Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

tich hop iem dinh chat luong va truong chuan quoc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.12 KB, 23 trang )

TÍCH HỢP KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
VÀ CƠNG NHẬN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
ĐỐI VỚI TRƯỜNG MẦM NON
­
Tiến sỹ Nguyễn Đại Dương
Cục Quản lý chất lượng
Bộ Giáo dục và Đào tạo


NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU
1. CÁCH TIẾP CẬN
- Trường chuẩn quốc gia: “Chất lượng là sự vượt trội”
chất lượng là
sự nổi trội, tức là phải đạt được một số tiêu chuẩn mà những tiêu chuẩn
đó hướng đến sự xuất sắc (vượt trên mức hiện tại khá cao).
- KĐCLGD: “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”
chất lượng
được đánh giá theo mức độ hoàn thành sứ mạng .và mục tiêu của nhà
trường


NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU
2. BỘ TIÊU CHUẨN
- Tên các tiêu chuẩn có sự khác nhau hoặc sắp xếp khác nhau
- Số lượng tiêu chí, chỉ số khác nhau
- Mức độ định lượng trong một số tiêu chí khác nhau
(Sự khác nhau này là không nhiều)


NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU
3. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ


- Trường CQG:
+ 4 cấp với trường mầm non và tiểu học
+ 3 cấp với trường THCS
+ 2 Cấp với trường THPT
- KĐCLGD: 2 cấp (trường và Sở GDĐT)
(Phịng GDĐT có vai trị thẩm định và hỗ trợ nhà trường)


NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU
4. THÀNH PHẦN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI/KIỂM TRA
+ KĐCLGD: Trong ngành GDĐT
+ Trường CQG: Liên ngành


NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU
5. THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN
- Trường CQG: Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- KĐCLGD: Giám đốc Sở GDĐT (Trước đây là Chủ tịch UBND cấp
tỉnh)


NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU
1. Bộ tiêu chuẩn
- Đều gồm 05 tiêu chuẩn, ở mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí và chỉ
số.
- Nội dung các tiêu chuẩn về cơ bản giống nhau (Tổ chức và quản lý
nhà trường; Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh; Cơ sở vật chất và
trang thiết bị dạy học; Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục).
- Rất nhiều chỉ số trong các tiêu chí thuộc các bộ tiêu chuẩn có nội dung

giống nhau (chiếm khoảng 60%).


NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU
Quy trình đánh giá: Cơ bản gồm 2 phần:
- Nhà trường tự đánh giá;
- Cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá (đánh giá ngoài)


ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP
1. Tích hợp nhưng khơng phải là bỏ hoạt động KĐCLGD hoặc bỏ hoạt
động công nhận trường chuẩn quốc gia
vẫn phải bảo đảm mục tiêu
cụ thể của hai hoạt động.
2. Bảo đảm được cả hai cách tiếp cận
Thiết kế bộ tiêu chuẩn và
quy trình đánh giá dung hòa được cả hai cách tiếp cận.
3. Bảo đảm được tính tự nguyện (trường CQG) và bắt buộc (KĐCLGD).
4. Chống được bệnh thành tích trong việc đánh giá nhà trường.


BỘ TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ TÍCH HỢP
Gồm 5 tiêu chuẩn (giống như các bộ tiêu chuẩn trước đây):
- Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường;
- Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
- Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học;
- Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
- Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ.



BỘ TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ TÍCH HỢP
- Trong mỗi tiêu chuẩn có các tiêu chí, mỗi tiêu chí có 03 chỉ báo. Các
tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn phải có nội hàm (mức độ yêu cầu) tương
đương nhau.
- Bộ tiêu chuẩn mới kế thừa, tiếp nối có điều chỉnh các bộ tiêu chuẩn
hiện hành;
- Tập trung nhiều hơn đến việc đánh giá những yếu tố cơ bản của quá
trình và hiệu quả giáo dục;


BỘ TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ TÍCH HỢP
- Bổ sung các nội dung tác động quan trọng và trực tiếp đến chất lượng
các hoạt động giáo dục trong nhà trường; thay đổi (thậm chí loại bỏ)
các tiêu chí ít thực tế, khơng cịn phù hợp với các quy định hiện hành.
- Tích hợp các tiêu chuẩn khác (chuẩn quy hoạch, thư viện, cơ sở vật
chất,...) vào bộ tiêu chuẩn mới. Đặc biệt lưu ý đón đầu những vấn đề
liên quan đến định hướng đổi mới chương trình giáo dục; chú trọng
các yêu cầu mang tính khu vực để hội nhập quốc tế.


QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍCH HỢP
- Quy trình đánh giá phải thống nhất, đảm bảo tính khách quan, minh
bạch, đánh giá chính xác thực trạng chất lượng của các nhà trường.
- Đảm bảo nguyên tắc: gọn nhẹ, thuận tiện, hiệu quả, phù hợp với thực
tiễn từng địa phương.
- Kết quả đánh giá là căn cứ để các cấp quản lý giáo dục công nhận nhà

trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục; công nhận đạt chuẩn quốc
gia và cho những mục đích đánh giá khác.
- Tích hợp quy trình đánh giá thành một quy trình chung theo hướng kế
thừa những ưu điểm của quy trình hiện hành.


QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍCH HỢP
- Quy trình đánh giá tích hợp gồm hai bước:
+ Nhà trường tự đánh giá;
+ Đánh giá của đoàn đánh giá ngoài.
- Thành phần đoàn đánh giá ngồi có thể liên ngành, có thể trong ngành
giáo dục và đào tạo. Việc cơ cấu thành phần đánh giá ngoài như thế nào
là do các địa phương chủ động quyết định.


CÁC MỨC ĐÁNH GIÁ
- Mức 1: Đáp ứng quy định tại Mục 1 của Tiêu chuẩn đánh giá
- Mức 2: Đáp ứng quy định tại Mục 2 của Tiêu chuẩn đánh giá
- Mức 3: Đáp ứng quy định tại Mục 3 của Tiêu chuẩn đánh giá
- Mức 4: Đáp ứng quy định tại Mục 4 của Tiêu chuẩn đánh giá


MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘ TIÊU CHUẨN

MỨC
ĐÁNH
GIÁ
• Bộ tiêu chuẩn được xây dựng phục vụ cho việc đánh giá nhà trường theo 4 mức (cả
định tính và định lượng). Cụ thể là:


- Mức 1: gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo hoàn chỉnh, tương đương với mức chất
lượng tối thiểu;
- Mức 2: Bổ sung thêm các chỉ báo để tương đương với CQG mức độ 1;
- Mức 3: Bổ sung thêm các chỉ báo để tương đương với CQG mức độ 2;
- Mức 4: Bổ sung thêm các yêu cầu hướng đến sự xuất sắc, nổi bật (vượt trên mức độ
trường CQG).
Lưu ý: Những tiêu chí, chỉ báo bổ sung có yêu cầu cao hơn mức trước đó, nhưng tương
thích về nội dung với các tiêu chí, chỉ báo trong bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh (Mức 1).


QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍCH HỢP
Quy trình tự đánh giá của trường mầm non tương tự quy
trình tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trước
đây. Quy trình này gồm các bước sau:
- Thành lập hội đồng tự đánh giá;
- Lập kế hoạch tự đánh giá;
- Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng;
- Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí;
- Viết báo cáo tự đánh giá;
- Công bố báo cáo tự đánh giá;
- Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự


QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NGỒI
Quy trình đánh giá ngồi gồm các bước sau:
- Nghiên cứu hồ sơ đánh giá;
- Khảo sát sơ bộ tại trường mầm non;
- Khảo sát chính thức tại trường mầm non;
- Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài;
- Lấy ý kiến phản hồi của trường mầm non về dự thảo báo cáo đánh giá

ngoài;
- Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.


CÔNG NHẬN ĐẠT KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
- Điều kiện:
Trường mầm non được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục
khi hoạt động giáo dục ít nhất 05 năm và có kết quả đánh giá ngồi đánh
giá đạt từ Mức 1 trở lên.
- Trường mầm non được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục
với 4 cấp độ:
• Cấp độ 1: Được đánh giá ngồi đạt Mức 1;
• Cấp độ 2: Được đánh giá ngồi đạt Mức 2;
• Cấp độ 3: Được đánh giá ngồi đạt Mức 3;
• Cấp độ 4: Được đánh giá ngoài đạt Mức 4.


CÔNG NHẬN ĐẠT KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
- Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, giám đốc sở giáo dục
và đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo
dục cho trường mầm non theo mức độ mà trường mầm non đạt được.
- Chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục có giá trị 05 năm. Nếu
có nhu cầu được cơng nhận lại, ít nhất 09 tháng trước thời hạn hết giá trị
của Chứng nhận, trường mầm non thực hiện lại quy trình đánh giá.




×