Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐỀ TÀI THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.12 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Người thực hiện: Nguyễn Vương Thủy Tiên
MSSV: 1853801014176
Lớp: 94 – HC43.3


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong tố tụng dân sự, việc xác định tịa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự có vai trị
rất quan trọng để có thể tiến hành khởi kiện vụ án dân sự khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp. Thẩm quyền càng được phân định rõ ràng, khoa học, càng sát với thực tế bao nhiêu càng đảm
bảo cho việc xét xử khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội bấy nhiêu. Xác định đúng thẩm
quyền tòa án giúp cho việc thụ lý giải quyết vụ án được nhanh chóng, giúp bảo vệ quyền lợi và lợi
ích hợp pháp của bên bị xâm hại đạt hiệu quả tối đa. Đối với các tịa án, do có sự phân định về thẩm
quyền mà tránh được tình trạng đùn đẩy việc cho nhau. Xét về góc độ kinh tế, thì việc xác định đúng
thẩm quyền xét xử giảm được nhiều chi phí, tiền bạc, cơng việc của nhà nước, tập thể và cơng dân
trong q trình giải quyết… Với tầm quan trọng đó các quy định về thẩm quyền xét xử luôn được
chú ý từ khi ban hành pháp luật. Có thể nhận thấy, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã phân định rõ ràng


thẩm quyền của tòa án cấp tỉnh và tịa án cấp huyện để tránh tình trạng vượt cấp hay thụ lý nhầm.
Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp người có yêu cầu giải quyết tranh chấp chưa nắm được các
quy định pháp luật dẫn đến việc nộp đơn giải quyết không đúng thẩm quyền dẫn đến việc giải quyết
bị kéo dài, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Do đó, việc lựa chọn đề tài:
“Thẩm quyền của Tịa án nhân cấp tỉnh” giúp chúng ta hiểu rõ, đúng nhất về thẩm quyền của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh. Từ đó, phân biệt được với thẩm quyền của các tòa án khác, giúp chúng ta thực
hiện đúng việc nộp đơn đúng thẩm quyền. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, thực
tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như
những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định là việc làm có ý nghĩa lý luận,
thực tiễn và pháp lý quan trọng.
2. Tình hình nghiên cứu:
Qua Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các nghiên cứu của các tác giả khác, em tiếp cận, nghiên cứu
và phân tích các quy định tố tụng hiện hành cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó, tạo cơ sở
lý luận, thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về “Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh” trong
Tố tụng dân sự. Đồng thời, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về “Thẩm quyền của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh”.
Như vậy, tình hình nghiên cứu đề tài: “Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh” là đòi hỏi
khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cụ thể các quy định về thẩm quyền của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh của Việt Nam trong việc thụ lý và xét xử các vụ việc dân sự.
Bên cạnh tập trung vào nghiên cứu các quy định còn nghiên cứu thực trạng để đánh giá kết quả
thực hiện. Từ đó, phân tích những hạn chế để tìm ra những thay đổi cần thiết, đúng đắn, phù hợp
hơn.


4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp
phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy
nạp; phương pháp thống kê; thảo luận, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Chương 2: Quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Chương 3: Thực tiễn thực thi và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh.


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
CẤP TỈNH.
1.1. Khái quát về Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan xét xử địa phương thuộc hệ thống Tòa án nhân dân trên địa
bàn nước ta. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng xét xử theo nhiệm vụ, quyền hạn do
pháp luật quy định.
Theo thứ tự cơ cấu tổ chức các cơ quan xét xử, sau Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân
cấp cao là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Cũng như các cơ quan nhà nước khác, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức riêng gồm có:




Uỷ ban thẩm phán.
Các Tịa chun trách.
Bộ máy giúp việc.

Trong đó, Tịa án nhân dân tỉnh có:


Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tịa, các Phó Chánh tịa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư




ký Tịa án, cơng chức khác và người lao động.
Các Tịa chun trách gồm có Tịa hình sự, Tịa dân sự, Tịa hành chính, Tịa kinh tế, Tịa lao
động, Tịa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác
theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách.
1.2. Khái niệm chung về thẩm quyền:
Thẩm quyền là một khái niệm khá rộng và có những quan niệm khác nhau, xuất phát từ thuật ngữ
Jurisdiction – trong tiếng Anh hay Jurisdictio – trong tiếng La Tinh, thường được hiểu trong tiếng
Việt là thẩm quyền, thẩm quyền xét xử, hay quyền tài phán, là một thuật ngữ pháp lý khó hiểu do
chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau 1. Cho đến nay, việc nghiên cứu lý luận về thẩm quyền còn nhiều
khoảng trống2.
Theo từ điển Black’s Law, thuật ngữ “thẩm quyền” được hiểu theo hai nghĩa3:


Quyền lực của chính phủ được thực hiện với tất cả mọi người cũng như với các đối tượng



khác trong lãnh thổ của họ;
Quyền của Tòa án để quyết định một vụ việc hay quyền đưa ra các phát quyết.

1 B.V.A Roling and Antonio Cassese (1993), The Tokyo Trial and Beyond, Polity Press, Oxford, tr. 609.
2 G.R Watson (1992), “Offenders Abroad: The Case for Nationally – Based Criminal Jurisditions”. Yale J. Int’l L, (17), tr. 58 – 72.
3 C. Schule (1999), The Enforcement of Obligations Erga Omnes before the International Court of Justice, Procedural Law and the
East Timor Judgment, Sakkoulas Publications, Athens.



Theo từ điển Oxford, thuật ngữ “thẩm quyền” được hiểu là quyền lực chính thức của một chủ thể
để đưa ra một quyết định pháp lý hay một bản án4.
Theo từ điển Tiếng Việt, thẩm quyền được hiểu là quyền xem xét để kết luận và định đoạt, quyết
định một vấn đề theo pháp luật5.
Theo Từ điển Luật học của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, “thẩm quyền” là tổng hợp các
quyền hành động, quyền quyết định được trao hay thừa nhận cho một chủ thể, cho phép chủ thể đó
có thể thực hiện được những chức năng cụ thể mà pháp luật quy định6.
Thuật ngữ Việt Nam xét về nghĩa nói chung giống với nghĩa trong tiếng nước ngồi, nhưng cách
sử dụng vẫn có điểm khác biệt nhất định. Tuy được có nhiều ý kiến khác nhau nhưng về mặt nghĩa
thì “thẩm quyền” có nghĩa là khả năng chủ thể trong việc xem xét và giải quyết hay định đoạt một
cơng việc nào đó trên cơ sở chuẩn mực pháp luật đã định trước.
Qua sự phân tích trên, ta có thể rút ra kết luận: “Thẩm quyền là tổng thể các quyền mà pháp luật
quy định cho một chủ thể nhất định được thực hiện công việc trong một lĩnh vực, một phạm vi nhất
định”.
1.3. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
1.3.1. Khái niệm thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Sơ thẩm là xét xử một vụ án với tư cách là Tòa án ở cấp xét xử thấp nhất. Do đó, sơ thẩm là cấp
xét xử đầu tiên là cấp xét xử thứ nhất, là lần xét xử thứ nhất của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tất cả
các cấp xét xử sau phải qua cấp xét xử này.
Như vậy, thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là việc Tòa án xem xét để giải
quyết một vụ việc dân sự có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nhân dân cấp tỉnh theo thủ tục
sơ thẩm hay không và Tòa án nào sẽ thụ lý giải quyết.
1.3.2. Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
− Việc xác định đúng thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án sẽ là cơ sở để xác định đúng thẩm
quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.
− Tránh tình trạng giải quyết không đúng thẩm quyền hay đùn đẩy trách nhiệm giữa các Tòa án
trong việc thụ lý giải quyết.
− Việc xác định đúng thẩm quyền sẽ tránh được vụ việc bị hủy để xét xử sơ thẩm lại gây mất thời

gian, tổn phí vật chất cho cả Tịa án và đương sự.
− Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án dân sự, đảm bảo sự phối hợp giữa Tòa án và cơ quan
thi hành án trong việc chuyển giao bản sao bản án, quyết định, giải thích bản án quyết đinh. Bởi vì,
4 Oxford Advanced Learner’s Dictionary.
5 Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, tr.920.
6 Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa – Nxb Tư pháp.


theo quy định của pháp luật thi thông thường cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã sơ thẩm vụ
việc dân sự sẽ có thẩm quyền thi hành án.
− Tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong việc tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình trước Tịa án.
1.3.3. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh:
Việc xây dựng các quy định về xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa Tòa án nhân dân cấp
tỉnh được dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:
− Bảo đảm đường lối chính sách của Đảng về hoạt động tư pháp.
− Tính chất phức tạp của từng loại vụ việc. Theo đó, những vụ việc mang tính chất phức tạp (như:
vụ việc có yếu tố nước ngồi…) sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, còn
những vụ việc đơn giản hơn sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
− Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là tổng hợp các loại vụ việc về dân sự mà Tịa án
có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
− Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành dựa trên
cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tòa
án có thẩm quyền giải quyết là Tịa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, là Tịa
án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án.
− Điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự độc lập, khách quan của cán bộ
Tòa án. Cụ thể như theo quy định tại Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm năm 2002, để được tuyển
chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tịa án cấp tỉnh thì địi hỏi phải là người đáp ứng đủ những điều

kiện chung và đã là Thẩm phán Tịa án cấp huyện ít nhất năm năm, có tư cách đạo đức tốt…
1.4. Thẩm quyền phúc thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
1.4.1. Khái niệm thẩm quyền phúc thẩm dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, trong đó Tịa án cấp trên trực tiếp xét xử lại những bản án hoặc
xét lại các quyết định đã được tòa án cấp dưới xét xử sơ thẩm nhưng chưa có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo, kháng nghị. Do đó, Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án,
quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
Như vậy, thẩm quyền phúc thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là việc Tòa án nhân dân
cấp tỉnh trực tiếp xét xử lại những bản án hoặc xét lại các quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện
bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.


1.4.2. Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền phúc thẩm dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
− Việc xác định thẩm quyền của Tịa án một cách chính xác, thật sự khoa học sẽ tránh được sự
chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án.
− Làm cho các Tịa án giải quyết đúng đắn, có hiệu quả các vụ việc dân sự.
− Tạo điều kiện cho các bên đương sự tham gia tố tụng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
− Tiết kiệm được thời gian, cơng sức, các chi phí, giảm bớt các phiền hà cho đương sự và cho cả
Tòa án.
1.4.3. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về xác định thẩm quyền phúc thẩm dân sự của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Việc xây dựng các quy định về xác định thẩm quyền phúc thẩm dân sự giữa Tòa án nhân dân cấp
tỉnh được dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:
− Bảo đảm đường lối chính sách của Đảng về hoạt động tư pháp.
− Xác định bản án, quyết định sơ thẩm ban đầu do Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử nhưng chưa có
hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.


Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

CẤP TỈNH.
2.1. Quyền hạn và nghĩa vụ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Theo Điều 37 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị
theo quy định của pháp luật.
– Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết
mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tịa án nhân dân cấp cao,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.
– Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật hiện hành.



2.2. Thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật tố tụng
dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:
Thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, được quy định tại Điều 37 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015 như sau:
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
+ Tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các
Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015.
+ Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều
27, 29, 31 và 33 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015.

+ Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này
mà Tịa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị
của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Dựa vào tính chất phức tạp của một số loại vụ việc địi hỏi kinh nghiệm chun mơn, nghiệp vụ
của đội ngũ cán bộ Tòa án hoặc theo yêu cầu về sự vô tư, khách quan trong tố tụng, Điều 37
BLTTDS 2015 đã quy định theo hướng Tịa án cấp huyện khơng có thẩm quyền sơ thẩm đối với một


số vụ việc nhất định mà thẩm quyền này sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Những vụ việc có
tính chất phức tạp địi hỏi kinh nghiệm chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Tịa án thuộc
thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh bao gồm:
* Đối với các tranh chấp dân sự:
− Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính khơng đúng
quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết
trong vụ án hành chính quy định tại khoản 7 Điều 26 BLTTDS 2015;
− Các tranh chấp thương mại quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 30 BLTTDS 2015 như:
+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và có
mục đích lợi nhuận;
+ Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên cơng ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng
phần vốn góp với cơng ty, thành viên cơng ty;
+ Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý
trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc
trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt
động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bàn giao tài sản của cơng ty, chuyển đổi hình thức tổ
chức của cơng ty;
− Những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ
quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm
quyền của nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ việc

hủy việc kết hôn trái phát luật, giải quyết vụ ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa các công dân Việt Nam
cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới Việt
Nam;
− Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc nhân sự
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình
lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Về cơ bản, thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 không thay đổi nhiều so với trước đây, trừ tranh chấp bồi thường về thiệt hại do áp
dụng biện pháp ngăn chặn hành chính khơng đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ
trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính mới được bổ sung 7.
* Đối với các yêu cầu dân sự:

7Giáo trình Trường Đại học Luật TPHCM (2018), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Đại học Luật TPHCM, Nxb. Hồng Đức, tr. 148.


− Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân
sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tịa án nước ngồi hoặc
khơng cơng nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình
sự, hành chính của Tịa án nước ngồi khơng có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
− Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn
nhân và gia đình của Tịa án nước ngồi hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngồi hoăc
khơng cơng nhận bản án, quyết định về hơn nhân và gia đình của Tịa án nước ngồi hoặc cơ quan
khác có thẩm quyền của nước ngồi khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam;
− Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định
của pháp luật về Trọng tài thương mại;
− Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam,
về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để đảm bảo giải quyết vụ án;
− Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh
doanh, thương mại của Tịa án nước ngồi hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định kinh doanh,

thương mại của Tòa án nước ngồi khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam;
− Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài
nước ngồi;
− u cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng;
− u cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao
động của Tịa án nước ngồi hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định lao động của Tịa án nước
ngồi khơng có u cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
− Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phát quyết lao động của Trọng tài nước ngoài;
− Những yêu cầu về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà có đương
sự hoặc tài sản ở nước ngoài cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi khơng thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ việc hủy kết hôn trái pháp luật, giải quyết
việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ,
con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa các công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân
của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam;
− Những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tịa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để
giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tóa án nhân dân cấp huyện.
So với quy định trước đây, thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với các yêu cầu về dân
sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015


được quy định nhiều hơn về số lượng nhưng không mới vì những quy định này đã được quy định
trong các luật nội dung mà thời gian ban hành có trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu
lực8.
Thẩm quyền sơ thẩm của các Tịa chun trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo Điều 38 Bộ luật
Tố tụng dân sự 2015 được quy định như sau:
– Tịa dân sự Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, Tịa án dân sự có cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố
tụng dân sự 2015 và khơng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự
2015. Bên cạnh đó, Tịa dân sự Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu về dân
sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33
tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, và khơng có thẩm
quyền giải quyết những u cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy
định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tòa dân sự Tịa án nhân cấp
tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật tố tụng
dân sự 2015.
– Tòa gia đình và người chưa thành niên Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm
quyền của Tịa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm
quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Tòa lao động Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Do đó, có thể thấy được thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nhìn
chung ở mỗi Tịa chun trách thì sẽ phụ trách về những lĩnh vực, những tranh chấp, những yêu cầu
giải quyết khác nhau và được xác định cụ thể hơn trước đây. Ví dụ như Tịa lao động Tòa án nhân
dân cấp tỉnh chuyên về giải quyết những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thầm quyền của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh, Tòa gia đình và người chưa thành niên Tịa án nhân dân cấp tỉnh chuyên về
8 Giáo trình Trường Đại học Luật TPHCM (2018), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Đại học Luật TPHCM, Nxb. Hồng Đức, tr. 152 –
153.


giải quyết những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân

dân cấp tỉnh, Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh chuyên về giải quyết những tranh chấp về dân sự
thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Việc phân chia về thẩm quyền và sự phân chia về các Tịa chun trách Tịa án nhân dân cấp tỉnh
có vai trị vơ cùng quan trọng và cần thiết trong việc giải quyết những tranh chấp, những yêu cầu ở
những lĩnh vực khác nhau, việc phân chia về thẩm quyền giải quyết như vậy sẽ tạo tiền đề cho quá
trình giải quyết được diễn ra một cách chuyên nghiệp, nhanh gọn, nhằm đảm bảo nguyên tắc xét xử
đúng thẩm quyền, đúng người, đúng tội, tuân thủ theo những quy định của pháp luật trong quá trình
giải quyết vụ án và trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho Tòa án thực hiện được chức
năng, nhiệm vụ của từng cơ quan Tòa án chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
2.3. Thẩm quyền phúc thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền phúc thẩm dân sự của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh thuộc về các tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Theo Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền phúc thẩm các Tòa chuyên trách của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
– Tịa dân sự Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực
pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015.
– Tịa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình
chưa có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Tịa kinh tế Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại
chưa có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Tòa lao động Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu
lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015.



Chương 3: THỰC TIỄN THỰC THI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH.
3.1. Thực tiễn thực thi pháp luật về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Thứ nhất, thực tiễn hoạt động của các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thời gian qua cho thấy, tổ chức
bộ máy, biên chế và số lượng thẩm phán ở cấp này còn chưa hợp lý; bộ máy giúp việc chiếm nhiều
biên chế so với khối đơn vị làm nghiệp vụ xét xử. Việc tổ chức các tòa chuyên trách chưa phù hợp
với yêu cầu, nhiệm vụ của một số tòa án. Nhiều tịa án chưa thành lập Tịa gia đình và người chưa
thành niên theo yêu cầu của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 do thiếu biên chế thẩm phán
trung cấp.
Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 Điều 37 BLTTDS thì: “Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm
quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy
lên giải quyết khi thấy thật sự cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện”. Tuy
nhiên pháp luật chưa có quy định cụ thể tiêu chí của vụ việc mà Tịa án cấp tỉnh có thể lấy lên để
giải quyết, nghĩa là pháp luật không hướng dẫn rõ “thật sự cần thiết” ở đây là gì? Như thế nào là
“thật sự cần thiết”. Dẫn tới việc không thống nhất, tạo ra sự tùy tiện khi Tòa án cấp tỉnh lấy các
tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết.
3.2. Kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Thứ nhất, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước:
Khắc phục những bất cập nêu trên, tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần được đổi mới
theo hướng sáp nhập một số phịng có chức năng, nhiệm vụ tương đồng để đáp ứng yêu cầu tinh
gọn; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị giúp việc bảo đảm tính khoa học, nâng cao hiệu
quả cơng tác. Rà sốt, tổ chức lại các tịa chuyên trách cho phù hợp với thực tế xét xử ở từng tỉnh.
Thành lập đủ Tịa gia đình và người chưa thành niên tại các tòa án cấp tỉnh theo đúng quy định.
Thứ hai, cụ thể hóa các vụ việc Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên giải quyết:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 BLTTDS thì Tịa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những
vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải
quyết. Theo phân tích ở trên thì quy định này có thể dẫn tới sự tùy tiện của Tịa án cấp tỉnh trong

việc áp dụng. Do vậy, thiết nghĩ nhà làm luật cần phải dựa trên các cơ sở khoa học về xác định thẩm
quyền giữa Tòa án các cấp để có những quy định bổ sung theo hướng xác định cụ thể những trường
hợp mà Tòa án cấp tỉnh chỉ có thể lấy vụ việc lên để giải quyết. Ngoài ra, cũng cần phải quy định rõ
là khi lấy vụ việc lên để giải quyết thì Tịa án cấp tỉnh phải ra quyết định bằng văn bản để hạn chế
tình trạng tùy tiện trong việc áp dụng của Tịa án cấp tỉnh.


KẾT LUẬN
Như vậy, thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là một trong những nội dung quan trọng của
pháp luật Tố tụng dân sự và việc nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi
đất nước ta đang tiến hành cải cách tư pháp. Việc xác định đúng đắn thẩm quyền của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh cịn có ý nghĩa rất lớn khơng chỉ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước,
xã hội và cơng dân mà cịn có ý nghĩa trong việc xác định thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố
tụng khác. Mặt khác, việc xác định đúng đắn thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh còn là cơ sở
để xây dựng, tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp.
Bên cạnh đó, qua những phân tích trên chúng ta đã hiểu hơn về thẩm quyền của tòa án nhân dân
cấp tỉnh. Do hạn chế về nhận thức nên những giải pháp mà chúng em đưa ra có thể cịn chưa chính
xác! Mong được sự góp ý của các thầy cơ và các bạn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Giáo trình Trường Đại học Luật TPHCM (2018), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Đại học Luật
TPHCM, Nxb. Hồng Đức.
2. Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa – Nxb Tư
pháp.
3. Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học.
II. Tài liệu tiếng Anh:
1. B.V.A Roling and Antonio Cassese (1993), The Tokyo Trial and Beyond, Polity Press, Oxford.
2. C. Schule (1999), The Enforcement of Obligations Erga Omnes before the International Court of

Justice, Procedural Law and the East Timor Judgment, Sakkoulas Publications, Athens.
3. G.R Watson (1992), “Offenders Abroad: The Case for Nationally – Based Criminal Jurisditions”.
Yale J. Int’l L, (17).
4. Oxford Advanced Learner’s Dictionary.



×