Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Học phần nhập môn ngành báo cáo kết THÚC học PHẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.7 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NGOẠI NGỮ

Học phần: Nhập môn ngành

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN

Nhóm: 7

Lớp: 63.NNA5

Họ tên sinh viên:
1. Bá Đại Hình
2. Đặng Thị Trúc Linh
3. Lý Gia Phú
4. Phan Thị Mỹ Tâm
5. Trần Thị Kim Thyền

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2021


NỘI DUNG BÁO CÁO

MỤC LỤC
1. Lời cảm ơn:........................................................................................................2
2. Phần mở đầu:.....................................................................................................3
3. Nội dung:............................................................................................................4
3.1.

Giới thiệu về Trường Đại Học Nha Trang.................................................4


3.2.

Giới thiệu về Khoa Ngoại ngữ:..................................................................4

3.3.

Giới thiệu chung về ngành Ngôn ngữ Anh:...............................................6

3.4.

Giới thiệu về ngành Ngôn ngữ Anh ở ĐH Nha Trang:..............................6

3.5.

Lý do chọn ngành NNA:............................................................................7

3.6.

Kế hoạch học tập và rèn luyện:..................................................................8

3.7.

Ý kiến đề xuất (cho Trường, Khoa):..........................................................8

3.8.

Cảm nghĩ chung:.......................................................................................9

4. Kết luận:.............................................................................................................9
5. Tài liệu tham khảo:.........................................................................................10


1. Lời cảm ơn:
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban quản lí và đào tạo trường Đại Học
Nha Trang đã trực tiếp giúp đỡ chúng em khi còn trong giai đoạn đăng kí xét
tuyển, cũng như phổ cập cho chúng em hiểu thêm về trường về lớp về cách học
mới ở môi trường Đại Học. Em xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường đã tạo ra những
buổi trao đổi trực tuyến giúp chúng em giải đáp hầu hết các thắc mắc, bỡ ngỡ về
trường lớp, về cách học của Ngành, của Khoa. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến
Ban chấp hành Khoa Ngoại Ngữ đã có những buổi chào cờ và trao đổi giữa các
sinh viên với Khoa. Những buổi hoạt động đó đã giúp chúng em hiểu và giải đáp
nhiều thắc mắc trong quá trình học tập. Em xin gửi lời cảm ơn đến các quý giảng
viên Khoa Ngoại Ngữ đã đồng hành cùng chúng em gần hết học kì 1. Cảm ơn

2


chân thành đến sự giảng dạy và nhiệt tình của những Thầy Cô Khoa Ngoại Ngữ.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên cố vấn - Cơ Đỗ Vũ Hồng
Tâm - kiêm giảng viên nhập môn ngành của chúng em. Em xin cảm ơn sự dẫn dắt
và hỗ trợ tận tâm của Cô đối với những khúc mắc, câu hỏi của chúng em. Cảm ơn
Cô đã là người đồng hành thầm lặng với chúng em trong hơn 12 tuần qua. Một lần
nữa em xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo Trường Đại Học Nha Trang đã tạo
nên lớp Nhập môn Ngành, giúp chúng em trang bị kiến thức cơ bản đối với ngành,
khoa, trường. Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn trân quý đến các thành viên lớp
63.NNA5. Tuy chúng ta chỉ mới gắn bó hơn 12 tuần nhưng các bạn ln nhiệt tình
và giúp đỡ lẫn nhau như những người bạn lâu năm. Mặc dù chúng ta chưa có cơ
hội gặp nhau trực tiếp nhưng sự năng động, hòa đồng và thân mật của các bạn đều
đã bộc lộ rõ ràng trong thời gian vừa qua. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các
bạn trong nhóm học tập. Nhất là các bạn trong nhóm Nhập mơn Ngành Ngơn ngữ
Anh. Nhờ vào sự nhiệt tình, hịa đồng và tâm huyết của các bạn, chúng ta đã có thể

hồn thành và tạo nên một bản báo cáo hoàn chỉnh. Một lần nữa xin gửi lời cảm
ơn đến các bạn chung nhóm, dù chúng ta làm việc với nhau qua màn hình rất bất
tiện. Nhưng khơng vì thế mà các bạn lơ đễnh, không tập trung và lười biếng. Trái
lại các bạn rất nhiệt tình, sáng tạo và chú tâm trong từng tiết học. Đấy là cái mà
mình tơn trọng và trân q khi được làm việc cùng những cộng sự như các bạn.
Bên cạnh đó, các bạn đều là những con người đa tài, không chỉ giỏi trong lĩnh vực
học tập mà tài lẻ của mỗi cá nhân đã được thể hiện và góp phần tạo nên thành
cơng cho tập thể 63.NNA5 rất nhiều lần. Những yếu tố đó đã góp phần tạo nên
một nhóm làm việc có hiệu quả và năng suất cao. Chính vì thế bài báo cáo này
mới ra đời với tất cả sự cố gắng và nhiệt huyết của các bạn gửi gắm vào từng dòng
chữ. Xin cảm ơn các bạn đã có lịng tin và tâm huyết, có trách nhiệm trong khi làm
việc và phân cơng việc. Lịng tin và sự tín nhiệm đối với trưởng nhóm là rất quan
trọng khi làm việc nhóm. Từ đó tạo thành một khối kết đoàn và làm việc hiệu quả
nhất trong công việc, dù hiện tại hay cả sau này.

2. Phần mở đầu:
Tham gia lớp Nhập mơn Ngành đóng vai trò quan trọng đối với việc học của mỗi
sinh viên. Chúng em sẽ cơ hội hiểu sâu thêm đầu tiên là về Trường Đại học Nha
Trang. Thứ hai là về Ngành Ngôn ngữ Anh và cuối cùng là Khoa Ngoại ngữ.

3


Lí do chọn học Nhập mơn Ngành: Đối với sinh viên năm nhất như chúng em thì
việc bổ sung những kiến thức về Trường, về Ngành và về Khoa là vô cùng quan
trọng. Những kiến thức tại lớp Nhập môn Ngành sẽ giúp chúng em hình thành nên
được kế hoạch học tập cho tương lai sau này.

3. Nội dung:
3.1.


Giới thiệu về Trường Đại Học Nha Trang
Tiền thân của Trường Đại học Nha Trang là Khoa Thủy sản được thành lập
ngày 01 tháng 8 năm 1959 thuộc Viện Nông Lâm Hà Nội. Cho đến này,
Trường Đại học Nha Trang đã trải qua nhiều tên gọi như: Trường Thủy sản
(năm 1966), Trường Đại học Hải sản (năm 1976), Trường Đại học Thủy sản
(năm 1981). Kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2006, trường đổi tên thành “Trường
Đại học Nha Trang” theo Quyết định số 172/2006 / QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính Phủ.
Trường đại học Nha Trang là 1 trường đại học danh giá trực thuộc Nha trang
Khánh Hoà. nằm trên khu đất rộng hàng mẫu nhìn ra vịnh đẹp nhất Việt
Nam. Khn viên tọa lạc trên một khu đất ven biển và là trường đại học công
lập lâu đời nhất và duy nhất ở Tỉnh Khánh Hòa.
Trường đã và đang tiếp tục là trường đại học dẫn đầu về khoa học nuôi trồng
thủy hải sản ở cấp quốc gia, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát
triển nền kinh tế biển Việt Nam và cung cấp nguồn nhân lực cần thiết đáp
ứng quá trình hội nhập tất yếu của quốc gia.

3.2.

Giới thiệu về Khoa Ngoại ngữ:
1. Sơ lược lịch sử hình thành:
Tiền thân của Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Nha Trang là bộ môn
Ngoại ngữ thuộc khoa Khoa học Cơ bản. Được sự cấp phép của Bộ Giáo
dục & Đào tạo Việt Nam (2005), ngành Ngôn ngữ Anh Du lịch và Ngôn
ngữ Anh Biên-Phiên dịch được đào tạo tại Trường Đại học Nha Trang.
Trong những năm đầu phát triển ngành, để tạo điều kiện thúc đẩy chất
lượng đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Nha Trang đã liên kết

4



với tổ chức quốc tế từ Úc, Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan. Khoa Ngoại Ngữ
trường Đại học Nha Trang đã được thành lập vào ngày 09 tháng 09 năm
2009, và cho đến nay, Khoa Ngoại Ngữ liên tục phát triển cả về số lượng và
chất lượng đúng như định hướng ban đầu đề ra.
2. Đội ngũ cán bộ khoa học:
Hiện nay Khoa Ngoại ngữ bao gồm 02 bộ môn: Bộ môn Thực hành Tiếng
và Bộ môn Biên Phiên dịch. Tồn Khoa có tổng cộng 30 cán bộ viên chức
gồm 29 giảng viên (01 giảng viên kiêm nhiệm) và 01 viên chức hành chính.
Đại đa số giảng viên trong Khoa đều được đào tạo tại các nước tiên tiến
như: Anh, Úc, Canada, Pháp, Trung Quốc, Nga.
3. Các chuyên ngành đào tạo:
Khoa Ngoại Ngữ có chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các
lĩnh vực ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung và Nhật với các nhiệm vụ cụ thể
như sau:
- Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngữ bậc Đại học hệ chính quy với 04 chuyên
ngành: Biên-phiên dịch, Tiếng Anh du lịch và Phương pháp giảng dạy
Tiếng Anh, Song ngữ Anh - Trung.
- Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngữ bậc Đại học hệ bằng 2 chuyên ngành
Biên-phiên dịch và bậc Cao đẳng ngành Tiếng Anh Du lịch;
- Giảng dạy ngoại ngữ (Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật) cho sinh viên khối
không chuyên ngữ của toàn trường;
- Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ Tiếng Anh theo các chương trình chứng
chỉ quốc gia;
- Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho các bậc học ở các Khoa chuyên
ngành của Trường Đại Học Nha Trang: Công nghệ thông tin, Công nghệ
thực phẩm, Công nghệ sinh học, Nuôi trồng thủy sản, Công nghệ kỹ thuật
cơ khí.
4. Các hướng nghiên cứu khoa học:


5


Nhiệm vụ chính của khoa Ngoại ngữ là đào tạo ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu
xã hội, vì vậy định hướng nghiên cứu khoa học của Khoa Ngoại ngữ trong
những năm gần đây là nghiên cứu chương trình giảng dạy, phương pháp
giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với điều kiện của sinh
viên khu vực miền Nam Trung Bộ Việt Nam.

3.3.

Giới thiệu chung về ngành Ngôn ngữ Anh:
Ngôn ngữ Anh là một ngành rất phổ biến hiện nay, có rất nhiều trường đang
đào tạo ngành này và cũng có rất nhiều bạn trẻ theo học. Vậy ngành Ngơn
ngữ Anh là gì? Ngơn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu về các phương pháp
học tập về loại ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, đồng thời đây còn là ngành
học nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hóa của các quốc gia, dân tộc sử
dụng tiếng Anh trên thế giới.
Ngành Ngôn ngữ Anh cung cấp cho sinh viên các kiến thức bổ trợ thêm về
nền kinh tế, kinh doanh thương mại, tài chính ngân hàng, xuất nhập khẩu,
quan hệ quốc tế; những kiến thức chung và chuyên sâu về ngơn ngữ, văn hóa
và văn học, đất nước – con người ở những nước sử dụng tiếng Anh trên thế
giới. Sinh viên khi học ngành này sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về kỹ
năng giao tiếp, khả năng thuyết trình, phân tích và giải quyết nhanh vấn đề,
giúp làm việc hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn về việc sử dụng tiếng
Anh. Ngành ngôn ngữ Anhđược đào tạo bằng các phương pháp học tập gồm
04 kỹ năng : nghe – nói – đọc – viết một cách thành thạo, và sẽ được giảng
dạy thêm về ngữ âm, ngữ pháp,...
Với khả năng sử dụng tiếng Anh và hiểu rõ về con người, văn hoá, văn học

của các quốc gia sử dụng tiếng Anh trên thế giới một cách thành thạo và tinh
thông , sinh viên ngành ngôn ngữ Anh sẽ có nhiều cơ hội và ưu tiên trong
quá trình đào tạo và tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân.

3.4.

Giới thiệu về ngành Ngôn ngữ Anh ở ĐH Nha Trang:
Như chúng ta đã tìm hiểu khái qt về ngành Ngơn ngữ Anh thì ở Trường
Đại học Nha Trang, Ngôn ngữ Anh được xem là một trong số những ngành

6


tiêu biểu của trường. Ngành ngôn ngữ Anh của trường được đào tạo với các
chuyên ngành: Biên - phiên dịch, Tiếng Anh Du lịch, Phương pháp giảng dạy
Tiếng Anh và đặc biệt những năm gần đây có thêm chuyên ngành Song ngữ
Anh - Trung tất cả đều do Khoa ngoại ngữ của trường giảng dạy. Và ngoài ra
khi các bạn học Ngơn ngữ Anh thì các bạn sẽ được học một ngoại ngữ khác
trong những ngoại ngữ sau: tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Nga và
tiếng Pháp. Thật tuyệt phải không nào?
3.5.

Lý do chọn ngành NNA:
1. Ngôn ngữ Anh là ngành học giàu triển vọng trong bối cảnh toàn cầu hóa
Với vai trị là ngơn ngữ quốc tế, tiếng Anh được sử dụng trong tất cả các lĩnh
vực từ kinh doanh, thương mại, tài chính, du lịch, khách sạn, quan hệ quốc
tế,… Đây cũng là lý do mà nhiều các bạn có năng khiếu về ngoại ngữ thường
chọn học ngành Ngôn ngữ Anh. Sinh viên học ngành này sẽ được lĩnh hội
kiến thức về ngôn ngữ, hiểu biết phong phú về văn hóa các nước nói tiếng
Anh và đặc biệt là năng lực giao tiếp để làm việc trong môi trường quốc tế.

2. Ngôn ngữ Anh cho bạn nhiều lựa chọn để học lên cao Tất cả mọi lĩnh vực
đều phải dùng ngơn ngữ để giao tiếp. Vì vậy, có trong tay tấm bằng Ngơn
ngữ Anh kèm theo kinh nghiệm làm việc liên quan thì bạn hồn tồn có thể
nộp hồ sơ để học lên cao ở một ngành khác để nâng cao năng lực chuyên
môn như Marketing, Biên kịch, Quản trị Kinh doanh, Báo chí, Luật, Sư
phạm…
3. Học ngôn ngữ Anh không bao giờ sợ thất nghiệp Học ngơn ngữ Anh, bạn
sẽ có vơ số lựa chọn trong con đường sự nghiệp của mình như giảng dạy tại
các trường học, trung tâm Anh ngữ, chuyên viên truyền thông, biên-phiên
dịch cho các cơ quan báo chí, ngoại giao, đại sứ quán, làm phụ đề cho các
hãng phim, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, đối ngoại…
4. Sinh viên ngành Ngơn ngữ Anh có thể đi làm từ những năm học đầu tiên
Từ khi còn ngồi ở giảng đường Đại học, bạn đã có thể thử sức với các công
việc freelance để vừa kiếm thêm thu nhập vừa áp dụng kiến thức đã học vào
thực tế như làm gia sư, trợ giảng tiếng Anh hoặc cộng tác viên cho các trang
báo quốc tế, các công ty dịch thuật…

7


3.6.

Kế hoạch học tập và rèn luyện:
Nắm vững chương trình học của ngành. Cách học tốt ngành Ngôn ngữ Anh là
bạn cần xác định lộ trình học cụ thể. Trước khi bắt đầu học ngành nào thì bạn
cần phải tìm hiểu sơ qua về chương trình học của ngành đó. Cụ thể bạn phải
nắm được những gì cần học, chương trình và thời gian đào tạo bao lâu. Như
vậy sẽ giúp bạn bám sát vào chương trình và tìm hiểu nội dung đúng hướng.
Khai thác triệt để cố vấn học tập và bộ mơn Chương trình học ở các cấp sẽ có
cố vấn học tập, nếu ở cấp 3 sẽ được gọi là lớp phó học tập. Họ sẽ là người

đưa ra định hướng, hướng dẫn chi tiết cho các bạn sinh viên. Theo đó các bạn
sẽ nắm được tồn bộ chương trình đào tạo, hướng dẫn về các mơn học, học
phần đối với từng kỳ đồng thời hướng dẫn cách chọn các học phần phù hợp.

3.7.

Ý kiến đề xuất (cho Trường, Khoa):
Những tháng ngày học đầu tiên của tân sinh viên, chắc hẳn sẽ có vơ vàng
những điều mới lạ từ môi trường cho đến kiến thức mới, khiến cho nhiều bạn
loay hoay phải tìm cách hịa nhập từ đó nảy sinh ra những thắc mắc và muốn
ý kiến để được Trường/Khoa giải đáp. Nhiều bạn thắc mắc về việc Nhà
trường sẽ quyết định cho sinh viên đến trường học khi nào, có giải pháp hay
thơng tin cụ thể cho sinh viên không. Mong nhà trường sẽ tạo nhiều buổi tọa
đàm hay có thêm những buổi chào cờ để cho chúng em được có cơ hội giao
lưu, những câu hỏi muốn nhận được câu trả lời trực tiếp. Có thêm những
buổi giao lưu hay cuộc thi cho sinh viên về việc tìm hiểu về lịch sử của
Trường Đại Học Nha Trang. Giao lưu giữa nhà trường, giáo viên và sinh viên
về những cách học tốt cho học phần đó, chia sẻ kinh nghiệm học của những
sinh viên năm cuối với tân sinh viên. Ngoài những tài liệu của giáo viên cho,
thì sinh viên muốn mượn tài liệu ở thư viện thì truy cập trực tuyến như thế
nào? Chúng em mong muốn được Trường/Khoa tạo điều kiện cho việc tham
quan trực tiếp ở những địa điểm liên quan đến học phần. Thêm những hoạt
động ngoại khóa với chủ đề “NTU và SinhViên” để lưu giữ những thế hệ
sinh viên cho những hoạt động của Trường/Khoa. Mong muốn được nhà
trường tổ chức những cuộc thi về tiềm kiếm MC, giọng hát theo các chủ đề

8


hoặc các cuộc thi về nhan sắc. Đó là những ý kiến của chúng em mong muốn

được Trường/Khoa thực hiện.
3.8.

Cảm nghĩ chung:
Trước đây mình có tìm hiểu và đọc được một số bài viết về việc học chuyên
ngành tiếng Anh áp lực nếu như các bạn khơng có kiến thức cơ bản và khơng
có chuẩn bị gì trước thì sẽ rất dễ chán nản và dẫn đến chuyển ngành. Chúng ta
thấy rằng, riêng ngành ngôn ngữ Anh của Trường Đại Học Nha Trang lấy điểm
chuẩn đầu vào cao nhất so với tất cả các ngành, chính vì thế việc địi hỏi các
bạn phải có kiến thức cơ bản mới có thể hòa nhập vào ngành học này được.
Ngành nào cũng sẽ tạo cho các bạn một tiền đề để đi lên, riêng ngành ngôn ngữ
Anh sẽ tạo nhiều cơ hội cho sinh viên tham gia các chuyến đi thực tế để tiếp
cận gần hơn với môi trường sống, những trải nghiệm này sẽ giúp cho sinh viên
mở mang thêm kiến thức, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn và định
hướng cơng việc cho bản thân. Thêm vào đó là những kỉ niệm in sâu trong tâm
trí của mỗi sinh viên, sẽ giúp cho chúng ta bớt đi những thời gian rảnh thay vào
đó là những deadline đặc trưng của Khoa Ngoại Ngữ.

4. Kết luận:
Như vậy chúng ta đã cùng nhau khám phá những điều thú vị của trường Đại học
Nha Trang nói chung và ngành Ngơn ngữ Anh nói riêng, tất cả đều rất tuyệt đúng
khơng? Tuy Trường và Ngành của chúng ta chưa phát triển toàn diện, nhưng với
đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, chất lượng đào tạo chuyên môn cao, thân thiện
và tràn đầy nhiệt huyết với nghề, bên cạnh đó là những sinh viên chăm chỉ, cần cù
thì chắc chắn rằng, Trường và Khoa của chúng ta sẽ đạt được những thành công
rực rỡ trong tương lai. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng nhé!
Nhóm 7 chúng em xin cảm ơn q Thầy/Cơ đã dành thời gian đọc bài báo cáo của
nhóm chúng em ạ. Xin chúc quý Thầy/Cô một năm mới tràn đầy niềm vui và đạt
được nhiều thành công trong công việc giảng dạy!


9


5. Tài liệu tham khảo:
_ />_ />_ />_ />_ />
10



×