Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn toà án nhân dân cấp cao tại đà nẵng ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.96 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH AN

KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO
TẠI ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH AN

KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO
TẠI ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 838.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH THỊ MAI

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tôi viết lời cam đoan này để Hội đồng cho phép tôi bảo vệ luận văn./.

Tác giả

Nguyễn Thành An


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM...................................................................... 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò kháng nghị phúc thẩm hình sự .......................... 7
1.2. Thẩm quyền, đối tượng, căn cứ và thời hạn của kháng nghị phúc thẩm theo
quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ................................................ 15
1.3. Trình tự, thủ tục và hậu quả của kháng nghị phúc thẩm theo quy định của
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ...................................................................... 26
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM Ở

TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG .......................................... 37
2.1. Hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
tại Đà Nẵng và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại khu vực Miền Trung, Tây
Nguyên .................................................................................................................. 37
2.2. Thực tiễn giải quyết những vụ án bị kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp cao
tại Đà Nẵng............................................................................................................ 52
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ ........................................................ 62
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kháng nghị phúc thẩm và xét xử phúc thẩm
............................................................................................................................... 62
3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự ........... 69
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự

TANDTC

: Toà án nhân dân tối cao

VKSND


: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ

biểu đồ

Trang

Diễn biến số vụ án hình sự phúc thẩm bị kháng nghị từ
2.1.

năm 2015 -2017 ở Toà án cấp tỉnh Miền Trung, Tây

39

Nguyên.
So sánh Tỷ lệ vụ án bị kháng nghị trên tổng số vụ án thụ
2.2.

lý hình sự phúc thẩm từ năm 2015 – 2017 tại Tòa án nhân

40


dân cấp cao tại Đà Nẵng
Biểu đồ so sánh số lượng án kháng nghị của Viện kiểm
2.3.

sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và Viện kiểm sát nhân
dân các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên qua các năm

41

2015, 2016, 2017
So sánh số vụ án hình sự phúc thẩm bị kháng nghị và số
2.4.

vụ án được chấp nhận kháng nghị và số vụ án Viện kiểm
sát rút kháng nghị thời gian từ 2015 đến 2017

42


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, quyền con người, quyền công dân ngày càng được
chú trọng bảo vệ trên toàn cầu. Chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng
như Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng
không nằm ngoài xu thế đó, ngày càng tập trung cải cách tư pháp mục tiêu “Xây
dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý,
từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa” [12.tr.02] góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Viện kiểm sát nhân dân được giao một vị trí quan trọng trong hoạt động tư

pháp với nhiệm vụ trọng tâm là: “…thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp…” quy định tại Điều 107 của Hiến pháp năm 2013. Trong tố tụng hình
sự, kháng nghị phúc thẩm hình sự là một quyền năng riêng biệt của Viện kiểm
sát nhân dân và cũng là căn cứ mở ra giai đoạn xét xử phúc thẩm. Xét xử phúc
thẩm là một trong hai cấp xét xử trong nguyên tắc xét xử hai cấp nhằm kiểm tra
lại tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Qua đó phát hiện và khắc
phục những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xét xử, áp dụng pháp luật và đánh
giá chứng cứ của Toà án cấp sơ thẩm.
Kháng nghị phúc thẩm hình sự là quy trình và là công cụ sắc bén để kiểm
tra, rà soát quá trình xét xử sơ thẩm có thực sự vô tư, khách quan và đúng quy
định pháp luật. Kháng nghị phúc thẩm hình sự góp phần quan trọng trong việc
xét xử đúng người, đúng tội, phục vụ công tác đấu tranh phòng và chống tội
phạm, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý cũng là mục đích của pháp luật tố
tụng hình sự. Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng kháng nghị
phúc thẩm hình sự, từ đó đề ra các phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả,
chất lượng công tác này có giá trị thiết thực và góp phần quan trọng trong công
cuộc cải cách tư pháp nước ta hiện nay.
1


Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng được thành lập tháng 6 năm 2015 với
hai nhiệm vụ trọng tâm là xét xử phúc thẩm và xem xét giám đốc thẩm, tái thẩm
các bản án của Toà án nhân dân các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Trong đó,
công tác xét xử phúc thẩm là công tác hàng đầu không những có chức năng kiểm
tra tính có căn cứ và hợp pháp của bản án, quyết định sơ thẩm mà còn hướng dẫn
Tòa án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật. Thực tiễn xét xử phúc thẩm cho
thấy, công tác kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định hình sự sơ thẩm
đã đạt được kết quả nhất định và đang có xu hướng chuyển biến tích cực. Chất
lượng kháng nghị ngày càng nâng cao, đa phần đảm bảo được về hình thức cũng
như nội dung, căn cứ pháp lý. Tỷ lệ vụ án bị kháng nghị được Toà án cấp phúc

thẩm chấp nhận tăng lên góp phần không nhỏ trong việc loại trừ những sai sót do
nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan của Toà án cấp sơ thẩm. Qua thực
tiễn xét xử của Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng từ thời điểm thành lập (năm
2015) đến nay đã phản ánh được phần nào chất lượng kháng nghị phúc thẩm
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và Viện kiểm sát nhân
dân các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt
được, trên thực tiễn, công tác này cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn.
Chẳng hạn như còn có một bộ phận không nhỏ những bản kháng nghị không đạt
yêu cầu cả chất lượng lẫn nội dung dẫn đến việc Viện kiểm sát cấp trên phải rút
kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới, hoặc Toà án cấp phúc thẩm bác kháng
nghị của Viện kiểm sát nhân dân, việc này không những gây tổn thất về tài chính
và thời gian của Cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tố
tụng mà còn làm mất lòng tin của nhân dân đối với hoạt động của ngành kiểm
sát. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực và trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát
viên còn hạn chế, một số đơn vị chạy theo chỉ tiêu kháng nghị lấy thành tích,
lãnh đạo một số đơn vị chưa thật sự quan tâm tới công tác kháng nghị phúc thẩm
hình sự, mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát các cấp cũng như sự phối hợp
giữa Viện kiểm sát và các cơ quan tư pháp trong công tác kháng nghị phúc thẩm
2


chưa thống nhất. Mặt khác, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chưa có quy định
cụ thể về căn cứ kháng nghị phúc thẩm, thời hạn kháng nghị đan xen với thời
hạn cấp phát, gửi bản án sơ thẩm của Toà án cấp sơ thẩm cho Viện kiểm sát còn
chậm, trang thiết bị, cơ sở vật chất hỗ trợ cho công tác thực hành quyền công tố
và kiểm sát xét xử chưa đầy đủ.
Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Kháng nghị phúc thẩm theo
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Toà án nhân dân cấp cao tại Đà
Nẵng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật. Nội dung cơ bản của đề tài là
tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác kháng nghị phúc thẩm

hình sự của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và kết
quả giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Tác giả sẽ tổng hợp,
đánh giá và tìm ra nguyên nhân của hạn chế và tồn tại, đưa ra một số giải pháp
và kiến nghị để nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự, qua đó góp
phần giúp ngành kiểm sát thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kháng nghị phúc thẩm hình sự là quyền năng pháp lý quan trọng của Viện
kiểm sát nhân dân và ngày càng được chú trọng nâng cao nên đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu vấn đề này, Luận văn thạc sĩ hoặc các bài báo khoa
học có nội dung liên quan của một số tác giả dưới nhiều góc độ, khía cảnh khác
nhau. Trong đó, một số Luận văn Thạc sĩ luật học như: Kháng nghị phúc thẩm
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, tác
giả Chu Thị Thanh Tú, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007. Kháng
nghị phúc thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giải Trần Thị Minh Ngọc, Đại học Quốc gia
Hà Nội năm 2011. Các bài báo, tạp chí: Bàn thêm về kháng nghị theo thủ tục
3


phúc thẩm vụ án hình sự, tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí kiểm sát số 15 (tháng
8/2007), số 17 (tháng 9/2007). Một số đề xuất nhằm thực hiện có hiệu quả hơn
công tác kháng nghị phúc thẩm án hình sự, tác giả Lê Doãn Tiết, Tạp chí Kiểm
sát số 17 (tháng 9/2009). Nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm
hình sự, Chuyên đề của Tạp chí Kiểm sát, số 16 (tháng 8/2010).. Ngoài ra, còn
có một số các bài viết của các tác giả trên một số tạp chí, sách báo pháp lý…
Tuy nhiên, chưa có bài viết nào nghiên cứu, đánh giá, nhìn nhận ở khía
cạnh thực tiễn xét xử phúc thẩm những bản án hình sự bị kháng nghị của Tòa án

nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng để rút ra nguyên nhân, lý giải các yếu tố ảnh
hưởng, những tồn tại, đưa ra giải pháp, kiến nghị nâng cao hơn nữa chất lượng
kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và chất lượng
kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh Miền Trung, Tây
Nguyên nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kháng nghị hình sự theo
thủ tục phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
- Từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng
của công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành kiểm sát nói chung và
Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên nói riêng trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ cơ sở lý luận của kháng nghị phúc thẩm hình sự: Khái niệm,
đặc điểm, vai trò, thẩm quyền, căn cứ, thời hạn, trình tự, thủ tục kháng nghị phúc
thẩm hình sự. Phân tích sâu sắc các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát.
Hai là, đánh giá toàn diện thực trạng công tác kháng nghị phúc thẩm hình
4


sự của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên trong thời gian
từ năm 2015 đến nay, từ đó rút ra những mặt tích cực và hạn chế về công tác
kháng nghị phúc thẩm hình sự cũng như việc áp dụng quy định này trên thực tế
xét xử ở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng hiện nay.
Ba là, đề xuất các giải pháp, kiến nghị khả thi nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận về quyền kháng nghị của Viện kiểm
sát và thực tiễn công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng những
vụ án hình sự bị kháng nghị ở các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quy định về quyền kháng nghị trong BLTTHS Việt
Nam và thực tiễn xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đối
với kháng nghị Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và Viện kiểm sát
nhân dân các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên từ năm 2015 đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác– Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, về cải cách tư pháp; những tri thức
khoa học của triết học, xã hội học, luật học, các học thuyết chính trị pháp lý…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học... Ngoài
ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia, tọa đàm và
5


phương pháp nghiên cứu các bản án và hồ sơ vụ án.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiển của luận văn
Đây là công trình đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu hệ thống,
toàn diện về kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam từ
thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Những kết quả nghiên cứu của
luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng sau:

6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện lý luận khoa học
về kháng nghị phúc thẩm hình sự.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài có thể được vận dụng trong thực tiễn xét xử phúc thẩm
các vụ án hình sự ở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, giúp cho các kiểm sát
viên có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về kháng nghị phúc thẩm hình sự, góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự. Đây là đề tài
nghiên cứu một cách toàn diện về kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự, do
vậy luận văn có thể là cơ sở cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tham
khảo trong việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự trong thời gian tới và
dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, học tập tại các cơ sở nghiên
cứu và đào tạo chuyên ngành luật ở nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những lý luận và pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc
thẩm.
Chương 2. Thực tiễn hoạt động kháng nghị phúc thẩm ở Tòa án nhân dân
cấp cao tại Đà Nẵng.
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả kháng nghị phúc thẩm
hình sự.
6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×