian truyền thống – hiện đại / những không gian
hiện hữu – xen cấy… trong phát triển đô thị Hà Nội và các thành phố lớn
khác. Trong những nghiên cứu này, rất cần chú ý sự gắn kết hài hồ giữa các
khơng gian này để đảm bảo trong lợi ích phát triển chung của tồn đơ thị.
Hà Nội là thủ đô của cả nước – nơi được tập trung các nguồn lực cả về chính
sách, vật chất, con người, khoa học và cơng nghệ,… Q trình đơ thị hóa đã
và đang diễn ra rất mạnh, khơng chỉ tại khu vực nội đô cũ thông qua việc gia
tăng mật độ, mà còn tại các khu vực vành đai ven đơ – nơi tồn tại nhiều làng
xóm cổ / cũ cũng đang bị cuốn vào vịng xốy của đơ thị hóa và thương mại
hóa bất động sản. Sự phát triển ln có hai mặt, nếu chúng ta có chính sách
tốt, sự quản lý và điều tiết hài hòa, sự tham gia của nhiều thành phần trong
quá trình phát triển… thì sẽ hạn chế được mặt xấu, phát huy được những mặt
tốt, tích cực. Việc nghiên cứu về sự tham gia / xâm nhập / ảnh hưởng / tác
động (qua lại) giữa các không gian xen cấy mới với các không gian làng xóm
cũ là cần thiết, thể hiện sự chủ động, sự “đi trước một bước” của giới chuyên
môn trong việc nhận biết các vấn đề xã hội, từ đó tham góp các ý kiến / kết
2
quả nghiên cứu cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách phát
triển đơ thị thích hợp.
Khu đơ thị mới Văn Phú nằm cách trung tâm quận Hà Đơng khoảng 1,5km về
phía Tây Bắc, qui mơ dân số 20,000,000 , được đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng. Dự
án do Công ty CP Kinh doanh Nhà Quảng Ninh làm chủ đầu tư với tầm nhìn
sẽ trở thành một khu đô thị hiện đại của TP. Hà Nội… Khu đô thị có tổng
diện tích dự án 94.1 ha, trong đó: đất ở diện tích 38,9 ha, chiếm tỷ lệ 41.3%,
các cơng trình hạ tầng xã hội (bao gồm: trường học, mẫu giáo, nhà hành chính
khu đơ thị, chợ, trung tâm y tế khu vực, các cơng trình dịch vụ thương mại...).
Diện tích 9.7 ha, chiếm tỷ lệ 10.3%; đất cơng viên, cây xanh, sân chơi nội bộ
diện tích7.2 ha, chiếm tỷ lệ 7.7%; đất giao thông, bãi đỗ xe diện tích 36.2 ha,
chiếm tỷ lệ 38.4%; đất hạ tầng kỹ thuật diện tích 2.2 ha, chiếm tỷ lệ 2.3%.
Khu đơ thị Văn Phú – Hà Đông đang cho thấy sự tồn tại không gian thiếu gắn
kết giữa khu đô thị mới với khu dân cư hiện hữu, sự thiếu gắn kết này diễn ra
phức tạp ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau. Khu đô thị Văn Phú – Hà Đông
cho thấy nhiều bất cập trong phân bố chức năng, hình thái khơng gian và phân
bố hoạt động. Hầu hết tại các khu vực giáp ranh giữa khu đô thị mới và khu
dân cư hiện hữu đều cho thấy sự lộn xôn thiếu định hướng trong tổ chức
không gian, thiếu gắn kết từ hạ tầng tới các thiết chế cộng đồng / xã hội. Một
số khu vực hình thành những “hàng rào cứng” phân tách khu đô thị mới với
khu dân cư cũ. Một số khu vực khác lại hình thành trạng thái “tự do” khi xuất
hiện những biểu hiện lấn chiếm, sử dụng sai mục đích. Mặc dù, đã có nhiều
đồ án quy hoạch cho quận Hà Đơng, song các định hướng từ quy hoạch tơng
thể chuyển hố tới các quy hoạch chi tiết cịn nhiều bất cập.
Có thể thấy, cùng với sự phát triển mở rộng đô thị, khoảng cách giữa khu đơ
thị mới và làng xóm đơ thị hóa đã thu hẹp và xuất hiện sự đan xen, mang
nhiều biểu hiện khó kiểm sốt, thậm chí trong nhiều lúc, nhiều nơi đã và đang
3
gây ra những mâu thuẫn xã hội, gây mắt thẩm mỹ và mỹ quan đô thị. Việc
nghiên cứu không gian này và đưa ra những nhận định / giải pháp định hướng
về tổ chức không gian gắn kết là rất cần thiết. Do đó, đề tài Tổ chức khơng
gian giữa khu đô thị Văn Phú và khu dân cư hiện hữu tại Văn Phú, Hà
Đơng có ý nghĩa khoa học, cấp thiết và giá trị thực tiễn cao.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số quan điểm
định hướng không gian gắn kết KĐTM Văn Phú và KDCHH tại Văn Phú, Hà
Đông nhằm tạo lập không gian gắn kết bền vững hài hòa và phù hợp với các
biến đổi của q trình đơ thị hóa tại khu vực. Cụ thể, luận văn có 2 mục tiêu:
- Phân tích, rút ra đặc điểm quan hệ không gian của KĐTM Văn Phú và các
không gian khu dân cư lân cận.
- Đề xuất giải pháp tổ chức về kết nối các yếu tố / không gian chức năng vật
thể và khuyến nghị các mơ hình kết nối hoạt động cộng đồng / phi vật thể
giữa giữa KĐTM Văn Phú và KDCHH tại Văn Phú, Hà Đông.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là KĐTM Văn Phú và KDCHH lân cận, tại Văn Phú –
Hà Đông, Hà Nội.
Bên cạnh đó, luận văn cũng tìm hiểu các hoạt động cộng đồng / yếu tố phi vật
thể tại KĐTM Văn Phú và KDCHH lân cận để lồng ghép trong các giải pháp
đề xuất có tính tổng hợp.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Không gian KĐTM Văn Phú và KDCHH lân cận, trong đó
tập trung vào khu vực giáp ranh dọc theo ranh giới giữa KĐTM và KDCHH,
được xác định dựa theo đặc trưng khơng gian mang tính pha trộn, xen lẫn và
4
ảnh hưởng qua lại giữa KĐTM và KDCHH trong khu đô thị Văn Phú – Hà
Đông, Hà Nội.
Về thời gian: Từ khi bắt đầu hình thành KĐTM Văn Phú (năm 2008) tới nay.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa, xử lý thơng tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp khảo sát xã hội học;
- Phương pháp chồng lớp bản đồ;
- Phương pháp chuyên gia.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Luận văn đưa ra các luận cứ khoa học về tính gắn kết và vai trị của khơng
gian gắn kết giữa KĐTM Văn Phú và KDCHH tại Văn Phú, Hà Đơng.
Đề xuất mơ hình và giải pháp tổ chức không gian gắn kết tại Văn Phú, Hà
Đơng có tính khoa học và phù hợp với xu hướng phát triển đô thị bền vững
của TP. Hà Nội.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị bổ sung lý luận trong các nghiên cứu /
ứng dụng về quy hoạch xen cấy trong phát triển và đơ thị hóa.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho công tác lập quy hoạch các khu
đô thị mới và cải tạo khu dân cư hiện hữu của TP. Hà Nội trong tương lai.
Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
5
Chương 1. Tổng quan về tổ chức không gian gắn kết giữa KĐTM Văn Phú và
KDCHH.
Chương 2. Cơ sở khoa học về tổ chức không gian gắn kết giữa KĐTM Văn
Phú và KDCHH.
Chương 3. Quan điểm, giải pháp định hướng tổ chức không gian gắn kết giữa
KĐTM Văn Phú và KDCHH.
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC LUẬN VĂN
THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 - Nhà F - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
Km 10 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Hà Nội.
Email: ĐT: 0243.8545.649
104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Luận văn được thực hiện với mong muốn tổ chức không gian kết nối
giữa KĐTM Văn Phú và KDCHH tại Văn Phú, Hà Đơng. Góp phần nâng cao
sự gắn kết, chất lượng ở cho cư dân mới và cũ tại KĐT Văn Phú, rút ra những
bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng, phát triển KĐTM trên địa bàn
quận Hà Đơng nói riêng và cả nước nói chung.
Mối quan hệ giữa đơ thị và nơng thơn ln bền chặt, khăng khít trong
mọi q trình phát triển đô thị. Do vậy, việc tồn tại lân cận nhau của các
KĐTM và KDCHH là một vấn đề khách quan. Trong các đơ thị tại quận Hà
Đơng nói chung và KĐT Văn Phú nói riêng vẫn tồn tại các không gian thiếu
gắn kết giữa KĐTM và KDCHH – làng xóm cũ. Những bất cập này là biểu
hiện về sự thiếu gắn kết về hoạt động kinh tế, chuyển đổi nghề nghiệp, đặc
điểm dân cư, tổ chức xã hội, đặc điểm mơi trường.
Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới vấn đề đơ thị hóa và sự tương
tác giữa đơ thị - nơng thơn. Nhóm nghiên cứu trực tiếp vào mối quan hệ đô thị
- nông thôn thông qua các biểu hiện về khu dân cư mới bên cạnh các làng
xóm cũ, chủ yếu chỉ ra các nguyên nhân về sự khác biệt của các hoạt động
kinh tế văn hóa, tập quán thói quen, từ đó đưa ra các giải pháp và chính sách.
Nhóm nghiên cứu vào từng khu vực cụ thể, điển hình là đề tài của luận văn
này – khu đô thị Văn Phú và KDCHH tại đây. Luận văn đã đưa ra các đề xuất
về tổ chức khơng gian mang tính hướng nội nhằm phát huy bản sắc riêng.
Thực trạng khu đô thị Văn Phú hiện nay cho thấy quy hoạch KĐT và
cơng trình kiến trúc đã đáp ứng tốt nhu cầu ở, sinh hoạt của người dân. Tuy
nhiên vẫn còn một số vấn đề cịn tồn tại như: các hạng mục cơng trình trong
KĐT còn chưa được triển khai xây dựng; đang xây dựng dở dang, chưa được
105
đưa vào sử dụng; các khu vực liên kết với hai làng cổ Văn La và Văn Phú
chưa có các hạng mục mang tính chất cầu nối gắn kết giữa hai bên.
Luận văn đưa ra các khái niệm, căn cứ khoa học và phân tích một vài ví
dụ thực tiễn về các KĐT khác, từ đó học tập kinh nghiệm và vận dụng vào
việc tổ chức không gian kết nối KĐTM Văn Phú với KDCHH về mặt lý luận,
căn cứ pháp lý, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức khơng gian, các tiêu chí
đánh giá. Đưa ra quan điểm và nguyên tắc, giải pháp để tổ chức không gian
KĐTM Hà Đông. Đánh giá những ưu nhược điểm trong công tác quy hoạch
KĐT Văn Phú, Hà Đông. Chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục trong
KĐT đa chức năng với quy mô lớn, khi đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng đã
tạo ra các tác động tiêu cực và tích cực với khu làng xóm cũ đã tồn tại từ lâu
đời. Trong những giai đoạn tiếp theo, các hạng mục cơng trình và hạ tầng
trong khu đơ thị sẽ phải nhanh chóng đầu tư xây dựng hoàn thiện và đưa vào
sử dụng, điều chỉnh khắc phục những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của dân cư mới và người dân từ làng xóm cũ như những vấn
đề về khơng gian cơng cộng, không gian sinh hoạt chung, giao thông,…
Qua trường hợp nghiên cứu áp dụng mơ hình và giải pháp tổ chức
khơng gian gắn kết tại các địa bàn, ví dụ như làng Cót quận Cầu Giấy, khu
phố cổ Nam Đầu - Thâm Quyến - Trung Quốc, KĐT tại Manila – Philipin,
mang tới những kết quả tích cực trong việc tăng khả năng đáp ứng của hệ
thống hạ tầng xã hội, tăng khả năng hỗ trợ về phát triển của khu vực, phù hợp
với các nhu cầu biến động của đô thị hóa. Từ các kết quả nghiên cứu đó, luận
văn đã bám sát các mục tiêu nghiên cứu đề ra và đề xuất mơ hình, giải pháp tổ
chức khơng gian gắn kết giữa KĐTM và KDCHH tại Văn Phú. Các đề xuất
được xây dựng trên cơ sở đánh giá tổng quan trong và ngoài nước, các cơ sở
lý thuyết và thực tiễn phù hợp với định hướng nghiên cứu.
106
Kiến nghị:
Từ những kết quả nghiên cứu về tổ chức không gian kết nối giữa
KĐTM Văn Phú và KDCHH tại Văn Phú, đề tài đưa ra những kiến nghị sau:
- Kiến nghị áp dụng xác định không gian gắn kết trong tổ chức không
gian tại KĐTM Văn Phú.
- Kiến nghị áp dụng các giải pháp của dự án được chỉ ra ở phần Chương
III trong quy hoạch chi tiết cải tạo nâng cấp điểm dân cư đơ thị hóa, dự
án KĐTM Văn Phú như cải tạo hệ thống giao thông công cộng, tăng
thêm dải cây xanh phân cách, đầu tư thêm cơng trình cơng cộng, hạ
tầng xã hội phục vụ nhu cầu sinh hoạt, dịch vụ của cư dân mới và cũ
như chợ, trung tâm thương mại, trung tâm y tế, tăng cường các hoạt
động văn hóa xã hội, đa dạng hóa đời sống tinh thần cho người dân nơi
đây… Phải tăng cường nhanh chóng đầu tư hồn thiện và nâng cấp
chỉnh trang hệ thông quảng trường, hạng mục công viên, cảnh quan đô
thị.
- Kiến nghị triển khai đồ án thiết kế riêng các tuyến đường, tuyến phố là
ranh giới giữa KĐTM và KDCHH Văn Phú – Hà Đông.
Quận Hà Đông là quận lớn của thủ đô Hà Nội với tốc độ đơ thị hóa diễn ra
nhanh chóng. KĐTM Văn Phú là một trong những KĐT tiêu biểu, là bộ
mặt của quận Hà Đông. Các biểu hiện hệ quả của đơ thị hóa đang diễn ra ở
đây cũng là những biểu hiện có thể lặp lại trên các KĐT khác trong toàn
thành phố. Do vậy giá trị nghiên cứu của luận văn có thể được tiếp tục sử
dụng mang tính chất tham khảo cho các nghiên cứu sau này.
107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11.
2. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
3. Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/11/2006
về ban hành Quy chế khu đô thị mới.
4. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày
18/8/2006 hưỡng dẫn thực hiện Quy chế khu đô thị mới ban hành
kèm theo Nghị định 02/2006/NĐ-CP.
5. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD.
6. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
7. Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận thực tiễn Quy hoạch
xây dựng đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, Trường ĐH Kiến trúc
Hà Nội.
8. Nguyễn Tố Lăng (2008), Quản lý đô thị ở các nước đang phát
triển, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
9. Nguyễn Hồng Tiến (2006), “Đô thị kiểu mẫu - Yêu cầu về hạ tầng
kỹ thuật đô thị”, Tạp chí người xây dựng, (số 9).
10. Trương Ngọc Lân (2018), Tổ chức khơng gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
cho các khu ở đô thị tại Hà Nội, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
11. Lê Xuân Hùng (2016), Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô
thị mới và làng xóm đơ thị hóa tại Thủ đơ Hà Nội, Trường ĐH
Kiến trúc Hà Nội.
108
12. Trần Mạnh Khải (2011), Đánh giá thiết kế nhà ở xã hội tại Quận
Hà Đông thành phố Hà Nội, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
13. Ngô Trung Hải (2017), Cấu trúc khơng gian đơ thị thích ứng trong q trình
chuyển hóa khơng gian đơ thị Việt Nam, Viện Kiến trúc Quốc gia.
14. Nguyễn Khánh Linh (2017), Đánh giá Quy hoạch – Kiến trúc khu
đô thị Văn Phú Hà Đông, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
15. Phạm Thị Thanh Hương (2014), Những khu đô thị mới bỏ hoang
tại Hà Nội – Thực trạng và cơ hội, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
16. Quy hoạch xây dựng quận Hà Đông tới năm 2020, Hà Nội
17. Quy hoạch xây dựng Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
18. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
Chính phủ Việt nam
: ""
UBND Thành phố Hà Nội
:""
Sở Xây dựng Hà Nội
:""
Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội
:""
Trang tìm kiếm
: " "
Quận Hà Đông - Cty CP Phát triển đô thị Văn Phú
19.Trần Hữu Quang (2000), Thử phác họa một lối tiếp cận xã hội học
với quá trình chuyển dịch dân cư đến Khu đơ thị mới, Tạp chí Xã hội
học
20. “” , Exhibition Venue Design Concept
21. , Holland Village in Singapore