Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VỀ CÔNG TY VIETJETAIR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.63 KB, 36 trang )

CHƯƠNG 1: CÔNG TY Cổ PHầN HÀNG KHÔNG VIETJET
1. Giới thiệu
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Aviation Joint Stock Company), là
hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mơ hình hàng khơng thế hệ mới,
chi phí tiết kiệm & linh hoạt và cung cấp đa dạng các dịch vụ cho khách hàng lựa chọn.
Không chỉ vận chuyển hàng khơng, Vietjet cịn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá
và dịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử tiên
tiến. Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA)
với Chứng nhận An toàn khai thác IOSA. Vietjet vừa được xếp hạng an tồn hàng khơng
ở mức cao nhất thế giới với mức 7 sao bởi AirlineRatings.com, tổ chức uy tín hàng đầu
thế giới chuyên đánh giá về an toàn và sản phẩm của các hãng hàng khơng tồn cầu.
Trước đó, AirlineRating cũng vinh danh Vietjet với giải thưởng “Best Ultra Low-Cost
Airline 2018 - 2019”. Gần đây hãng cũng lọt top 50 hãng hàng khơng tồn cầu về hoạt
động và sức khoẻ tài chính năm 2018, theo tạp chí Airfinance Journal.
Hiện tại, Vietjet đang khai thác 80 tàu bay A320 và A321, thực hiện hơn 385 chuyến
bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 65 triệu lượt hành khách, với 105 đường bay phủ
khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hong Kong,
Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia,
Campuchia… Hãng có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực và đã ký
kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại với các nhà sản xuất máy bay uy tín
trên thế giới.
2. Lĩnh vực kinh doanh
Vận tải hành khách hàng không, chi tiết: vận tải hàng không; vận tải hàng không
hành khách nội địa và quốc tế
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải, chi tiết: đại lý bán vé máy
bay
Quảng cáo
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc
đi thuê, chi tiết: Đầu tư nhà, cơng trình xây dựng để bán, cho th, cho th mua; đầu tư
cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng


Vận tải hành khách đường bộ khác
Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch
Xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng khác, chi tiết: xây dựng và khai thác các
cơ sở vật chất cho việc bảo dưỡng máy bay; xây dựng và khai thác các trung tâm điều
hành bay; xây dựng và khai thác các cơ sở vật chất cho nhà ga sân bay


Giáo dục khác chưa được phân vào đâu, chi tiết: Huấn luyện thực hành cho người
lái, nhân viên kỹ thuật và các nhân viên chuyên ngành khác
Vận tải hàng hóa hàng khơng, chi tiết: vận tải hàng hóa cơng cộng thường xuyên
nội địa và quốc tế
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, chi tiết: dịch vụ mặt đất
bao gồm dịch vụ hành khách, dịch vụ bảo trì, làm sạch và cung cấp các dịch vụ khác cho
máy bay đỗ tại nhà ga sân bay, dịch vụ hỗ trợ kỷ thuật, dịch vụ cung cấp ăn uống; bảo
dưỡng máy bay định kỳ và bảo dưỡng không thường xuyên; dịch vụ cung cấp phụ tùng
máy bay; dịch vụ tiếp nhiên liệu máy bay
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu, chi
tiết: khai thác máy bay có sức chứa lớn, máy bay hàng không chung trên đất và trên mặt
nước; khai thác máy bay thuê
Bán buôn tổng hợp, chi tiết: kinh doanh hàng miễn thuế
Đại lý, môi giới, đấu giá, chi tiết: đại lý máy móc, thiết bị cơng nghiệp, tàu thuyền,
máy bay
Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác, chi tiết: cho thuê thiết bị
vận tải hàng không không kèm người điều khiển: máy bay
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu, chi tiết: bán máy bay
Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh, chi tiết: bán lẻ hàng
lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
Dịch vụ ăn uống khác
Dịch vụ phục vụ đồ uống

3. Hình thành
VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đơng chính là Tập đồn T&C, Sovico
Holdings và Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HD
Bank), với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng (tương đương 37.5 triệu USD tại thời điểm
góp vốn). Hãng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam phê duyệt cấp giấy phép vào
tháng 11 năm 2007 và trở thành hãng hàng không thứ tư của Việt Nam, sau Vietnam
Airlines, Jetstar Pacific và Vietnam Aviation Service Company (VASCO) và là hãng hàng
không tư nhân đầu tiên của Việt Nam[2]. Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ
Giao thông Vận tải Việt Nam Hồ Nghĩa Dũng đã trao giấy phép kinh doanh vận chuyển
hàng không cho VietJet Air.
Theo kế hoạch ban đầu, VietJet Air dự tính chính thức đi vào hoạt động vào cuối
năm 2008 nhưng do biến động làm giá xăng, dầu tăng cao nên VietJetAir quyết định hoãn


lại và sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm 2009 (Quý IV) VietJet Air khởi động đường bay vào
quý IV. Cuối tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập
đoàn T&C và trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 70% cổ phần của VietJetAir. Tháng 2
năm 2010, hãng Air Asia mua lại 30% cổ phần của VietJetAir[4][5]. Air Asia là một hãng
hàng khơng giá rẻ khác có trụ sở ở Kuala Lumpur, Malaysia, chuyên cung cấp những
chuyến bay nội địa và quốc tế và là hãng có giá vé thấp hàng đầu châu Á.
Tháng 5 năm 2011, ông Trần Minh Trung, cháu bà Nguyễn Thị Phương Thảo, mua
lại 90% cổ phần của VietJetAir đồng thời chuyển giao quyền điều hành cho bà Thảo. Bà
Thảo do đó tiếp tục giữ vị trí CEO VietJetAir cho đến hiện tại. Ông Trần Minh Trung là
một doanh nhân trẻ nổi tiếng miền Nam, là trưởng phòng Truyền thơng và Sự kiện của
Topica Group khu vực phía Nam.
4.Các thành tựu đã đạt được
Năm 2017, Vietjet đã niêm yết cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
với vốn hóa thị trường 1,4 tỉ USD. Năm tiếp theo, Vietjet vận chuyển 23 triệu hành
khách, chiếm 46% thị phần ở Việt Nam, tương đương một nửa số khách mà AirAsia hãng hàng không giá rẻ hàng đầu châu Á vận chuyển năm ngoái. Vietjet đang phát triển
nhanh hơn cả AirAsia.

Doanh thu Vietjet đã tăng 27% lên 54 nghìn tỉ đồng (tương đương 2,3 tỉ USD)
trong năm 2018, trong khi đó doanh thu của AirAsia chỉ tăng 9% lên 10,6 tỉ ringgit
(tương đương 2,5 tỉ USD). Năm nay, Vietjet kỳ vọng phát triển hơn nữa, dự kiến chuyên
chở 30 triệu hành khách, tăng 30% so với năm ngoái. "Ngay khi bắt đầu, chúng tôi đã
định vị Vietjet là hãng hàng không của khu vực và quốc tế", bà Thảo chia sẻ. Năm 2010,
AirAsia từng ký kết hợp tác với Vietjet với mong muốn tham gia vào thị trường hàng
không nội địa Việt Nam, tuy nhiên không thành công.
Hiện nay Vietjet đang khai thác mạng đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt
Nam và hơn 30 điểm đến trong khu vực tới Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar,
Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, khai thác đội tàu bay hiện đại
A320

A321
với
độ
tuổi
bình
qn

3.3
năm.
Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với
Chứng nhận An tồn khai thác IOSA. Văn hố An tồn là một phần quan trọng trong văn
hoá doanh nghiệp Vietjet, được quán triệt từ lãnh đạo đến mỗi nhân viên trên toàn hệ
thống.
Kể từ khi hoạt động khai thác, phục vụ khách hàng đến nay, Vietjet đã được vinh
danh với nhiều giải thưởng uy tín tại Việt Nam và quốc tế.
Bên cạnh vị trí “Top 500 thương hiệu hàng đầu Châu Á 2016”, Vietjet cũng được
bình chọn là “Hãng hàng khơng giá rẻ tốt nhất châu Á 2015” do TTG Travel Awards bình
chọn, cũng như giải thưởng “Hãng hàng khơng được yêu thích nhất tại Việt Nam” do

Thời báo kinh tế bình chọn. Vietjet liên tục trong nhiều năm được bình chọn là “Nơi làm
việc tốt nhất” và “Thương hiệu tuyển dụng tốt nhất Châu Á”.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG
 Yếu tố chính trị, pháp luật


- Là 1 công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực hàng không nên các hoạt động kinh
doanh của Vietjet bị chi phối và kiểm soát chặt chẽ bởi các văn bản pháp luật do Nhà
nước quy định, trong đó trọng yếu là Luật Doanh Nghiệp, Luật chứng khốn, Luật hàng
không dân dụng Việt Nam và các văn bản liên quan đến các ngành nghề hoạt động của
công ty.
- Hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta chưa ổn định và nhất quán, các văn bản hướng
dẫn thi hành vẫn chưa hoàn chỉnh và đang trong giai đoạn hồn thiện nên khả năng cịn
nhiều sửa đổi và bổ sung có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Việc thay đổi các quy tắc và các quy định trong tương lai có thể làm cơng ty thay đổi
phương thức hoạt động hoặc chiến lược kinh doanh.
- Bên cạnh đó, việc sửa đổi có thể tác động bất lợi đến chi phí, tính linh hoạt, chiến lược
tiếp thị, mơ hình kinh doanh và khả năng mở rộng hoạt động của công ty.
→ Để hạn chế tối đa những rủi ro, Vietjet:
Luôn theo dõi, nghiên cứu và cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt
động kinh doanh của mình.
• Tham khảo và sử dụng dịch vụ tư vấn đối với những vấn đề pháp lý nằm ngồi
khả năng của cơng ty.
• Tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho các dự thảo chính sách, quy định liên quan
ngành hàng khơng.
 Yếu tố kinh tế:


- Những biến động trong chỉ số kinh tế vĩ mơ có thể sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế và ngành hàng không. Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của

công ty. → Đại chúng hoá phương thức vận chuyển bằng đường hàng không, thu hút
khách hàng từ các phương tiện vận tải khác và không ngừng cải tiến chất lượng dich vụ
→ Cách Vietjet duy trì tốc độ tăng trưởng và hạn chế rủi ro này
- Tỷ lệ lạm phát: luôn phụ thuộc vào các yếu tố biến động khó xác định, nếu lạm phát có
biến động khơng thuận lợi thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và cơng ty nói
riêng. → Để hạn chế rủi ro, Vietjet linh hoạt điều chỉnh giá vé, các phụ phí, các hạng vé
nhằm bù đắp đủ chi phí tăng thêm nhưng vẫn đảm bảo giá vé nằm trong khung giá được
phép mở bán.
- Lãi suất: Vietjet luôn thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định vay từ
các ngân hàng
- Biến động giá nhiên liệu: chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn tổng chi phí của Viejet, giá
nhiên liệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác và nằm ngồi sự kiểm sốt của cơng ty. Sự
biến động giá nhiên liệu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
 Yếu tố xã hội:


- Việt Nam nằm ở khu vực Châu Á – Thái bình Dương, khu vực đơng dân nhất, tiềm lực
kinh tế mạnh, có các hoạt động kinh tế năng động và phát triển.
- VN nằm trên trục giao thông Đông – Tây, Bắc – Nam, là trục giao thông quan trọng và
đơng đúc nhất trên thế giới → VN có tiềm năng lớn về giao thông, đặc biệt là đường hàng
không.
- Dân số đông và ngày càng tăng, mạng lưới trung tâm đô thị được phân bổ tương đối
đều, mức độ đơ thị hố nhanh trên tồn lãnh thổ với 3 trung tâm lớn: Hà Nội, Tp.HCM và
Đà Nẵng → Thị Trường tiềm năng cho tất cả các ngành kinh tế; Nguồn nhân lực dồi dào
nhưng chất lượng còn thấp
- Yếu tố tự nhiên về mặt địa lý có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, bên cạnh nền văn hoá
đặc sắc, phong phú, đa dạng và lịch sử đấu tranh anh dũng, hào hùng cũng tạo nên sự hấp
dẫn khách du lịch đến VN
 Yếu tố công nghệ:


- Sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật → thành công của Vietjet nhờ đổi mới
không ngừng trong cách tư duy và không ngần ngại ứng dụng các công nghệ hiện đại,
mới nhất vào trong mọi hoạt động: thương mại, dịch vụ, an toàn khai thác nhằm phục vụ
khách hàng toàn diện nhất.
- Người sáng lập từng khẳng định: “Tôi xây dựng Vietjet không chỉ nhằm cung cấp vé rẻ
hơn cho các hành khách có thu nhập thấp mà còn mang đến cho họ trải nghiệm Skyboss
tiêu chuẩn cao”.
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
Cơng ty Cổ Phần HÀng Không Vietjet là hãng hàng không tư nhân hiện đang dẫn
đầu tại thị trường nội địa. Để duy trì vị trí của mình cũng như tiếp tục mở rộng thị phần
quốc tế, Vietjet air phải có chiến lượng kinh doanh và đánh giá hiệu quả hoạt động trên cả
phương diện tài chính và phi tài chính. Hiện nay, thơng tin kế toán quản trị chưa đánh giá
được giá trị của tài sản vơ hình đối với hiệu quả hoạt động của cơng ty. Báo cáo kế tốn
quản trị mới chỉ dừng lại ở phân tích kết quả tài chính đơn thuần dựa trên báo cáo tài
chính định kỳ. Hệ thống đo lường hoạt động chưa kết nối các chỉ số KPI của các bộ phận
để có bức tranh tổng quan chân thực và đầy đủ nhất về hiệu quả hoạt động và quản lý
chiến lược. Bằng phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong kế tốn thơng qua tìm hiểu các
nghiên cứu môn học kết hợp khảo sát và phỏng vấn trực tiếp tại đơn vị, nhóm đã tìm
hiểu ngun nhân ảnh hưởng đến hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động của Vietjet cũng
như đưa ra các tác động của vấn đề từ đó nhóm chúng em đề xuất Viejet nên vận dụng thẻ
điểm cân bằng ( Balanced Scorecard) để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Mục
tiêu của nghiên cứu là xây dựng kế hoạch thực hiện thẻ điểm cân bằng tại công ty Vietjet
đồng thời xây dựng mục tiêu, thang đo, chỉ tiêu và hành động cụ thể trên bốn phương
diện mà thẻ điểm cân bằng dựa trên chiến lược mà Viejet đã đưa ra.


3.1 Tài chính
Từ đầu năm 2020 đến nay, ngành hàng không Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ
dịch Covid-19 nhưng đã nhanh chóng phục hồi thị trường nội địa, đi trước một giai đoạn
so với các nước khác trên thế giới.Ngay sau khi thị trường hàng không nội địa được khơi

phục, Vietjet đã nhanh chóng triển khai chiến dịch “Trở lại bầu trời” và khai trương thêm
8 đường bay mới, nâng tổng số đường bay nội địa lên 53 đường bay. Thái Vietjet cũng là
hãng hàng không đầu tiên khai thác trở lại tại sân bay Phuket (Thái Lan), khai trương
thêm 5 đường bay nội địa mới tại Thái Lan.Sau khi hồn thành khơi phục và mở rộng
thêm mạng bay nội địa, Vietjet cùng ngành hàng không Việt Nam đang sẵn sàng cho giai
đoạn trở lại các đường bay quốc tế từ tháng 7 trở đi, với tâm thế kiểm sốt tốt dịch bệnh,
đảm bảo an tồn y tế cho hành khách và nhân viên của hãng, góp phần quan trọng trong
phục hồi kinh tế và đầu tư.Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đang triển khai nhiều chương
trình, giải pháp hỗ trợ thiết thực cho các hãng hàng không như giảm thuế, phí, hỗ trợ
nguồn vốn chi phí thấp. Trên tinh thần đó, kế hoạch đến cuối năm 2020, VietJet sẽ khai
thác 90 tàu bay với hơn 118 nghìn chuyến bay, vận chuyển hơn 20 triệu hành khách.
Năm 2020 cũng là năm Vietjet tập trung các giải pháp kiểm soát tốt chi phí như
phát triển mảng kinh doanh vận chuyển hàng hố, mua sắm tàu bay, đa dạng hóa các
phương án tài trợ vốn, mở rộng dịch vụ tự phục vụ mặt đất kỹ thuật, đặt mục tiêu mảng
kinh doanh cốt lõi là vận tải hàng khơng có lợi nhuận trong năm 2020.Hãng cũng sẽ phát
triển nhóm khách hàng trung thành, tăng cường hiệu quả hoạt động tài chính và các ứng
dụng trên nền tảng thương mại điện tử; chuyển đổi số hệ thống vận hành, khai thác bằng
việc ứng dụng các phần mềm quản lý tiên tiến; tổ chức khoa học mạng đường bay, đội tàu
bay.Trong bối cảnh toàn ngành hàng không thế giới đứng trước thách thức to lớn, cổ đông
Vietjet đã biểu quyết thông qua kế hoạch chia cổ tức 2019 tới 50% bằng cổ phiếu. Đây là
kết quả tích lũy tài chính từ một chặng đường phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả,
truyền thống minh bạch hoạt động, mang lại giá trị cao cho nhà đầu tư trong nhiều năm.
Luồng tiền:


Tình hình hoạt động kinh doanh quý 1/2019
Kết thúc quý 1/2019, VJC đạt 13.636 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 8,57% so với
cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân được biết là nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng
kinh doanh chính: vận tải hàng khơng. Doanh thu hoạt động cốt lõi này đạt 10.265 tỷ
đồng, tăng trưởng 30,1% trong đó hoạt động phụ trợ chiếm 25,9%, tương ứng 2.657 tỷ

đồng, tăng trưởng 44,9% so với quý 1/2018. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 14.41% (quý
1/2018) lên 16,47% (quý 1/năm 2019). Chi phí hoạt động kinh doanh cũng tăng so với
cùng kỳ năm trước, tuy nhiên vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trên doanh thu. Lợi nhuận sau
thuế đạt 1.462 tỷ đồng, tăng 7,11% so vứi cùng kỳ năm 2018.Với hơn 7.000 tỷ đồng tiền
tồn quỹ đầu năm cùng với vỗn chủ sỡ hữu tăng thêm, công ty dùng chủ yếu để trang trải
các khoản phải thu, cuối quý 1/2019, tiền tồn quỹ chỉ còn hơn 5.000 tỷ đồng, giảm
28.84% so với đầu năm.
Khả năng sinh lợi:


Khả năng sinh lợi của VJC (số lũy kế 4 quý) đang có xu hướng giảm. Mặc dù
tỷ suất sinh lợi giảm nhưng vẫn nằm ở mức hấp dẫn nhà đầu tư và cao hơn so với bình
quân ngành. Cụ thể ở quý 1/2019, ROE đạt 40.15% cao hơn khoảng 4 lần so với trung
bình ngành là 11%; ROA đạt 14.34%, cao hơn gấp đơi so với bình qn ngành là 7%.
Địn bẩy tài chính cũng giảm dần, đạt 2,8 lần tại quý 1/2019 tuy nhiên vẫn cao hơn so
với
bình
quân
ngành

1,69
lần.
Chỉ số P/E của công ty ở khoảng 10.9 lần, thấp hơn so với bình quân ngành là 22.8
lần trong khi cổ phiếu VJC thuộc top có giá cao nhất ngành. Ngun nhân có thể do
chỉ số EPS của cơng ty khá cao, đạt 10.227 đồng, cao hơn gấp đôi so với bình quân
ngành là 4.410 đồng. Hiện cố phiếu VJC đang được mua với giá khoảng 115.000
đồng/cổ phiếu.So với kế hoạch 58.393 tỷ doanh thu và 6.219 tỷ LNTT, 3 tháng đầu
năm Vietjet Air đã thực hiện được 23,3% và 26,5% chỉ tiêu cả năm. Với việc mở thêm
6 đường bay cả trong nước lẫn quốc tế và sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng phụ trợ,
khả năng vượt kế hoạch kinh doanh năm khá cao. Tuy nhiên công ty cũng cần chú ý

hơn đến sức khỏe tài chính của mình, bởi khả năng thanh tốn ngắn hạn dưới mức an
tồn cùng địn bẩy tài chính cao vốn chứa đựng khơng ít rủi ro tài chính.
3.2. Nội Bộ
3.2.1. Điểm mạnh và tiềm năng phát triển:
- Điểm mạnh:
+ Tiềm lực tài chính lớn, có khả năng chịu rủi ro về tài chính và pháp luật.
+ Đội bay mới, nhiều và phát triển nhanh
+ Các máy bay hiện đại, mới thời gian khai thác cao
+ Đội ngũ nhân viên trẻ trung, chuyên nghiệp và nhiệt tình


-Được biết đến là hãng hàng không giá rẻ nhất tại Nam với chất lượng dịch vụ tương đối

và nhiều chiến lược marketing táo bạo và rất thành công khi mức độ nhận dạng thương
hiệu Vietjet rất cao song cũng chính vì thế mà kỳ vọng của khách hàng càng lớn và dễ
bị kích động bởi những sai lầm của hãng vì thế ngồi nổi trội về giá rẻ dẫn dầu thị
trường thì doanh nghiệp cần chú trọng thêm ở một số mạt cũng rất quan trọng như:
+ Củng cố nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng trước trong và sau khi sử
dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
+ Kiểm tra đảm bảo nghiêm ngặt chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ và
nhân viên để đảm bảo hiệu quả điều hành doanh nghiệp cũng như chất lượng của sản
phẩm dịch vụ
+ kiểm sốt lịch trình của các chuyến bay đồng thời tiến hành đưa ra các
phương án dự phòng rủi ro trễ chuyến bay hạn chế tuyệt đối tình trang hỗn bay trễ
chuyến mà khách khơng được biết trước, tăng tỉ lệ đúng giờ lên mức cao nhất
3.2.2. Mục tiêu hoạt động của công ty
Công ty được thành lập với mục tiêu phát triển thành một hãng Hàng không tư
nhân tiên tiến, hiện đại, là một trong những thương hiệu được yêu thích nhất tại Việt
Nam, bên cạnh đó với đội ngũ bay chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm cung cấp những
trải nghiệp dịch vụ tuyệt vời đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong nước và quốc tế,

tiến hành các hoạt động kinh doanh bổ trợ khác theo quy định của pháp luật nhằm thu lợi
nhuận cho các cổ đông, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động trong cơng ty, đóng
góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội và sự tiến bộ công đồng.
Năm 2020 trước hậu quá nghiệm trọng của dịch Covid-19 đối với nghành hàng
không Vietjet air vẫn đặt mục tiêu dự kiến hoà vốn vào cuối năm nay và sẽ tăng 12 tàu
bay nếu có thể bay quốc tế. Để thực hiện kế hoạch doanh nghiệp đã tập trung các giải
pháp tối ưu hóa chi phí, phát triển mảng vận chuyển hàng hóa, thương mại tài chính tàu
bay, mở rộng dịch vụ tự phục vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài nhằm tập trung nguồn lực hỗ
trợ mảng kinh doanh cốt lõi – vận tải hàng không.Đến cuối năm, Vietjet dự kiến khai thác
đội tàu bay 90 chiếc (tăng 12 máy bay so với hiện nay) với hơn 118.000 chuyến bay và
vận chuyển hơn 20 triệu hành khách. Kế hoạch tăng trưởng đội tàu bay được xây dựng
dựa trên giả định mạng bay quốc tế trở lại, định hướng phát triển và quy mô của cơng ty...
Bên cạnh đó , cơng ty đặt mục tiêu lãi trước thuế 100 tỷ đồng nếu hợp nhất cả lợi
nhuận từ 6 cơng ty con, trong đó có VietjetAir Cargo - đơn vị trong mảng vận chuyển
hàng hóa, lĩnh vực hãng sẽ đặt mục tiêu đẩy mạnh khi vận chuyển hành khách gặp khó vì
dịch.
Ngồi ra, hãng bay giá rẻ này đặt mục tiêu mở rộng và phát triển vững chắc mạng
bay cả nội địa và quốc tế nhằm củng cố vị trí hãng vận tải nội đại hàng đầu, cũng như
tăng khai thác các đường bay hiệu quả, đầu tư phát triển thương mại điện tử, đa dạng hóa
các phương án tài trợ vốn...
3.3.3. Quản lý tập khách hàng


Bởi vì thâm nhập thị trường với quá nhiều mức giá hấp dẫn và thường xuyên tung
khuyến mãi khủng khiến khách hàng mục tiêu của vietjet chưa được định hình rõ ràng
hầu hết là những người có độ tuổi từ 18-30,thường xuyên sử dụng công nghệ và ưa trải
nghiệm song nhạy cảm về giá, cũng vì thế mà lại là tập khách hàng khơng trung thành
bên cạnh đó để tiết kiệm chi phí hạ giá thành nên việc giao dịch mua bán trực tiếp thông
qua các ứng dụng công nghệ nên gây ra khá nhiều khó khăn cho gười lớn tuổi.. có thể nói
doanh nghiệp đánh đúng tâm lý của tập khách hàng mục tiêu nên chưa chú trọng đến giai

đoạn chăm sóc tư vấn trước và sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp chính vì khơng tạo dựng được lịng trung thành của khách hàng nên Vietjet chi
cho tiếp thị rất lớn.
Dưới đây là kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu khảo sát mức độ hài385 khách
hàng đã sử dụng dịch vụ vận tải của Vietjet Air kết qua thu về 362 (tỷ lệ 94,1%), tiến
hành loại các phiếu không hợp lệ cịn lại phân tích 350 phiếu hợp lệ ta được

 Vietjet Air cần nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng dành cho nhân viên tiếp xúc

với khách hàng, huấn luyện đội ngũ nhân viên đầu tuyến có tác phong chuyên
nghiệp và thái độ nhiệt tình ân cần với khách hàng.
3.3. Đổi mới và trưởng thành
- Quá trình tuyển chọn phải kỹ lưỡng và nâng cao hơn các tiêu chí tuyển chọn; sau
đó, các nhân viên mới được đào tạo đầy đủ về quy trình nghiệp vụ. Vietjet Air cần xây
dựng cơ chế lương thưởng hợp lý để nâng cao tinh thần làm việc và giữ chân nhân viên,
nên xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực của nhân viên để đảm bảo đánh giá đúng
hiệu quả sản xuất và năng suất lao động, từ đó có chế độ lương, thưởng, đãi ngộ cho hợp
lý. Bên cạnh đó, Vietjet Air cần hỗ trợ, chăm sóc khách hàng bằng việc tư vấn, giải đáp
mọi thắc mắc cho khách hàng trên nhiều phương tiện.
- Vietjet Air nên tăng tần suất quảng cáo trên truyền hình trên các bản tin thời sự trong
nước và quốc tế, không nên quảng cáo một cách dàn trải mà chỉ tập trung vào những


kênh có lượng người xem lớn: VTV1, VTV3, VTV9, HTV7, HTV9, Vĩnh Long và chỉ
phát sóng vào khung giờ vàng. Tăng hiệu quả hoạt động quảng cáo trên báo, tạp chí và
internet: thơng qua trang web chính thức, quảng cáo bằng các banner quảng cáo cơng
nghệ, các dịng chữ về khuyến mãi vé máy bay hay các đường bay mới trên các trang báo
mạng có lượng người xem lớn hiện nay như: vnexpress.net, news.zing.vn, soha.vn,…
Bên cạnh đó, nâng cao tính năng tương tác trang facebook của hãng hàng không Vietjet
Air, tăng số lượng người like với mục tiêu trên 3 triệu người like bình quân mỗi năm. Về

hoạt động quảng cáo ngoài trời: sử dụng những bảng quảng cáo lớn đặt tại nơi đơng
người, tiếp tục duy trì các bảng quảng điện tử tại các nơi công cộng, như: Sân bay, trung
tâm thương mại, siêu thị, các tòa nhà văn phịng lớn. Vietjet Air nên xây dựng một hình
ảnh người đại sứ thương hiệu gần gũi hơn, với những câu chuyện thường nhật hơn.
- Nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung chương trình khuyến mãi sẽ thực hiện: tham khảo ý
kiến của phòng bán hàng, bộ phận phát triển thị trường, nhân viên kinh doanh. Chương
trình khuyến mãi nên triển khai trên phạm vi tồn quốc hướng đến tính đại chúng; đồng
thời, rút ngắn quy trình thực hiện kế hoạch khuyến mãi, cụ thể: Cần xây dựng chương
trình khuyến mại nhằm gia tăng dịch vụ cốt lõi như: các dịch vụ trước chuyến bay, trên
chuyến bay, sau chuyến bay và các dịch vụ quá cảnh tại một nước với thời gian chờ nối
chuyến lớn hơn 24 tiếng. Ngoài ra, Vietjet Air cần thiết lập mối quan hệ với các khách
sạn tại những địa điểm có đường bay tới, cần có những chính sách cho khách hàng
thường xuyên, khách hàng lớn tuổi và chính sách giá cho người khuyết tật.
3.4. Khách hàng
Dưới đây là khảo về mức độ hài lòng của khách hàng khi đã sử dụng dịch vụ, sản
phẩm của doanh nghiệp


 Các chỉ số về dịch vụ đều rất thấp, hầu hết người tiêu dùng đều bị hấp dẫn bởi

-

doanh nghiệp có tinh thần phục vụ hướng về khách hàng nhưng hiện nay viêtjet
vẫn đang trên đà hoàn thành sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp.
Thị phần: Tổng khách vận chuyển trong nửa đầu năm 2019 đạt 18,3 triệu khách,
tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018, với thị phần như sau: Vietnam Airlines chiếm
35,9%, VASCO là 2%, Vietjet chiếm 44%, Jetstar Pacific chiếm 13,9% và Bamboo
Airways chiếm 4,2%.Bên cạnh đó, các hãng HKVN khai thác 48 đường bay nội
địa kết nối 22 Cảng hàng không. Cụ thể, Vietnam Airlines khai thác 33 đường bay,
Vietjet Air khai thác 35 đường bay, Jetstar Pacific khai thác 23 đường bay, Công ty

bay dịch vụ hàng không (VASCO) khai thác 9 đường bay và Bamboo Airways
khai thác 24 đường bay.

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETJET AIR


4.1 NHÓM KHÁCH HÀNG VÀ MỤC TIÊU
ĐỊNH VỊ
Đối tượng khách hàng mục tiêu của VietJet là khách hàng trẻ trung, năng động,
muốn du lịch khắp mọi nơi để khám phá, là những đối tượng mới đi máy bay lần đầu, có
thu nhập tầm trung. Chính vì thế ngay từ đầu họ đã tự định vị mình là “hãng hàng khơng
giá rẻ”. Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của VietJet là một thành công
lớn bởi tại thời điểm mới ra mắt, VietNam Airline là hãng máy bay lớn chỉ dành cho
những người có thu nhập cao, với sự ra đời của VietJet khiến cho việc di chuyển bằng
máy bay khơng cịn q xa vời. Đặc biệt, trào lưu “xách vali lên và đi” ngày càng phát
triển trong thời gian gần đây trong giới trẻ - những người khơng có thu nhập cao khiến
cho VietJet Air ngày một trở nên gần gũi và dần chiếm lĩnh thị trương nội địa
Slogan “Bay là thích ngay”, VietJet đem đến trải nghiệm với các chuyến bay “vừa
túi tiền” nhất, các chuyến bay 0 đồng, đội ngũ tiếp viên trẻ trung, năng động và xinh đẹp
Như vậy, VietJet đã rất thành công trong việc định vị thương hiệu của mình
trongmắt những khách hàng tiềm năng Việt, để trở thành hãng hàng không được nhiều
người Việt Nam xem xét đầu tiên mỗi khi cần phải di chuyển bằng máy bay.
Khách hàng mục tiêu
VietJet Airphục vụ cho tất cả mọi người, nhưng chiến lược truyền thông
củachúng tôi tập trung vào một phân khúc khách hàng mà chúng tôi gọi là:
Young - minded
Young - minded lànhững ngườitiêu dùng cóđộ tuổi từ18đến30.Họlànhững
người có học thức, có kinh nghiệm và thường xuyên sử dụng các thiết bị cơng
nghệ.
Họ tin rằng, cơng nghệ có thể làm phong phú thêm cuộc sống của họ bằng

cách làm cho họ cảm thấy được kết nối sâu sắc với những người khác và
thếgiới xung quanh.
Và họ tìm kiếm những thương hiệu mở ra cho họ những khả năng mới, những
trải nghiệm mới.
Chuyến bay mục tiêu
Chuyến bay Vietjet Air là dịch vụ dành riêng cho khách hàng độ tuổi từ 18 đến 30,
trẻ trung, năng động, sử dụng thành thạo và thường xuyên các công nghệ cao (như smart
phone, email, mạng xã hội, các hình thức thanh tốn trực tuyến: visa, master card…). Có
sở thích đi du lịch, khám phá hoặc thường xun phải di chuyển bằng các dịch vụ hàng
không với chi phí phù hợp. Nhóm khách hàng này thích đổi mới, sáng tạo và năng động.
Thích các hoạt động cộng đồng và kết nối.


Hiện tại VietJet Airáp dụng chuyến bay tại 4 đường bay:
-

Hồ Chí Minh – Hà Nội

-

Hồ Chí Minh – Đà Nẵng

-

Hồ Chí Minh – Singapore

-

Hồ Chí Minh – Bangkok
2 đường bay dự kiến áp dụng từ năm 2015:


-

Hà Nội – Bangkok

-

Hà Nội - Singapore

4.2 MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHÍNH
Vietjet thực hiện chiến lược sản phẩm của Vietjet Air giá rẻ xây dựng dựa trên mơ
hình của Air Asia và Virgin Atlantic, từ khía cạnh đầu tư, nhận diện thương hiệu cho tới
quảng bá, marketing,… Sau khi ra đời, Vietjet Air cũng gặt hái được thành công không
nhỏ khi cạnh tranh và thậm chí là lấn lượt cả Vietnam Airlines trong thị trường nội địa.
Vậy hãy cùng xem chi tiết về chiến lược marketing của Vietjet Air có gì đặc biệt nhé
4.2.1 Chiến lược định vị của Vietjet Air
Vietjet Air là hãng hàng không giá rẻ, tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ
trung, năng động và những đối tượng đi máy bay lần đầu, những đối tượng có thu nhập
tầm trung. Các đối tượng khách hàng của vietjet air sử dụng thành thạo công nghệ và
Internet như smartphone, email, mạng xã hội, các hình thức thanh tốn trực tuyến: visa,
master card,… và có sở thích khám phá, đi du lịch thường xun với chi phí phù hợp.
Nhóm đối tượng khách hàng của vietjet air hầu hết là những người thích đổi mới, sáng
tạo, thích kết nối,…
Với khẩu hiệu “Bay là thích ngay”, Vietjet đem đến cho hành khách trải nghiệm các
chuyến bay với giá rẻ, các chuyến bay 0đ với dịch vụ khá tốt, đội ngũ tiếp viên trẻ trung,
năng động, mang đến cho hành khách nhiều điều thú vị, vui vẻ trên các chuyến bay.

4.2.2:Chiến lược phân phối của Vietjet Air – Đường bay 2018 và xa hơn
Chiến lược marketing của Vietjet Air phân phối và kết hợp cùng nhiều đơn vị nhỏ lẻ



Trong số các đường bay mới mở, Vietjet ưu tiên mở tuyến quốc tế. Tính đến tháng
9/2017,Vietjet đã mở 12 tuyến quốc tế trong khi chỉ mở thêm 2 tuyến bay trong nước.
Hiện nay, trong tổng số 76 đường bay của Vietjet, đã có tới 38 đường bay quốc tế chiếm
50% tổng số đường bay với tổng số giờ bay nhiều hơn nội địa. Đây chính là lợi thế cạnh
tranh
của
Vietjet
Air.
Để làm được điều này, Vietjet đang nghiên cứu khả năng sử dụng những dòng máy
bay cho những chặng dài hơn chủ yếu tập trung vào khu vực Đông Nam Á như Trung
Quốc, Indonesia…
Vietjet Air đang làm việc với đơn vị bán lẻ (như Walmart) để đa dạng hóa hàng hóa
kinh doanh phụ trợ. Đối với những chặng bay quốc tế dài (trên 12 giờ bay), Vietjet Air đã
ký kết với Japan Airlines và đang thảo luận cùng các hãng hàng khơng của Hàn Quốc và
Mỹ. Dự tính năm 2019, Hãng sẽ mở đường bay sang Mỹ. Vietjet muốn tham gia phân
khúc này, sẽ phải tìm cách khác biệt về dịch vụ, để bù đắp cho những khoản đắt đỏ, như
cung cấp dịch vụ tới sân bay địa phương tại San Jose hay Orange County, California –
nơi có lượng lớn người Việt sinh sống.
4.2.3 Chiến lược xây dựng thương hiệu của Vietjet Air
Chiến lược marketing của Vietjet Air đã xây dựng thương hiệu nhờ các chiêu thức
truyền thông hiệu quả
Hãng hàng khơng “sexy” đã có rất nhiều chiêu thức PR ấn tượng. Còn nhớ năm
2013, khi Vietjet Air mời Ngọc Trinh cùng dàn người mẫu chân dài nóng bỏng, mặc
bikini tạo dáng bên máy bay, thương hiệu Vietjet bỗng chốc đình đám.
Theo tính tốn của CAPA, mức độ nhận diện của thương hiệu Vietjet Air tại Việt
Nam đã lên tới 98%. Đây là yếu tố rất quan trọng vì hầu hết người Việt vẫn mua vé qua
đại lý thay vì đặt trực tiếp trên internet. “Giấc mơ bay cho mọi người dân Việt Nam” mà
Vietjet khơi gợi là một giấc mơ đẹp trong một thị trường có tầng lớp trung lưu đang tăng
trưởng mạnh như Việt Nam.

Với sức mạnh về thương hiệu, từ năm 2015, Vietjet đã thực hiện một động thái mới,
đó là chấm dứt việc trích tiền hoa hồng cho các đại lý. Thay vào đó, Vietjet Air chỉ trả
một khoản phí tương đương 0,03% giá vé, thực ra là phí thanh tốn thẻ hoặc Internet
Banking. Cách thức này đã giúp chi phí phân phối của Vietjet giảm xuống, thúc đẩy giá
vé của Vietjet Air về mức thấp nhất có thể.
4.2.4. Chiến lược Sản phẩm
Điểm khác biệt dịch vụ của chuyến bayVietjet Air


Mua vé và Check-in online.




Khu ký gửi hành lý riêng biệt.



Các dịch vụ mặt đất mới lạ, đa dạng.



Tự phục vụ trên khoang máy bay.



Máy bay tích hợp hệ thống mp3.





Bồi hồn các dịch vụ cao.



Các chương trình ưu đãi, khuyến mãi dành riêng cho hành khách VietJet .



Thẻ thành viên dành riêng cho khách hàng VietJet

4.2.5 Chiến lược giá của Vietjet Air
Chiến lược marketing của Vietjet Air thường xuyên có nhiều chương trình khuyến
mãi và săn vé 0đ
Giá vé thấp là cách thức cạnh tranh đặc biệt để Vietjet Air thu hút khách hàng.
Muốn vậy, Vietjet phải tối ưu hóa chi phí. Vietjet Air hiện chỉ khai thác duy nhất dòng tàu
bay thân hẹp A320 và A321. Đây là dòng máy bay chuyên phục vụ tuyến bay ngắn (5-6
giờ bay), giúp Vietjet Air có thể quay vịng nhiều chuyến, đi về trong ngày, giảm được chi
phí vận hành và chi phí ăn ở cho đội bay.
Loại máy bay này cũng là tiên tiến nhất, có tuổi đời trẻ (3,3 tuổi), giúp Vietjet tiết
kiệm tối đa chi phí xăng (15%). Ngồi ra, chiến lược chi phí thấp của Vietjet Air cũng đã
cắt giảm các chi phí hành lý đi kèm, bỏ suất ăn trên máy bay. Thay vào đó, hành lý, ăn
uống trở thành dịch vụ hành khách phải trả tiền riêng tùy theo nhu cầu. Đổi lại, thay vì
các suất ăn đã tính trong giá vé chỉ với 1-2 lựa chọn thì menu Vietjet có tới 9 món ăn
nóng hợp khẩu vị của nhiều đối tượng khách hàng của vietjet air.
Giá vé

Giá vé trên đây là giá thấp nhất:
- Giá vé 1 chiều
- Đã bao gồm thuế và các chi phí khác

- Giữa giá vé mua ngay và vé đặt trước 2 tháng chênh lệch tối đa 200.000 VNĐ


Điểm khác biệt giữa các giá vé


CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH VÀ LựA CHọN CHIếN LƯợC KINH DOANH
Vietjet có thể nói là một hãng hàng khơng “ tăng trưởng thần tốc” tại Việt Nam .
Vietjet đã nhanh chóng xây dựng được vị trí vững chắc tạo một trong những thì trường
hàng khơng phát triển nhanh nhất như Việt Nam và được biết đến như một hãng giá rẻ
hàng đầu Đông Nam Á.Vietjet bắt đầu hoạt động ở Việt Nam vào cuối năm 2011 và trở
thành hãng hàng khơng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam.
5.1 Phân tích ma trận SWOT cho VietJet Air
5.1.1 Điểm mạnh:
1.Vietjet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên ở Việt Nam
VietJet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên ở Việt Nam và chính thức đi vapf
hoạt động từ năm 2011. Có lợi thế là một hãng hàng không tư nhân VietJet đã xây
dựng cho mình một hướng đi riêng đó là hướng tới việc xây dựng thương hiệu là một
hãng hàng không giá rẻ phục vụ nhu cầu di chuyển bằng máy bay ngày càng tăng của
người dân nhưng lại quan ngại về mức giá cao của hình thức đi lại này.Bên cạnh đó, vì
là một hãng tư nhân nên Vietjet tương đối trẻ trung, năng động và linh hoạt từ việc
quản lý đến đội ngũ nhân lực.
2. VietJet có tiềm lực tài chính mạnh
Với vốn điều lệ khá lớn là 5.416.113.340.000 đồng (Năm ngàn bốn trăm mười
sáu tỷ một trăm mười ba triệu ba trăm bốn mươi nghìn đồng) giúp VietJet chịu được
các khả năng rủi ro về mặt tài chính. Ngồi ra, tiềm lực tài chính mạnh giúp các
chương trình của VietJet được triển khai nhanh chóng.
3. VietJet có mức tăng trưởng thị phần tăng nhanh chóng
Mới chỉ đi vào hoạt động từ cuối năm 2011 nhưng VietJet đã trở thành hãng
hàng không nội địa lớn nhất. Đến năm 2013, thị phần của công ty liên tục tăng và công

ty báo lãi liên tục. Năm 2016, số hành khách di chuyển trên các chuyến bay của VietJet
gần như tương đương với Vietnam Airlines. Tính đến cuối tháng 12/2019 nắm giữ
42,2% thị phần nội địa trở thành hàng hàng không nắm giữ thị phần nội địa lớn nhất
tại Việt Nam.


Hình 1: Tổng thị phần hàng khơng Việt Nam:2013-2016

Hình 2: Thị phần nội địa của các Hãng hàng không Việt Nam năm 2019
Lượt khách sử dụng chuyến bay của VietJet tăng qua từng năm từ 2016 đến
năm 2019 tăng từ 14 triệu lượt khách lên 24,9 triệu lượt khách. Bên cạnh đó, số
chuyến bay của VietJet tăng từ 98.805 lượt năm 2017 lên 138.952 lượt năm 2019


Hình 3: Lượt khách vận chuyển của VietJet từ năm 2016-2018

Hình 4: Lượt khách và số chuyến bay của VietJet từ năm 2017-2019
4.Chi phí thấp


VietJet là hãng hàng khơng có chi phí bình qn trên một đơn vị ghế km cung
ứng (CASK) ở mức thấp và được cân bằng tương đối ổn định qua các năm. Chi phí
vận hành khơng bao gồm chi phí nhiên liệu trên một đơn vị ghế km cung ứng (CASK
ex-fuel) của Viejet không thay đổi so với năm 2017, ổn định ở mức 2,38 xu nhờ đẩy
mạnh các biện pháp quản lý chi phí hoạt động. So sánh với mức tăng bình qn của
tồn ngành năm 2018 là 4 - 5% trên mỗi đơn vị, việc có thể duy trì chỉ số CASK exfuel ở mức thấp trong 2 năm liên tiếp cho thấy hiệu quả kiểm soát chi phí hoạt động
của
Vietjet.

Hình 5:Chi phí CASK và CASK ex-fuel của VietJet 2016-2018

Theo CAPA, chi phí thấp là yếu tố vơ cùng quan trọng ở Việt Nam, vì nhìn
chung đây là một thị trường nhạy cảm về giá với chỉ số lợi nhuận thấp. Khi cạnh tranh
của Việt Nam gia tăng và các hãng hàng không giá rẻ tiềm năng bắt đầu gia nhập thị
trường, quy mơ và chi phí của Vietjet sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng.
Chi phí thấp cho phép VietJet đạt lợi nhuận ngay trong thời gian đầu khi mới đi
vào hoạt động. Công ty liên tục đạt tăng trưởng lợi nhuận đều đặn từ giữa năm 2013.
Lợi nhuận trước thuế tăng gấp đôi trong năm 2016, đạt 2703 tỷ VNĐ và liên tục tăng
trong năm 2017 và năm 2018 lần lượt là 5303 tỷ VNĐ và 5816 tỷ VNĐ


Hình 6: Lợi nhuận trước thuế của VietJet 2016-2018
5. Các khoản phụ thu
Ngoài doanh thu từ việc vận chuyển hành khách thì doanh thu đến từ các khoản
phụ trợ và vận tải hàng không khác cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công
của các hãng hàng không giá rẻ. Trong năm 2019 doanh thu từ các khoản phụ trợ và
doanh thu dịch vụ VTHK khách chiếm lần lượt chiếm 27,5% và 9,7%. Vietjet loại bỏ
việc cung cấp các dịch vụ không cần thiết để mang đến giá vé rẻ cho khách hàng, đổi
lại, các hành khách phải trả thêm các chi phí như nếu muốn sử dụng các dịch vụ khác
như đồ ăn, thức uống,...
Vietjet tin rằng hãng này có thể tiếp tục tăng doanh thu từ các khoản phụ trợ và
doanh thu từ dịch vụ VTHK bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ. Vietjet
đặc biệt quan tâm đến phát triển nền tảng thương mại điện tử, cho phép hành khách đặt
vé máy bay và các dịch vụ khác thông qua phương tiện truyền thông xã hội và các đối
tác như Google và Facebook.


Hình 7:Doanh thu của VietJet 2017-2019
6. Thương hiệu nổi tiếng với hoạt động marketing mạnh mẽ và mạng lưới phân
phối lớn
Vietjet đang tập trung xây dựng chương trình khách hàng trung thành, điều này

sẽ càng nâng cao vị thế của Vietjet trên thị trường nội địa.
"Việc sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông xã hội, tài trợ và cả những
chiến dịch truyền thông đầy mạo hiểm như chương trình bikini trên khơng từ năm
2012 (đã tạo nên một cú hit trên youtube), đã giúp Vietjet thành công tại thị trường nội
địa. Vietjet cũng có mạng lưới phân phối mạnh với hệ thộng 1300 đại lý", CAPA nhận
định.
Vẫn theo CAPA, mạng lưới đại lý du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công của
Vietjet bởi hầu hết người Việt vẫn chưa có thói quen đặt vé trực tiếp trên internet.
Tổng số vé được đặt qua các đại lý chiếm hơn 2/3 tổng số vé được đặt của Vietjet.
Vietjet cũng ngừng trả tiền hoa hồng cho các đại lý vào năm 2015. Cơng ty vẫn
trả phí khích lệ cho các đại lý, phí này chiếm khoảng 0,3% tổng số chi phí của Vietjet.
Tuy nhiên, chi phí này là chấp nhận được và tổng chi phí phân phối của Vietjet vẫn là
rất thấp, cho phép VietJet tiếp tục duy trì việc cung cấp vé máy bay giá rẻ.
7. Đãi ngộ nhân viên tốt, đội ngũ nhân lực dồi dào
Tính đến thời điểm cuối tháng 12/2017, Vietjet đã có 3.162 nhân viên và 50
chuyên gia nước ngoài đến từ hơn 35 quốc gia trên thế giới, trong đó có 499 phi cơng,
1.046 tiếp viên và 592 kỹ sư.
VietJet còn đạt được những giải thưởng như:
-Top 100 nơi làm việc tốt nhất VN 2017 (năm thứ 4 liên tục) do Anphabe khảo
sát
-Top 50 Doanh nghiệp Việt Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn 2017 do
Anphabe khảo sát


- Giải thưởng Thương hiệu nhà tuyển dụng tốt nhất Châu Á 2017 (năm thứ 2
liên tiếp) do World HRD Congress bầu chọ n
Số lượng lao động, mức lương trung bình đối với người lao động: Thu nhập
bình quân của nhân viên gần 15 triệu đồng/người và phi công là 180 triệu đồng/nhân
viên
Chính sách lao động nhằm đảm bảo sức khỏe, an tồn và phúc lợi của người lao

động: Cơng ty thực hiện đầy đủ các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y t ế đối
với người lao động theo đúng quy định của Luật BHXH và BHYT của Vi ệt Nam.
Tất cả nhân viên Vietjet đều được đào tạo về văn hóa cơng ty và các kiến thức
chun mơn, kỹ năng hội nhập. Trung bình số giờ đào tạo/m ỗi nhân viên khoảng 2%
số giờ làm vi ệc/n ăm. Trong năm 2017, Vietjet đã thực hiện 691 khóa đạo tào cho
12.123 lượt học viên của tất cả các chuyên ngành.
5.1.2 Điểm yếu
1. Chiến lược liên doanh của VietJet gặp nhiều vấn đề

Theo CAPA, kể từ những năm đầu khi mới đi vào hoạt động, Vietjet đã đàm
phán với các đối tác liên doanh tiềm năng về việc thành lập một hãng hàng không giá
rẻ tại các thị trường Châu Á khác. Tuy nhiên, một số đã khơng thành hiện thực, và liên
doanh duy nhất được hình thành (ở Thái Lan) đã gặp nhiều trở ngại. Thai Vietjet được
thành lập vào năm 2013 nhưng chỉ bắt đầu hoạt động vào tháng 9 năm 2016. Hãng
hàng không này ban đầu bị trì hỗn một năm trước khi triển khai hình thức chuyến bay
th bao trọn gói vào cuối năm 2014, và lại tiếp tục mất 2 năm nữa để nhận được sự
chấp thuận để đưa các chuyến bay đi vào hoạt động. Nửa đầu năm 2016, Vietjet cũng
bán phần lớn cổ phần của mình cho một nhà đầu tư Việt Nam. Vietjet hiện chỉ có 9%
cổ phần trong Thai Vietjet.
VietJet đang tiếp tục xem xét các cơ hội liên doanh ở các nước khác. Tuy nhiên,
thách thức tồn tại khắp mọi nơi bởi hàng không giá rẻ đã có mặt ở hầu hết các trị
trường trọng yếu ở châu Á.
2. Thương hiệu và hệ thống phân phối vẫn cịn yếu ở nước ngồi

Thương hiệu VietJet ở nước ngồi lại hoàn toàn trái ngước với sự nổi tiếng và
hệ thông phân phối rộng khắp ở thị trường Việt Nam,VietJet ở nước ngoài là một
thương hiệu mới chưa được nhiều người biết đến.
3. Thực hiện việc thuê máy bay có thể làm ảnh hưởng đến chi phí cũng như

chất lượng máy bay của VietJet

Vietjet gần như hoàn toàn dựa vào việc bán và thuê lại kể từ cuối năm 2014, khi
hãng bắt đầu mua máy bay trực tiếp từ Airbus. Gần như 28 máy bay mua từ Airbus đã


×