ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
TRẦN THÀNH NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
TRẦN THÀNH NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:GS.TS. NGUYỄN BÁCH KHOA
XÁC NHẬN CỦA
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử
dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này , tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn , giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học
Kinh tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Bách Khoa đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc
những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP ...................5
1.1. Tình hình nghiên cứu........................................................................................5
1.2. Cơ sở lý luận và những nội dung về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tái chế
chất thải công nghiệp ...............................................................................................9
1.2.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................9
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về tái chế chất thải công nghiệp. ................18
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... Error! Bookmark not defined.
2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp......... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích ................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Phƣơng pháp thống kê .................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ........................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1: Đối tượng là ban giám đốc công ty. .......... Error! Bookmark not defined.
2.4.2: Đối tượng là các phòng ban. ..................... Error! Bookmark not defined.
2.4.3: Đối tượng là các Xí nghiệp thực hiện trực tiếp.Error!
Bookmark
not
defined.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu .................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Tổng quan về quản lý, tái chế chất thải công nghiệp trên địa bàn thành phố
Hà Nội ................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ........... Error!
Bookmark not defined.
3.1.2. Tổng quan về hoạt động tái chế CTCN trên địa bàn thành phố Hà Nội
............................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về tái chế chất thải công nghiệp trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Thực trạng bộ máy QLNN về chất thải và tái chế CTCN trên địa bàn
thành phố Hà Nội. ................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVMT và tái chế
CTCN .................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Thực trạng triển khai Chiến lược, Quy hoạch, Chính sách QLNN về tái
chế CTCN trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. .............. Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Thực trạng đầu tư trong lĩnh vực BVMT và tái chế CTCN .............. Error!
Bookmark not defined.
3.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra trong QLNN về tái chế CTCN tại
Hà Nội .................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nƣớc về tái chế chất thải công nghiệp
trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN
THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚIError! Bookmark not
defined.
4.1. Định hƣớng và quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về tái
chế chất thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới. ............. Error!
Bookmark not defined.
4.1.1. Định hướng quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn.Error! Bookmark
not defined.
4.1.2. Quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tái chế
chất thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà NộiError! Bookmark not
defined.
4.2. Một số giải pháp chủ yéu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về tái
chế chất thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới ........ Error!
Bookmark not defined.
4.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ tái chế chất thải công nghiệp.
............................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Kiện toàn, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức nhà nước
làm công tác QLNN về BVMT nói chung, đối với tái chế chất thải công nghiệp
nói riêng ............................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch tái chế chất thải công nghiệp trên địa
bàn thủ đô ............................................................ Error! Bookmark not defined.
4.2.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tái chế chất thải công
nghiệp và bảo vệ môi trường ............................... Error! Bookmark not defined.
4.2.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường công nghiệp và
các khu công nghiệp ............................................ Error! Bookmark not defined.
4.2.6. Tăng cường nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tái chế chất
thải công nghiệp................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.7. Tăng cường đầu tư theo hướng xã hội hóa cho ngành công nghiệp tái
chế chất thải công nghiệp .................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra . Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................21
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
2
BVMT
Bảo vệ môi trƣờng
3
CNH
Công nghiệp hóa
4
CP ĐTPT
Cổ phần đầu tƣ phát triển
5
CTCN
Chất thải công nghiệp
6
CTRCN
Chất thải rắn công nghiệp
7
HĐH
Hiện đại hóa
8
JICA
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
9
MT
Môi trƣờng
10
MTĐT
Môi trƣờng đô thị
11
QHXD
Quy hoạch xây dựng
12
QLNN
Quản lý nhà nƣớc
13
TNHH MTV
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
14
UBND
Ủy ban nhân dân
URENCO
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một
thành viên môi trƣờng đô thị
URENCO10
Công ty cổ phần môi trƣờng đô thị và công
nghiệp 10
17
VSMT
Vệ sinh môi trƣờng
18
WB
Ngân hàng thế giới
19
XN MTĐT
Xí nghiệp môi trƣờng đô thị
15
16
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1
Sự phân bố các nghề tái chế trong cả nƣớc
29
2
Bảng 3.2
Kết quả dự báo khối lƣợng CTCN của Hà Nội
41
3
Bảng 4.1
Chỉ tiêu tính toán CTCN và tỷ lệ thu gom đến năm
56
4
Bảng 4.2
5
Bảng 4.3
6
Bảng 4.4
7
Bảng 4.5
8
Bảng 4.6
9
Bảng 4.7
Tiêu chuẩn tính toán, tỷ lệ thu gom CTCN
62
10
Bảng 4.8
Tỷ lệ CTCN đƣợc xử lý theo công nghệ
62
11
Bảng 4.9
Tóm tắt mục tiêu về CTCN trong chiến lƣợc
63
12
Bảng 4.10
Khối lƣợng CTCN phát sinh và thu gom năm
65
13
Bảng 4.11
Khối lƣợng CTCN phát sinh và thu gom năm 2030
66
14
Bảng 4.12
Tỷ lệ CTCN đƣợc xử lý theo công nghệ
66
2030
Dự báo khối lƣợng CTCN của Hà Nội theo các
56
khu vực
Dự báo tỷ lệ và khối lƣợng CTCN Hà Nội
57
Dự báo khối lƣợng CTCN nguy hại của Hà Nội và
57
các tỉnh xung quanh xử lý tại Sóc Sơn
Dự báo khối lƣợng CTCN xây dựng chiếm 20-
57
40% CTCN sinh hoạt phát sinh.
Nhu cầu đất xử lý CTCN sinh hoạt và công nghiệp
59
nguy hại tập trung của Hà Nội và các tỉnh xung quanh.
2020:(theo quy hoạch chuyên ngành)
ii
15
Bảng 4.13
16
Bảng 4.14
17
Bảng 4.15
18
Bảng 4.16
19
Bảng 4.17
20
Bảng 4.18
21
Bảng 4.19
Khối lƣợng CTCN theo từng vùng đến năm 2020
68
Khối lƣợng CTCN theo từng vùng từ năm 2020
68
đến năm 2030
Khối lƣợng CTCN theo từng vùng từ 2030 đến
68
năm 2050
Khối lƣợng CTCN đƣợc xử lý theo tỷ lệ công nghệ
69
đến năm 2020
Khối lƣợng CTCN đƣợc xử lý theo tỷ lệ công nghệ
69
đến năm 2030
Khối lƣợng CTCN đƣợc xử lý theo tỷ lệ công nghệ
70
đến năm 2050
Khu xử lý CTCN tập trung
iii
71
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Stt
Sơ đồ
Nội dung
Trang
1
Sơ đồ 3.1
Hệ thống cơ quan QLNN trong quản lý chất
32
2
Sơ đồ 3.2 Hệ thống quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
33
3
Sơ đồ 3.3 Chu trình thu gom CTCN tại Hà Nội
42
thải trên địa bàn thành phố Hà Nội
iv
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Quản lý nhà nƣớc (QLNN) về bảo vệ môi trƣờng nói chung, về quản lý
chất thải công nghiệp (CTCN) nói riêng hiện đang là vấn đề hết sức bức xúc
đối với công tác bảo vệ môi trƣờng (BVMT) trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) Việt Nam hiện nay.
Rác thải công nghiệp là sản phẩm tất yếu đƣợc thải ra từ các nhà máy,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoặc các hoạt động khác. Và số
lƣợng tăng cao cùng với sự phát triển CNH, HĐH đất nƣớc, các đô thị, các
ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đƣợc mở rộng và phát triển nhanh
chóng. Vì vậy, Chất thải công nghiệp (CTCN) là một trong những nguyên
nhân không nhỏ gây ô nhiễm môi trƣờng cụ thể là làm mất cân bằng hệ sinh
thái nói chung, ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe và đời sống con ngƣời.
Do vậy, việc quản lý và xử lý tái chế CTCN theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
môi trƣờng đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững đã và đang trở thành vấn đề
nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
CTCN do các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội thải ra
hiện nay bao gồm nhiều loại khác nhau, phong phú và đa dạng, với số lƣợng,
khối lƣợng lớn chất thải, nếu không quản lý tốt sẽ gây nguy hại cho sức khỏe
con ngƣời và môi trƣờng. Mà trong đó chiếm tỉ lệ lớn trong chất thải công
nghiệp, có thể tận thu tái chế đƣợc, trở thành nguyên liệu đầu vào của các sản
phẩm khác hoặc tạo ra những sản phẩm mới chống lãng phí. Nhƣng ngƣợc lại
nếu chúng không đƣợc quản lý và xử lý triệt để thì cũng là mối nguy hiểm có
nhiều khả năng tiềm tàng nhất, ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và môi
trƣờng. Trƣớc hết đối với các loại CTCN hiện nay đã đƣợc một số doanh
nghiệp đã đƣợc các cơ quan quản lý về môi trƣờng cấp phép hoạt động trong
1
lĩnh vực vận chuyển, xử lý, tái chế CTCN nên có thể chủ động thu gom, phân
loại, xử lý, tái chế chất thải theo quy trình công nghệ đảm bảo các chỉ tiêu theo
quy định.
Việc QLNN về tái chế CTCN trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua
đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ, thể hiện hiệu lực, hiệu quả QLNN, ngoài ra còn tận
dụng năng lực trong nƣớc và nƣớc ngoài cho việc đầu tƣ công nghệ, phát triển
hệ thống công nghệ tái chế CTCN bƣớc đầu đã có hiệu quả nhất định. Công tác
QLNN về lĩnh vực này đã tăng cƣờng tuyên truyền, quảng cáo, giáo dục, đƣa ra
các quy định, quy chế khuyến khích tạo điều kiện hoặc cƣỡng chế xử phạt bắt
buộc các doanh nghiệp và cá nhân trong việc quản lý và tái chế chất thải nói
chung, CTCN nói riêng nhằm mục đích nâng cao ý thức BVMT, xây dựng
thành phố xanh, sạch, đẹp.
Tuy nhiên, trong công tác QLNN về tái chế CTCN trên địa bàn thành phố
Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cả về nhận thức và thực tiễn. Vấn đề rác
thải công nghiệp và xử lý tái chế rác thải công nghiệp đã trở thành vấn đề bức xúc
của thủ đô Hà Nội hiện nay, đòi hỏi trách nhiệm của các cơ quan QLNN phải thực
hiện có hiệu lực và hiệu quả hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống,
nắm bắt cơ sở lý luận và pháp lý, khảo sát thực trạng QLNN về tái chế CTCN, tìm
phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về vấn đề này có ý
nghĩa thiết thực đối với nƣớc ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng.
Từ những phân tích trên, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về
tái chế chất thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài
luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về QLNN về tái chế CTCN trên
địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn đề xuất quan điểm cơ bản, một số giải
2
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về tái chế CTCN trên
địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa, làm rõ thêm cơ sở lý luận của công tác QLNN về tái
chế CTCN.
- Khảo sát thực trạng QLNN về tái chế CTCN trên địa bàn thành phố
Hà Nội hiện nay.
- Đề xuất quan điểm cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về tái chế CTCN trên địa bàn thành phố Hà
Nội thời gian tới.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: QLNN về tái chế CTCN
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- CTCN đƣợc phân làm 3 dạng: rắn, lỏng và khí. Trong phạm vi luận văn,
tác giả tập trung đi sâu vào QLNN đối với tái chế CTCN ở dạng CTRCN
- Quá trình nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2014 tại TP Hà Nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài kết hợp sử dụng nhiều phƣơng
pháp nhƣ: phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp, phƣơng pháp tổng hợp
phân tích, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phỏng vấn sâu, phƣơng pháp
nghiên cứu tài liệu ...
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ thêm cơ sở lý luận của công tác QLNN về tái chế CTCN.
- Đánh giá thực trạng QLNN về tái chế CTCN trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về tái chế CTCN trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
3
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
đƣợc cấu trúc thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, nội dung về quản lý
nhà nƣớc về tái chế chất thải công nghiệp..
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Thực trạng và những vấn đề đặt ra về quản lý nhà nƣớc về tái
chế chất thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chƣơng 4. Quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
quản lý nhà nƣớc về tái chế chất thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà
Nội thời gian tới.
4
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
1.1. Tình hình nghiên cứu
Tái chế chất thải công nghiệp đúng quy chuẩn, đảm bảo kỹ thuật là
những hoạt động giữ cho môi trƣờng sanh, sạch, đẹp, cải thiện môi trƣờng,
đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con
ngƣời và thiên nhiên gây ra cho môi trƣờng, nhƣ khai thác và sử dụng hợp lý
tiết kiệm đƣợc tài nguyên do thiên nhiên ban tặng.
Nhà nƣớc bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trƣờng, thống
nhất quản lý và khuyến khích tái chế chất thải công nghiệp trong cả nƣớc, có
chính sách đầu tƣ, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo,
nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật
về BVMT nói chung và tái chế CTCN. Trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội, con ngƣời tác động vào tài nguyên, biến chúng thành các sản phẩm cần
thiết sử dụng trong hoạt động sống. Việc này không tránh khỏi phải thải bỏ
các chất độc hại vào môi trƣờng, làm cho môi trƣờng ngày càng ô nhiễm. Để
hạn chế tác động xấu đó cần phải xử lý, tái chế chúng có hiệu quả.
Thời gian vừa qua đã có nhiều công trình khoa học, các bài báo, luận
văn, hội thảo nghiên cứu về lĩnh vực này dƣới nhiều khía cạnh cả về lý luận
và thực tiễn, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của các tác giả:
PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên. Trung tâm tƣ vấn chuyển giao công
nghệ nƣớc sạch và môi trƣờng, 2004. Công nghệ tái sử dụng chất thải công
nghiệp. Quản lý, kiểm tra và kiểm soát các chất thải nguy hiểm và độc hại.
Lắp đặt những trạm xử lý chất thải độc hại, các quá trình xử lý chất thải nguy
hiểm, thiêu đốt chất thải nguy hiểm, tận dụng và khử độc chất thải rắn là dẻo.
5
Những phƣơng pháp tận dụng nhiệt và tiêu hủy chất thải dẻo. Xử lý và tận
dụng chất thải ở Việt Nam, hiệu quả kinh tế khi tận dụng chất thải.
Trần Thị Hiền Hà, 2006. Quản lý nhà nước về chất thải rắn đô thị ở Việt
Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị: Làm rõ lý luận về hoạt động của nhà
nƣớc trong việc quản lý chất thải rắn đo thị. Phân tích thực trạng hoạt động
quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn đô thị, từ đó đƣa ra những kinh nghiệm
quản lý đối với chất thải đo thị trong thời kỳ hiện nay. Đề xuất một số định
hƣớng và biện pháp cụ thể trong quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn đô thị ở
Việt Nam.
Nguyễn Hoàng Đức, 2008. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu cơ sở lý luận
và thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng chiến lược giảm thiểu, tái sử dụng, tái
chế chất thải rắn ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Môi trƣờng trong phát triển
bền vững: Khái quát chung về cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong việc
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải. Tìm hiểu các kinh nghiệm quốc tế và
các bài học rút ra cho Việt Nam. Phân tích thực trạng và vấn đề quản lý chất
thải rắn ở Việt Nam, tổng quan về phát sinh và quản lý chất thải rắn, xác định
thực trạng, rào cản và cơ hội giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn, dự
báo về tình hình phát sinh chất thải rắn cũng nhƣ những phân tích cơ sở pháp
lý cho việc xây dựng những chính sách về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất
thải rắn ở Việt Nam. Đề xuất xây dựng chiến lƣợc về giảm thiểu, tái sử dụng,
tái chế chất thải rắn ở Việt Nam, bao gồm các lĩnh vực trọng tâm, định hƣớng
xây dựng các cơ chế, chính sách, ƣu tiên giảm thiểu , tái sử dụng, tái chế chất
thải rắn đƣa ra những phân tích về việc xây dựng chiến lƣợc về giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế chất thải rắn.
Đỗ Khắc Phong, 2010. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh
Bắc Ninh. Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị: Hệ thống hóa và làm rõ một số
vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng và vai trò
6
của nó đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam nói chung và của tỉnh
Bắc Ninh nói riêng. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về
bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Bắc Ninh. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về baior vệ môi trƣờng ở tỉnh Bắc Ninh.
Nguyễn Minh Phƣơng, 2012. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định
hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ môi
trƣờng trong phát triển bền vững: Nghiên cứu và đánh giá tình hình phát sinh
chất thải rắn, khối lƣợng và thành phần chất thải rắn và các biện pháp thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đề xuất
các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng. Đề xuất một số định hƣớng cho thành phố Đà Nẵng trong vấn
đề quản lý chất thải rắn.
Nguyễn Văn Hùng, 2006. Vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế ở
Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế: Trình bày vấn đề môi trƣờng với phát
triển kinh tế, cơ sở lý luận và kinh nghiệm ở một số quốc gia. Thực trạng vấn
đề môi trƣờng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua. Những
nhân tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái ở Việt Nam, tác động của môi
trƣờng với phát triển kinh tế và những vấn đề đặt ra. Các chính sách và giải
pháp của nhà nƣớc đối với vấn đề môi trƣờng ở Việt Nam, đánh giá những
thành công của các chính sách nhà nƣớc và xác định nguyên nhân gây ra
những biến đổi môi trƣờng. Phân tích đánh giá những tác động của phát triển
kinh tế môi trƣờng. Đánh giá hậu quả của những biến đổi môi trƣờng với phát
triển kinh tế qua đó đề ra các giải pháp giải quyết vấn đề môi trƣờng trong
phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Khuất Thị Hồng Nhung, 2010. Quản lý nhà nước đối với các khu công
nghiệp Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị: Luận giải một số vấn đề lý
luận về vai trò quản lý nhà nƣớc trong phát triển các khu công nghiệp. Phân
7
tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc ở các khu công nghiệp
Hà Nội, những mặt đạt đƣợc và những hạn chế, nguyên nhân của những hạn
chế trong quản lý nhà nƣớc ở các khu công nghiệp Hà Nội. Đƣa ra các giải
pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với khu công nghiệp Hà Nội trong giai
đoạn mới.
Huỳnh Thị Ánh Mai, 2003. Nghiên cứu phát triển các biện pháp khả thi
để tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp
nguy hại tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010. Luận văn đƣa ra các
hình thức quản lý và kiểm soát chất thải rắn công nghiệp và chất thải công
nghiệp nguy hại ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện trạng, các biện pháp đang
đƣợc áp dụng cho việc tái chế và tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp và chất
thải rắn công nghiệp nguy hại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát thực tế
hiện trạng sản xuất tái chế của các cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh.
Tổng quan nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật khả thi nhằm tái chế tái sử dụng
và giảm thiểu.
Ma Thành Đƣợc. Quản lý và tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp. Luận
văn nêu tổng quan về tính chất và phƣơng pháp xử lý chất thải rắn. Thực
trạng về vấn đề quản lý và tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp, đề xuất quy
trình quản lý và tái sử dụng.
Nguyễn Thị Phƣơng Anh. Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt
động tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng quan
về số lƣợng, thành phần chất thải rắn và tình hình thải bỏ xử lý chất thải rắn
sinh hoạt hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh qua đó đánh giá hiện
trạng xử lý chất thải rắn, đánh giá hiện trạng tái chế chất thải rắn sinh hoạt
hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thống kê và phân nhóm các
ngành nghề và số lƣợng cơ sở tái chế chất thải rắn. Đánh giá hiện trạng tái chế
bao gồm: Công nghệ tái chế, quy mô cơ sở sản xuất và hiện trạng ô nhiễm
8
môi trƣờng của các cơ sở tái chế. Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy các hoạt
động tái chế chất thải rắn sinh hoạt.
GS.TS. Lê Văn Khoa trƣờng ĐHKHTN- ĐHQG Hà Nội: Phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa
kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị.
PGS.TS. Huỳnh Trung Hải: Tái sử dụng và tái chế chất thải.
PGS.TS. Huỳnh Trung Hải, (2006-2009): Phát triển công nghiệp tái chế
chất thải điện tử và thiết bị điện tử.
PGS.TS. Huỳnh Trung Hải, 2005: Phân loại chất thải rắn ngành công
nghiệp điện tử trên địa bàn Hà Nội, đề xuất giải pháp quản lý và công nghệ
nhằm tận thu, tái sử dụng.
1.2. Cơ sở lý luận và những nội dung về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tái
chế chất thải công nghiệp
1.2.1. Cơ sở lý luận
1.2.1.1. Các quan niệm về chất thải công nghiệp và tái chế chất thải công nghiệp:
- Quan niệm về chất thải công nghiệp:
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm phế liệu đƣợc Luật BVMT
2015 (Luật BVMT 2015) định nghĩa tại khoản 16 Điều 3: "Phế liệu là vật liệu
đƣợc thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ
quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá
trình sản xuất khác" ”.
Cũng theo khoản 12 điều 3 Luật BVMT "Chất thải là vật chất đƣợc thải
ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
CTCN là chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh
doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác, bao gồm chất thải rắn công nghiệp,
chất thải lỏng, chất thải khí. Chúng có thể nguy hại hoặc không nguy hại cho
9
con ngƣời và môi trƣờng. Ở đây, quan tâm nhất đến CTCN nguy hại và
CTCN thông thƣờng.
Trong thực tế, CTCN rất đa dạng, phong phú. Chúng có thể là các chất thải
từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất; các chất thải trong quá trình sản xuất công
nghệ, các bao bì vật liệu tổng hợp đóng gói sản phẩm, khí hơi… Việc phân loại
chúng nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này đã đƣợc quy
định rõ trong Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng.
Nhƣ vậy, phế liệu và chất thải đều là những vật chất hữu hình đƣợc sinh
ra từ quá trình sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên khác nhau ở chỗ chất thải
không còn giá trị sử dụng thậm chí còn có hại cho môi trƣờng, còn phế liệu
thì vẫn còn khả năng sử dụng vào quá trình sản xuất, làm phong phú thêm
nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp, tiết kiệm
đƣợc một phần trong công tác khai thác tài nguyên. Do vậy, việc kinh doanh
và tái chế chất thải công nghiệp thành phế liệu để làm giảm chất thải ra môi
trƣờng góp phần làm giảm ô nhiễm môi trƣờng và tiết kiệm tài nguyên cho
quốc gia là rất cấp bách, thƣờng xuyên và thiết thực.
- Quan niệm về tái chế chất thải công nghiệp
Tái chế chất thải công nghiệp đúng quy chuẩn, đảm bảo kỹ thuật là
những hoạt động giữ cho môi trƣờng sanh, sạch, đẹp, cải thiện môi trƣờng,
đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con
ngƣời và thiên nhiên gây ra cho môi trƣờng, nhƣ khai thác và sử dụng hợp lý
tiết kiệm đƣợc tài nguyên do thiên nhiên ban tặng.
Nhà nƣớc bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trƣờng, thống
nhất quản lý và khuyến khích tái chế chất thải công nghiệp trong cả nƣớc, có
chính sách đầu tƣ, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo,
nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật
về BVMT nói chung và tái chế CTCN. Trong quá trình phát triển kinh tế xã
10
hội, con ngƣời tác động vào tài nguyên, biến chúng thành các sản phẩm cần
thiết sử dụng trong hoạt động sống. Việc này không tránh khỏi phải thải bỏ
các chất độc hại vào môi trƣờng, làm cho môi trƣờng ngày càng ô nhiễm. Để
hạn chế tác động xấu đó cần phải xử lý, tái chế chúng có hiệu quả.
Khái niệm “Giảm thiểu” đƣợc hiểu là việc giảm lƣợng chất thải bằng
cách lựa chọn kỹ lƣỡng nguyên liệu đầu vào. Giảm tối thiểu khí nhà kính phát
sinh, do việc giảm sử dụng một số nguyên liệu trong sản xuất …
Khái niệm “Tái sử dụng” đƣợc hiểu là việc sử dụng một số các phụ phẩm
công nghiệp, hoặc có thể qua hoặc không qua chế biến. Nhƣng nó đƣợc hoàn
thiện lại với chức năng chính của nó và đƣợc khai thác nhƣ là một loại sản
phẩm mới thì đƣợc gọi là tái sử dụng. Việc tái sử dụng có thể dùng theo
phƣơng pháp truyền thống tuy nhiên tình trạng thiếu thông tin về công nghệ
hiện đại đã hạn chế sự phát triển việc tận dụng nguồn sinh từ nguồn khối thải
này ở quy mô lớn. Do vậy cần nghiên cứu và ứng dụng khai thác triệt để Chất
thải trong quá trình sản xuất và đƣợc tái sử dụng đến mức tối đa.
Khái niệm “Tái chế” là quá trình thực hiện các quy trình công nghệ nhằm
phục hồi, thay đổi giá trị sử dụng của các loại chất thải công nghiệp cụ thể.
Thành các nguyên liệu có giá trị mới. So với “giảm thiểu” và “tái sử dụng”,
thì “tái chế” đòi hỏi đầu tƣ nhiều thời gian, nghiên cứu, sức lao động, quy
trình công nghệ, đầu tƣ kinh phí nhiều hơn để thực hiện tái chế chất thải công
nghiệp Ngoài ra, tái chế có thể làm phát thải nhiều khí nhà kính trong quá
trình tái chế. Nên cần quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật, sử dụng công nghệ
hiện đại, kiểm soát nghiêm ngặt mục tiêu giảm phát sinh chất thải sao cho
mức phát thải khí nhà kính nhỏ hơn so với việc sản xuất băng nguyên liệu
mới hoặc phải xử lý chôn lấp.
Nhƣ vậy, tái chế CTCN có thể đƣợc hiểu là một hoạt động làm thay đổi
từ CTCN thành các thành phần có giá trị mới để sử dụng hoặc chế biến thành
11
những sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất
khác. Hoặc tái chế CTCN là hoạt động tái sử dụng lại nguồn phế liệu từ
CTCN trở thành nguyên liệu thô hoặc sản phẩm tái chế.
Tái chế CTCN bao gồm:
Tái chế nguyên vật liệu: là các hoạt động thu gom, vận chuyển nguyên
vật liệu có thể tái chế từ dòng rác thảỉ công nghiệp, qua các khâu nhƣ xử lý
trung gian, xử lý hóa lý, xử lý hóa rắn nhằm mục đích là sử dụng lại vật liệu
này để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác.
Thu hồi nhiệt: bao gồm các hoạt động khôi phục năng lƣợng từ rác thải
công nghiệp. Ngoài ra:
Theo Bảng xếp hạng quản lý chất thải của Calofornia (CIWMB –
California Intergrated Waste Management Board): “Tái chế” là cả một quá
trình bao gồm phân loại, thu gom những chất thải phù hợp với mục đích tái
chế và bắt đầu một quy trình sản xuất mới sản phẩm.
Theo Chƣơng trình môi trƣờng của Liên hợp quốc (UNEP – United
Nations Environment Programmes): quá trình tái chế còn bao gồm cả các hoạt
động tiếp thị, tạo thị trƣờng cho các sản phẩm sau khi tái chế.
Tóm lại, xét về bản chất, tái chế CTCN tức là chuyển đổi hoặc tạo nên
chức năng cho CTCN. Sau khi đƣợc phân loại, thu hồi và xử lý thích hợp thì
giá trị mới của chúng đƣợc tái lập và chấm dứt bị gọi là chất thải hoặc rác
thải. Khi ấy vai trò của chúng tƣơng tự nhƣ một nguồn tài nguyên và đƣợc coi
nhƣ những vật liệu thô thứ cấp.
- Quan niệm về quản l ý nhà nƣớc
Từ khi có cộng đồng xã hội, quản lý xuất hiện nhƣ một yếu tố cần thiết để
phối hợp những nỗ lực cá nhân hƣớng tới những mục tiêu nhất định, ở đâu có hoạt
động chung của con ngƣời thi ở đó có quản lý. Hoạt động quản lý là kết quả của
sự phân công và hợp tác lao động. Phân công lao động xã hội càng phát triển thì
12
hoạt động quản lý càng phong phú, đa dạng và phức tạp. Ngày nay, quản lý đã trở
thành thiết yếu, phổ biến ở mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến con ngƣời.
Theo quan điểm điều khiển học, quản lý là sự tác động có mục đích của chủ
thể đến đối tƣợng quản lý làm cho nó biến đổi theo hƣớng mục tiêu đã xác định.
Bất cứ một tổ chức, một lĩnh vực nào, quản lý bao giờ cũng đƣợc xem là
một hệ thống gồm hai phần: chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý. Đối tƣợng
quản lý (hệ thống bị quản lý) là một hệ thống năng động đòi hỏi hệ thống
quản lý phải luôn tự đổi mới, hoàn thiện. Chủ thể quản lý tác động đến đối
tƣợng quản lý thông qua hệ thống các phƣơng pháp, công cụ, quyết định.
Bằng những liên hệ ngƣợc, các cơ quan quản lý thu nhập đƣợc những dữ liệu
về đối tƣợng quản lý tác động phù hợp. Theo quan điểm hiện đại, quản lý
không chỉ là sự tác động, chi phối mà còn dẫn dắt, hỗ trợ các nỗ lực phát triển
để phát huy đƣợc năng lực nội sinh của đối tƣợng.
Có rất nhiều dạng quản lý khác nhau nhƣng quản lý xã hội là dạng quản
lý quan trọng nhất vì đối tƣợng quản lý là con ngƣời.
QLNN là dạng quản lý xã hội với chủ thể quản lý là Nhà nƣớc, chủ thể
đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi
hoạt động của con ngƣời.
QLNN khác các dạng quản lý khác vì QLNN mang tính toàn diện; đƣợc
sử dụng quyền lực nhà nƣớc, với công cụ pháp luật là chủ yếu để tác động
vào đối tƣợng quản lý trong xã hội.
- Quan niệm quản lý nhà nƣớc về tái chế chất thải công nghiệp
QLNN về tái chế CTCN là một nội dung quan trọng trong QLNN về môi
trƣờng của Việt Nam. Nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý của mình về tái
chế CTCN thông qua nhiều văn bản pháp quy về BVMT nói chung nhƣ đã
phân tích ở trên. Nhà nƣớc ta đã ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn
bản pháp quy về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng. Xây
13
dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, chính sách BVMT, kế hoạch phòng
chống, khắc phục suy thoái môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, sự cố môi
trƣờng. Xây dựng, quản lý các công trình BVMT, các công trình có liên quan
đến BVMT. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá
hiện trạng môi trƣờng và ngành công nghiệp tái chế CTCN, dự báo diễn biến
môi trƣờng và phát triển ngành công nghiệp tái chế CTCN. Thẩm định các
báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của các dự án và các cơ sở sản xuất
kinh doanh. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trƣờng. Giám
sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT và tái chế CTCN,
giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BVMT, xử lý vi phạm pháp
luật về BVMT và tái chế CTCN. Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi
trƣờng. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực
BVMT và tái chế CTCN. Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT và
tái chế CTCN. Căn cứ vào các quan điểm của Đảng và nội dung của các văn
bản pháp quy của nhà nƣớc nêu trên, trên cơ sở nhận thức và hoạt động thực
tiễn nói chung, có thể hiểu rằng:
QLNN về tái chế CTCN là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà
nƣớc tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các các
tổ chức và cá nhân trong quá trình hoạt động tái chế CTCN do các cơ quan trong
hệ thống Chính phủ từ Trung ƣơng đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nƣớc nhằm BVMT, duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội
và trật tự pháp luật, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân.
1.2.1.2. Vai tr ò, lợi ích của việc tái chế chất thải
Lƣợng CTCN sẽ tăng lên đáng kể nếu chúng ta không tìm cách giảm thiểu
chúng. Tái chế chất thải có thể đƣợc coi là một trong vai trò quan trọng trong sự
phát triển bền vững, cũng có thể coi là một nguồn tài nguyên nếu biết tận dụng
chúng một cách hiệu quả, đồng thời làm gia tăng giá trị của tái chế CTCN.
14