Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Phân tích thương vụ mua lại vinmart của masan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ (KINH TẾ ĐẦU TƯ)

Đề tài

Phân tích thương vụ mua lại
Vinmart của Masan
Môn học: KINH TẾ ĐẦU TƯ 2

từ Đại hội VII (1991) đến Đại hội

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Hà Nội - 2021

NHÓM THỰC HIỆN


MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................- 3 B. NỘI DUNG..........................................................................................................- 4 Phần 1: Giới thiệu chung.....................................................................................- 4 I. Giới thiệu về tập đoàn Masan Group..........................................................- 4 II. Giới thiệu về Vinmart................................................................................- 5 III. Giới thiệu về thương vụ Masan mua lại Vinmart...................................- 7 Phần 2: Phân tích thương vụ..............................................................................- 8 I. Nguyên nhân Vingroup lựa chọn Masan để chuyển nhượng Vinmart.....- 9 II. Masan đã chuẩn bị nguồn lực tài chính thế nào để hoàn thành phi vụ này
một cách nhanh chóng như mong muốn của phía Vingroup?....................- 11 Phần 3. Hậu vận sau thương vụ M&A.............................................................- 18 I. Hiệu quả và mặt trái của tiến trình M & A.............................................- 18 1. Những lợi ích của hoạt động M & A.........................................................- 18 2. Rủi ro và những cạm bẫy...........................................................................- 19 II. Hiệu quả và mặt trái của M&A đối với Vinmart....................................- 20 1.Đánh giá tình hình sau sáp nhập.................................................................- 20 2. Những lợi thế và khó khăn sau khi sáp nhập.............................................- 24 Phần 4: Giải pháp của Masan sau thương vụ mua lại Vinmart....................- 28 I. Giải pháp của Masan sau thương vụ mua lại Vinmart............................- 28 II. Giải pháp của VCM trong mùa dịch........................................................- 30 C. KẾT LUẬN.....................................................................................................- 33 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................- 34 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM................................................................- 35 -


- Kinh tế đầu tư 2 -

A. LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, hội nhập nhanh chóng
của nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán trong nước, nhu cầu mua bán và
sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ngày càng tăng. Khi hoạt động M&A của các nước


trên thế giới đã phát triển mạnh thì tại Việt Nam hoạt động này vẫn còn rất mới, chứa
đựng nhiều hứa hẹn cơ hội đầu tư cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bên cạnh
đó cũng khơng kém những khó khăn và thách thức mà họ phải đối mặt.
Khi được tiếp cận môn học Kinh tế đầu tư 2, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn
đề tài: “Phân tích thương vụ mua lại Vinmart của Masan” để nghiên cứu.
Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, 2 doanh nghiệp có tiềm lực và quy mô lớn hàng
đầu ở Việt Nam là VinGroup và Masan đã cơng bố thương vụ hốn đổi giữa CTCP
Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM), đơn vị sở hữu Vincommerce và
VinEco với công ty thuộc sở hữu của Masan là Masan Consumer Holding (MCH).
Đây được coi là giao dịch M&A lớn nhất, có quy mơ gần chưa từng có trong lịch sử
nền kinh tế Việt Nam, đã tốn biết bao giấy mực của các nhà phân tích kinh tế trong và
ngoài nước.
Vậy, tại sao Masan lại lựa chọn sở hữu Vinmart ? Khí bắt đầu thương vụ này Masan
sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức gì?Masan đã chuẩn bị để ứng phó
như thế nào? Vingroup đã thu về được lợi gì từ thương vụ này, cũng như mất đi
những gì? Những câu hỏi ấy sẽ được trả lời trong bài phân tích dưới đây của nhóm 7
chúng em. Mong rằng bài phân tích này của bọn em sẽ giúp thầy cơ có thể hiểu rõ
hơn về “thương vụ bạc tỉ “ này
Trong quá trình làm bài dù đã được sự hướng dẫn của cơ TS.Nguyễn Thu Hà và nhóm
chúng em cũng đã cố gắng, nỗ lực nhiều trong quá trình làm bài. Song do kiến thức
và năng lực còn hạn chế nên quá trình làm bài vẫn sẽ khơng tránh khỏi được những
thiếu sót, chúng em mong rằng cơ sẽ góp ý và nhận xét để bài làm được hồn thiện
hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô.

3


- Kinh tế đầu tư 2 -


B. NỘI DUNG

Phần 1: Giới thiệu chung
I. Giới thiệu về tập đoàn Masan Group
1. Giới thiệu chung
Masan Group là một cách gọi khác của Cơng ty cổ phần Tập đồn Masan. Đây là một
trong những tập đoàn kinh doanh lớn trong nền kinh tế tư nhân Việt Nam, do chính
người Việt sáng lập và điều hành. Người sáng lập Masan Group chính là ơng Nguyễn
Đăng Quang, hiện đang giữ chức vị Chủ tịch HĐQT. Được biết đến là một doanh
nghiệp lớn, chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng với thị phần chiếm 70% thị
trường Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu mà Masan Group tập trung đến là
hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam. Với mục tiêu trở thành tập đồn kinh
doanh số 1 tại Việt Nam, Masan khơng ngừng phát triển trong suốt những năm vừa
qua.
Một trong những thành tích đáng tự hào của Masan là nằm ở vị trí thứ 7 trong danh
sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016. Trong ngành hàng tiêu
dùng, Masan nằm ở vị trí 2 so với các thương hiệu khác trên cả nước. Doanh thu vào
năm 2016 của Masan đạt được lên đến 43.298 tỷ đồng và năm 2020 với doanh thu
thuần hợp nhất đạt 77.218 tỷ đồng.
2. Phong cách Masan
Dẫn đầu thị trường với các nền tảng hoạt động tốt nhất.
Sự tăng trưởng bền vững chỉ có thể đạt được nhờ việc xây dựng hệ thống và nền tảng
vận hành tốt nhất. Khi tham gia vào một ngành, chúng tôi phát triển một chiến lược
riêng cũng như các mơ hình kinh doanh có thể nhân rộng để vươn đến vị thế dẫn đầu
thị trường trong từng lĩnh vực. Điều này cho phép chúng tôi không ngừng đầu tư vào
những hệ thống vận hành tốt nhất. Trong những năm qua, chúng tôi đã đầu tư phát
triển những sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu, nhà máy sản xuất, mạng lưới phân
phối và quan trọng nhất là nguồn nhân lực.
 Lý tưởng: Trở thành niềm tự hào của Việt Nam bằng việc nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của người Việt.

 Sứ mệnh: Cung cấp dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tập đoàn Masan cho
gần 100 triệu người Việt Nam, đồng thời giúp họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu
thiết yếu hàng ngày.
3. Con người của Masan
4


- Kinh tế đầu tư 2 -

Phương châm: Chúng ta khơng ngừng sáng tạo để đón đầu nhu cầu của người tiêu
dùng và nắm bắt xu hướng ngành























Giá trị cốt lõi
Tố chất lãnh đạo
Sự liêm minh
Tinh thần doanh nhân
Tin tưởng
Khát vọng chiến thắng
Nguyên tắc của Masan
Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm
Khả năng lãnh đạo
Ln tìm ra giải pháp
Tinh thần trách nhiệm cao
Minh bạch
Chuyên môn cao
Ban Điều hành chịu trách nhiệm thực thi kế hoạch phát triển kinh doanh của
Masan Group và báo cáo kết quả kinh doanh. Tổng Giám đốc lãnh đạo Ban
Điều hành. Hiện nay, Ban Điều hành gồm có năm thành viên điều hành cao cấp
nhất của Masan Group, Tổng Giám đốc, hai Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Tài
chính và Kế tốn trưởng.
4. Thành tựu
Cam kết phát triển bền vững của chúng tôi được công nhận bởi các tổ chức cả
trong và ngoài nước.
Dẫn đầu Top 10 Thương vụ M&A tiêu biểu 2019-2020
Đứng đầu trong các Doanh nghiệp Xuất sắc & Bền vững Châu Á 2021
Top 50 Công Ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam Năm 2021 - Forbes
Top 50 thương hiệu dẫn đầu năm 2020 – Forbes Việt Nam
Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2020 – Vietnam Report
Top 10 Sản phẩm – Dịch vụ được tin dùng


II. Giới thiệu về Vinmart
1. Giới thiệu chung
VinMart là hệ thống siêu thị trực thuộc tập đoàn VinGroup (người đứng đầu là doanh
nhân Phạm Nhật Vượng), Việt Nam. Và nhắc đến VinMart thì khơng thể quên
VinMart+. Chúng là một cặp trùng, VinMart là hệ thống siêu thị còn VinMart+ là
chuỗi cửa hàng tiện lợi.

5


- Kinh tế đầu tư 2 -

Siêu thị VinMart đầu tiên được ra mắt vào tháng 11/2014. Tới nay dù mới chỉ qua 6
năm hình thành phát triển, bộ đơi VinMart và VinMart+ đã trở thành những thương
hiệu được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn nhiều nhất. 2 thương hiệu này cũng
lọt top 10 nhà bán lẻ uy tín nhất trên thị trường.
Tính đến thời điểm 2019, VinMart đã có trên 111 siêu thị và VinMart+ có hơn 1800
cửa hàng trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Tháng 12/2019, VinGroup đã
chuyển nhượng VinMart, VinMart+ và VinEco cho tập đồn Masan. Họ hiện tại
khơng cịn là chủ sở hữu của các thương hiệu này mà chỉ là cổ đông.
2. Sứ mệnh
Với sứ mệnh phát triển bền vững và tạo được cho khách hàng tâm lý“AN TÂM MUA
SẮM MỖI NGÀY”, VinMart & VinMart+ luôn nỗ lực đáp ứng đầy đủ yêu cầu mua
sắm của khách hàng, cam kết chất lượng khi sử dụng sản phẩm, giao hàng nhanh
chóng, nâng cao giá trị cuộc sống của người tiêu dùng trong xã hội hiện đại.
3. Tầm nhìn
Mang lại sự lựa chọn hồn hảo về mua sắm tiện ích,VinMart & VinMart+ hướng tới
mục tiêu trở thành hệ thống bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, dẫn đầu về cung cấp sản
phẩm tiêu dùng và chất lượng dịch vụ trong đời sống người Việt. VinMart cịn chú

trọng xây dựng mơi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn;
tạo điều kiện và cơ hội phát triển cho tất cả nhân viên; tích cực đóng góp vào các hoạt
động xã hội, hướng về cộng đồng với những thơng điệp mang tính nhân văn.
4. Đặc điểm
 Vị trí địa lý:
Các siêu thị VinMart ln nằm ở những vị trí “đắc địa”, đẹp và dễ tìm như
trong các khu dân cư đơng đúc, các khu trung tâm thương mại lớn. Một số ví
dụ điển hành là chi nhánh VinMart ở Times City, Royal City, trung tâm
StarBowl Mỹ Đình, khu đơ thị Trung Hịa, khu đô thị Văn Quán – Hà Đông,
khu đô thị Xa La – Hà Đơng…
 Quy mơ diện tích
Hầu hết các siêu thị VinMart đều có quy mơ rộng lớn, diện tích mặt hàng lên
tới hơn 10.000 m2. Với quy mơ và diện tích “khủng” như vậy nên bên trong
siêu thị có thể bày bán cả trăm nghìn loại hàng hóa khác nhau như: thực phẩm,
đồ dùng, quần áo, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em… đủ để đáp ứng nhu cầu mua sắm
của người tiêu dùng.
 Chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng
Đây chính là 2 điểm sáng mà VinMart luôn tự hào.
Về chất lượng hàng hóa, khách hàng có thể hồn tồn n tâm khi mua sắm tại
VinMart bởi siêu thị ln nhập hàng hóa có xuất xứ – nguồn gốc rõ ràng, chất
lượng hàng được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa lên kệ để bày bán.
6


- Kinh tế đầu tư 2 -

Còn dịch vụ chăm sóc khách hàng của VinMart thì có thể nói là xứng đáng
nhận được điểm 10 cho chất lượng bởi vì đội ngũ nhân viên của siêu thị luôn
luôn nhẹ nhàng, niềm nở và phục vụ khách hết sức chu đáo.
VinMart còn cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ đi kèm siêu tiện ích như:

miễn phí giao hàng trong bán kính 5km, gói q miễn phí cho khách, dịch vụ
làm sạch và sơ chế các loại thực phẩm tươi sống theo u cầu của khách
hàng… Ngồi ra, VinMart cịn hỗ trợ các dịch vụ như thu tiền điện, nước,
mạng, truyền hình cáp; bán thẻ điện thoại, thẻ game… Khách hàng chẳng cần
phải đi đâu xa, chỉ cần tới với VinMart là có thể “một cơng, đơi ba việc”.
III. Giới thiệu về thương vụ Masan mua lại Vinmart
Ngày 03/12/2019, Masan và Vingroup đã cơng bố thương vụ hốn đổi giữa
CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM), đơn vị sở hữu
Vincommerce và VinEco với công ty thuộc sở hữu của Masan là Masan
Consumer Holding (MCH). Để thực hiện phi vụ sáp nhập này, Masan đã thành
lập Crown X để sở hữu vốn của VCM và MCH, trong đó Masan sẽ sở hữu 70%
cổ phần Crown X thông qua công ty The Sherpa và phát hành quyền chọn 30%
cho bên bán đó là Vingroup.
Sau hơn một năm tiếp quản, Masan sẽ đổi tên VinMart và chuỗi VinMart+
thành WinMart trong năm nay, theo điều khoản chuyển giao với Vingroup.
Chấp nhận khoản lỗ 100 triệu USD khi mua VinCommerce, Masan đang mong
muốn sẽ xây dựng The Crown X thành doanh nghiệp quy mô doanh thu 7 – 10
tỷ USD và lợi nhuận gộp gia tăng hai con số vào năm 2025 cho lĩnh vực bán lẻ.
Đây một giao dịch M&A phức tạp ở quy mô lớn và chỉ những người từng làm
việc ở phố Wall mới thực hiện được.

7


- Kinh tế đầu tư 2 -

Phần 2: Phân tích thương vụ

Cấu trúc sở hữu sau khi sáp nhập giữa VCM và MCH (Nguồn: Cafef)
8



- Kinh tế đầu tư 2 -

I. Nguyên nhân Vingroup lại lựa chọn Masan để chuyển nhượng Vinmart.
1. Tình hình VCM lúc bấy giờ
Trước thời điểm sáp nhập, VCM là công ty con thuộc 100% sở hữu của Vingroup,
được thành lập vào tháng 08/2019 với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, sau đó Vingroup đã
chuyển tồn bộ 64.3% cổ phần trong Vincommerce sang cho VCM sở hữu và đồng
thời tăng vốn điều lệ của VCM lên 6,437 tỷ đồng. Như vậy, sau khi thực hiện chuyển
đổi, VCM là đơn vị sở hữu trực tiếp Vincommerce với hệ thống siêu thị Vinmart và
cửa hàng tiện lợi Vinmart (+). Tính đến hết quý 02/2019, hệ thống này đã phủ sóng 60
trên 63 tỉnh thành cả nước với tổng cộng 113 siêu thị và hơn 1.900 cửa hàng tiện lợi.
Mặc dù sở một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm
9T/2019 với doanh thu lên đến hơn 23,571 tỷ đồng, nhưng Vincommerce vẫn phải ghi
nhận khoản lỗ trước thuế là 3,461 tỷ đồng. Tính từ thời điểm 2015 đến 9T/2019,
Vincommerce đã ghi nhận tổng cộng khoản lỗ hơn 17,634 tỷ đồng.

Doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Vincommerce từ 2015-2019
Bên cạnh mảng bán lẻ đang phải ghi nhận lỗ qua nhiều năm, thì mảng sản xuất (xe
hơi và điện thoại) cũng đang được tập đoàn này đầu tư khá mạnh mẽ và ghi nhận mức
lỗ 9,913 tỷ đồng trong năm 2019. Trong năm 2020, mảng sản xuất mang về doanh thu
9


- Kinh tế đầu tư 2 -

17,599 tỷ đồng nhưng giá vốn hàng bán được báo cáo là 25,110 tỷ đồng, tương ứng
với mức lỗ của lợi nhuận gộp là 7,511 tỷ đồng. Theo kế hoạch được tiết lộ bởi tỷ phú
Phạm Nhật Vượng với Bloomberg, thì Vinfast dự kiến đến năm 2025 mới có khả

năng hịa vốn và mức lỗ có thể lên đến 18,000 tỷ đồng/năm.
Lý do bán Vincommerce được phía Vingroup đưa ra là để cơng ty có thể giải phóng
nguồn lực tập trung cho mảng cơng nghiệp và cơng nghệ của tập đồn trong thời gian
sắp tới.
2. Phân tích và lựa chọn Masan
Ngồi Masan, cịn có hàng loạt các đơn vị nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ
sẽ có thể là ứng viên nặng ký để thực hiện thương vụ này.
Có thể thấy, cuộc chiến trên thị trường bán lẻ Việt Nam đang ở giai đoạn khốc liệt và
rất nhiều đối thủ nặng ký nước ngoài đang thể hiện rõ tham vọng thống lĩnh thị
trường của mình.Với một số tập đồn Thái Lan với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, việc
bổ sung VCM vào bộ sưu tập hệ thống bán lẻ của các tập đồn Thái Lan này sẽ giúp
họ nhanh chóng đạt được mục đích. Do đó, sức hút của thương vụ VCM rõ ràng là
khơng hề nhỏ. Ngồi các tập đồn tiềm lực tài chính mạnh từ Thái Lan, Vingroup cịn
có các lựa chọn khác để bán lại đó là Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản),
Dairy Farm (Singapore, liên quan đến tỷ phú Charoen). Đây đều là những tập đoàn
nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh để có thể thực hiện thương vụ mua lại VCM
với giá trị giao dịch lên đến hàng tỷ USD.
Qua phân tích trên, có thể thấy Vingroup có nhiều lựa chọn ngồi Masan để bán lại
cho các đơn vị nước ngồi và có thể thu về lượng tiền mặt lớn để tái đầu tư vào mảng
Sản Xuất. Đặc biệt, thương vụ này có thể mang yếu tố quyết định đến vị thế cạnh
tranh của các tay chơi trong ngành bán lẻ, cũng đồng nghĩa với việc mức giá bán lại
VCM sẽ có thể đạt ở mức rất cao.
Ngoài đơn vị nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ thì Thế Giới Di Động
(MWG) cũng là ứng viên nặng ký để thực hiện thương vụ này. MWG là một trong
những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ với doanh thu hàng năm lên đến hơn
102,174 tỷ đồng trong năm 2019. Tính đến tháng 10/2019, đơn vị này đang sở hữu hệ
thống điện thoại "Thế Giới Di Động" với hơn 1,000 cửa hàng, Điện Máy Xanh gần
900 và Bách Hóa Xanh là 866. Trong đầu năm 2018, MWG đã công bố mua lại 90%
cổ phần của chuỗi bán lẻ điện máy Trần Anh với mức giá 850 tỷ đồng. Có thể thấy,
MWG cũng đang theo đuổi chiến lược thâu tóm đối thủ để tăng thị phần và tăng

trưởng trong tương lai. Theo đó, việc sở hữu VCM sẽ giúp cho tập đồn này nhanh
chóng gia tăng ảnh hưởng và thị phần của mình trên thị trường bán lẻ. Tuy vậy, việc
huy động vốn lớn với hàng tỷ USD được xem là chưa từng có tiền lệ đối với tập đoàn
này.
Ngoài ra bằng cách phân tích và loại bỏ các ứng viên có khả năng tiến hành thương
vụ, Vingroup đã đưa ra được ứng viên cuối cùng đó là tập đồn Masan, với doanh thu
hàng năm lên đến 37,354 tỷ đồng trong năm 2019 và là một trong những đơn vị sản
10


- Kinh tế đầu tư 2 -

xuất hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam. Masan được biết đến với nhiều thương vụ
thâu tóm với giá trị rất lớn, có thể kể đến các thương vụ như mua lại dự án Núi Pháo
với tổng mức đầu tư đã lên đến hơn 1 tỷ USD. Ngoài ra, Masan cũng thực hiện
thương vụ mua 75.2% cổ phần của Công ty Cổ phần Việt – Pháp Sản xuất thức ăn gia
súc (“Proconco”) với giá trị thương vụ lên đến hơn 200 triệu USD…

Đơn vị tính: Tỷ đồng

MASAN

MWG

DOANH THU

37,354

102,174


LỢI NHUẬN SAU THUẾ

6,364

3,836

EBITDA

11,718

7,060

VỐN CHỦ SỞ HỮU

51,888

12,143

TỔNG TÀI SẢN

97,297

41,708

Các chỉ tiêu tài chính của Masan và MWG trong năm 2019 (Nguồn: BCTC)
Qua so sánh các chỉ tiêu tài chính của các đơn vị trong nước có thể theo đuổi thương
vụ này thì có thể thấy Masan là đối thủ nặng ký nhất khi các chỉ tiêu về lợi nhuận,
vốn chủ và tổng tài sản đều hơn hẳn các đơn vị cịn lại. Do đó, những phân tích trên
có thể thấy được phần nào tại sao Masan được lựa chọn để thực hiện thương vụ bán
lại VCM của Vingroup.

II. Masan đã chuẩn bị nguồn lực tài chính thế nào để hồn thành phi vụ này
một cách nhanh chóng như mong muốn của phía Vingroup?
Theo thơng tin được cơng bố, Crown X sẽ sở hữu 83.74% cổ phần của VCM sau khi
hoán đổi, bao gồm 64.3% cổ phần của Vingroup và 19.44% cổ phần của các cổ đông
cá nhân khác. Theo đó, với mức định giá tạm tính là 3.07 tỷ USD thì để sở hữu
83.74% cổ phần VCM, Masan phải chi ra số tiền ước tính lên đến 2.57 tỷ USD
(59,752 tỷ đồng).

Đơn vị tính: Tỷ đồng

9T/2019
11


- Kinh tế đầu tư 2 -

TIỀN MẶT VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN

7,359

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

404

TỔNG TÀI SẢN (TS)

72,408

VỐN CHỦ SỞ HỮU (VCSH)


38,516

TỶ LỆ VCSH/TS

53%

NỢ VAY

25,478

TỈ LỆ NỢ VAY/TỔNG TÀI SẢN

35%

Bảng các chỉ tiêu tài chính của Masan tính đến thời điểm 9T/2019

Theo BCTC hợp nhất 9 tháng 2019 của Masan, tiền mặt và tương đương tiền mặt của
Masan tổng cộng đạt 7,359 tỷ đồng, và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 404 tỷ
đồng.
Trong trường hợp Masan quyết định tài trợ thêm thương vụ này bằng cách sử dụng
địn bẩy tài chính, thì tổng số tiền Masan có thể vay thêm từ các tổ chức tài chính và
trái chủ ước tính tối đa 60% tổng tài sản là 17,967 tỷ đồng (72,408*60%-25,478).
Đáng chú ý đó là việc duy trì địn bẩy vay nợ ở mức cao lên đến 60% không phải là
ngoại lệ đối với Masan. Theo thống kê chỉ số tài chính nợ vay trên tổng tài sản của
MSN từ năm 2010 đến 2018, thì tỷ số này tăng dần qua thời gian và đạt ở mức hơn
56% vào năm 2016.

12



- Kinh tế đầu tư 2 -

Tỷ lệ Nợ trên tổng tài sản của Masan từ 2009 đến 2018 (Nguồn: BCTC MSN)

Theo đó, giả sử kịch bản Masan sử dụng tối đa hạn mức các khoản vay của mình,
đồng thời kết hợp với số tiền mặt của Masan hiện có thì tổng số vốn tối đa có thể huy
động được là 25,730 tỷ đồng (1.1 tỷ USD), vẫn chỉ tài trợ được 43% giá trị của
thương vụ này. Do vậy, công ty phải cân nhắc thêm phương án phát hành thêm ở cấp
độ tập đoàn hoặc phát hành thêm từ các công ty con để tài trợ số tiền 1.47 tỷ USD còn
lại. Với kinh nghiệm kêu gọi vốn từ những nhân sự cao cấp của Masan, thì đây là
phương án khả thi, đặc biệt khi các quỹ đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân hàng đầu
như KKR, PENM Partners, SK Investment, GIC... đều đã đầu tư vào Masan thông
qua những đợt phát hành riêng lẻ của tập đoàn này.
Tuy nhiên, xét ở cấp độ tập đồn thì việc phát hành thêm với số tiền lên đến 1.47 tỷ
USD sẽ khiến cho rủi ro pha lỗng của các cổ đơng là khá lớn. Cụ thể, vốn hóa của
Masan Group vào tháng 11/2019 dao động quanh mức 3.47 tỷ USD, và nếu thực hiện
theo phương án phát hành ở cấp độ tập đồn thì tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông liên
quan đến tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sẽ giảm sở hữu xuống còn 33.9%.

13


- Kinh tế đầu tư 2 -

Nhóm cổ đơng liên quan tỷ phú
Nguyễn Đăng Quang

Trước huy động

Sau huy động


Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)

CTCP Masan

31.4

22.1

Cơng ty Xây dựng Hướng Dương

13.2

9.3

Nguyễn Hồng Yến

3.6

2.5

Tổng

48.2

33.9

Tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đơng liên quan đến tỷ phú Nguyễn Đăng Quang


Như vậy, có thể thấy phương án phát hành từ cấp độ tập đoàn sẽ khiến cho nhóm cổ
đơng của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang có nguy cơ mất quyền kiểm sốt đối với Masan
Group. Do đó, phương này này dù khả thi cũng sẽ khó được triển khai. Vậy phương
án phát hành thêm từ cơng ty con trong tập đồn thì thế nào?
Trong phả hệ Masan, thì tập đồn này đang sở hữu 3 cơng ty con đó là Masan
Consumer Holding, Masan Nutri-Science và Masan Resources.

Cấu trúc của tập đồn Masan tính đến cuối năm 2018

14


- Kinh tế đầu tư 2 -

(Trích trong Báo Cáo Thường Niên)

Trong đó, Masan Consumer Holding (MCH) được xem là cơng ty có giá trị lớn nhất
khi doanh thu và lợi nhuận của công ty này đều vượt trội hơn so với 2 cơng ty cịn lại.
Ngồi ra, trong đợt huy động vốn năm 2016, Masan Consumer Holding đã kêu gọi
thành cơng 600 triệu USD từ tập đồn Shingha Thái Lan, tương ứng với tỷ lệ 14.3%.
Giao dịch này tương ứng với mức định giá của Masan Consumer Holding là 4.2 tỷ
USD.
Masan Nutri-Science cũng đã được niêm yết trên sàn Upcom (MML) vào cuối năm
2019 với mức định giá gần 800 triệu USD và đổi tên thành Masan MEATLife. Đối
với Masan Resources (MSR) thì cơng ty này được niêm yết trên sàn Upcom, vốn hóa

15



- Kinh tế đầu tư 2 -

của công ty này vào tháng 11/2019 dao động xung quanh mức 685 triệu USD QGiao
dịch này tương ứng với mức định giá của Masan Consumer Holding là 4.2 tỷ USD.
Masan Nutri-Science cũng đã được niêm yết trên sàn Upcom (MML) vào cuối năm
2019 với mức định giá gần 800 triệu USD và đổi tên thành Masan MEATLife. Đối
với Masan Resources (MSR) thì cơng ty này được niêm yết trên sàn Upcom, vốn hóa
của công ty này vào tháng 11/2019 dao động xung quanh mức 685 triệu USD.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

DOANH THU

LỢI NHUẬN GỘP

Masan Consumer Holding (MCH)

17,346

7,572

Masan Nutri-Science (MNS)

13,977

2,097

Masan Resources (MSR)

6,865


2,161

Tổng cộng

38,188

11,830

Doanh thu và lợi nhuận gộp của các công ty con trong tập đồn Masan (2018)

Với phân tích trên, có thể thấy việc phát hành thêm khả thi nhất sẽ được thực hiện tại
MCH vì nếu thực hiện phát hành từ MNS hoặc MSR thì sẽ khiến cho Masan mất
kiểm sốt khi giá trị phát hành thêm (1.47 tỷ USD) cao hơn cả giá trị vốn hóa của 2
cơng ty này.
Mặc dù đã xác định phương án sử dụng MCH để phát hành thêm để huy động vốn là
khả thi nhất, tuy nhiên việc thương thảo với các nhà đầu tư để thực hiện vòng huy
động vốn lên đến hàng tỷ USD sẽ mất rất nhiều thời gian thương lượng các điều
khoản cũng như xác định mức định giá phù hợp. Thêm vào đó, để huy động đủ số vốn
thì Masan phải sử dụng tồn bộ nguồn lực như địn bẩy tài chính tối đa và tồn bộ
lượng tiền mặt hiện tại để tiến hành thương vụ. Điều này sẽ khiến cho bảng cân đối
16


- Kinh tế đầu tư 2 -

của Masan trở nên mất cân đối, và để lại nhiều rủi ro cho tập đồn này. Do vậy, có thể
thấy việc dàn xếp vốn để thanh toán tiền mặt một lần cho phi vụ này sẽ khiến cho
Masan rơi vào thế bị động? Vậy phương án kéo dài thời gian thanh toán cho phía
Vingroup thì thế nào?

Đây chính là cấu trúc của giao dịch này được thực hiện. Cụ thể, thay vì MCH phát
hành thêm cho các nhà đầu tư mới trong thời gian ngắn sẽ khó khả thi thì MCH sẽ
phát hành lượng cổ phần tương ứng cho Vingroup để đổi lại sở hữu 64.3% cổ phần
của VCM và có thể tiến hành thực hiện thanh toán tiền mặt cho 19.44% của nhóm cổ
đơng cịn lại để sở hữu tổng cộng 83.74% VCM. Theo đó, Vingroup sẽ trở thành cổ
đơng mới của MCH trong thời gian Masan thu xếp vốn với một nhà đầu tư khác. Phía
Vingroup cũng được lợi đó là lúc này VCM sẽ khơng cịn là cịn cơng ty con của tập
đồn này và khoản lỗ nghìn tỷ mỗi năm sẽ không tác động lên bảng cân đối của
Vingroup vào năm 2020.
Tuy nhiên, theo như lãnh đạo của Masan thì tập đồn muốn VCM hoạt động như một
đơn vị độc lập, theo đó Crown X được thành lập để nắm giữ cổ phần chi phối của cả
MCH và VCM và Crown X sẽ phát hành cổ phần cho Vingroup thay vì MCH. Bên
cạnh đó, lượng cổ phần mới phát hành cho Vingroup nhiều khả năng sẽ đi kèm với
quyền chọn mua, mà theo đó Masan có quyền mua lại cổ phần của Vingroup khi đơn
vị này thu xếp đủ nguồn tài chính trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ như 3
năm). Tuy nhiên, nếu Masan khơng thể thu xếp đủ nguồn tài chính để thực hiện quyền
mua lại thì thế nào? Có phải Vingroup sẽ bị thiệt hại trong thương vụ này?
Về phía Vingroup, nhiều khả năng sẽ có một thỏa thuận về quyền chọn bán lại cổ
phần của Crown X để đổi lấy cổ phần của Masan Group sau một khoảng thời gian
nhất định nếu như Masan khơng thực hiện quyền mua lại của mình. Thêm vào đó,
việc nắm giữ 30% cổ phần của Crown X cũng được xem là có thể chấp nhận được vì
ngay cả khi VCM và MCH hoạt động độc lập đã có thể kêu gọi được vốn của các quỹ
đầu tư uy tín với lần lượt là 500 triệu USD (2019) và 600 triệu USD (2016). Theo đó,
việc 2 cơng ty này hợp nhất dưới sở hữu của Crown X thì chắc chắn giá trị cộng
hưởng sẽ cao hơn, do đó việc nắm giữ 30% Crown X cũng giúp Vingroup có thể bán
lại cho các nhà đầu tư khác trong trường hợp Masan khơng thực hiện quyền mua của
mình. Ngồi ra, nhiều khả năng giá bán lại lượng cổ phần của Vingroup cho Masan
cũng sẽ được được thỏa thuận tăng dần hàng năm, đây được xem là chi phí vốn tăng
thêm mà Masan phải trả khi kéo dài thời gian thanh toán cho Vingroup.


17


- Kinh tế đầu tư 2 -

Phần 3. Hậu vận sau thương vụ M&A
I. Hiệu quả và mặt trái của tiến trình M & A
1. Những lợi ích của hoạt động M & A
1.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp Hoạt động M & A
Trên Thế Giới cũng như tại Việt Nam đều được nhận định sẽ tạo ra giá trị tăng thêm (
giá trị cộng hưởng - synergies ) nhờ giảm chi phí , mở rộng thị phần , tăng doanh thu
hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới . Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M
& A sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp
sau thương vụ đồng thời được nâng cao . Hơn nữa , M & A cũng góp phần cải thiện
tình hình tài chính của doanh nghiệp . Sau thương vụ M & A , doanh nghiệp sẽ được
tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn , chia sẻ rủi ro , tăng
cường tính minh bạch về tài chính . M & A cịn giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả
kinh doanh dựa vào quy mô khi doanh nghiệp có thể thâm nhập được vào thị trường
mới , có thêm dây chuyền sản xuất mới hay mở rộng phạm vi phân phối , mở rộng chi
nhánh , phòng giao dịch , các dự án ... Ngoài ra , quy mơ lớn cũng giúp giảm thiểu chi
phí trong kinh doanh như giảm thiểu sự trùng lặp trong mạng lưới phân phối , tiết
kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý ... cho việc kinh doanh . Thương hiệu cũng
là một yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công của 1 thương vụ M & A. Bên đi
mua phải trả một khoản chi phí tương đối lớn cho “thương hiệu” - thứ tài sản không
thể hiện trên bảng cân đối kế toán cũng như trên báo cáo tài chính . Điều mà các cơng
ty đi mua hướng đến chính là những khách hàng lâu năm, trung thành với một thương
hiệu, những mối quan hệ với các đối tác chiến lược được gây dựng trong một thời
gian dài .
1.2 Lợi ích đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
Nền kinh tế vẫn tiếp nhận thêm khoản đầu tư, làm tăng trưởng nền kinh tế. Hoạt động

M & A là con đường tái cơ cấu nền kinh tế một cách tiết kiệm, nhanh chóng và có thể
tránh xảy ra một số hậu quả. Ví dụ như một doanh nghiệp nhận định rằng họ đang
kinh doanh khơng có lãi , hay khơng có khả năng kinh doanh tiếp thì nếu họ rút khỏi
thị trường bằng cách đóng cửa doanh nghiệp , giải thể doanh nghiệp hoặc phá sản thì
xã hội phải gánh chịu nhiều hậu quả như : vấn đề về chủ nợ , vấn đề về lao động ,
thuế ... Trong trường hợp này , nếu doanh nghiệp đó giải quyết theo phương thức M
& A thì khơng chỉ doanh nghiệp có lợi mà chính xã hội , Nhà nước cũng có những
mặt tích cực . Đó là doanh nghiệp có lợi mà chính xã hội , Nhà nước cũng có những
mặt tích cực . Đó là doanh nghiệp có thể bán cho một doanh nghiệp khác để tiếp tục
18


- Kinh tế đầu tư 2 -

kinh doanh và có thể mở rộng phát triển hơn. Do đó thơng qua hoạt động M & A các
doanh nghiệp yếu kém sẽ bị đào thải, hoặc được tổ chức lại một cách hiệu quả hơn và
đồng thời nền kinh tế quốc dân ngày càng được nâng cao năng lực sản xuất và giúp
tiết kiệm nhiều khoản chi phí. M & A xuyên quốc gia góp phần gia tăng nguồn vốn
cho nền kinh tế, chuyển giao công nghệ kỹ thuật tiên tiến của các quốc gia phát triển
trên Thế giới, nâng cao trình độ quản lý, văn hóa doanh nghiệp...
2. Rủi ro và những cạm bẫy
2.1 Những rủi ro đối với doanh nghiệp
Có nhiều rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành một thương vụ M & A. Hoạt
động M & A đã tạo ra sân chơi không công bằng cho các doanh nghiệp nhỏ, do các
công ty lớn, công ty đa quốc gia có thể thao túng một cách dễ dàng một thị trường
nào đó, làm gia tăng tính độc quyền. Hơn nữa, sự khác biệt về văn hóa tổ chức và
cách vận hành sẽ tạo ra sự mâu thuẫn trong quá trình quản lý và vận hành do vậy dẫn
đến tính hiệu quả kinh tế thấp.
2.2. Những rủi ro đối với nền kinh tế quốc dân
Không phải hoạt động M & A nào cũng làm gia tăng năng lực sản xuất và giá trị thị

trường, hoạt động M & A tràn lan khơng suy tính kỹ càng khơng có chiến lược quản
lý hiệu quả có thể là con đường dẫn đến sự phá sản, gây ra những hoang mang, sự suy
sụp cho ngành nghề lĩnh vực mà nó có tham gia. M & A không những không tạo ra
thêm cơng việc, nghề nghiệp, trái lại cịn tinh giản bộ máy hoạt động, dơi khi cịn thay
đổi cơ cấu, đào thải những lao động khơng phù hợp , chính vì vậy làm tăng gánh nặng
quản lý của Nhà nước . Ngồi ra, nó tạo ra nguy cơ làm cho nền kinh tế kém phát
phát triển đi rất nhiều. Một nền kinh tế có được động lực tăng trưởng , phát triển
khơng phải nhờ vào những đóng góp của cơng ty hay tổ chức lớn mà nhờ vào sự năng
động của những doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự quản lý của những cá nhân ít tên
tuổi muốn khẳng định chính mình . Chính hoạt động M & A sẽ giết đi những cá nhân
và cơng ty đó, làm mất đi động lực, sức sáng tạo của quá trình phát triển kinh tế. Đặc
biệt đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động M & A sẽ triệt
tiêu nội lực phát triển của những quốc gia này và biến chúng trở thành cái bóng theo
sự quản lý cho những quốc gia phát triển giàu mạnh.

19


- Kinh tế đầu tư 2 -

II. Hiệu quả và mặt trái của M&A đối với Vinmart
1.Đánh giá tình hình sau sáp nhập
1.1. Về hệ thống bán lẻ
Tập đoàn Masan đã xây dựng những chiến lược phát triển chuỗi cửa hàng và siêu thị
của VinMart & VinMart+ theo hướng đi mới. Hạn chế việc mở thêm siêu thị và cửa
hàng như trước.
Sau khi về tay chủ mới, một loạt cửa hàng tiện lợi VinMart+ lần lượt bị khai tử. Cụ
thể, đã có hơn 740 cửa hàng VinMart+ mà Masan quyết định đóng cửa trong năm
2020. Khơng chỉ cửa hàng tiện lợi, Masan cũng mạnh tay khai tử 12 siêu thị VinMart.
Sau 1 năm quản lý, tính đến cuối năm 2020, hệ thống bán lẻ này còn 123 siêu thị

VinMart và 2.231 cửa hàng VinMart+.
Trong khi đó, hệ thống siêu thị mini VinMart+ tăng thêm 16 cửa hàng trong nửa đầu
năm lên 2.247 điểm bán. Doanh số của hệ thống VinMart+ đạt 9.543 tỷ đồng, ổn định
so với cùng kỳ. Masan cho biết sẽ mở mới 300-500 cửa hàng VinMart+ trong 6 tháng
cuối năm.
Mặc dù số lượng cửa hàng của VinCommerce giảm nhẹ trong quý 1/2021 do tiếp tục
đóng các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả theo kế hoạch đã đặt ra từ quý 4/2020,
ban lãnh đạo vẫn duy trì mục tiêu VinCommerce sẽ mở 300-700 cửa hàng (sau khi trừ
các cửa hàng đóng cửa) vào năm 2021 - chủ yếu là siêu thị mini. VinCommerce đã
mở khoảng 40 cửa hàng mới vào tháng 4 và đang trên đà mở tổng cộng ít nhất 100
cửa hàng mới trong tồn bộ quý 2/2021.
VinCommerce đang triển khai thí điểm 62 cửa hàng siêu thị mini theo các mơ hình
khác nhau nhằm tìm ra công thức cửa hàng phù hợp trước khi tăng tốc mở rộng cửa
hàng trở lại. 38 trong số các cửa hàng này ở Hà Nội và phần còn lại ở TPHCM. Theo
Masan, các cửa hàng thử nghiệm này đang mang lại kết quả tốt hơn các cửa hàng hiện
hữu của VinCommerce, bao gồm tổng doanh thu/cửa hàng cao hơn khoảng 10% và
doanh thu sản phẩm tươi sống/cửa hàng cao hơn khoảng 15%. VinCommerce đã bắt
đầu triển khai rộng rãi mơ hình siêu thị mini mới của mình tại Hà Nội trong khi động
thái tương tự cho TPHCM có thể bắt đầu vào cuối năm 2021 vì kết quả thí điểm ở
TPHCM vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của ban lãnh đạo.

20


- Kinh tế đầu tư 2 -

*Trước khi sáp nhập

Số lượng cửa hàng Vinmart,Vinmart+ qua các năm
*Sau khi sáp nhập


Số cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam năm 2021
21


- Kinh tế đầu tư 2 -

1.2. Về kết quả kinh doanh
Vincommerce là mảng kinh doanh lớn nhất đóng góp 42,5% doanh thu của Masan
trong 9 tháng đầu năm.
Masan Group vừa cơng bố Báo cáo tài chính hợp nhất Q III/2020 và 9 tháng đầu
năm 2020. Trong đó, Vincommerce – mảng kinh doanh mới được mua lại từ cuối năm
2019 – đóng góp 23.678 tỷ đồng doanh thu trong 9 tháng, tức vượt 1 tỷ USD và
chiếm 42,5% tổng doanh thu hơn 55.600 tỷ đồng của toàn hệ thống Masan.

22


- Kinh tế đầu tư 2 -

Mặc dù việc hợp nhất Vincommerce khiến cho lợi nhuận của Masan giảm đáng kể do
đơn vị này đang lỗ nhưng Masan hiện vẫn rất lạc quan về triển vọng của chuỗi bán lẻ
này. Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang kỳ vọng Vincommerce sẽ đạt mục tiêu hòa
vốn EBITDA vào quý 4 năm nay.

23


- Kinh tế đầu tư 2 -


Hệ thống siêu thị mini VinMart+: ghi nhận doanh thu tăng 38,4% trong Quý 3/2020
so với Quý 3/2019, và tăng 56,5% trong 9 tháng đầu năm 2020 so với 9 tháng đầu
năm 2019 dù đã đóng cửa 421 cửa hàng.
2. Những lợi thế và khó khăn sau khi sáp nhập
2.1. Lợi thế
Khác với Vingroup, các hoạt động chính của Masan đều xoay quanh việc bán lẻ.
Trong báo cáo thường niên 2018, ban lãnh đạo Masan nhấn mạnh, chiến lược cơ bản
của Masan là kết nối lĩnh vực kinh doanh với nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng.
Định hướng của chiến lược này là triển khai cửa hàng một điểm đến (a one-stop shop)
- nơi giải quyết tất cả vấn đề của khách hàng; từ tài chính, thực phẩm, đồ uống đến
chăm sóc sức khỏe. Với quy mô của Vinmart và Vinmart+, sự sáp nhập này có thể
giúp chiến lược của Masan được đẩy nhanh hơn. Sở hữu một hệ thống lớn như
Vinmart và Vinmart+ sẽ giúp Masan chủ động được kênh phân phối, giảm chi phí
trung gian tới tay người tiêu dùng.
Về phía Masan, hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ sẽ là miếng ghép hoàn chỉnh
trong chiến lược từ trang trại đến bàn ăn (mơ hình Feed Farm Food - 3F), khi trong
thơng cáo báo chí về thỏa thuận sáp nhập, cơng ty mới sẽ sở hữu mạng lưới hơn 2.600
siêu thị và cửa hàng VinMart và VinMart+ tại 50 tỉnh - thành, giúp MSN tăng cường
24


- Kinh tế đầu tư 2 -

lợi thế cạnh tranh, tăng biên lợi nhuận, do không phải phụ thuộc và chia sẻ hàng hóa
cho mạng lưới các nhà phân phối khác.
Lợi ích từ thương vụ này cịn giúp ngành bán lẻ khơng bị rơi hồn tồn vào doanh
nghiệp nước ngồi khi Việt Nam mở hết cửa thị trường. Sở hữu chuỗi hệ thống bán lẻ
VinMart sẽ giúp Masan tối ưu được kênh phân phối, giảm tỷ lệ chi phí trung gian tới
tay người tiêu dùng. Với sự sáp nhập này, người Việt không cần lo lắng khi thị phần
bán lẻ sẽ rơi vào tay người Thái, người Nhật hay Hàn. Sau tất cả, thay vì đấu đá,

doanh nghiệp Việt bây giờ cùng bắt tay, dám từ bỏ mảng lợi nhuận của mình vì sự
phát triển của cả một nền kinh tế.
Việc sở hữu hệ thống VinMart có thể là lời giải cho bài toán cạnh tranh trong tương
lai với Amazon hay Alibaba
Cơng ty cổ phần Tập đồn Masan mong muốn hồn thiện nền tảng kinh doanh trực
tuyến và hình thành nền tảng "tất cả trong một" để đón các cơ hội kinh doanh rộng
mở:
*Cửa hàng tạp hóa trực tuyến nhiều tiềm năng
The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại Masan
Consumer Holdings và VinCommerce. Việc hợp tác cùng Alibaba sẽ thúc đẩy nhanh
hơn khả năng VinCommerce bắt kịp nền tảng trực tuyến của Bách Hóa Xanh và các
nhà bán lẻ tạp hóa khác. Khoản đầu tư của Alibaba vào The CrownX là một sự bổ
sung quan trọng cho mơ hình kinh doanh dài hạn của VinCommerce nhằm xây dựng
một nền tảng bán hàng thực phẩm trực tuyến hiệu quả, nhờ vào tiềm năng phát triển
lớn của bán hàng thực phẩm trực tuyến tại Việt Nam
*Tận dụng lợi thế chi phí
VinCommerce và Phúc Long sẽ thành lập mơ hình Kiosk Phúc Long với hơn 2.200
cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc. Đặc biệt, việc đặt các Kiosk Phúc Long bên trong
VinMart+ không chỉ mang đến những thức uống trà, cà phê tươi ngon cho 9 triệu
khách hàng thân thiết, mà cịn góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi các cửa
hàng VinMart+ trở thành một điểm đến đáp ứng tất cả nhu cầu thiết yếu hàng ngày
cho người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi.
Kiosk Phúc Long sẽ mang lại mức tăng 2% EBITDA (thu nhập trước thuế, trả lãi và
khấu hao) cho cửa hàng Vinmart+ nhờ lợi thế chi phí. sự hợp tác của Phúc Long và
Vinmart + mang lại tham vọng của ban lãnh đạo trên con đường biến The CrownX
thành một khái niệm cửa hàng "tất cả trong một".
25



×