Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG TRÊN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.77 KB, 10 trang )

Bài tham luận tại HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG TRÊN
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
PGS.TS. Nguyễn Minh Duệ
Th.S. Nguyễn Thị Mai Anh
Trường Đại Học Bách Khoa Hà nội
Ngày nay phát triển bền vững là một nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu trong
tiến trình phát triển xã hội loài người, được thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực:
kinh tế, xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Tháng 8 năm 2004, thủ tướng Chính phủ được ban hành văn bản “Định hướng
chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21 của VN).
Đây là chiến lược khung gồm các định hướng lớn, làm cơ sở pháp lý cho việc xây
dựng chiến lược và chính sách phát triển năng lượng quốc gia.
1. Quan điểm về phát triển bền vững trong chiến lược, chính sách năng lượng
Việt Nam:
Việc đánh giá tác động về chiến lược, chính sách năng lượng Việt Nam liên quan
đến phát triển bền vững ở tầm quốc gia cần dựa vào “Chương trình Nghị sự 21” . Các
điểm cơ bản về phát triền bền vững là:
8 nguyên tắc phát triển bền vững
1. Con người là trung tâm của phát triển bền vững
2. Phát triển kinh tế là ưu tiên số 1 trong thời kỳ trước mắt.
3. Bảo vệ và cải thiện môi trường cần phải gắn liền với phát triển bền vững.
4. Phát triển cần đảm bảo nhu cầu hiện tại nhưng không được ảnh hưởng xấu
đến thế hệ tương lai.
5. Khoa họ
c và công nghệ là cơ sở cho phát triển bền vững.
6. Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và tất cả các tổ
chức xã hội.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế song song với bảo vệ chủ quyền quốc gia.
8. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường và bảo vệ đất
nước.


Các hành động ưu tiên:
1. Kinh tế:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
- Chuyển đổi công nghệ sản xuất và tiêu dùng sang các dạng sạch hơn và thân
thiện với môi trường.
- Thực hiện công nghiệp hóa sạch.
- Bảo đảm phát triển bền vững nông thôn và nông nghiệp.
- Bảo đảm phát triển bền vững các vùng và các địa phương.
2. Xã hội
- Chú trọng công tác xóa nghèo đói và phấn đấu cho công bằng xã hội.
- Chú trọng công tác kế hoạch hóa gia đình. Phát triển y tế và giáo dục.
- Kiểm soát quá trình đô thị hóa và di dân.
- Nâng cao chất lượng giáo dục
- Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế
3. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường:
- Chống thoái hóa đất.
- Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
- Bảo vệ môi trường biển và phát triển tài nguyên biển.
- Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
- Khai thác hợp lý và bảo tồn tài nguyên khoáng sản.
- Giảm ô nhiễm không khí.
- Tăng cường xử lý chất thải rắn và chất thải độc hại.
- Duy trì đa dạng sinh học.
-
Giảm biến đổi khí hậu và thiên tai
Các hành động ưu tiên đối với phát triển năng lượng bền vững
- Tăng cường cơ sở pháp luật cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ
năng lượng và bảo vệ môi trường. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý ngành
năng lượng, tăng cường năng lực xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển
năng lượng.

- Lựa chọn công nghệ sản xuất và sử dụng tối ưu các loại hình năng lượng; lựa
chọn các công cụ chính sách, xây dựng các chương trình phát triển nhằm thực
hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững.
- Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng các hệ thống
năng lượng không gây hại cho môi trường, bao gồm các nguồn năng lượng
mới và nguồn năng lượng có khả năng tái sinh. Khuyến khích sử dụng các
công nghệ tiêu tốn ít năng lượng và tích cực thực hiện chương trình tiết kiệm
năng lượng. Ưu tiên cho việc phát triển nguồn năng lượng có khả năng tái
sinh thông qua việc khuyến khích tài chính và các cơ chế chính sách khác
trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.
- Cần có các giải pháp cụ thể về công nghệ và tổ chức quản lý cho từng phân
ngành năng lượng nhằm thực hiện các chương trình, dự án làm giảm tác động
tiêu cực đối với môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử
dụng năng lượng.
- Tham gia tích cực các hoạt động hợp tác và trao đổi quốc tế liên quan đến
Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc năm 1992 mà Việt
Nam đã ký kết tham gia ngày 16 tháng 11 năm 1994 và hiện là thành viên của
Công ước này. Nhập khẩu và ứng dụng những công nghệ tiên tiến của nước
ngoài trong lĩnh vực khai thác, rửa và chế biến than. Đưa vốn và áp dụng
công nghệ tiên tiến của nước ngoài để cải tạo và nâng cấp công nghệ cho
ngành công nghiệp than.
Về mặt pháp lý, hiện nay Việt Nam chưa công bố văn bản chính thức về chiến
lược phát triển năng lượng. Tuy nhiên, các nội dung chiến lược đã được thể
hiện
trong các nghị quyết của Đảng CSVN, các quyết định của Chính phủ và trong các
luật có liên quan như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Điện lực cũng như
Tổng sơ đồ phát triển các ngành dầu khí, than, điện lực.
2. Đề xuất định hướng chiến lược phát triển bền vững năng lượng Việt Nam
Chiến lược phát triển năng lượng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát
triển bền vững của quốc gia. Phát triển bền vững quốc gia là quá trình có sự kết hợp chặt

chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm: phát triển kinh tế, phát triển
xã hội và bảo vệ môi trường .
Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định, thực
hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống.
Phát triển năng lượng bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được yêu cầu
của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau
về năng lượng.
Quan điểm về xây dựng chiến lược phát triển năng lượng bền vững:
Một là, nâng cao khả năng cung cấp năng lượng trên cơ sở đa dạng hóa các nguồn
cung cấp năng lượng, tăng cường khai thác phát triển các nguồn nội địa như thủy năng,
than, dầu, khí,… ưu tiên mở rộng hợp tác tác năng lượng khu vực.
Hai là, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được coi như là một nguồn cung
cấp năng lượng quan trọng nhất hiện nay, khi trình độ công nghệ sử dụng năng lượng của
ta còn thấp, tiềm năng tiết kiệm năng lượng khá lớn.
Ba là, nghiên cứu ứng dụng năng lượng mới và tái tạo. Năng lượng mới và tái tạo
là nguồn tài nguyên quý giá, là nguồn năng lượng sạch, gần như vô tận, sử dụng phổ biến
ở quy mô gia đình, có sẵn ở mọi nơi.
Bốn là, chủ động hội nhập quá trình phát triển năng lượng quốc tế và khu vực
theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, bảo vệ độc lập tự chủ, bảo đảm nhu cầu năng lượng
và bảo vệ môi trường.
Định hướng chiến lược phát triển năng lượng bền vững:
Trên cơ sở xác định vị trí, vai trò và quan điểm về xây dựng chiến lược phát triển
năng lượng bền vững, đề xuất những định hướng chủ yếu về chiến lược phát triển năng
lượng bền vững ở Việt Nam như sau:
2.1. Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
An ninh năng lượng (ANNL) quốc gia được hiểu là đảm bảo cung cấp đầy đủ,
liên tục các dạng năng lượng cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
• Quan điểm về ANNL
An ninh năng lượng là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chính

sách năng lượng quốc gia. Để đảm bảo ANNL cần thiết phải kết hợp giữa việc khai thác
sử dụng nguồn năng lượng trong nước, nhập khẩu năng lượng từ những nguồn cung cấp
ổn định, giảm sự phụ thuộc vào những loại năng lượng nhập khẩu có tính nhạy cảm cao
nhất là dầu mỏ.
Đảm bảo dự trữ đầy đủ năng lượng nhiên liệu hoá thạch trong nước (than, dầu,
khí) trên quan điểm tối ưu hoá sử dụng và tăng độ sẵn sàng dự trữ năng lượng.
• Giải pháp đảm bảo ANNL
Để đảm bảo ANNL cho sự phát triển, các ngành cụ thể: điện, dầu, khí, than, cần
đề ra những giải pháp ưu tiên:
o An ninh cung cấp điện
Nguồn điện hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và có dự trữ, nhưng nhu
cầu điện đang tăng nhanh, cần quản lý và thực hiện qui hoạch phù hợp nhằm đảm bảo
cung cấp điện ổn định, không để xảy ra tình trạng thiếu điện; hệ thống phải có dự trữ hợp
lý; hạn chế các sự cố mất điện và đảm bảo chất lượng điện (tần số, điện áp). Trong tương
lai, nguồn thủy năng và nhiên liệu hoá thạch ngày càng cạn kiệt; Việt nam đang đề xuất
phương án xây dựng nhà máy điện nguyên tử, tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm khác
nhau (xem tài liệu bổ sung phần phụ lục1).
Về mặt tổ chức quản lý, Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và thực hiện
chiến lược và quy hoạch phát triển điện lực. Tổng công ty Điện lực chịu trách nhiệm
chính trong phát triển và vận hành hệ thống điện.
o An ninh cung cấp sản phẩm dầu
Xăng dầu là dạng năng lượng chiến lược được sử dụng rộng rãi trong các ngành
kinh tế; xăng dầu ở Việt Nam trước tới nay chủ yếu là nhập khẩu, một biến động về cung
cấp xăng dầu có ảnh hưởng to lớn đến sản xuất và đời sống xã hội.
Vì vậy, để đảm bảo ANNL cần có giải pháp ưu tiên đặc biệt đối với cung cấp
xăng dầu, cụ thể là:
- Tăng cường công tác thăm dò tìm kiếm để năng cao trữ lượng và khả năng khai
thác dầu mỏ trong nước; đâỷ nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy lọc dầu; đa dạng hoá
nguồn nhập khẩu xăng dầu, kết hợp hài hòa giữa sản lượng trong nước và nhập khẩu
nhằm kéo dài nguồn cung trong nước trong kế hoạch trung và dài hạn.

- Quy hoạch và xây dựng các kho dầu dự trữ chiến lược đối với các đơn vị kinh
doanh xăng dầu và kho dầu dự trữ quốc gia với 30 ngày dự trữ vào năm 2010, 60 ngày dự
trữ vào năm 2020.
- Đẩy mạnh ngành hóa học khí đốt để chuyển hóa khí thành nhiên liệu lỏng hoặc
khuyến khích dùng khí đốt làm nhiện liệu cho giao thông vận tải, thiết bị động cơ dưới
dạng khí nén,…
o An ninh cung cấp khí đốt
Khí được dùng cho sản xuất điện, phân bón và các ngành công nghiệp khác; ngoài
ra còn sử dụng cho đun nấu. Các giải pháp an ninh cung cấp khí đốt được ưu tiên:
- Tăng cường tìm kiếm nguồn khí mới, bao gồm khí đốt truyền thống, khí than,
khí đệ tứ,… khai thác nguồn khí hiện có, đảm bảo cung cấp khí ổn định cho
các hộ tiêu thụ khí.
- Xây dựng hệ thống đường ống liên kết giữa các khu vực trong nước và tham
gia hệ thống đường ống khí liên kết ASEAN về mặt tổ chức quản lý, tổng
công ty dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm chủ yếu trong lĩnh vực an ninh
cung cấp dầu và khí đốt để tăng cường độ tin cậy cung cấp khí.
- Bảo đảm an ninh nguồn cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hộ tiêu thụ.
o An ninh cung cÊp than
Than được dùng chủ yếu cho SX điện, xi măng, các ngành công nghiệp khác và
sinh hoạt của nhân dân. Than được cung cấp từ các mỏ trong nước, chủ yếu là ở Quảng
Ninh.
- Giải pháp ưu tiên, chủ yếu là khai thác tốt các mỏ hiện có ở Quảng Ninh và
thăm dò phát triển nguồn than đồng bằng Sông Hồng. Khai thác than cần tính
đến các điều kiện kinh tế - kỹ thuật – môi trường, đảm bảo s
ử dụng bền vững
nguồn tài nguyên than.
- Về mặt tổ chức quản lý, tổng công ty than Việt Nam chịu trách nhiệm chủ yếu
trong lĩnh vực an ninh cung cấp than.
2.2. Sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo tồn năng lượng
• Quan điểm

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ) là ưu tiên quan trọng
trong chính sách năng lượng quốc gia và là trách nhiệm chung của xã hội. Thực hiện tốt
nhiệm vụ này sẽ nâng cao ANNL, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên năng lượng, bảo vệ
môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Trong 10 năm qua, cường độ NL của Việt Nam không ngừng tăng lên, trong khi
cường độ NL các nước phát triển giảm xuống; hệ số đàn hồi năng lượng của Việt Nam
khoảng 1,46 trong khi tại nhiều quốc gia thấp hơn 1.
Để giảm cường độ NL và hệ số đàn hồi xuống bằng 1 vào năm 2015 cần thiết sử
dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Giảm tiêu thụ năng lượng thông qua
chính sách sử dụng NL tiết kiệm hiệu quả sẽ giảm gánh nặng về nhập khẩu NL, giảm sức
ép vốn đầu tư và tiết kiệm được ngoại tệ.
• Các giải pháp SDNLTK&HQ
1. Tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tổ
chức hệ thổng quản lý về tiết kiệm năng lượng.
- Hoàn thiện khung pháp lý về sử dụng NLTK&HQ trong sản xuất công nghiệp,
trong quản lý các công trình xây dựng, trong sinh hoạ đời sống và đối với các
trang thiết bị sử dụng năng lượng.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về
SDNLTK&HQ.
- Soạn thảo, trình Quốc hội thông qua luật về SDNLTK&HQ.
2. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng
cao nhận thức, thúc đẩy SDNLTK&HQ, bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức về SDNLTK&HQ trong nhân
dân.
- Đưa các nội dung về giáo dục SDNLTK&HQ vào hệ thống giáo dục quốc gia.
- Triển khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình “Sử dụng tiết kiệm trong
gia đình”
3. Phát triển, phổ biến các tiêu chuẩn và trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng
lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp.
- Phát triển các tiêu chuẩn và tem chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng

cho một số sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Hỗ trợ kỹ thu
ật đối với các nhà sản xuất trong nước tuân theo các tiêu chuẩn
hiệu suất năng lượng.
4. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp. Xây dựng mô hình quản lý SDNLTK&HQ ở các doanh nghiệp
5. Xây dựng mô hình quản lý SDNLTK&HQ trong các tòa nhà
Nâng cao năng lực triển khai hoạt động SDNLTK&HQ trong thiết kế xây dựng và
quản lý các tòa nhà.
Kiểm toán năng lượng các tòa nhà lựa chọn, xây dựng mô hình thí điểm về
SDNLTK&HQ.
6. Xây dựng mô hình quản lý SDNLTK&HQ trong hoạt động giao thông vận tải.
Sử dụng có hiệu quả mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng
không, đường biển; khai thác tối đa năng lực của phương tiện, thiết bị; giảm thiểu lượng
nhiên liệu tiêu thụ, hạn chế lượng phát thải vào môi trường.
2.3. Bảo vệ môi trường
• Quan điểm
Bảo vệ môi trường là một trong 3 nội dung quan trọng nhất của phát triển bền
vững. Các hoạt động năng lượng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, môi trường
nước và môi trường đất; đặc biệt ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người.
B ởi vậy, bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển năng lượng là vấn đề phải
được ưu tiên. Khi lập quy hoạch phát triển hệ thống năng lượng và các dự án đầu tư trong
năng lượng, yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng để đánh giá lựa chọn
phương án.
Do mức tiêu thụ năng lượng của Việt Nam còn thấp, nên các khí phát thải: CO
2
,
SO
2
, NO

X
,… so với các nước chưa cao. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiêu
năng lượng theo như dự báo với nhịp độ cao, ảnh hưởng của phát triển năng lượng Việt
Nam đến môi trường trong tương lai sẽ tăng cao.
Để phát triển năng lượng một cách bền vững, phải có những giải pháp ưu tiên
thích hợp về bảo vệ môi trường.
• Giải pháp bảo vệ môi trường trong phát triển năng lượng
- Tăng cường quản lý Nhà nước bảo vệ môi trường trong phát triển năng lượng, tổ
chức hệ thống quản lý từ trung ương đến các địa phương. Trước hết phải bổ sung,
sửa chữa luật môi trường, các tiêu chuẩn về môi trường liên quan đến khai thác và
sử dụng các dạng năng lượng, đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch.
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức, thanh tra, giám sát về môi
trường liên quan đến phát triển năng lượng.
- Phát triển, phổ biến các tiêu chuẩn và trang thiết bị có hiệu suất cao, tiết kiệm
năng lượng và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường; hỗ trợ kỹ thuật đối với các
nhà sản xuất tuân theo các tiêu chuẩn về môi trường.
- Thực hiện Nghị định thư Kyoto đã được Chính phủ Việt Nam ký ngày 3/12/1998
và có văn bản phê chuẩn nghị định ngày 25/9/2002, thực hiện cơ chế phát triển
sạch CDM.
2.4. Phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo (NLM & TT)
• Quan điểm
- NLM&TT là năng lượng sạch, quý giá cần được khai thác, sử dụng hiệu quả, góp
phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm ô nhiễm môi trường, phù
hợp với xu thế th
ời đại hiện nay. Trong thời gian tới, NLM&TT cần được khai
thác, sử dụng góp phần đáng kể trong cân bằng năng lượng quốc gia, đặc biệt
vùng nông thôn và miền núi.
- Phát triển NLM&TT, cần ứng dụng loại thiết bị, công nghệ thích hợp với điều
kiện Việt Nam, ưu tiên loại có giá thành thấp, dễ sử dụng và sửa chữa.
- Theo dự kiến của Việt Nam, tỷ lệ NLM&TT chiến 2% tổng năng lượng sơ cấp,

tương đương 1 triệu TOE năm 2010, và 3% tổng năng lượng sơ cấp tương đương
3 triệu TOE năm 2020.
- Khai thác tối đa nguồn thuỷ điện nhỏ, đạt công suất 1000 MW vào năm 2010 và
2000 MW vào năm 2030.
- Khai thác sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng gió cung cấp điện cho các vùng
duyên hải và hải đảo, các vùng có gió điển hình trong đất liền.
- Khai thác sử dụng nguồn năng lượng mặt trời phát điện và cấp nhiệt cho dịch vụ
đời sống.
- Phát triển các hầm Biomass quy mô gia đình và quy mô trang trại cung cấp khí
đốt và phát điện.
• Giải pháp phát triển nguồn NLM & TT
- Tổ chức điều tra đánh giá tiềm năng NLM&TT và xây dựng quy hoạch phát triển
các nguồn NLM&TT trong các vùng lãnh thổ.
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các chương trình điều tra, nghiên cứu chế tạo thử,
xây dựng các điểm điển hình về NLM&TT. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư xây dựng các cơ sở sử dụng NLM&TT.
- Phối hợp chương trình phát triển NLM&TT với các chương trình khoa học như
chương trình phát triển năng lượng nông thôn, xóa đói giảm nghèo, trồng rừng,
VAC,…
- Tuyên truyền phổ biến các hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn NLM&TT;
đặc biệt các vùng nông thôn và miền núi.
KẾT LUẬN
1. Việt Nam là một nước có nguồn năng lượng sơ cấp phong phú và đa dạng.
Ngành năng lượng Việt Nam trong những năm qua đã có những thành tựu đáng kể trong
việc cung cấp năng lượng cho sự phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam
vẫn là một nước có mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người thấp. Phát
triển năng lượng chưa đáp yêu cầu phát triển bền vững theo Nghị định 21 của Thủ tướng
Chính phủ.
2. Việt Nam chưa công bố một chính sách năng lượng quốc gia chính thức. Hiện
nay, Bộ Công nghiệp đang trình Chính phủ thông qua chính sách năng lượng quốc gia.

Tuy nhiên, một số nội dung chính sách và khung pháp lý liên quan đến phát triển năng
lượng đã được thiết lập, trong đó có luật dầu khí, luật khoáng sản, luật môi trường, luậ
t
điện lực,…
3. Hiện nay, Việt Nam vẫn thiếu một Cơ quan quản lý và điều tiết NLQG. Chính
vì vậy, sự phát triển năng lượng thiếu đồng bộ giữa các phân ngành, giữa các Tổng Công
ty (dầu khí, điện lực, than). Chính phủ nên thiết lập một Ủy ban Chính sách NLQG nhằm
quản lý và điều tiết về hoạt động trong lĩnh vực năng lượng do Thủ tướng Chính phủ làm
Chủ tịch với một văn phòng chính sách NLQG giúp việc.
4. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từng bước sang nền kinh tế thị trường. Đối
với ngành năng lượng cần thiết xây dựng một lộ trình hướng tới thị trường năng lượng
với các mô hình phù hợp. Thị trường năng lượng cần được hình thành và phát triển có sự
tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước. Thị trường năng lượng
và giá cả năng lượng trong nước cần hướng tới hội nhập quốc tế và khu vực.
5. Năng lượng là ngành quan trọng của nền kinh tế, cũng là một trong những
ngành có tác động mạnh mẽ đến môi trường, gây ra nhiều chất thải do hoạt động khai
thác và sử dụng các dạng năng lượng, đặc biệt là năng lượng hóa thạch. Để phát triển bền
vững, cần thực hiện đúng 8 nguyên tắc và những hoạt động ưu tiên về phát triển năng
lượng bền vững theo chương trình Nghị sự 21 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Về định hướng chiến lược phát triển năng lượng bền vững phải được xây dựng
trên cơ sở: đảm bảo an ninh NLQG; SDNLTK&HQ; bảo vệ môi trường; sử dụng năng
lượng mới và tái tạo.

×