Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bai thu hoach BDTX 20182019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.37 KB, 9 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BẮC NINH
TRƯỜNG THCS KINH BẮC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THU HOẠCH VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2018-2019
Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt
Năm sinh:1982
Trình độ chuyên môn: Đại học
Tổ: Khoa học tự nhiên
Nhiệm vụ được phân công: Dạy tin học khối 7, lớp 6A1, 6A3.
Nội dung báo cáo:
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 về công tác bồi dưỡng thường xuyên
nhằm năng cao trình độ chuyên mơn nghề nghiệp, nắm chắc các nghị quyết chính
sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị, văn bản... năm học
của Bộ GD& ĐT nói chung cũng như của Sở, phòng GD&ĐT Tỉnh, Thành phố Bắc
Ninh nói riêng, bản thân tơi đã xây dựng kế hoạch BDTX ngay từ đầu năm học, học
các nội dung trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên cũng như tham dự đầy đủ
các buổi học tập chính trị, chuyên đề theo kế hoạch của phòng GDĐT Thành phố
Bắc Ninh về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên các nội dung cho giáo viên năm học
2018-2019 và theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường THCS Kinh Bắc, nay tôi
xin báo cáo công tác tự bồi dưỡng và tự đánh giá kết quả BDTX năm học 2018–
2019 như sau:
Cụ thể :
I. Về nội dung học tập nội dung 1 và 2:
NỘI DUNG 1: (30 tiết/năm học)
- Nội dung bồi dưỡng: Nghiên cứu, học tập, quán triệt các văn bản về công
tác dạy và học, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.


- Tiếp thu: Sau khi nghiên cứu, học tập các nội dung trên, bản thân tôi nhận
thức sâu sắc rằng để thực hiên tốt nhiệm vụ giáo dục giáo viên cần:
Giáo viên cần xác định được nhiệm vụ năm học và yêu cầu đặt ra trong tình
hình mới, trên cơ sở có lập trường chính trị rõ ràng, theo đường lối chỉ đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam: Bản thân giáo viên trước hết cần phấn đấu tu dưỡng,
rènluyện đạo đức, phẩm chất nhà giáo, nâng cao kiến thức bộ môn, phương pháp
giảng dạy hiệu quả, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh; bồi dưỡng, giáo
dục học sinh phát triển tồn diện; đầu tư tiết dạy có chất lượng, xây dựng kế hoạch
giáo dục và giảng dạy khoa học, hiệu quả; thực hiện đúng nội quy cơ quan, giữ gìn
phẩm chất nhà giáo, ln có tinh thần học tập, nâng cao năng lực.


- Kết quả: Bản thân ln ý thức giữ gìn phẩm chất nhà giáo; nâng cao năng
lực giảng dạy, phấn đấu tự học, tự sáng tạo, xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng
dạy khoa học, hiệu quả.
NỘI DUNG 2: (30 tiết/năm học)
- Nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng theo kế hoạch Phòng Giáo dục và Đào tạo
và của trường THCS Kinh Bắc: Bồi dưỡng chuyên đề theo cấp học và môn học như
dự chuyên đề cấp thành phố về: Đổi mới phương pháp dạy học môn tin học, các
chuyên đề trường, chuyên đề tổ về: Đổi mới phương pháp dạy học sử dụng bảng
thông minh; Dạy học theo chủ đề tích hợp: Dạy học theo phương pháp BTNB; Đổi
mới kiểm tra đánh giá.... Thực hiện dạy học theo SGK mới. Tiếp tục đổi mới
phương pháp, ứng dụng CNTT trong dạy học, thực hiện sử dụng tài khoản trên
trường học kết nối, trên phần mềm học bạ điện tử, trên các trang Website… Công
tác bồi dưỡng học thi tin học trẻ do Đoàn thanh niên phối hợp tổ chức.
- Tiếp thu:
+ Nắm bắt sự đổi mới SGK tin học THCS, tìm hiểu phần mềm mới để dạy
học sao cho phù hợp, hiêu quả.
+ Nắm được cách sử dụng bảng tương tác, và sử dụng sao cho hiệu quả.
+ Thực hiện vào trang trường học kết nối, cách đưa bài hướng dẫn học sinh

tìm tài liệu trên trường học trực tuyến.
- Kết quả: Từ định hướng tập huấn của Phòng GD & ĐT Thành phố và
trường THCS Kinh Bắc bản thân tôi biết vận dụng các kiến thức đã được tập huấn
vào giảng dạy môn tin học hiệu quả.
II. Về nội dung học tập nội dung 3:(60 tiết/năm học)
1. Khái quát về những nội học trong nội dung 3:
a. Nội dung bồi dưỡng:
- Nội dung module THCS 24: Kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học.
- Nội dung module THCS 18: Phương pháp dạy học tích cực.
- Mã modun THCS 23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Mã modun THCS 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.
b. Thời gian bồi dưỡng: Từ tháng 9 năm 2018 đến hết tháng 4 năm 2019
c. Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng
d. Kết quả đạt được: Sau khi nghiên cứu học tập, ghi chép đầy đủ các buổi tự
học về 4 modun, bản thân tôi đã nắm bắt, tiếp thu được những kiến thức cơ bản và
đã áp dụng trong q trình cơng tác tại nhà trường:
* Module THCS 24: Kĩ thuật kiểm tra, đánh giá.
Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối
với người học nhằm thu những thông tin cần thiết để đánh giá. “Đánh giá có nghĩa
là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp
các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một
mục đích nào đó.


Gắn liền với khái niệm đánh giá, một số tác giả còn đề cập đến các khái niệm
“đo” “lượng giá”.
+ Đo, theo định nghĩa của J.P.Guilford, là gắn một đối tượng hoặc một biến
cố theo một qui tắc được chấp nhận một cách logíc.
Sự đo liên quan đến dụng cụ đo, một dụng cụ đo có 3 tính chất cơ bản:
- Độ giá trị, đó là khả năng của dụng cụ đo cho giá trị thực của đại lượng

được đo.
- Độ trung thực, đó là khả năng ln ln cung cấp cùng một giá trị của cùng
một đại lượng đo với cùng dụng cụ đó.
- Độ nhậy, đó là khả năng của dụng cụ đo có thể phân biệt hai đại lượng chỉ
khác nhau rất ít.
+ Lượng giá theo tiêu chí là sự đối chiếu với những tiêu chí đã đề ra.
+ Đánh giá là khâu tiếp theo khâu lượng giá, là việc đưa ra những kết luận
nhận định, phát xét về trình độ của học sinh, xét trong mối quan hệ với quyết định
cần đưa ra (theo mục đích đã định kiểm tra đánh giá).
Trong thực tế nhiều khi người ta không phân biệt “lượng giá” và “đánh giá”
mà chỉ dùng một thuật ngữ chung là đánh giá.
Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem như phương tiện kiểm tra kiến
thức, kỹ năng trong dạy học. Vì vậy việc soạn thảo nội dung cụ thể của các bài kiểm
tra có tầm quan trọng đặc biệt trong đánh giá kiến thức kỹ năng.
* Về modun 18: Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực).
Luật Giáo dục, Điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh".
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động.
* Về modun 23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
I. Những vấn đề cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1. Phân biệt một số khái niệm về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh.
- Kết quả học tập là gì?
- Kiểm tra là gì?
- Đo lường là gì?
- Đánh giá là gì?

- Mối quan hệ giữa kiểm tra, đo lường và đánh giá như thế nào?
2. Các hình thức kiểm tra, đánh giá.
3. Các bước cơ bản trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.


4. Xác định các yêu cầu đổi với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tìm hiểu
xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay.
II. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1. Xác định ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh ở trường THCS.
2. Xác định các yêu cầu khi sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập phù hợp với các mục tiêu học tập.
3. Thực hành lựa chọn và sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập ở môn học cụ thể.
* Về modun 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.
Các biện pháp tiến hành giáo dục giá trị sống nhằm rèn luyện kĩ năng sống
cho học sinh.
1. Giáo dục giá trị sống bằng những câu chuyện cảm động.
2. Giáo dục giá trị sống qua những câu hỏi tự vấn.
3. Giáo dục giá trị sống qua nhận thức lại kinh nghiệm, tương tác và sự tranh
luận.
4. Giáo dục giá trị sống bằng những quan sát, trải nghiệm thực tế.
5. Giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm cảm xúc.
2. Báo cáo về 1 mơ dun vận dụng có hiệu quả nhất trong công tác giảng
dạy và thực hiện nhiệm vụ được phân cơng.
Trong các modun đó tơi thấy modun THCS 23 “Kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh” đã được áp dụng nhiều và mang lại hiệu quả trong quá trình
dạy học. Qua thời gian tự học tôi đã nắm được những vấn đề cơ bản của modun 23
như sau:
I. Những vấn đề cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

sinh.
1. Phân biệt một số khái niệm về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
- Kết quả học tập là gì?
- Kiểm tra là gì?
- Đo lường là gì?
- Đánh giá là gì?
- Mối quan hệ giữa kiểm tra, đo lường và đánh giá như thế nào?
2. Các hình thức kiểm tra, đánh giá.
- Kiểm tra, đánh giá vào đầu năm học mới (khảo sát chất lượng đầu năm).
- Kiểm tra vấn đáp đầu giờ học, các bài kiểm tra 15 phút.
- Kiểm tra 1 tiết.
- Kiểm tra, đánh giá để chọn học sinh giỏi ở từng môn học.
- Kiểm tra cuối học kì, cuối năm học.


3. Các bước cơ bản trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh.
- Xác định mục đích đánh giá.
- Trình bày các tiêu chuẩn đánh giá.
- Thu thập các thông tin đánh giá.
- Đối chiếu các tiêu chuẩn với các thông tin đã thu thập.
- Kết luận và đưa ra những quyết định.
4. Xác định các yêu cầu đổi với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tìm
hiểu xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay.
- Những nguyên nhân dẫn đến thiếu khách quan, thiếu chính xác trong kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh?
Thường thể hiện ở:
+ Công cụ kiểm tra, đánh giá.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá.

+ Tâm trạng, sức khỏe của các đối tượng được kiểm tra, đánh giá.
+ Chủ quan của các chủ thể tham gia vào kiểm tra, đánh giá.
- Nêu ra những yêu cầu để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mức tính khách
quan và tính mang lại hiệu quả cho quá trình dạy học.
- Với kinh nghiệm thực tiễn và những tiếp cận với thông tin việc đánh giá kết quả học tập
hiện nay cần được đổi mới như thế nào?

Đánh giá

Hiện nay

Nên đổi mới

Các mục đích chính
Nơi dung đánh giá
Phương pháp đánh giá
Cơng cụ đánh giá
Hình thức đánh giá
Tiêu chí đánh giá
Chủ thể đánh giá
II. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1. Xác định ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh ở trường THCS.
a. Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận.
* Khái niệm: Kiểm tra viết dạng tự luận là phương pháp dùng bài kiểm tra
viết dạng tự luận để đo lường mức độ mà cá nhân đạt được ở một lĩnh vực cụ thể.
Một bài kiểm tra viết dạng tự luận thường mức ít câu hỏi, mỗi câu hỏi phải viết
nhiều câu để trả lời và cần phải mức nhiều thời gian để trả lời mỗi câu, cho phép
một sự tự do tương đối để trả lời các vấn đề đặt ra.



* Ưu điểm:
- Bài kiểm trả viết dạng tự luận mức khả nâng đo lường được các mục tiêu
cần thiết, mức thể đo lường và đánh giá tất cả mức độ hiểu, tổng hợp, đánh giá.
- Kiểm tra viết dạng tự luận là phuơng pháp rất hiệu quả để đánh giá mức độ
hiểu sâu, khả năng nắm bắt thông tin phức tạp, u cầu phải giải thích các quy trình
hoặc kết hợp các sự kiện riêng lẻ lại thành một chỉnh thể mức ý nghĩa.
- Câu hỏi dạng tự luận khi được soạn một cách cẩn thận có thể tạo điều kiện
để học sinh bộc lộ khả năng suy luận, sấp xếp dữ kiện, khả năng phê phán, đưa ra
những ý tưởng mới. Tuy nhiên, giáo viên cần chuẩn bị trước cho học sinh thể hiện
và học sinh cũng biết rằng mục đích chính của bài kiểm tra là để chứng minh được
những năng lực đã nêu.
- Bài kiểm tra với dạng câu tự luận thường dễ chuẩn bị và mất ít thời gian hơn
so với các loại câu trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên, để mức độ câu tự luận hay
vẫn đòi hỏi thời gian chuẩn bị cẩn thận.
* Hạn chế:
- Một bài kiểm tra viết với dạng bài tự luận thường mức số lượng ít câu hỏi,
do đó khó cung cấp một mẫu tổng thể về lượng kiến thức cần đánh giá, tức là khó
đại diện đầy đủ cho nội dung.
- Khi làm bài kiểm tra viết tự luận, học sinh thường tập trung vào học các chủ
đề, thể loại, các mối quan hệ và cách tổng hợp, sắp xếp thông tin.
- Việc chấm điểm bài tự luận thường khó khăn và tổn nhiều thời gian, đặc biệt
là khi muốn đưa ra những kết luận thật chính xác và mức hiệu quả về khả năng của
học sinh.
- Khó xác định các tiêu chí đánh giá hơn trắc nghiệm khách quan. Bài kiểm
tra khó đánh giá được một cách tuyệt đối là đúng hay sai, việc đánh giá chủ yếu
phản ánh mức độ giá trị của bài.
- Quá trình chấm điểm mắc rất nhiều yếu tố làm thiên lệch điểm số, chẳng
hạn như: sự khắt khe ở mọi người, tâm trạng, sự mệt mới, sự đãng trí, đặc biệt là
trình độ chun mơn... chính vì vậy mà điểm số mức độ tin cậy không cao.

b. Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
* Khái niệm:
- Trắc nghiệm khách quan là phương pháp dùng bài trắc nghiệm khách quan
để đo lường mức độ mà cá nhân đạt được các mục tiêu đặt ra.
* Ưu điểm:
- Sử dụng phuơng pháp trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học
tập có khả năng đo được các mức độ của nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích,
tổng hợp, đánh giá).
- Điểm số có độ tin cậy cao.
- Bài trắc nghiệm bao quát đuợc phạm vi kiến thức rộng nên đại diện được
cho nội dung cần đánh giá.
* Hạn chế:


- Dụng bài trắc nghiệm khách quan sẽ khó khăn trong việc đo lường khả năng
diễn đạt, sắp xếp , trình bày và đưa ra ý tưởng mới.
- Quá trình chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm khách quan là khó khăn và mất
nhiều thời gian.
- Việc tiến hành xây dụng câu hỏi cần tuân theo những bước chặt chẽ hơn so
với câu tự luận.
c. Phương pháp kiểm tra vấn đáp.
* Khái niệm:
- Kiểm tra vấn đáp là phuơng pháp hỏi và đáp giữa người dạy và người học
nhằm làm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ tài liệu đã
học hoặc từ những kinh nghiệm đã đuợc tích luỹ trong cuộc sống.
* Ưu điểm:
- Phương pháp kiểm tra vấn đáp đuợc sử dụng trong quá trình dạy học, nếu
được vận dụng khéo léo sẽ có tác dụng giúp cho giáo viên thu được tín hiệu ngược
nhanh chóng ở mọi đối tượng học sinh, thúc đẩy học sinh học tập thường xuyên có
hệ thống, kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình và của học sinh. Phuơng pháp

kiểm tra vấn đáp có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học cũng như trong khi
thi cuối học kì hoặc cuối năm học, học sinh cần trình bày, diễn đạt bằng ngơn ngữ
nói.
- Phương pháp vấn đáp được dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh, giúp cho giáo viên và học sinh biết được mức độ nắm tri thức của học
sinh qua câu trả lời của họ, giúp kiểm tra tri thức của học sinh một cách nhanh
chóng đồng thời giúp học sinh tự kiểm tra tri thức của mình một cách kịp thời.
- Kiểm tra vấn đáp kích thích học sinh tích cực, độc lập tư duy, tìm ra câu trả
lời chính xác, đầy đủ, gọn gàng nhất, nhanh chóng nhất.
- Nếu vận dụng khéo léo sẽ có tác dụng dễ điều khiển hoạt động nhận thức
của học sinh, kích thích học sinh tích cực độc lập tư duy, bồi dưỡng cho học sinh
năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học.
* Hạn chế:
- Phương pháp kiểm tra vấn đáp cũng có những hạn chế nhất định là nếu vận
dụng không khéo léo sẽ mất thời gian, ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện kế
hoạch.
- Nếu đặt câu hỏi khó hiểu, khơng nõ ràng, thiếu chính xác, hoặc câu hỏi quá
khó, hoặc việc dẫn dắt học sinh trả lời khơng khéo... thì cuộc vấn đáp có thể kém
hiệu quả.
- Khi sử dụng phuơng pháp kiểm tra vấn đáp để đánh giá chính thức thì học
sinh khơng có Cơ hội được hỏi những câu hỏi như nhau khi cần so sánh và đối
chiếu.
- Kết quả cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của người hỏi cũng như
tâm trạng, sự bình tĩnh của người trả lời.
d. Phương pháp quan sát.


* Khái niệm:
- Quan sát (nói chung) là thu thập thơng tin về đối tượng nào đó bằng cách tri
giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố có liên quan trực tiếp đến đối tượng.

- Trong dạy học, quan sát trực tiếp và có hệ thống là để thu thập thông tin
đánh giá học sinh chủ yếu về kĩ năng, thái độ.
* Ưu điểm:
- Quan sát là phương pháp thuận lợi để đánh giá về mặt thái độ, kĩ năng.
Cung cấp cho giáo viên những thông tin bổ sung có giá trị mà những thơng
tin này khó có thể có đuợc bằng các phương pháp khác.
- Đánh giá sản phẩm và kĩ năng trọng tâm là hướng vào những gì học sinh đã
làm nên, học sinh có cơ hội thể hiện những điều đã học theo những cách khác nhau,
do đó cũng thể hiện đuợc sự sáng tạo.
* Hạn chế:
- Kết quả quan sát phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ quan của người quan
sát.
- Thu được những biểu hiện trực tiếp, bề ngoài.
- Số lượng quan sát không nhiều.
- Thường mất nhiều thời gian soạn những bài tập hay, dụng tiêu chí đánh giá.
- Học sinh cũng cần có đủ thời gian để hồn thành nhiệm vụ được giao.
- Giáo viên cần có thời gian quan sát, đánh giá và cũng cần nhiều thời gian để
thông tin phân hồi lại cho từng học sinh.
2. Xác định các yêu cầu khi sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập phù hợp với các mục tiêu học tập.
- Xác định các yêu cầu cho việc sử dụng từng phương pháp kiểm tra, đánh
kết quả học tập.
- Sử dụng trắc nghiệm khách quan và kiểm tra viết dạng tự luận trong những
trường hợp nào?
- Đánh giá việc thực hiện các yêu cầu thực tiễn kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh THCS hiện nay.
3. Thực hành lựa chọn và sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập ở môn học cụ thể.
Dựa vào quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, hãy thiết kế các bước
sử dụng các phương pháp sau đối với các bài kiểm tra 1 tiết:

- Thiết kế các bước sử dụng phuơng pháp kiểm tra viết dạng tự luận.
- Thiết kế các bước sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan.
- Thiết kế các bước sử dụng phuơng pháp kiểm tra vấn đáp.
- Thiết kế các bước sử dụng phương pháp quan sát.
4. Tự đánh giá điểm, xếp loại :
Điểm giáo viên tự đánh
ND đánh
Tiêu chí Điểm tiêu
giá
Mã mơ dun
giá
đánh giá chí (tối đa) Điểm tiêu
Điểm tổng


chí
Nội dung 1
Nội dung 2
THCS 19
Nội dung 3

THCS 35
THCS 14
THCS 39

Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 1

Tiêu chí 2
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2

hợp

5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5

ĐTB BDTX:
Tự xếp loại:
Kinh Bắc, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Giáo viên

Nguyễn Thị Nguyệt
PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUN MƠN


Ngơ Thị Thu Thủy

PHÊ DUYỆT CỦA BAN CHỈ ĐẠO



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×