Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại Thủ đô Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN GẮN KẾT
GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HÓA
TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
MÃ SỐ : 62.58.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội - Năm 2016


Luận án được hoàn thành tại: Trường đại học Kiến trúc Hà Nội

Người hướng dẫn kho học: GS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án này được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ
cấp trường tại: Trường đại học Kiến trúc Hà Nội
Vào hồi …. giờ……ngày……tháng…..năm 2016

Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện quốc gia và Thư viện
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đô thị hoá dẫn tới sự thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và
nông thôn, tạo lập những ranh giới không rõ ràng, hình thái không gian
đan xen, phản ánh nhiều mâu thuẫn trong các yếu tố kinh tế, xã hội và
môi trường. Do vậy, vấn đề về tổ chức không gian gắn kết hài hoà với lợi
ích phát triển chung toàn đô thị cần được nghiên cứu làm rõ. Thủ đô Hà
Nội đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, không gian đô thị chịu biến
động bởi các tác động từ hoạt động kinh tế - tổ chức xã hội, mang tới
nhiều mâu thuẫn, tranh chấp về không gian và các hoạt động sử dụng
không gian. Vấn đề này đặt ra việc cần thiết phải nghiên cứu tổ chức
không gian gắn kết những nhu cầu hoạt động của cộng đồng. Sự thu hẹp
khoảng cách giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa mang nhiều biểu
hiện khó kiểm soát, thậm chí trong nhiều lúc, nhiều nơi đã và đang gây ra
những mâu thuẫn xã hội, gây mất thẩm mỹ và mỹ quan đô thị. Việc
nghiên cứu không gian này, xét cùng lúc hai “đối tượng” này trong một
mối quan hệ vật chất gần nhau, thì đang là một “khoảng trống” còn tồn
tại. Đây chính là lý do cơ bản nhất để luận án nhắm tới và đưa ra những
nghiên cứu về tổ chức không gian, gắn kết những “đối tượng” này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp cho tổ chức không gian gắn
kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa nhằm tạo lập không gian
gắn kết bền vững hài hòa và phù hợp với các biến đổi hoạt động kinh tế,
tổ chức xã hội và bảo vệ môi trường của Thủ đô Hà Nội
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là không gian dọc theo ranh giới giữa làng xóm

đô thị hóa và khu đô thị mới, có chứa đựng những biểu hiện vật thể và phi
vật thể khác nhau.
Phạm vi nghiên cứu


2

Về không gian: Được xác định dựa theo đặc trưng không gian mang
tính pha trộn, xen lẫn và ảnh hưởng qua lại giữa khu đô thị mới và làng
xóm đô thị hóa trong khu vực mở rộng đô thị Hà Nội, gồm Nội đô mở
rộng,Chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4, và Chuỗi đô thị phía
Bắc sông Hồng
Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn đến năm 2030, tầm
nhìn đến 2050, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/7/2011
Về lĩnh vực : Luận án nghiên cứu theo các lĩnh vực về Quy hoạch xây
dựng đô thị, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và quản lý quy hoạch
xây dựng đô thị.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp bản
đồ, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích tổng hợp và
dự báo, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực chứng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học:
Đưa ra các luận cứ khoa học về tính gắn kết và vai trò của không gian
gắn kết giữa làng xóm đô thị hóa và khu đô thị mới trong phát triển Thủ
đô Hà Nội.
Đề xuất mô hình và giải pháp có tính mới về cơ sở khoa học phù hợp
với xu hướng phát triển đô thị bền vững.

Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu bổ sung tính lý luận trong nội dung triển khai các
quy hoạch phân khu Khu nội đô mở rộng, Chuỗi đô thị phía Đông đường
vành đai 4, Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng
Kết quả nghiên cứu tác động tới công tác lập quy hoạch chi tiết phát
triển khu đô thị mới và cải tạo làng xóm đô thị hóa.
Kết quả nghiên cứu đề cập tới việc triển khai các đồ án Thiết kế đô thị


3

riêng cho cải tạo chỉnh trang các tuyến đường, phố hiện đang là ranh giới
giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa.
6. Những đóng góp mới của luận án
(1) Xác định cơ sở khoa học về sự tồn tại không gian gắn kết giữa khu
đô thị mới và làng xóm đô thị hóa trong quá trình phát triển đô thị về các
mặt tổ chức không gian, kinh tế - xã hội và môi trường.
(2) Xây dựng mô hình tổ chức không gian gắn kết tổng quát và 3 mô
hình áp dụng
(3) Xác định 3 nhóm giải pháp về tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan, định hướng quản lý đô thị và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.
7. Các khái niệm sử dụng trong luận án
Khu đô thị mới, Làng xóm đô thị hóa, Tổ chức không gian, Hình dạng
không gian, Chât lượng không gian, Không gian gắn kết, Không gian
phân tách
8. Cấu trúc luận án
Luận án được cấu trúc thành 3 phần: Mở đầu; Nội dung; Kết luận,
kiến nghị. Phần nội dung được trình bày theo 3 chương, gồm: Chương I.
Tổng quan về tổ chức không gian gắn kết khu đô thị mới và làng xóm đô
thị hóa ( gồm 47 trang); Chương II. Cơ sở khoa học về tổ chức không

gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa. ( gồm 38 trang);
Chương III. Mô hình, giải pháp tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô
thị mới và làng xóm đô thị hóa ( gồm 67 trang)

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN GẮN KẾT
KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HOÁ

1.1. Đô thị mở rộng và vấn đề về gắn kết không gian làng xóm hiện
có với khu đô thị mới
1.1.1. Đô thị mở rộng
1.1.2. Yêu cầu về gắn kết không gian làng xóm với khu đô thị mới trên
thế giới


4

Các hoạt động về kinh tế- xã hội là tác nhân chính ảnh hưởng tới hình
thái mở rộng đô thị. Trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các biểu
hiện mở rộng khác nhau. Tại các nước đang phát triển, dạng mở rộng
nhảy cóc là phổ biến, dẫn tới những biểu hiện đan xen giữa đô thị - làng
xóm cần phải giải quyết.
1.1.3. Thách thức gắn kết làng xóm với khu đô thị mới trong mở rộng đô
thị tại Việt Nam
Các đô thị Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh. Bên cạnh
những tác động từ hoạt động kinh tế xã hội, đô thị hóa tại Việt Nam còn
xuất hiện những biểu hiện “gượng ép”. Thực tế này là một ảnh hướng tới
sự tách biệt giữa đô thị và nông thôn.
1.1.4. Vấn đề về gắn kết làng xóm đô thị hoá với khu đô thị mới
- Sự mất cân bằng giữa khu phát triển mới và cũ

- Sự phát triển thiếu kiểm soát gây ra những biến đổi về môi trường
- Khu dân cư có chất lượng sống kém
- Biểu hiện sự phân hóa giai tầng sâu sắc.
1.2. Thực trạng gắn kết không gian giữa khu đô thị mới và làng xóm
đô thị hoá trong khu vực mở rộng đô thị tại Hà Nội
1.2.1. Đặc điểm biến động của làng xóm và khu đô thị mới trong lịch sử
phát triển Thủ đô Hà Nội
- Đặc điểm phát triển khu đô thị mới tại Hà Nội: i) Đô thị mới tiếp tục
phát triển trong giai đoạn đến 2030; ii) Khu đô thị mới thường ít kết nối
với làng xóm xung quanh; iii) Có nhiều chuyển biến tại các khu vực cạnh
biên khu đô thị; iv) Ít chú trọng tới chức năng công cộng, dịch vụ
- Đặc điểm biến động của làng xóm: Biến đổi về mục đích sử dụng
đất; ii) Chuyển đổi nghề nghiệp; iii) Hoạt động kinh tế hộ gia đình; iv)
Phân mảnh và chia nhỏ diện tích xây dựng; v) Xuất hiện hạ tầng xã hội;
vi) Xuất hiện xung đột giao thông.
1.2.2. Thực trạng phân tách giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá
trong khu vực đô thị mở rộng


5

a) Thực trạng hoạt động kinh tế - xã hội và môi trường
- Quan hệ kinh tế và các hoạt động kinh tế: Chuyển đổi nghề nghiệp;
Hoạt động kinh tế cá thể, hộ gia đình; Sự tranh chấp về không gian là
nhận diện đặc trưng tại đây.
- Vấn đề về xã hội và phân hóa dân cư: Môi trường xã hội phức tạp,
thiếu ổn định; Sự phân hóa dân cư; Tác động của lối sống đô thị; Hiện
tượng di dân cơ học, con lắc là đặc điểm nhận diện tại đây.
- Môi trường tự nhiên và môi trường xây dựng: Môi trường tự nhiên
biến đổi, suy kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng; Môi trường xây dựng luôn

biến động và khó kiểm soát.
b) Thực trạng biến động về phân bố các chức năng đô thị.
- Đất xây dựng nhà ở: Có biểu hiện chiếm dụng, ít tuân thủ theo quy
định về quản lý trật tự xây dựng; Biến đổi chức năng công trình liên tục;
Diện tích, chiều cao, khoảng lùi thay đổi khác nhau.
- Đất công cộng và dịch vụ: Thiếu định hướng rõ ràng dẫn tới phát
triển lộn xộn; Hạn chế về quy mô đất; Xuất hiện sự không đồng bộ giữa 2
bên khu vực; Các chức năng thương mại- dịch vụ, sản xuất hình thành tự
phát với công trình ở.
- Đất giao thông, đường và bãi đỗ xe: Chưa đáp ứng quy mô dân số
đồng thời của 2 khu vực; Không có sự đồng nhất về mặt cắt giao thông;
3) Tác động tới hình thái nhà ở
- Thực trạng về hệ thống hạ tầng kĩ thuật: Những biểu hiện mất mỹ
quan của hệ thống hạ tầng kĩ thuật, Chệnh lệch không thống nhất về mạng
lưới thoát; Chênh lệch về cốt nền xây dựng
c) Thực trạng về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
- Thiếu kết nối giao thông giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá.
- Tương phản về kiến trúc và công trình xây dựng.
- Thiếu sống động trong không gian công cộng.
- Chất lượng cảnh quan xuống cấp.
d) Các tồn tại về quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị


6

- Thiếu sự gắn kết giữa ranh giới quy hoạch và địa giới hành chính.
- Phân cấp lập và phê duyệt các quy hoạch thiếu sự nhất quán.
1.2.3. Các loại không gian phân tách giữa khu đô thị mới và làng xóm đô
thị hoá trong khu vực đô thị mở rộng
- Không gian phân tách “mềm”

- Không gian phân tách “cứng”
- Không gian đan xen, hỗn hợp

(a) Không gian phân tách
(b) Không gian phân
(c) Không gian đan
mềm
tách cứng
xen hỗn hợp
Hình 1.14. Sơ đồ mô tả các dạng không gian phân tách
Bảng 1.5. Phân loại không gian phân tách
Phân
loại
không gian
Không
gian
phân tách mềm

Không
gian
phân tách cứng
Không gian đan
xen hỗn hợp

Khoảng cách giữa khu đô
thị mới và làng xóm đô thị
hóa
Tồn tại khoảng cách nhất
định có thể được chuyển đổi
mục đích sử dụng đất

Phân tách rạch ròi bởi tuyến
đường, kênh nước, và đã
được xác định chức năng sử
dụng đất
Không xác định được tuyến
phân tách cụ thể, có biểu
hiện đan xen lẫn nhau

Vị trí theo quy hoạch chung
xây dựng thủ đô Hà Nội đến
2030
Nằm chủ yếu trong các phân
khu thuộc chuỗi đô thị phía
Đông đường vành đai 4 và
phía Bắc sông Hồng
Nằm chủ yếu trong các phân
khu thuộc khu vực nội đô mở
rộng.
Nằm chủ yếu trong các phân
khu thuộc khu vực nội đô mở
rộng.

1.3. Các nghiên cứu về gắn kết khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá
1.3.1. Nghiên cứu vĩ mô về định hướng phát triển khu vực dân cư làng
xóm đô thị hoá
1.3.2. Nghiên cứu về kiểm soát và khuyến khích sự chuyển đổi kinh tế xã hội từ nông nghiệp sang đô thị


7


1.3.3. Nghiên cứu về biến đổi môi trường tự nhiên và môi trường xây
dựng
1.3.4. Nghiên cứu về sử dụng đất trong các khu vực ven đô thị
1.3.5. Nghiên cứu về khai thác áp dụng các giá trị kiến trúc cảnh quan vào
từng đối tượng độc lập
Có thể thấy, tính tương tác, cùng vận động của hai đối tượng (làng
xóm và khu đô thị mới) chưa được đề cập nghiên cứu. Do vậy, việc kế
thừa các kết quả đã đạt được từ các nghiên cứu trước cần được xem xét
để từ đó đưa ra các vận dụng phù hợp với mục đích nghiên cứu.
1.4. Các vấn đề tập trung nghiên cứu
Các vấn đề tổng quan và thực trạng về mối quan hệ giữa khu đô thị
mới và làng xóm đô thị hoá, cho thấy nội dung nghiên cứu cần tập trung
vào các khía cạnh:
- Nghiên cứu về gắn kết cấu trúc không gian cho hoạt động kinh tế- xã
hội và bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu tổ chức không gian gắn kết về kiến trúc cảnh quan
- Đề xuất các định hướng quản lý tổ chức không gian gắn kết
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
GẮN KẾT GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HOÁ

2.1. Cơ sở lý thuyết về tổ chức không gian gắn kết
2.1.1. Đô thị hóa và yêu cầu gắn kết không gian trong phát triển đô thị
bền vững
- Gắn kết không gian và phát triển kinh tế
- Gắn kết không gian và tổ chức xã hội
- Gắn kết không gian hạn chế tác động tới môi trường
Các thành tố phát triển bền vững được nghiên cứu, chỉ rõ giá trị tích
cực về thúc đẩy kinh tế - chuyển đổi nghề nghiệp, cố kết các tổ chức xã
hội theo hướng công bằng và hài hòa về lợi ích, phát huy các giá trị sinh
thái tự nhiên, nhằm mang lại sự gắn kết các chức năng trong đô thị.

2.1.2. Xu hướng gắn kết trong lý luận quy hoạch đô thị hiện đại
- Tính gắn kết trong những lý luận về đô thị học.


8

- Tính gắn kết trong những mô hình quy hoạch.
2.1.3. Yếu tố gắn kết trong lý thuyết tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan
- Gắn kết thẩm mỹ và cảm thụ trong tổ chức không gian.
- Gắn kết công năng trong tổ chức không gian.
- Gắn kết yếu tố thời gian trong tổ chức không gian.
2.2. Cơ sở pháp lý
2.2.1. Hệ thống Luật và các văn bản dưới Luật
- Hệ thống Luật: luật Đất đai (số 45/2013/QH13), luật Xây dựng (số
50/2014/QH13), luật Quy hoạch đô thị (số 30/2009/QH12), luật Bảo vệ
môi trường (số 55/2014/QH13), Luật Thủ đô (số 25/2012/QH13)
- Các văn bản dưới Luật: Nghị định số 11/2013/ NĐ-CP; Nghị định số
38/2010/ NĐ-CP; Thông tư số 19/2010/ TT-BXD.
2.2.2. Văn bản pháp lý liên quan tới quy hoạch xây dựng phát triển Thủ
đô Hà Nội
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
- Quy hoạch phân khu các khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch
chung xây dựng thủ đô Hà Nội, đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050
- Lập và quản lý xây dựng theo các quy hoạch chi tiết
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
- Điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân cư
2.4. Kết quả điều tra xã hội học về nhu cầu sử dụng không gian giữa

khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa
Các nhu cầu về bổ sung chức năng hoàn thiện cấu trúc đô thị.
Bày tỏ quan điểm về đặc điểm kiến trúc xây dựng công trình.
Bày tỏ thái độ, quan điểm về sử dụng không gian ngoài nhà.
Hiểu biết và quan điểm về biến đổi cảnh quan và môi trường khu vực.
Vai trò của cộng đồng trong phát triển khu vực.
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức không gian gắn kết bền vững


9

2.4.1. Gắn kết khu dân cư hiện hữu với mở rộng đô thị - trường hợp
nghiên cứu tại thành phố Manila - Philippines
2.4.2. Thiết lập không gian chia sẻ tại Yusuf Sarai – Delhi - Ấn Độ
2.4.3. Khai thác kinh tế văn hoá từ thiết lập không gian chuyển tiếp tại
Làng đô thị hoá Zumiao Donghuali – Phật Sơn – Trung Quốc
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
GẮN KẾT GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HOÁ

3.1. Quan điểm và nguyên tắc tổ chức không gian gắn kết
3.1.1. Quan điểm
- Phát huy các nội lực kinh tế của khu vực.
- Nâng cao chất lượng sống, bình đẳng giữa các cộng đồng dân cư.
- Hài hoà với điều kiện môi trường tự nhiên.
- Gắn kết các nhân tố tạo lập không gian, gồm: i) Gắn kết nhân tố
thẩm mỹ trong tổ chức không gian; ii) Gắn kết công năng sử dụng trong
tổ chức không gian; iii) Gắn kết không gian và thời gian.
3.1.2. Nguyên tắc
- Nhất quán với các quy hoạch xây dựng tổng thể
- Phù hợp với mục tiêu phát triển

- Đa dạng và tương hỗ trong phân bố chức năng
- Giàu bản sắc trong hình thái không gian kiến trúc – cảnh quan
- Linh hoạt trong các chỉ tiêu sử dụng đất và kiểm soát đầu tư
3.2. Xác định đặc trưng và phân loại không gian gắn kết
3.2.1. Đặc trưng không gian gắn kết
Giới hạn không gian gắn kết: i) Về độ rộng, không gian gắn kết bao
trùm lên toàn bộ khu vực có biểu hiện biến động xen lẫn nhau giữa khu
đô thị mới và làng xóm đô thị hóa.; ii) Về độ dài, không gian được xác
định theo giới hạn quy hoạch của làng xóm đô thị hoá, có kết nối thuận
tiện từ trọng tâm kết nối.
Vai trò của không gian gắn kết: i) Khớp nối các hình thái không gian
khác nhau; ii) Đồng bộ hóa hạ tầng xã hội và hạ tầng kĩ thuật; iii) Thúc


10

đẩy phát triển kinh tế khu vực.
Tính chất của không gian gắn kết: i) Tính chất liên kết không gian; ii)
Tính chất kết nối hoạt động; iii) Tính chất hài hoà và thống nhất với định
hướng phát triển chung; iv) Tính chất đặc trưng
Chức năng trong không gian gắn kết: Phân bố theo 2 nhóm chính: 1)
Nhóm chức năng bổ sung hoàn chỉnh cấu trúc đô thị: công cộng, cây
xanh; 2) Nhóm chức năng bố trí tạo động lực phát triển: thương mại dịch
vụ, sản xuất, nhà ở hỗn hợp và đường giao thông.
3.2.2. Phân loại không gian gắn kết
Không gian gắn kết mềm: Áp dụng nghiên cứu tại các phân khu đô thị
thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng
Không gian gắn kết cứng: Áp dụng tại các phân khu đô thị thuộc khu
vực nội đô mở rộng.
Không gian gắn kết đan xen, hỗn hợp: Áp dụng tại các phân khu đô

thị thuộc khu vực nội đô mở rộng
3.3. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết
3.3.1. Mô hình tổng quát không gian gắn kết
Hạt nhân gắn kết được
hình thành trên cơ sở phát
triển, bổ sung hạ tầng xã hội,
được kết hợp với tổ chức
không gian mở, nút giao đi bộ.
Vùng không gian gắn kết
chuyển tiếp giữa cảnh quan
làng xóm đô thị hóa và khu đô
thị mới, khai thác chủ yếu về
các chức năng thương mại
dịch vụ phù hợp với tập quán
và chuyển đổi nghề nghiệp.

Hình3.3.Mô hình tổng quát khônggian gắn kết

Hình thái gắn kết chú trọng vào sự hài hoà về kiến trúc công trình,


11

khai thác các đặc trưng tập quán hiện có tạo lập không gian chuyên đề,
mang bản sắc riêng.
3.3.2. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết mềm.
Cấu trúc chức năng: Nhóm chức năng đất đai bổ sung hoàn chỉnh cấu
trúc đô thị gồm đất công cộng, cây xanh nhằm đáp ứng cấu trúc đô thị của
làng xóm hiện hữu và đảm bảo phục vụ toàn khu vực. Nhóm chức năng
tạo động lực phát triển gồm thương mại- dịch vụ - sản xuất, nhà ở hỗn

hợp và giao thông tạo lập tính liên kết chặt, tạo cơ hội cho các hoạt động
sinh kế của người dân.
Hình thái không gian: Phát triển theo các liên kết “ngang” trực tiếp
gắn kết khu đô thị mới
với làng xóm đô thị
hoá và chuyển hóa
mềm hình thái đô thị nông thôn bám theo
tuyến giao thông kết
nối trực tiếp khu đô thị
mới và làng xóm đô thị
hóa.

Hình 3.4. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết mềm

3.3.3. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết cứng
Cấu

trúc

chức

năng: Nhóm chức năng
đất đai bổ sung, hoàn
chỉnh cấu trúc đô thị
gồm khu đất bố trí các
công trình hạ tầng xã
hội phục vụ toàn khu
vực. Nhóm chức năng
tạo động lực phát triển
gồm các chức năng về


Hình 3.5. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết cứng


12

thương mại- dịch vụ và nhà ở hỗn hợp, hình thành kết hợp với các công
trình công cộng tạo động lực hình thành tuyến gắn kết chính.
Hình thái không gian: được hình thành dọc tuyến, trên cơ sở tuyến
giới hạn phân định giữa khu đô thị mới với làng xóm đô thị hoá.
3.3.4. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết đan xen hỗn hợp
Cấu

trúc

chức

năng: Nhóm chức
năng đất đai bổ sung,
hoàn chỉnh cấu trúc
đô thị gồm các chức
năng công cộng cấp
nhóm ở, các sân chơi
nhỏ nhằm nâng cao
điều kiện sống cho
người

dân.

Nhóm


chức năng tạo động

Hình 3.6. Mô hình cấu trúc k.gian gắn kết hỗn hợp

lực phát triển bổ trợ tạo lập tính gắn kết và cải thiện môi trường sống,
thuận tiện kết nối tới các khu vực chức năng đô thị khác.
Hình thái không gian: Thiết lập vùng có kiểm soát xu hướng chuyển
hoá từ hình thái đô thị sang hình thái làng xóm về khối tích, tầng cao.
3.4. Giải pháp tổ chức không gian gắn kết
3.4.1. Các nhóm giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
3.4.1.1. Giải pháp 1. Cơ cấu phân bố chức năng
Nhóm chức năng bổ sung hoàn chỉnh cấu trúc đô thị được bố trí phù
hợp với tiêu chí về : 1) Cân đối quỹ đất với nhu cầu sử dụng; 2) Khai thác
bảo vệ các đặc trưng hiện có; 3) Có vai trò tạo trọng tâm gắn kết; 4) Đảm
bảo phạm vi phục vụ; 5) Cấu thành liên kết giao thông.
Nhóm chức năng tạo động lực phát triển được bố trí phù hợp với tiêu
chí về: 1) Đảm bảo khả năng phát triển kinh tế khu vực, tạo nguồn tài


13

chính cho đầu tư xây dựng ; 2)
Phù hợp với đặc điểm tập quán,
lối sống của các tổ chức xã hội;
3) Cân đối quỹ đất với nhu cầu
sử dụng; 4) Đảm bảo công
năng sử dụng đa dạng; 5) Có
vai trò tạo trọng tâm gắn kết; 6)
Cấu thành liên kết giao thông;

7) An toàn trong sử dụng
a) Áp dụng giải pháp vào tổ
chức không gian gắn kết mềm:
Nhóm chức năng bổ sung hoàn
thiện cấu trúc đô thị được xác
định phân bố ở cấp độ khu vực,

Hình 3.7. Điều kiện tác động tới phân
bố đất đai của không gian gắn kết

hoàn thiện cấu trúc đô thị của làng xóm. Nhóm chức năng tạo động lực
phát triển gồm thương mại -dịch vụ, sản xuất, nhà ở hỗn hợp được phân
bố tại những địa điểm có thuận lợi về không gian và khả năng tiếp cận.
Các tuyến đường giao thông được thiết lập bổ trợ, tạo lợi thế về địa điểm
cho những chức năng thương mại dịch vụ.
b) Áp dụng giải pháp vào tổ chức không gian gắn kết cứng: Nhóm
chức năng bổ sung hoàn thiện cấu trúc đô thị là một số công trình hạ tầng
xã hội ở quy mô cấp khu vực. Các khu vực cây xanh sân chơi được bổ
sung theo cấp nhóm ở và khai thác các không gian mở của công trình cao
tầng khu đô thị mới. Nhóm chức năng tạo động lực phát triển gồm thương
mại dịch vụ, nhà ở hỗn hợp được tạo điều kiện phát triển trên cơ sở hiện
có. Cải thiện, tăng cường hiệu quả quỹ đất giao thông hỗ trợ phát triển
kinh tế địa phương.
c) Áp dụng giải pháp vào tổ chức không gian gắn kết hỗn hợp: Nhóm
chức năng bổ sung hoàn thiện cấu trúc đô thị chủ yếu là công cộng cấp
nhóm ở. Chức năng cây xanh được phân tán sử dụng kết hợp trong các


14


chức năng khác. Nhóm chức năng tạo động lực phát triển chủ yếu là
thương mại dịch vụ, nhà ở hỗn hợp cải tạo, tái thiết trên cơ sở hiện có.
Mở rộng hợp lý quỹ đất giao thông hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực.
3.4.1.2. Giải pháp 2. Tổ chức mạng lưới kết nối giao thông
a) Mạng lưới kết nối giao thông khép kín và liên hoàn
- Đa dạng hóa các
cấp độ đường giao thông
- Đa dạng và kiểm
soát

các

loại

hình

phương tiện giao thông.
- Mở rộng cải tạo
ngõ, đường nhánh tiếp
cận tới tuyến trục chính.
Hình 3.8. Cấu trúc mạng lưới kết nối giao thông

b) Phát triển tuyến giao thông tốc độ thấp
- Hạn chế hoặc khống
chế có thời hạn phương
tiện cơ giới.
- Phù hợp và khuyến
khích tạo lập môi trường
thương mại dịch vụ
- Kết hợp kiến trúc

cảnh quan tạo lập hình
ảnh đặc trưng

Hình 3.9. Yếu tố tác động tới tổ chức tuyến
giao thông tốc độ thấp

c) Áp dụng giải pháp vào các dạng không gian gắn kết
- Không gian gắn kết mềm: 1) Mạng khép kín phát triển từ trục liên
kết trực tiếp giữa hai khu vực, chú trọng bố trí các điểm dừng xe đảm bảo
quy mô dân số toàn khu vực; 2) Tuyến giao thông tốc độ thấp gắn trên


15

trục liên kết chính thông qua việc phân làn cứng xe ô tô, mở rộng vỉa hè,
thu hẹp lòng đường, khống chế cảnh quan kiến trúc.
- Không gian gắn kết cứng: 1) Mạng khép kín được phát triển từ trục
phân tách khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa với mạng lưới đường
hiện có, mở rộng sử dụng kết hợp hợp lý nhiều điểm dừng đỗ xe trong
không gian mở, công trình công cộng, tạo lập không gian đấu mối giao
thông; 2) Tuyến giao thông tốc độ thấp được xác lập bởi các thiết kế cải
tạo không gian vỉa hè dọc tuyến giao thông đô thị kết hợp với không gian
mở, khống chế khối tích xây dựng.
- Không gian gắn kết hỗn hợp: 1) Mạng giao thông khép kín hình
thành trên cơ sở cải tạo mở rộng mạng lưới đường hiện có, cho phép đa
dạng phương tiện giao thông; 2) Tuyến giao thông tốc độ thấp hình thành
độc lập gần về phía làng xóm đô thị hóa, hạn chế phương tiện giao thông
cơ giới, mặt cắt hạn chế tạo lập khác cốt, kết hợp với các đặc điểm cảnh
quan kiến trúc bản địa.
3.4.1.3. Giải pháp 3. Kiểm soát kiến trúc công trình

a) Thiết lập chuyển tiếp về chiều cao xây dựng
-

Tuyến

cắt

ngang, 1) Nâng
tầng các công trình
phía làng xóm mở
rộng; 2) Hạn chế
xây

dựng

công

trình quá cao bên
phía khu đô thị

Hình 3. 10. Mô hình chuyển tiếp về chiều
cao xây dựng

mới.
- Tuyến cắt dọc, chiều cao công trình xây dựng có xu hướng đồng đều
và hài hòa giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa.
b) Thiết kế hợp khối và tách khối công trình xây dựng
- Hợp khối: 1) Hợp khối công trình xây dựng trên mặt bằng, chịu kiểm



16

soát về khoảng lùi,
khoảng đua; 2) Hợp
khối trên bình diện
đứng, phân vị tầng,
chiều cao, ngôn ngữ
kiến trúc.
- Tách khối: 1)
Tách khối trên bình
diện nền thông qua

Hình 3.11. Chuyển tiếp khối tích xây dựng công trình

việc hạn chế xây
dựng các dãy công trình quá dài; 2) Tách khối trên bình diện đứng tạo
phân vị theo chiều dọc cho công trình quá dài và phân vị ngang đối với
các công trình quá cao.
c) Bảo vệ và khai thác các giá trị kiến trúc đặc trưng
- Bảo vệ cục bộ thông qua các quy định, hạn chế sửa chữa thay thế
mới; thiết lập vùng cảnh quan đệm đối với những khu vực có giá trị văn
hóa, tín ngưỡng.
- Khai thác không gian văn hóa, tín ngưỡng. Thiết lập không gian cho
các hoạt động tín ngưỡng của người dân trong khu vưc;
d) Áp dụng giải pháp vào các dạng không gian gắn kết
Không gian gắn kết mềm: 1) Thiết lập tuyến cắt ngang có xu hướng
thấp dần về phía làng xóm hiện có, tuyến cắt dọc đồng đều tại trục giao
thông và thấp dần về phía không gian mở; 2) Hợp khối các công trình dọc
tuyến, tách khối đứng theo các công trình cao tầng; 3) Lập vùng bảo vệ
khống chế về mật độ và tầng cao.

Không gian gắn kết cứng: 1) Thiết lập tuyến cắt ngang có xu hướng
đồng đều về tầng cao trong phạm vi không gian nghiên cứu, tuyến cắt dọc
có xu hướng nâng lên tại vị trí trọng tâm gắn kết; 2) Hợp khối các công
trình bên phía làng xóm, tách khối, tạo phân vị ngang áp dụng cho các
công trình bên phía khu đô thị mới; 3) Bảo tồn chỉnh trang cục bộ các


17

công trình có giá trị lịch sử.
Không gian gắn kết hỗn hợp: 1) Thiết lập tuyến cắt ngang có chiều
cao đồng nhất, theo tuyến cắt dọc được nâng lên tại trục kết nối; 2) Hợp
khối các công trình gần về khía khu đô thị mới và tách khối các công
trình gần về phía làng xóm đô thị hóa; 3) Bảo tồn đặc trưng không gian
cục bộ, tránh tạo lập sự tương phản.
3.4.1.4. Giải pháp 4. Tổ chức không gian mở có tính gắn kết
a) Tổ chức không gian mở chia sẻ nhiều hoạt động.
- Không gian sử
dụng giao thoa, phi
tầng bậc
- Chia sẻ không
gian cho hoạt động
thiết yếu, như dừng
đỗ xe, điểm vui
chơi, tập luyện thể
thao.

Hình 3.12. Khai thác không gian mở chia sẻ nhiều
hoạt động


b) Thiết lập tính đa dạng cho không gian gắn kết
- Đặc tính đa dạng đáp
ứng các hoạt động khác
nhau trong cùng một thời
điểm.
- Đặc tính đa dạng đáp
ứng

hoạt

động

trong

những khoảng thời gian
khác nhau.

Hình 3.13. Tổ chức đa dạng hoạt động trên không
gian gắn kết

c) Áp dụng giải pháp vào các dạng không gian gắn kết
Không gian gắn kết mềm: 1) Chia sẻ không gian cho các chức năng
thương mại dịch vụ, hạ tầng xã hội cấp khu vực và hoạt động thiết yếu bố
trí hỗn hợp trong công trình công cộng, thương mại dịch vụ; 2) Xác lập


18

đặc tính đa dạng trong không gian thương mại- dịch vụ và công cộng.
Không gian gắn kết cứng: 1) Chia sẻ không gian cho các chức năng

thương mại dịch vụ, hạ tầng xã hội đan xen 2 bên khu vực, và Chia sẻ
hoạt động thiết yếu trong không gian mở; 2) Xác lập đặc tính đa dạng
nhiều hoạt động trên không gian vỉa hè, tạo sự sôi động, Hạn chế chia nhỏ
không gian, phân chia nhiều cốt cao độ khác nhau.
Không gian gắn kết hỗn hợp: 1) Chia sẻ không gian cho các chức năng
cây xanh, không gian mở, kết hợp với thương mại dịch vụ và chia sẻ hoạt
động thiết yếu trong khai thác không gian mở, không gian trống; 2) Xác
lập đặc tính đa dạng nhiều hoạt động khai thác vào không gian tốc độ
thấp.
3.4.2. Hướng giải pháp về quản lý xây dựng đô thị
- Giải pháp về quản lý giới hạn lập quy hoạch: i)Xác định ranh giới
nghiên cứu gồm: 1)Ranh giới xác lập khu vực trọng điểm can thiệp; 2)
Ranh giới xác lập khu vực chịu ảnh hưởng; ii) Xác định ranh giới lập quy
hoạch theo ranh giới nghiên cứu
- Giải pháp về kiểm soát phát triển không gian gắn kết theo quy
hoạch: i) Chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc được vận dụng linh hoạt giải
quyết nội dung hoàn thiện cấu trúc đô thị ở mô hình tổng quát; ii) Thống
nhất cấp thẩm quyền về công tác lập, phê duyệt quy hoạch; iii) Kiểm soát
các chỉ tiêu quy hoạch theo các phân vùng nghiên cứu.
3.4.3. Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng
Đổi mới phương pháp lập quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng: i)
Áp dụng phương pháp thực hiện quy hoạch “đáp ứng nhu cầu” lồng ghép
từ phương pháp quy hoạch “từ dưới lên” với “từ trên xuống”; ii) Áp dụng
lập các quy hoạch chiến lược
Nâng cao vai trò của cộng đồng trong kiểm soát phát triển không
gian: i) Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các nhà đầu tư vào
quá trình lập quy hoạch từ những bước ban đầu; ii) Xây dựng cơ chế tạo
điều kiện cho người dân tham gia trong phát triển không gian



19

3.5. Tổ chức không gian gắn kết điểm dân cư đô thị hoá làng Cót với
các khu đô thị mới tại Quận Cầu Giấy
3.5.1. Thực trạng phân tách không gian và nhu cầu phát triển
Thực trạng phân tách không gian: Biểu hiện phân tách rõ rệt qua hoạt
động sử dụng, môi trường xã hội, những đặc điểm về kiến trúc – cảnh
quan.
Nhu cầu phát triển: Nhu cầu chính qua khảo sát xã hội học gồm:
1)Nhu cầu sử dụng không gian thân thiện, đảm bảo môi trường. 2) Nhu
cầu về đảm bảo ổn định đời sống. 3) Nhu cầu về phát triển kinh tế hộ gia
đình. 4) Nhu cầu về sân chơi cho trẻ nhỏ và người già.
3.5.2. Áp dụng mô hình và giải pháp vào tổ chức không gian gắn kết
3.5.2.1. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết
Định hướng không gian: Áp dụng mô hình tổ chức không gian gắn kết
cứng và không gian gắn kết hỗn hợp.
Hình thái không gian: Chuyển hoá từ hình thái đô thị sang hình thái
làng xóm về khối tích, tầng cao. Tuyến trục không gian khai thác các giá
trị văn hoá, tập quán, thói quen tạo lập các chuyên đề đảm bảo sự sôi
động liên tục.
3.5.2.2. Các giải pháp tổ chức không gian gắn kết
Cơ cấu và phân bố đất đai: Xác định các quỹ đất cho chức năng công
cộng, thương mại dịch vụ, cây xanh- sân chơi, nhà ở, đường và bãi đỗ xe.
Tổ chức mạng lươi kết nối giao thông: Xác lập mạng kết nối giao
thông khép kín, tạo lập tuyến giao thông tốc độ thấp trên cơ sở cải tạo
ngõ 259 và ngõ 232.
Kiểm soát kiến trúc công trình: Khống chế chiều cao chuyển tiếp, xác
định khu vực hợp khối công trình, khu vực tách khối, khai thác các giá trị
đặc trưng.
Tổ chức không gian mở có tính gắn kết: Sử dụng đan xen không gian

bên phía làng Yên Hòa và khu đô thị mới lân cận, khai thác các cảnh
quan hiện có (mương nước, nghĩa trang)


20

Hình 3. 1. Không gian nghiên cứu Hình 3.23. Định hướng không gian gắn
giữa khu dân cư làng Cót với các khu kết khu dân cư làng Cót với các khu đô
đô thị mới xung quanh trong ranh giới thị mới xung quanh
hành chính phường Yên Hoà. (Nguồn:
Sơ đồ hóa trên cơ sở bản đồ nền, quy
hoạch phân khu H2-2, năm 2014)

Hình 3.24. Sơ đồ phân bố chức năng Hình 3.25 Sơ đồ mạng liên kết khu dân
không gian gắn kết khu dân cư làng cư làng Cót với các khu đô thị mới xung
Cót với các khu đô thị mới xung quanh
quanh

3.6. Bàn luận về các kết quả nghiên cứu
3.6.1. Bàn luận yêu cầu gắn kết và vai trò không gian gắn kết trong phát
triển đô thị
- Dưới tác động của nhu cầu phát triển, việc xác định rõ không gian có
tính chất chuyển tiếp và gắn kết là yêu cầu mới trong quản lý phát triển


21

đô thị. Với thực tế về công tác quy hoạch với triển khai dự án như hiện
nay, việc xác định không gian có tính chất, đặc thù gắn kết là một đề xuất
quan trọng nhằm xác định hoạt động đầu tư và triển khai quy hoạch có

hiệu quả.
- Không gian gắn kết được đề xuất trong nghiên cứu của luận án là
một yếu tố mới trong công tác quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển
đô thị. Do vậy, kết quả nghiên cứu về tổ chức không gian gắn kết có khả
năng áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh mở rộng đô thị như
hiện nay tại Hà Nội. Nội dung nghiên cứu về tổ chức không gian gắn kết
đã giải quyết được :1) Cổ vũ phát triển hoạt động kinh tế cá thể, chuyển
đổi nghề nghiệp; 2) Phát triển các loại hình kinh tế đặc trưng thông qua
không gian chuyên đề; 3) Gắn kết cộng đồng dân cư 4) Có khả năng xã
hội hóa đầu tư vào phát triển; 5) Góp phần cải thiện bảo vệ môi trường.
3.6.2. Bàn luận về mô hình không gian gắn kết trong phát triển đô thị
Dựa trên phân loại không gian gắn kết, luận án đề xuất 3 dạng không
gian gắn kết là cơ sở đưa ra mô hình tổ chức không gian tổng quát và các
mô hình áp dụng gồm: 1) Mô hình tổ chức không gian gắn kết mềm; 2)
Mô hình tổ chức không gian gắn kết cứng; 3) Mô hình tổ chức không
gian gắn kết hỗn hợp.
Mô hình tổ chức không gian gắn kết đã sử dụng các kết quả nghiên
cứu lý luận của xu hướng quy hoạch hiện đại, những lý luận về phát triển
bền vững. Trong đề xuất mô hình, tư tưởng gắn kết phản ánh những biểu
hiện thực tế phát triển hiện nay, những đơn vị ở kiểu mới, phụ thuộc vào
phát triển giao thông với bán kính lớn hơn, và xu hướng sử dụng tiện ích
đô thị phi tầng bậc.
3.6.3. Bàn luận về giải pháp tổ chức không gian gắn kết trong phát triển
đô thị
1) Trong nhóm giải pháp về tổ chức không gian gắn kết, luận án đã
đưa ra một số luận điểm mới có khả năng áp dụng vào thực tiễn quy
hoạch hiện nay, gồm: Đề xuất các tiêu chí đánh giá việc phân bố chức


22


năng phù hợp theo yêu cầu phát triển bền vững và yêu cầu tạo lập không
gian có tính gắn kết. Đề xuất giải pháp tổ chức tuyến giao thông tốc độ
thấp là động lực phát triển kinh tế - gắn kết cộng đồng xã hội tại đây. Đề
xuất về áp dụng đồng bộ giải pháp hợp khối và tách khối góp phần vào
trong công tác nghiên cứu thiết kế đô thị tuyến phố đang triển khai hiện
nay tại Hà Nội. Đề xuất thiết lập tính đa dạng và chia sẻ không gian đã
giải quyết một phần vấn đề hạn hẹp quỹ đất đai và phù hợp với những
biểu hiện hiện nay.
2) Trong nhóm giải pháp định hướng về quản lý thực hiện quy hoạch,
luận án đề xuất định hướng phát triển nghiên cứu đổi mới công tác quản
lý đô thị hiện nay trên 2 quan điểm: Quản lý các giới hạn trong quy hoạch
xây dựng và Kiến nghị giải pháp về kiểm soát phát triển không gian theo
quy hoạch.
3) Nhóm giải pháp về thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Luận án đã
đưa ra những nhận xét chung về sự tham gia của cộng đồng trong quá
trình tổ chức không gian gắn kết từ giai đoạn lập nhiệm vụ đến giai đoạn
đưa vào khai thác và sử dụng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu tổng quan, bản chất hình thành các gắn kết này được
dựa trên cơ sở của gắn kết về kinh tế - xã hội và môi trường. Tại thành
phố Hà Nội, thực trạng chung cho thấy nhiều bất cập trong phân bố chức
năng, hình thái không gian và mức độ hoạt động ảnh hưởng tới phát triển,
biểu hiện sự thiếu gắn kết về hoạt động kinh tế- chuyển đổi nghề nghiệp,
đặc điểm dân cư – tổ chức xã hội và đặc điểm về môi trường. Căn cứ vào
những biểu hiện hiện trạng và vị trí địa lý, Luận án đã phân loại đặc điểm
phân tách thành 3 dạng, gồm: 1) Không gian phân tách mềm; 2) Không
gian phân tách cứng; 3) Không gian hỗn hợp.
Cơ sở khoa học được nghiên cứu đã làm rõ hai khía cạnh nổi bật của

tổ chức không gian gắn kết về 1) Phát triển bền vững và tổ chức không


23

gian gắn kết bền vững; và 2) Chuyển hoá các lý luận về phát triển bền
vững tới công tác quy hoạch và tổ chức không gian qua các lý thuyết, văn
bản pháp lý và các trường hợp nghiên cứu thực tiễn.
Mô hình không gian gắn kết được đề xuất phù hợp với các quan điểm
và nguyên tắc. Với 3 dạng không gian gắn kết khác nhau, mô hình tổ
chức không gian gắn kết được phát triển tương ứng từ mô hình tổng quát,
gồm:
- Mô hình tổ chức không gian gắn kết mềm: chú trọng tạo các liên kết
trực tiếp và thiết lập vùng không gian đệm chuyển tiếp giữa khu đô thị
mới và làng xóm đô thị hoá.
- Mô hình tổ chức không gian gắn kết cứng: chủ trương tái lập không
gian giao thoa, chia sẻ hoạt động dọc theo ranh giới phân tách giữa khu
đô thị mới và làng xóm đô thị hoá; đồng thời là động lực để chuyển hoá
các hoạt động gắn kết vào trong từng không gian riêng biệt.
- Mô hình tổ chức không gian gắn kết hỗn hợp chủ trương thiết lập
vùng không gian được kiểm soát mang tính chuyển tiếp từ khu đô thị mới
tới làng xóm đô thị hóa, trở thành một đối tượng có tính độc lập tương đối
thông qua việc hình thành mở rộng các tuyến giao thong ngoại vi và
tuyến kết nối ngang qua khu vực này.
Luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp liên quan tới lĩnh vực về quy hoạch
xây dựng đô thị, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và định hướng
quản lý xây dựng đô thị.
- Nhóm giải pháp về tổ chức không gian gắn kết, gồm: 1) Giải pháp cơ
cấu phân bố chức năng; 2) Giải pháp tổ chức mạng liên kết; 3) Giải pháp
kiểm soát công trình; 4) Giải pháp tổ chức không gian mở có tính gắn kết.

- Nhóm giải pháp về định hướng quản lý xây dựng đô thị, gồm: 1)
Giải pháp về quản lý giới hạn lập quy hoạch; 2) Giải pháp về kiểm soát
phát triển không gian gắn kết theo quy hoạch.
- Nhóm giải pháp về thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, gồm: 1) Đổi
mới phương pháp lập quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng; 2) Nâng


×