Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý hệ thống thoát nước thải tại khu công nghệ cao 2 thuộc khu công nghệ cao hòa lạc, thành phố hà nội (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.49 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGƠ VĂN HUY

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THỐT NƯỚC THẢI TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 2 THUỘC KHU
CƠNG NGHỆ CAO HỊA LẠC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGƠ VĂN HUY
KHĨA: 2018-2020

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THỐT NƯỚC THẢI TẠI KHU
CƠNG NGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO 2 THUỘC KHU
CƠNG NGHỆ CAO HỊA LẠC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chun ngành: Quản lý đơ thị và cơng trình
Mã số: 8.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. TRẦN HỮU UYỂN

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
Ủ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sỹ, chun ngành Quản lý
Đơ thị và Cơng trình, khóa học 2018 - 2020 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội. Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và
phương pháp luận nghiên cứu khoa học quý báu. Đây chính là nền tảng kiến
thức giúp các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong lĩnh vực
nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin trân trọng cảm ơn toàn thể quý
thầy cô trong Nhà trường. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới GS.
TSKH. Trần Hữu Uyển, là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất, giúp cho học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong Nhà trường đã giúp đỡ học
viên hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày … tháng 7 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Văn Huy



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tơi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Văn Huy


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài ............................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3
* Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................. 3
* Các khái niệm .................................................................................... 3
* Cấu trúc luận văn .............................................................................. 8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ HỆ THỐNG THỐT NƯỚC
THẢI KHU CƠNG NGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO 2-KHU CƠNG NGHỆ
CAO HÒA LẠC, TP HÀ NỘI ..................................................................... 9

1.1.Giới thiệu chung về khu công nghiệp công nghệ cao 2-khu công
nghệ cao Hịa Lạc, TP Hà Nội .............................................................. 9
1.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khu công nghiệp công nghệ cao 2khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, TP Hà Nội. ................................................ 9
1.1.2.Đặc điểm điều kiện kinh tế -xã hội.[4] ......................................... 13
1.2.Hiện trạng hệ thống thốt nước thải khu cơng nghiệp cơng nghệ
cao 2-Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, TP Hà Nội. ................................ 15


1.2.1.Hiện trạng mạng lưới thu gom nước thải ..................................... 15
1.2.2. Hiện trạng trạm xử lý nước thải .................................................. 19
1.3. Thực trạng cơng tác quản lý hệ thống thốt nước thải khu công
nghiệp công nghệ cao 2....................................................................... 26
1.3.1.Thực trạng cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý hệ thống thoát nước
thải ....................................................................................................... 26
1.3.2.Thực trạng quy định về quản lý hệ thống thoát nước thải............. 29
1.4. Đánh giá chung về hiện trạng kỹ thuật và thực trạng công tác
quản lý hệ thống thốt nước thải khu cơng nghiệp cơng nghệ cao 2 31
1.4.1. Các vấn đề về kỹ thuật ................................................................ 31
1.4.2.Các vấn đề về công tác quản lý .................................................... 32
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC THẢI KHU CƠNG NGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO 2-KHU CƠNG
NGHỆ CAO HỊA LẠC, TP HÀ NỘI ....................................................... 35
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý hệ thống thoát nước thải ............... 35
2.1.1.Vai trị và đặc điểm của hệ thống thốt nước thải với khu công
nghiệp công nghệ cao 2 ........................................................................ 35
2.1.2.Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật trong quản lý hệ thống thốt nước
đơ thị .................................................................................................... 36
2.1.3.Các ngun tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý hệ
thống thoát nước................................................................................... 47
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống thốt nước đơ thị ........... 56

2.2.1. Văn bản pháp lý Nhà nước về quản lý hệ thống thoát nước đô thị56
2.2.2. Văn bản pháp lý về quản lý hệ thống thốt nước thải Khu cơng
nghiệp cơng nghệ cao 2 ........................................................................ 58
2.2.3.Định hướng phát triển hệ thống thoát nước thải khu công nghiệp
công nghệ cao 2 .................................................................................... 59


2.3. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước thải trên thế giới và
Việt Nam. ............................................................................................ 61
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước thải trên thế giới ........ 61
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước thải của một số khu
công nghiệp ở Việt Nam ....................................................................... 64
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG
THỐT NƯỚC THẢI KHU CƠNG NGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO 2KHU CƠNG NGHỆ CAO HỊA LẠC, TP HÀ NỘI ................................ 70
3.1. Giải pháp kỹ thuật quản lý hệ thống thoát nước thải khu công
nghiệp công nghệ cao 2 ....................................................................... 70
3.1.1.Quản lý mạng lưới thu gom nước thải.......................................... 70
3.1.2.Quản lý trạm xử lý nước thải. ...................................................... 71
3.1.3.Quản lý đấu nối thoát nước. ......................................................... 74
3.2. Giải pháp tổ chức quản lý hệ thống thốt nước thải khu cơng
nghiệp cơng nghệ cao 2. ...................................................................... 76
3.2.1.Đổi mới mơ hình tổ chức bộ máy quản lý hệ thống thoát nước thải
............................................................................................................. 76
3.2.2.Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống thoát nước thải
............................................................................................................. 80
3.2.3.Giải pháp về cơ chế, chính sách ................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN ......................................................................................... 85
KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 85



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ASEAN

Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á

CNC

Công nghệ cao

KCN

Khu công nghiệp

NMXLNT

Nhà máy xử lý nước thải

NSNN

Ngân sách nhà nước

ODA

Official Development Assistance là một hình thức đầu tư
nước ngồi


PTCSHT

Phát triển cơ sở hạ tầng

QLDA

Quản lý dự án

QLĐT

Quản lý đầu tư

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng, biểu


Trang

Tóm tắt hệ thống thu gom nước thải khu công

17

bảng, biểu
Bảng 1.1
Bảng 1.2

nghiệp CNC2
Hiện trạng nước thải các dự án tại khu công nghiệp

24

CNC2

Bảng 2.1

Vận tốc nhỏ nhất trong ống, cống thoát nước thải

40

Bảng 2.2

Vận tốc dòng chảy lớn nhất cho phép

41


Bảng 2.3

Khoảng cách giữa các giếng thăm

42

Bảng 2.4

Độ tin cậy của trạm bơm và trạm cấp khí

44


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình
Hình 1.1
Hình 1.2

Tên hình

Trang

Bản đồ vị trí Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc

10

Bản đồ ranh giới khu cơng nghiệp cơng nghệ cao

11


2

Hình 1.3

Khu cơng nghiệp cơng nghệ cao 2 theo quy hoạch

15

Hình 1.4

Mặt bằng thốt nước thải hiện trạng khu CNC2

16

Hình 1.5

Một số tuyến hệ thống thốt nước đang thi cơng

17

Hình 1.6

Trạm bơm trung gian

18

Hình 1.7

Hố ga hệ thống thốt nước thải


18

Hình 1.8

Hố ga mất nắp, thang xuống

19

Hình 1.9

Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải

22

Hình 1.10

Hố ga mất nắp, thang xuống

23

Hình 1.11

Cửa xả Nhà máy xử lý nước thải

23

Một số nhà máy sản xuất trong khu cơng nghiệp

25


Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 2.1

CNC2
Nước xả từ nhà máy sản xuất xả ra suối con Gái

26

Trụ sở làm việc của Ban quản lý Khu CNC Hòa

27

Lạc
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thốt nước

28

thải khu cơng nghiệp CNC2
Sơ đồ quan hệ giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền

50

hạn,lợi ích

Hình 2.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức trực tuyến


51

Hình 2.3

Sơ đồ cơ cấu tổ chức chức năng

52

Hình 2.4

Sơ đồ cơ cấu trực tuyến - tham mưu

53


Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 2.5

Sơ đồ cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng

53

Hình 2.6


Sơ đồ cơ cấu chương trình mục tiêu

54

Hình 2.7

Sơ đồ cơ cấu ma trận

55

Hình 2.8

Một nhà máy xử lý nước thải ở Melbourne

62

Hình 2.9

Tồn cảnh khu cơng nghiệp Jurong

64

Hình 2.10

Nhà máy xử lý nước thải KCN Thăng Long

Hình 2.11
Hình 3.1
Hình 3.2


Hình ảnh cổng và NMXLNT Khu CNC TP Hồ Chí

66
69

Minh
Nạo vét kênh dẫn, suối Con Gái

71

Hệ thống quan trắc tự động đặt tại Nhà máy xử lý

72

nước thải

Hình 3.3

Hệ thống quan trắc tự động đặt tại các nhà đầu tư

75

Hình 3.4

Hố ga kết nối với hệ thống thoát nước thải KCN

76

Sơ đồ đề xuất cơ cấu tổ chức Trung tâm quản lý


80

Hình 3.5

hạ tầng HHPD


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Khu công nghệ cao Hịa Lạc được Thủ tướng Chính phủ thành lập và
phê duyệt quy hoạch tổng thể tại Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày
12/10/1998, là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hố và
hiện đại hố nền kinh tế khu vực và cả nước với vai trò là cầu nối tiếp nhận
chuyển giao và tiến tới sáng tạo các cơng nghệ cao mới, là điểm thử nghiệm,
thí điểm rút kinh nghiệm cho việc đẩy mạnh phát triển các Khu công nghệ cao
trong cả nước.
Năm 2007, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hỗ trợ nghiên
cứu cập nhật quy hoạch Khu CNC Hoà Lạc. Trên cơ sở đó, Viện Kiến trúc,
Quy hoạch đơ thị và nơng thơn (Bộ Xây dựng) đã hoàn chỉnh đồ án quy hoạch
chung Khu CNC Hồ Lạc và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 621/QĐ-TTg ngày 23/5/2008. Đồ án điều chỉnh quy hoạch đã được
Phê duyệt theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng
Chính phủ nhằm phù hợp nhu cầu phát triển hiện tại của Khu Công nghệ cao
Hịa Lạc đến năm 2030.
Khu cơng nghiệp cơng nghệ cao 2 là một khu chức năng của Khu công
nghệ cao Hòa Lạc nằm trên địa bàn 2 huyện là huyện Thạch Thất, Quốc Oai,
thành Phố Hà Nội. Với diện tích khoảng 300 ha nằm trong tổng thể 1586 ha
của Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc, Khu cơng nghiệp cơng nghệ cao 2 có một

vị trí thuận lợi về mọi mặt: chỉ cách đường vành đai 3 thành phố Hà Nội 29
km theo tuyến đường Đại lộ Thăng Long, cách sân bay quốc tế Nội Bài 47 km
và cảng Hải Phịng 130km nên có thể giao lưu thuận lợi với tất cả các khu vực
khác ngồi Hà Nội.
Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc đang trong giai đoạn hồn thiện hệ thống hạ
tầng kỹ thuật. Hệ thống thoát nước thải là một phần trong hệ thống hạ tầng kỹ


2

thuật nói chung, nên việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp quản lý hệ thống
thốt nước thải khu cơng nghiệp cơng nghệ cao 2 đáp ứng hài hồ với các
mục tiêu quy hoạch là rất cần thiết.
Hệ thống thoát nước thải khu công nghiệp công nghệ cao 2 bao gồm hệ
thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải, hệ thống trạm bơm trung
chuyển, cửa xả nước thải sau xử lý.
Quản lý hệ thống thoát nước thải khu công nghiệp công nghệ cao 2- khu
công nghệ cao Hòa Lạc, TP Hà Nội là một việc hết sức quan trọng và cần
thiết góp phần thúc đẩy khu cơng nghiệp công nghệ cao 2 phát triển một cách
hợp lý, bền vững. Và cũng là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh phát triển của
tồn bộ khu cơng nghệ cao Hòa Lạc đang cần thu hút các nhà đầu tư lĩnh vực
cơng nghệ cao, nhất là ngày càng có nhiều dự án đang chuẩn bị triển khai và
đầu tư. Cũng chính vì thế đây là lý do tơi chọn đề tài: «Quản lý hệ thống thốt
nước thải tại Khu cơng nghiệp công nghệ cao 2 thuộc Khu công nghệ cao Hòa
Lạc, thành phố Hà Nội» làm luận văn tốt nghiệp của mình.


3

* Mục đích nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý hệ thống thốt nước
thải khu cơng nghiệp cơng nghệ cao 2 với diện tích khoảng 300 ha thuộc khu
cơng nghệ cao Hịa Lạc, TP Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống thốt nước thải khu cơng
nghiệp cơng nghệ cao 2 thuộc khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, TP Hà Nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống thoát nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thốt nước thải tại khu cơng nghiệp
cơng nghệ cao 2 thuộc khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, TP Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp kế thừa.
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thải; đề
xuất mơ hình quản lý hệ thống thốt nước thải; đề xuất các giải pháp quản lý
hiệu quả chất lượng.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Tổng quan được thực trạng công tác quản lý hệ thống thốt nước thải
tại khu cơng nghiệp cơng nghệ cao 2.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác quản lý hệ thống thốt
nước thải tại khu cơng nghiệp cơng nghệ cao 2.
- Góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thốt nước thải
tại khu cơng nghiệp cơng nghệ cao 2.
* Các khái niệm


4


a, Hệ thống thốt nước đơ thị.[2].
Hệ thống thốt nước gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh,
mương, hồ điều hịa...), các trạm bơm thốt nước mưa, nước thải, các cơng
trình xử lý nước thải và các cơng trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom,
chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước
thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:
Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó nước thải, nước mưa
được thu gom trong cùng một hệ thống;
Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng
biệt;
Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thốt nước chung có tuyến
cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu
gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, giếng thu
nước mưa, cửa xả và các cơng trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và
tiêu thốt nước mưa.
Hệ thống thốt nước thải bao gồm: mạng lưới cống, kênh mương thu
gom và chuyển tải, hồ điều hồ, các cơng trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy
xử lý, cửa xả...) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thốt và xử lý
nước thải.
Cống bao là tuyến cống chính có các giếng tách nước thải để thu gom
toàn bộ nước thải khi khơng có mưa và một phần nước thải đã được hồ trộn
khi có mưa trong hệ thống thốt nước chung từ các lưu vực khác nhau và vận
chuyển đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải.
Hệ thống hồ điều hoà bao gồm các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo để tiếp
nhận nước, điều hồ khả năng tiêu thốt nước cho hệ thống thoát nước.
Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống



5

thốt nước.
Điểm xả là nơi xả nước ra mơi trường của hệ thống thoát nước hoặc các
hộ thoát nước đơn lẻ.
Lưu vực thoát nước là một khu vực nhất định mà nước mưa hoặc nước
thải được thu gom, vận chuyển đưa về một hoặc một số điểm xả ra nguồn tiếp
nhận.
Nguồn tiếp nhận là một bộ phận của môi trường bao gồm: các nguồn
nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như ao, hồ, sông, suối, kênh mương,
nước ngầm, biển.
Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con
người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh.
Nước thải công nghiệp là nước thải ra từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, làng nghề hoặc các hoạt động sản xuất khác.
Nước quy ước sạch là nước đã tuân thủ yêu cầu về chất lượng, đáp ứng
quy định của quy chuẩn hay tiêu chuẩn môi trường, không phải xử lý trước
khi xả ra nguồn tiếp nhận. Ví dụ, nước làm mát trong hệ thống trao đổi nhiệt,
chỉ nóng lên nhưng vẫn nằm trong quy định về nhiệt độ và khơng bị nhiễm
bẩn bởi các tạp chất bẩn.
Q trình xử lý nước thải trong điều kiện hiếu khí là q trình phân hủy
các chất ơ nhiễm hữu cơ trong nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật
trong điều kiện có ơxy của khơng khí.
Q trình xử lý nước thải trong điều kiện yếm khí là q trình phân hủy
các chất ô nhiễm trong nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật trong điều
kiện khơng có ơxy của khơng khí.
Thốt nước nhờ trọng lực gọi là thốt nước tự chảy. Dạng khác là thốt
nước có áp, là dạng vận chuyển nước thải từ trạm bơm đến địa điểm để xử lý
hoặc xả đi.



6

Trạm/nhà máy xử lý nước thải tập trung khu/cụm công nghiệp có nhiệm
vụ xử lý nước thải của tồn bộ các đơn vị/hộ thốt nước trong khu/cụm cơng
nghiệp, là tập hợp các cơng trình tiếp nhận, xử lý nước thải từ các đơn vị/hộ
thốt nước trong khu/cụm cơng nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật và môi trường
trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Trạm/nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung là trạm/nhà máy có nhiệm
vụ xử lý nước thải của một lưu vực, một số lưu vực hay tồn bộ nước thải của
đơ thị đạt u cầu kỹ thuật và môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Trạm xử lý nước thải cục bộ của từng đơn vị hay xí nghiệp là trạm xử lý
riêng của đơn vị hay xí nghiệp.
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học là q trình cơng nghệ xử lý
nước thải bằng phương pháp cơ học và lý học.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học/sinh hóa là q trình công
nghệ xử lý nước thải dựa vào khả năng của các vi sinh vật phân hủy các chất
bẩn hay chất ô nhiễm.
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là q trình cơng nghệ xử lý
nước thải bằng hóa chất. Các chất bẩn sẽ phản ứng với hóa chất và tạo thành
chất kết tủa dễ lắng hoặc tạo thành chất hịa tan nhưng khơng độc hại.
b, Quản lý hệ thống thốt nước đơ thị.
Quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, các nhà kinh tế
thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà luật học thiên về quản lý nhà
nước, các nhà điều khiển học thiên về quan điểm hệ thống. Khơng có quản lý
chung chung mà bao giờ cũng gắn với một lĩnh vực hoặc một ngành nhất
định. Tuy vậy, nó vẫn có những nét chung phản ánh được bản chất của từ này,
Quản lý gồm hai quá trình đan kết vào nhau một cách chặt chẽ là duy trì và
phát triển. Hay nói cách khác, Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định
hướng của chủ thể lên khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước. Dù quản



7

lý trong lĩnh vực nào, người quản lý phải tuân thủ một số nguyên tắc là các
quy tắc chuẩn mực, chỉ đạo trong quá trình quản lý. Một số nguyên tắc quản
lý cơ bản, đó là: Nguyên tắc mục tiêu; Nguyên tắc thu hút tham gia tập thể;
Nguyên tắc kết hợp các lợi ích; Nguyên tắc hiệu quả; Nguyên tắc thích ứng,
linh hoạt; Nguyên tắc khoa học, hợp lý; Nguyên tắc phối hợp hoạt động của
các bên có liên quan đến quản lý.[14].
Quản lý hệ thống thốt nước đơ thị có nội dung rộng lớn bao quát từ quy
hoạch phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành,
duy tu sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu để thống kê,
đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống thoát nước đô thị. Việc xây dựng và
vận hành hệ thống thốt nước đơ thị địi hỏi những chi phí rất lớn, nhưng nếu
việc quản lý kém hiệu quả thì sẽ đem lại gánh nặng cho nền kinh tế quốc dân,
tạo ra những món nợ khó trang trải cho ngân sách Nhà nước, gây những tác
động nguy hại đối với môi trường. Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống
thốt nước đơ thị khơng chỉ xảy ra đối với các nước đang phát triển, mà cũng
đang thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và
Chính phủ các nước phát triển.
Quản lý hệ thống thốt nước đơ thị u cầu phải có cách tiếp cận tổng
hợp và sử dụng phương pháp luận hệ thống. Q trình cải tạo và xây dựng các
cơng trình thốt nước đơ thị phải tn theo quy hoạch đơ thị đã được phê
duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh,
thành phố đến cấp phường, thị trấn thường là giao cho các cơ quan chuyên
trách quản lý sử dụng và khai thác hệ thống thốt nước đơ thị.
Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý hệ thống thốt nước đơ thị bao
gồm hai nhóm: Quản lý kinh tế và kỹ thuật, là việc quản lý thông qua sử dụng
các định mức, đơn giá, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, quy trình

kỹ thuật...để quản lý các hoạt động trong hệ thống thoát nước; Quản lý tổ chức,


8

là việc quản lý thông qua thiết kế, vận hành bộ máy tổ chức và nhân lực trong
hệ thống thoát nước. Hai nhóm chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau
trong mọi hoạt động của hệ thống thoát nước đô thị.
Nội dung cơ bản của công tác quản lý hệ thống thoát nước bao gồm: Lập
và lưu trữ hồ sơ hồn cơng sau khi cải tạo và xây dựng cơng trình; Phát hiện
các hư hỏng, sự cố kỹ thuật và có các biện pháp sửa chữa kịp thời; Thực hiện
các chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp để duy trì chức năng sử dụng
các cơng trình theo định kỳ kế hoạch; Hợp đồng cung cấp các dịch vụ công
cộng với các đối tượng cần sử dụng và hướng dẫn họ thực hiện các quy định
về hành chính cũng như các quy định về kỹ thuật.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN, Luận văn có NỘI DUNG bao
gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan quản lý hệ thống thốt nước thải khu cơng nghiệp
cơng nghệ cao 2-khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, TP Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý hệ thống thốt nước thải khu cơng
nghiệp cơng nghệ cao 2-khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, TP Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thải
khu công nghiệp công nghệ cao 2-khu công nghệ cao Hòa Lạc, TP Hà Nội.


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 - Nhà F - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đ/c: Km 10 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Hà Nội.
Email: ĐT: 0243.8545.649

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Quản lý hệ thống thoát nước thải khu cơng nghiệp là cơng việc khó khăn
phức tạp. Phức tạp bởi chính hệ thống thốt nước thải, bởi cơ chế và bộ máy
quản lý luôn phải thay đổi phù hợp với sự thay đổi khoa học và công nghệ
trong xây dựng, vận hành khai thác sử dụng hệ thống. Ngồi ra, quản lý hệ
thống thốt nước cịn phụ thuộc vào quy mơ và đặc tính từng loại hình khu
cơng nghiệp.
Quản lý hệ thống thốt nước thải Khu công nghiệp công nghệ cao 2 cần
được quản lý thống nhất xuyên suốt từ khâu lập quy hoạch, triển khai xây
dựng và quản lý vận hành về sau. Quản lý tốt các giai đoạn đầu tư xây dựng
sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý khai thác về sau.
Luận văn đã đánh giá hiện trạng về quản lý hệ thống thốt nước thải khu
cơng nghiệp cơng nghệ cao 2 thuộc Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc. Luận văn đã
đề cập các cơ sở pháp lý trong quản lý trong đó có các văn bản của Trung
ương và văn bản do UBND thành phố Hà Nội ban hành. Ngoài ra các kinh
nghiệm ở trong và ngoài nước về quản lý hệ thống thốt nước thải cho khu
cơng nghiệp cũng là cơ sở để đề xuất giải pháp quản lý. Các giải pháp được
đề xuất bao gồm:
- Giải pháp kỹ thuật để quản lý hệ thống thốt nước thải khu cơng nghiệp
cơng nghệ cao 2.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống thoát nước thải.

- Bổ sung quy định về quản lý hệ thống thoát nước thải.
- Đổi mới mơ hình tổ chức bộ máy quản lý hệ thống thốt nước thải tại
khu cơng nghiệp cơng nghệ cao 2.
KIẾN NGHỊ
Dựa trên những kết quả nghiên cứu về quản lý hệ thống thoát nước thải


86

khu công nghiệp công nghệ cao 2 thuộc Khu công nghệ cao Hòa Lạc, tác giả
luận văn xin được đưa ra một sô kiến nghị sau đây:
Ban Quản lý Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc cần có các nghiên cứu tiếp tục
trong việc tổ chức bộ máy quản lý hệ thống thoát nước (các khâu quản lý và
cấp quản lý) cũng như số lượng cán bộ cơng nhân viên, trình độ đạt chuẩn cho
từng lĩnh vực chuyên ngành (cấp thoát nước, hệ thống điện, công nghệ …) để
nâng cao hiệu quả quản lý.
Ban quản lý Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc cần có các chỉ đạo cơ quan
chun mơn của mình sớm soạn thảo Quy chế quản lý hệ thống thốt nước
thải. Đây là cơng cụ quan trọng để đưa cơng tác quản lý hệ thống thốt nước
thải đi vào khn khổ.
Tồn bộ những đề xuất, những giải pháp về cơng tác quản lý hệ thống
thốt nước thải khu cơng nghiệp cơng nghệ cao 2 thuộc Khu cơng nghệ cao
Hịa Lạc sẽ được đưa vào áp dụng trong công tác quản lý hệ thống thoát nước
thải.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Xây Dựng (2010), Quy chuẩn Các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đơ

thị,Nxb Xây dựng, Hà Nội.

2.

Bộ Xây dựng (2016), QCVN 07-2:2016/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về các cơng trình hạ tầng kỹ thuật- Cơng trình thốt nước.

3.

Chính phủ, Nghị định số 74/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 về quy định
cơ chế, chính sách đặc thù đối với khu cơng nghệ cao Hịa Lạc.

4.

Cơng ty Cổ phần tư vấn xây dựng VINACONEX (2012), Hồ sơ quy
hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 khu công nghiệp công nghệ cao 2 (2012).

5.

Công ty Oriental Consultant., Ltd (2012), Báo cáo thiết kế chi tiết gói
thầu CP2: Nhà máy xử lý nước thải.

6.

Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm
2016 về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ
1/5000 Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc đến năm 2030.

7.


Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam
(2016), Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung tỉ lệ 1/5000 khu công nghệ
cao Hịa Lạc.

8.

Trương Tiến Hải (2011), Quy hoạch đơ thị bền vững, nhìn từ kinh
nghiệm của Australia, cổng thơng tin điện tử Công ty CP TVTK ĐT và
XD ACUD - www.acud.vn.

9.

Lê Gia Hanh (2019), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu cơng nghệ
cao Hịa Lạc- Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý đô thị và
công trình, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.

10. Vũ Văn Hiểu (2010), Hướng dẫn thiết kế quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
Khu công nghiệp, NXB Xây dựng, Hà Nội.
11. Mai Liên Hương (2013), “Cơ cấu tổ chức và nhân sự quản lý hệ thống
thốt nước đơ thị Việt Nam đến năm 2020”, Tạp chí khoa học Kiến trúc -


Xây dựng, (Số 10/2013).
12. Nguyễn Tố Lăng (2008), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển,
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
13. Phạm Trọng Mạnh (1999), Khoa học quản lý, NXB xây dựng, Hà Nội.
14. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB xây dựng, Hà
Nội.
Website
15. Chính phủ Việt Nam: www.chinhphu.gov.vn;

16. Hội kinh tế môi trường Việt Nam: kinhtemoitruong.vn
17. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội: www.hapi.gov.vn;
18. Sở Xây dựng Hà Nội: www.soxaydung.hanoi.gov.vn;
19. Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội: www.qhkthn.gov.vn;
20. Khu Cơng nghệ cao Hồ Chí Minh: www.shtp.hochiminhcity.gov.vn
21. Khu cơng nghiệp Thăng Long:
Và một số Website khác.



×