Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phat dong cuoc thi Tim hieu ve BH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.06 KB, 3 trang )

Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo cơ giáo, thưa tồn thể các em
học sinh thân mến!
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2019- 2020, tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn sự quan tâm và kính chúc các quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc. Chúc
các thầy, cô giáo và các em học sinh một năm học mới đạt nhiều thành tích cao
trong dạy- học và rèn luyện.
Thưa các em học sinh thân mến!
Với bất kì quốc gia nào trên thế giới, thanh- thiếu niên, học sinh chính là
tương lai của đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng đất nước giàu mạnh,
phát triển. Chính vì vậy, lúc sinh thời, Bác Hồ hết sức quan tâm tới các em thanh
thiếu niên, học sinh– thế hệ tương lai của đất nước, của nước nhà.
Đầu tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã viết thư gửi các em học sinh nhân ngày
khai trường đầu tiên của nước Việt Nam DCCH, Bác khẳng định: “Nước nhà
trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có thể trở nên tươi
đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các
cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em”.
Theo Bác, công tác giáo dục thế hệ trẻ ngay từ bậc mầm non, tiểu học có
vai trị hết sức quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện đạo đức và nhân cách
con người đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để các em có nền tảng phát
triển. Bác nói: “chớ gị ép thiếu nhi vào khn khổ của người lớn”. Tư tưởng
tiến bộ đó của Bác đã cho chúng ta nhận thấy giá trị quan trọng của công tác
giáo dục nhi đồng nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung – sự nghiệp đó phải
thực sự khoa học, thật sự nghiêm túc.
Đối với việc chăm lo đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng thanh niên, trong đó
có lớp thanh niên trí thức – những học sinh, sinh viên đang được đào tạo trong
các nhà trường được Bác dành sự quan tâm đặc biệt. Ở lứa tuổi thanh niên, theo
Bác việc giáo dục đào tạo không phải là “cầm tay chỉ việc”, uốn nắn từng chút
một, mà quan trọng là phải truyền được cho các em tinh thần tự học, tự khám
phá, chủ động, sáng tạo, giúp các em định hướng được mục đích của việc tự học
tập, tự xác định được con đường phấn đấu cho tương lai. Chỉ như vậy các em


mới có thể kiên trì trên con đường học tập theo phương châm “học, học nữa, học
mãi” của lãnh tụ Lênin vĩ đại.
Bác yêu cầu học sinh: “Phải hiểu rõ học thế nào? Học cái gì? Học để làm
gì?”. Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò
là người chủ thì phải học tập. “Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hố,
khoa học kỹ thuật và qn sự”. “Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân,
làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước
nhà”.
Trong vấn đề học tập, Bác nhắc nhở học sinh, sinh viên Việt Nam rằng:
“Làm nghề gì cũng phải học” và mục đích của việc học là để “nâng cao năng lực
làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân càng no ấm,
vui tươi”. Ngay cả đối với một bộ phận thanh niên khơng theo học đại học, cao
đẳng, thì việc học cũng luôn là việc hết sức quan trọng. Học từ các lớp dạy nghề,
học từ kinh nghiệm cuộc sống, từ người đi trước, tự học…để nâng cao lối sống


tích cực, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp để ứng dụng được kiến thức vào lao động
sản xuất và làm ăn kinh tế nhằm làm giàu cho bản thân cũng như xã hội.
Ngoài việc học tập, trau dồi kiến thức, Bác còn căn dặn thế hệ trẻ phải
thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống. Bác nhấn
mạnh: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng”. Bác coi “đạo đức là cái gốc
của người cách mạng. Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh
thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phơ trương hình thức, chớ
kiêu ngạo tự mãn”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành cho các thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu
thương bao la, sâu sắc nhất. Người đã khẳng định: Thanh niên là chủ nhân tương
lai của nước nhà… Nhớ lời dạy của Bác kính yêu, mỗi thế hệ học sinh, sinh viên
Việt Nam “cần phải có chí tự động, tự cường, tự lập; Phải có khí khái ham làm
việc, phải có quyết tâm, đã làm việc gì thì làm cho đến nơi đến chốn, làm cho kỳ
được; Phải có lịng ham tiến bộ, ham học hỏi, học ln, học mãi. Học văn hố,

học chính trị, học nghề nghiệp..”;
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, thưa các em học sinh thân
mến!
Với nhận thức sâu sắc việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thanh thiếu niên, học sinh là hết sức cần
thiết. Đó khơng chỉ là u cầu, nhiệm vụ, mà cịn là tình cảm, nguyện vọng của
tồn Đảng, tồn quân, toàn dân ta và của tất cả những người dân Việt Nam yêu
nước;
Với sự tri ân sâu sắc tình cảm và những lời dạy của Bác Hồ đã dành cho
các thế hệ thanh thiếu niên, học sinh. Với quyết tâm nhân lên những bông hoa
việc tốt trong vườn hoa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có CV số 2178 ngày 22/8/2019 hướng
dẫn tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống
dành cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đồng thời phát
động tổ chức cuộc thi đối với học sinh từ lớp 2- 12 trong toàn tỉnh.
Mục đích của việc tổ chức cuộc thi là nhằm:
- Tuyên truyền 50 năm toàn Đảng, toàn dân thực hiện Di chúc thiêng liêng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thanh niên, học sinh các nhà trường phổ
thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giúp các em học sinh nhận thức sâu sắc về tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; về vị trí, vai trị, trách nhiệm của
thanh niên, học sinh; về những tình cảm và sự kỳ vọng của Bác đối với thanh
niên, học sinh trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.
- Nâng cao hiệu quả việc sử dụng Bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học
về đạo đức, lối sống dành cho học sinh" trong các nhà trường phổ thông trên địa
bàn tỉnh, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm của học sinh
đối với Bác Hồ kính u. Qua đó, giáo dục đạo đức, tình u quê hương, đất
nước; xây dựng khát vọng, hoài bão cho thế hệ trẻ; quan tâm thực hiện di huấn
của Người: "Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được
hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em".



- Giới thiệu các tập thể, cá nhân điển hình được tun dương, những kinh
nghiệm, mơ hình, cách làm hay của các em học sinh, giáo viên, các nhà trường
trong thực hiện Di chúc, trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh.
Với tinh thần và mục đích đó, thay mặt Ban Tổ chức cuộc thi cấp trường,
tơi tun bố Phát động cuộc thi “tìm hiểu về Bác Hồ và những bài học đạo
đức, lối sống dành cho học sinh phổ thông” tại Trường THCS&THPT Như
Thanh.
Về Nội dung cuộc thi:
Học sinh dựa vào yêu cầu của nội dung Bộ tài liệu Bác Hồ và những bài
học đạo đức, lối sống dành cho học sinh phổ thông để lựa chọn nội dung thi
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tâm sinh lý của học sinh đối với mỗi cấp học.
Về Hình thức thể hiện:
- HS khối THCS: Bài thi là Bài sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ trình bày
trên khổ giấy A3…Tác phẩm phải được tác giả đặt tên, có phần thuyết minh
ngắn gọn, chữ đẹp, dài không quá 100 chữ.
- HS khối THPT: thi dưới dạng bài viết ngắn gọn khoảng 500 chữ, viết
trên giấy A4, trình bày được những nội dung cơ bản và giá trị to lớn về tư tưởng,
đạo đức, lối sống của Bác Hồ đối với thanh niên, học sinh.
Về thời gian tổ chức cuộc thi:
- Cấp trường: Từ ngày 05/9/2019 đến ngày 30/9/2019. Thu và chấm bài
thi cấp trường từ 01/10- 06/10/2019.
- Cấp tỉnh (do Sở GDĐT): Từ ngày 12/10/2019 đến ngày 25/10/2019.
Thay mặt Ban tổ chức Cuộc thi, tôi kêu gọi toàn thể các em HS trong nhà
trường hãy tham gia cuộc thi với tinh thần trách nhiệm, tự tin hồn thành xuất
sắc bài dự thi của mình và giành được giải thưởng cao nhất của cuộc thi.
Xin trân trọng cảm ơn!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×