BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kế hoạch sản xuất và kế
hoạch dự trữ trong doanh
nghiệp
Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Đề án môn học
PHẦN MỞ ĐẦU
Đất nước ta với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông với trồng trọt
và chăn nuôi là chủ yếu. Trong các loại cây tròng mang lại thu nhập khá cao
trong đó có cây mía là nguyên liệu chủ yếu sản xuất ra sản phẩm đường. Sản
phẩm này thường không ổn định đã làm cho sản xuất đường đứng trong tình
trạng “Ngàn cân treo sợi tóc”. Trong khi nền kinh tế nước ta không ngừng
phát triển vượt bậc, do sự đóng góp lớn của sản phẩm nông nghiệp. Trong
đó đỉnh cao là xuất khẩu gạo và sản phẩm của một số cây công nghiệp. Còn
cây mía vẫn đang trong tình trạng trì trệ không được cải thiện thêm. Đến lúc
này chúng ta kêu gọi kế hoạch sản xuất đường liệu có phải là quá muộn
không? Dù sao chúng ta không thể để tình trạng này kéo dài. Đây là lý do
em chọn đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em hoàn thiện đề án này.
Voí kién thức chưa đầy đủ của mình em mong thầy thông cảm cho em
những phần còn thiếu sót.
1
Đề án môn học
PHẦN NỘI DUNG
I . TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH TRONG DOANH NGHIỆP
1.Tổng quan vế doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
Trong những năm qua thế giới nói chung và các tổ chức kinh tế nói
riêng đã từng trải qua những sự thay đổi nhanh chóng, cơ bản và quyết liệt
và đầy kịch tính hơn bất kỳ điều gì chúng ta đều có thể nghĩ đến. Quá trình
cạnh tranh toàn cầu, việc sử dụng rộng rãi mạng máy vi tính và thông tin
viễn thông, các chính sách mở rộng tự do của các nước trên thế giới, sự đổ
vỡ của bức tường Berlin từng chia cắt miền ĐôngTây nước Đức hàng nhiều
thập kỷ, cũng như sự biến động khôn lường của các nước Đông Âu. Rồi lại
dến các cuộc khủng bố vào các nước sừng sỏ đã biến điều bất thường trở
thành điều bình thuờng.Việt Nam với chính sách mở cửa, chuyển đổi nền
kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự
điều tiết của nhà nước đang vừa là động lực, vừa là cú sốc lớn cho nhiều
doanh nghiệp.
Vào năm 1995 nhà nước ban hành luật doanh nghiệp, trong bộ luật
này có giải thích “doanh nghiệp” là tổ chức có tên riêng, có tái sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Dựa trên các điều 1(luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20- 4- 1995),
điều 2 (luật doanh nghiệp tư nhân, ngày21-12-1990), điều 3 (luật công ty
ngày 21 - 12 - 1990), điều 4 (luật hợp tác xã, ngày 20 – 3 - 1996) có thể định
nghĩa doanh nghiệp như sau:
“Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế do nhà nước hoặc các đoàn thể
tư nhân đầu tư vốn nhằm mục đích chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất
2
Đề án môn học
kinh doanh hoặc hoạt động công ích góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế
xã hội của đất nước”
Theo luật doanh nghiệp (12 - 6 - 1999 - Nghị định số 03: Hướng dẫn
thực hiện luật doanh nghiệp 3-2-2000): Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế
có tên , có tái sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
qui định pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.Trong đó hoặt
động kinh doanh là công việc thực hiện một hoạc một số công đoạn sản
xuất, đến tiêu thụ cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Từ khái niệm trên ta thấy rằng: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh
tế.Tổ chức là một nhóm tối thiểu là hai người cùng hoạt động với nhau một
cách có quy củ theo những nguyên tắc, thể chế và các tiêu chuẩn (văn hoá)
nhất định, nhằm đặt ra mục tiêu chung. Như vậy một tổ chức có các đặc
trưng cơ bản sau đây:
+ Một nhóm người cùng hoặt động với nhau.
+ Có mục tiêu chung.
+ Được quản lý theo thể chế ,nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc
được quan niệm như là các chuẩn mực tiêu chuẩn cần thiết để điều hành tổ
chức một cách có trật tự nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Có nhiều loại tổ chức tuỳ theo mục đích phân loại, nếu xét theo tính
chất hoạt động sẽ có các tổ chức khác nhau: Tổ chức chính trị, tổ chức xã
hội, tổ chức kinh doanh Nếu xét theo mục tiêu sẽ có tổ chức nhằm mục
tiêu lợi nhuận và tổ chức nhằm mục tiêu phi lợi nhuận, xét theo tính tồn tại
thì sẽ có tổ chức ổn định và tổ chức tạm thời.
Vậy để xác định đâu là tổ chức kinh tế, chúng ta phải dựa vào mục
đích hoạt động của doanh nghiệp. Đây là điều cơ bản để ta phân biệt nó với
các tổ chức khác.
3
Đề án môn học
1.2.Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
Vào năm 1986 Đaị Hội Đảng lần VI tuyên bố đường lối đổi mới bắt
đầu thực hiện chương trình đổi mới. Trước năm 1986 chúng ta đang nằm
trong cái bọc của nền kinh tế quan liêu bao cấp. Phạm trù xí nghiệp được
sinh sôi nảy nở, nó được hiểu là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn,
thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu
chung do nhà nước giao cho. Hoạt động sản xuất thụ động, trông chờ từ cấp
trên đưa xuống, với mục tiêt hoàn thành đúng, đủ, kịp thời số lượng từ trên
đưa xuống, không cần quan tâm đến khách hàng. Điều này dẫn đến khủng
hoảng kinh tế trầm trọng. Cái ngột ngạt của cơ chế cũ đã khiến cho làn gió
KTTT ùa vào đã làm thay đổi cục diện nền kinh tế. Mục tiêu hoạt động kinh
tế là tối đa hoá lợi nhuận. Đây là mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp
đều hướng tới. Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp cần phải làm nhiều
mục tiêu trung gian khác nhau để đạt được mục tiêu cuối cùng đó. Các mục
tiêu trung gian chồng chéo lên nhau, để đạt được mục tiêu trung gian này lại
cần hoàn thành mục tiêu trung gian khác.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau song có thể khẳng định trong
cơ chế thị trường mọi doanh nghiệp đều phải nhằm vào mục bao trùm, lâu
dài là tối đa hoá lợi nhuận. Chỉ trên cơ sở này doanh nghiệp mới đứng vững
trên trong cạnh tranh, có điều kiện thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện
việc làm , nâng cao đời ích người lao động và thực hiện nghĩa vụ xã hội.
Một doanh nghiệp luôn phải theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau, hình
thành hệ thống mục tiêu, trong đó mục tiêu nâu dài là tối đa hoá lợi nhuận,
trong doanh nghiệp, nhiều bộ phận khác nhau cùng tham gia hoặc có ảnh
hưởng tới quá trính xác định mục tiêu: Chủ sở hữu, các nhà quản lý, tập thể
người lao động (nguồn lực ). Chính vì vậy trong suốt thời kỳ tồn tại cũng
như thời kỳ phát triển cụ thể hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp thường
4
Đề án môn học
mang tính thoả hiệp. Điều này dẵn đến trong từng thời kỳ đều phải xác định
thứ tự ưu tiên của hệ thống. Mặt khác, không nhất thiết hệ thống mục tiêu
của mọi thời kỳ phát triển của doanh nghiệp đều phải lấy mục tiêu tối đa hoá
lơị nhuận ở vị trí ưu tiên thứ nhất.
Như trên em đã nói để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi
nhuận doanh nghiệp cần đạt nhiều mục tiêu trung gian khác nhau. Trong đó
có hai mục tiêu trung gian quan trọng cần thực hiện đó là tổ chức quản lý tốt
và có kế hoạch kinh doanh phù hợp trong từng gian đoạn kinh doanh khác
nhau.
1.3.Các giai đoạn kế hoạch kinh doanh
Trong giai đoạn hình thành: thường lập kế hoạch định hướng, thời kỳ
này rất cần sự mềm dẻo và linh hoạt vì mục tiêu có tính thăm dò, nguồn
chưa được xác định rõ, thị trường chưa có gì chắc chắn.
Giai đoạn phát triển: Các kế hoạch có xu hướng ngắn hạn và thiên về
các mục tiêu được xác định rõ hơn, các nguồn đưa vào thị trường cho đầu ra
đang phát triển.
Giai đoạn chín muồi có tính ổn định và tính dự đoán của doanh ghiệp
lớn nên kế hoặch dài hạn và cụ thể trong từng giai đoạn này là thích hợp.
Giai đoạn suy thoái có kế hoạch chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn, từ
cụ thể sang định hướng. Giống giai đoạn đầu, thời kỳ suy thoái cần mềm
dẻo.Vì các mục tiêu phải được xem xét và đánh giá lại, nguồn cung được
phân phối lại và điều chỉnh khác.
1.4 Quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
5
Tính linh hoạ
t
Tốc độ
Chất lượn
g
Đề án môn học
Hiệu
q
uả
Dù bất kỳ một tổ chức nào cũng cần phải có quản lý. Nhất là trong
một doanh nghiệp thì nó không thể thiếu được. Chỉ khi có quản lý các doanh
nghiệp mới hướng các thành viên cùng theo đuổi một mục tiêu chung, và
hoạt động có hiệu quả. Nếu không có quản lý thì doanh nghiệp không còn là
một tổ chức nữa, ngày nay cùng với sự vượt bậc sản xuất thì năng lực của
người quản lý không ngừng được nâng cao.
Môi trường kinh doanh
Nhìn vào sơ đồ ta thấy bốn đỉnh của tứ giác là chất lượng, tốc độ, hiệu
quả, tính linh hoạt. Bốn đỉnh đó chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh.
Như chúng ta đã biết môi trường kinh doanh không phải lúc nào cũng ổn
định. Sự đỏng đảnh của nó khiến cho chúng ta phải quản lý tốt.
Đúng vậy kế hoạch và quản lý là hai vấn đề lớn tạo ra sự thành công
của doanh nghiệp. Vậy kế hoạch kinh doanh là gì?
2. Khái quát kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Đứng trên góc độ người quản lý lập kế hoạch là việc xác định cần làm
gì và làm như thế nào vì vậy nó trở thành việc lựa chọn những cơ hội về lâu
dài cần phải biết phân tích cơ hội và lựa chọn ra cơ hội tốt nhất. Ví dụ, cần
phải quyết định chào bán những chủng loại sản phẩm nào, giá bán, phương
pháp sản xuất sẽ sử dụng, mức lương sẽ trả và nhiều vấn đề khác vvv
Một định nghĩa kế hoạch kinh doanh được đưa ra là: Đó là việc đưa ra
mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt tới và những phương thức thực hiện để
đạt được mục tiêu đó.
Dù trong bất kỳ thời kỳ nào thì kế hoạch kinh doanh cũng được hiểu
theo nghiã như trên nhưng khác nhau ở mục tiêu và phương thức thực hiện.
Nếu như trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp mục tiêu
6
Đề án môn học
của doanh nghiệp là sản xuất đúng và đủ theo yêu cầu của cấp trên giao, còn
trong thời kỳ kinh tế thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sản xuất sao cho
tạo ra lợi nhuận tối đa. Chính sự đối lập trong mục tiêu dẫn đến nghịch lý
trong phương thức thực hiện. Sự ấu trĩ của cơ chế cũ được thể hiện trong
điều này, họ sản xuất hàng hoá mà không quan tâm tới sở thích của khách
hàng chính vì vậy vấn đề cửa quyền mệnh lệnh đã làm cho xã hội đi xuống.
Vì vậy chuyển sang nền kinh tế thị trường là điều tất yếu. Trong thời kỳ này
hoạt động của doanh nghiệp có nhiều thuận lợi và cũng rất nhiều khó khăn.
2.2. Những thử thách và thuận lợi của doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường.
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào đi tới mục tiêu cuối cùng là lợi
nhuận tối đa, không phải đi trên “thảm đỏ”. Sự thất bại và thành công dường
như là hình và bóng, một người quản lý giỏi phải biết tạo ra nhiều thành
công, phải đứng vững trên thương trường. Lý do cuả sự khó khăn này là môi
trường kinh doanh.
Trong điều kiện hiện nay cơ chế ngày càng thông thoáng là điều kiện
tốt để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, giao lưu buôn bán với
nước ngoài. Nguồn FDI là vô cùng quan trọng trong tình hình nước ta đang
thiếu vốn, với nguồn vốn này nó tạo ra sự thay đổi toàn bộ bộ mặt kinh tế từ
khoa học kỹ thuật tới cơ sở hạ tầng.Trên thực tế doanh nghiệp sản xuất của
ta đang tận dụng cơ hội do cơ chế mới mang lại nhưng gặp phải nhiều khó
khăn. Tuy có sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ nhưng việc nắm bắt
chúng còn chậm, cơ sở hạ tầng phát triển nhưng vẫn còn nhiều bất cập.
Chính vì vậy lên điều kiện sản xuất của ta còn khó khăn, chi phí cao làm cho
giá thành cao đây là một trong những lý do khiến cho năng lực cạnh tranh
yêú.
7
Đề án môn học
Các loại sản phẩm việt nam có giá thành cao hơn từ 20%- 40% giá
thành các nước trong khu vực như là : đường, giấy, xi măng, vải, phân bón,
hoá chất cơ bản, thép mà nguyên nhân chính ở đây là chi phí trong gian
cao, mức chi phí này trong công nghiệp chiếm tới 60% trong đó có 80% là
chi phí vật chất những con số tương ứng trong nông nghiệp là 40 % và 70%.
Chi phí đầu vào của mỗi sanr phẩm nhất là nông phẩm có chiều hướng gia
tăng. Chi phí đầu vào của cả nền kinh tế cao là do lệ thuộc nhiều vào nhập
khẩu, phẩn nguyên liệu sản xuất trong đó chất lượng không cao, không ổn
định. Ngoài ra chi phí dịch vụ sau sản xuất kinh doanh ở mức cao( như là chi
phí kho bãi, thông tin, lệ phí , hải quan ) trình độ trang thiết bị lạc hậu từ
hai đến ba thế hệ so với các nước trong khu vực. Công nhân kỹ thuật thiếu,
tay nghề thấp. Tất cả điều đó đã làm cho năng xuất lao dộng thấp, 80% tăng
trưởng dựa vào vốn. Phần đóng góp tăng trưởng từ năng xuất lao động chỉ
chiếm khoảng 20%( con số này ở các nước trong khu vực từ 35% - 45%) và
vẫn còn xu hướng giảm.
Đứng trước tình hình hội nhập ta phải đối phó với hàng loạt vấn đề
như trên, không loại trừ vấn đề bảo hộ thuế quan. Trong khi chính phủ
khuyến khích tự lực thì các doanh nghiệp còn trông chờ vào hỗ trợ của nhà
nước dưới các hình thức khác nhau. Tuy vậy điều nhức nhối nhất của ta là
vấn đề quản lý, quản lý không tốt là một vấn đề quan trọng kéo theo nhiều
vấn đề nhất là vấn đề sử dụng vốn đầu tư.
Từ thuận lợi và khó khăn trên thì sản xuất của các doanh nghiệp
không phải là đơn giản với biến động không ngừng từ cuộc chiến tranh vùng
vịnh mà mục đích là sở hữu dầu mỏ, rrồi đến chiến tranh một số nước trên
thế giới đã làm cung cầu sản phẩm hàng hoá biến động mạnh. Vấn đề dự báo
sản xuất đã khó khăn lại càng trở lên khó khăn hơn đối với doanh nghiệp
việt nam. Bởi chúng ta bị hạn hẹp trong thu thập thông tin, nhưng không
8
Đề án môn học
phải vì vậy mà các doanh nghiệp sản xuất cứ sản xuất dàn trải mà không dựa
vào đâu để sản xuất. Họ phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp.
3. Hệ thống kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, tài chính được mô tả
trong sơ đồ sau:
KH sản xuất
KHMKT
Doanh n
g
hiệ
p
KH nhân sự
KH KH - CN
KH tài chính
Đúng là sản xuất rất quan trọng nhưng để đạt được mục tiêu của mình,
các doanh nghiệp không chỉ có kế hoạch sản xuất mà cần phải có kế hoạch
khác nữa. Có sự kết hợp ăn ý giữa các kế hoạch mới tạo ra sự thành công.
Trong điều kiện ngày nay kế hoạch marketing được coi là hoa tiêu, dù đã có
sự thay đổi vị trí song các kế hoạch không thể tách rời nhau được, chúng
hoạt động với chức năng riêng của mình nhưng dưới sự chỉ huy chung của
doanh nghiệp. Các mục đích của nó cũng hướng tới mục đích cuối cùng của
doanh nghiệp là lợi nhuận không ngừng tăng lên.
Có thể thấy rõ hai kiểu lập kế hoạch. Kế hoạch dài hạn, ngắn hạn. Kế
hoạch dài hạn hiển nhiên bắt nguồn từ mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp và
có liên quan tới những bước thực hiện để tiến đến mục tiêu đó. Ví dụ, mục
tiêu chen chân vào một thị trường nhất định nào đó, càn phải sản xuất sản
phẩm này trong năm nay, năm sau thì sản xuất như thế nào, năm sau nữa có
9
Đề án môn học
lên xây dựng nhà máy mới nữa không. Tuy nhiên trong kế hoach ngắn hạn,
người quản lý vạch ra một cách chính xác, những bước triển khai và dựa vào
sản xuất sản phẩm mới. Trong từng đợt ngắn phải xác định thời hạn hoàn
thành, thứ tự yêu tiên, lên đơn hàng vật tư, và thuê tuyển huấn luyện công
nhân, kỳ hạn càng ngắn thì kế hoạch càng phải rõ ràng.
Rất nhiều việc lập kế hoạch có thể giao cho nhóm nhân viên thực
hiện. Trong những năm gần đây rất nhiều kỹ thuật, như quy hoạch tuyến
tính, PERT, các cơ sở dữ liệu tính toán, phương pháp tái tạo được nhân viên
sử dụng để giúp họ phân tích và đưa ra quyết định tuy vậy ta không được
quên rằng kỹ thuật đó không đưa ra quyết định mà người ra quyết định là
người quản lý. Một ví dụ về việc lập dự án Satur của Generalmotors, trong
đó công ty dự kiến xây dựng một nhà sản xuất ôtô mới để chế tạo và bán loại
xe nhỏ “dùng cho gia đình” việc lập kế hoạch được xúc tiến khẩn trương để
đảm bảo chắc chắn thành công trong một tổng thể công trình trên mặt bằng
rộng 4 triệu phít vuông và áp dụng những khái niệm tiên tiến như tôt lắp ráp,
chứ không phải hệ thống dây chuyền lắp rap, những nguồn cung cấp duy
nhất và khối lượng dự trữ vật tư chỉ dùng cho 3 giờ.
Như vậy việc lập kế hoạch không phải là đơn giản, nó đòi hỏi phải có
sự công phu từ khâu xây dựng đến khâu thực hiên.
Dù cho nền kinh tế thị trường có kế hoạch Marketing là hoa tiêu
nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của kế hoạch sản xuất. Một
doanh nghiệp chỉ tồn tại khi họ sản xuất bởi nó là hoạt động tạo đầu vào
thành đầu ra. Kế hoạch sản xuất lại càng không thể thiếu được.
II. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ KẾ HOẠCH DỮ TRỮ TRONG DOANH
NGHIỆP.
1.Vai trò của hoạt động sản xuất:
10
Đề án môn học
Con người muốn tồn tại thì phải sản xuất, từ thời nguyên thuỷ chính
loài người biết tập hợp thành nhóm để cùng taọ ra sản phẩm, duy trì sự sống.
Cùng với tiến hóa của loài người thì sản xuất cũng tiến triển theo, nó không
còn là hoạt động hái lượm săn bắn mà nó là hoạt động sản xuất, mục đích
không chỉ dừng ở lo đủ mà mong muốn giầu có. Vào 1778 có cuộc cách
mạng KHCN tại đây đánh dấu một bước vượt trội trong sản xuất. Nó khẳng
định sự phát triển vượt bậc của loài người. Sản xuất dưới tác động của khoa
học công nghệ đã làm cho năng xuất lao đông không ngừng tăng lên cho đến
khi sản xuất quá nhiều so với nhu cầu, đó là lý do tạo ra cuộc khủng hoảng
thừa trong sản xuất vào những năm 1929 – 1933. Vấn đề đặt ra cho sản xuất
ngày càng khắt khe hơn vì vậy nền sản xuất hiện đại mang những đặc điểm
sau.
2.Đặc điểm của nền sản xuất hiện đại.
Có lẽ đặc diểm quan trong nhất của nền sản xuất hiện đại là triết lý cơ
bản cho rằng, sản xuất là quan trọng đáng để cho các ông chủ quan tâm xem
xét hàng đầu. Sản xuất đã đến thời kỳ đòi hỏi có kế hoạch đúng đắn, các kỹ
sư giỏi, đội ngũ công nhân được đào tạo tốt và trang thiết bị hiện đại. Chỉ có
những công ty hạng nhất mới có hy vọng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đặc điểm thứ hai của sản xuât hiện đại là ngày càng chú trọng đến chất
lượng. Trên thị trường quốc tế ngày nay, chất lượng là con đường duy nhất
dành thắng lợi. Đã bao nhiêu lần chúng ta được nghe thấy câu “ chiếc
Toyota của tôt thật tuyệt vời, nó tốt hơn hẳn xe của Mỹ sản xuất” và cũng
không lấy làm ngạc nhiên rằng Ford quảng cáo “ chất lượng là công việc số
một”.
Đặc điểm thứ ba của sản xuất hiện đại là ngày càng nhận thức rõ hơn
con người là tài sản lớn nhất của công ty. Ngày càng công ty xoá bỏ các
chuyên viên ở bộ tổng tham mưu để cho những người thực sẹ tham gia sản
11
Đề án môn học
xuất tạo ra sản phẩm có thể thông qua quyết định ngay trên “tuyển lửa”.
Ngày càng thấy rõ hơn cần có một cơ cấu tổ chức ngang cấp, không có
những hàng rào chức năng.
Đặc điểm thứ tư của sản xuất là lỗi bận tâm về kiểm soát chi phí.
Những nhà quản lý cấp cao luôn rà soát từng chức năng, xoá bỏ một số việc,
gép một số việc lại, đề cao trách nhiệm của cấp dưới, lập kế hoạch mạnh
nhất là đối với chức năng tham mưu, lập kế hoạch đào tạo, công việc văn
phòng là việc được xem như là tốn kém.
Đặc điểm thứ năm : Tập trung và chuyên môn hoá. Nhiều công ty thấy
rằng họ không thể giỏi mọi thứ và cần phải tập trung vào cái họ làm tốt nhất.
Họ phải xác định được sở trường của mình, một số nhà sản xuất tập trung
vào sản xuất một mặt hàng một số khác thì giới hạn sản xuất một chủng loại
sản phẩm có liên quan. Kết của của việc chuyên một hoá như vậy thường là
hạ thấp được chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng. Việc chuyên môn hoá
cũng có là phân công việc và trách nhiệm, điều này tác động cả công nhân
và người quản lý.
Đặc điểm thứ sáu: Thừa nhận rằng những nhà máy sản xuất hàng loạt,
lớn, cũ của chúng ta có thể gặp trở ngại lớn do sự tiến bộ. Ngày càng nhiều
các đơn vị độc lập, nhỏ có tính mềm dẻo.
Đặc điểm thứ bẩy: Cơ khí hoá hiện đại hoá. Cách mạng công nghiệp
là ứng dụng ý tưởng cơ khí hoá. Đến nay việc cơ giới hoá đã đi quá xa đến
nỗi chúng ta không còn xem nó là một đặc điểm sản xuất nữa. Việc sử dụng
máy móc đã trở thành một bộ phận của đời sống, dù ta đang cắt cỏ hay đang
điều hành một xưởng máy. Tuy nhiên cũng cần nhắc một điều việc robot hoá
và tự động hoá có thể dẫn đến đỉnh cao nhưng qúa tốn kém. Điều đáng quan
tâm là việc cải tiến thường xuyên, có kế hoạch nhằm nâng cấp hiện đại hoá
những máy móc hiện đại để kết hợp tận dụng mọi thiết bị máy móc. Mặc dù
12
Đề án môn học
bao nhiêu năm nay con người đã chuyền được những kỹ năng thủ công cho
máy móc, nhưng chỉ mới đây chúng ta mới có khả năng chuyền được một số
nhất định những khả năng của trí óc cho máy móc. Nói cách khác, ngày nay
một số máy móc có thể hoàn thành công việc của mình không cần phải hỗ
trợ của tư duy con người trong suốt cả quá trình. Điều đó đã dẫn đến sử dụng
rộng rãi điều khiển bằng số, tự động hoá các kiểu và những hệ thống sản
xuất mềm dẻo, và dẫn đến ước mơ về một xưởng may hoàn toàn tự động.
Đặc điểm thứ tám : Ngày càng sử dụng nhiều máy điện tử hơn nó cho
phép lưu trữ rất nhiều số liệu thiết lập các cơ sở dữ liệu, giải quyết các vấn
đề về kỹ thuật và kinh doanh phức tạp với một tốc độ nhanh không thể
tưởng tượng nổi. Phạm vi ứng dụng rộng rãi và các thiết bị sử lý số liệu
được mở rộng nhanh chóng những kỹ thuật mới được mang ra ứng dụng.
Việc tiếp tục phát triển những bộ vi sử lý và khả năng của máy tính hứa hẹn
một sự hỗ trợ đắc lực hơn nữa trong công tác quản lý, săn xuất cho phep
nhanh chóng đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề liên quan đến mẫu
mã, xoá bỏ nhiều công việc văn phòng không cần thiết, điều khiển nhiều loại
quá trình sản xuất và cung cấp thông tin nhan chóng.
Đặc điểm thứ chín : Việc sử dụng các mô hình mô phỏng toán học để
hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định. Sự phát triển ngày càng nhiều phần mềm
máy vi tính cho phép thử nghiệm các cấu hình sản xuất khác nhau khi lăp
đặt và lựa chọn phương pháp đáp ứng tốt nhất những tiêu chuẩn đặt ra. Điều
đó cung cấp cho công tác quản lý một công cụ lập kế hoạch rất đắc lực, giúp
ngăn ngừa việc quyết định những bước đi sai lầm và tốn kém.
Những đặc điểm trên chỉ nói lên được một phần trong đăc điểm sản
xuất. Bởi tình hình sản xuất luôn biến động. Ngày này với sự phát triển vượt
bậc của sản xuất thì dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ, dù bất kể sự phát
triển mạnh mẽ tới đâu thì người ta vẫn không thể phủ nhận được vai trò to
13
Đề án môn học
lớn của sản xuất. Họ ứng dụng các loại hình sản xuất vào sản xuất kinh
doanh sao cho phù hợp.
3. Các loại hình sản xuất.
3.1 Sản xuất liên tục
Là sản xuất hàng trên cơ sở dây chuyền với một tốc độ định trước.
Phương pháp dây chuyền đòi hỏi sản phẩm chuyển động không ngừng từ
công đoạn này sang công đoạn khác, không dừng lại để kiểm tra tại một
điểm nào trong sản xuất. Sản xuất liên tục thường được áp dụng trong các
nhà máy để chế biến thực phẩm lớn và trong công nghiệp hoá chất. Công
đoạn lăp ráp trong sản xuất thường là công đoạn liên tục. Ví dụ, kỹ thuật
băng chuyền lăp ráp được sử dụng ở nhà máy chế tạo ôtô, radio, tủ lạnh và
các sả phẩm tương tự. Sản xuất liên tuc cũng có thể được sử dụng trong sản
xuất máy thân hộp số. Trong trường hợp này một dây chuyền các máy công
cụ trong công đoạn được bố trí tương xứng. Ví dụ, người điều khiển máy thứ
nhất sẽ lấp phôi đúc ở kho ra và thực hiện công đoạn thứ nhất. Sau đó chi
tiết đã được gia công một phần thường được đưa lên băng tải chuyển tiếp
cho người tiếp theo để thực hiện công đoạn sau. Cứ như vậy, hết công đoạn
này đến công đoạn khác phôi đúc được gia công cho đến khi một chi tiết
may được hoàn thành.
3.2 Sản xuất gián đoạn.
Khi không thể thực hiện được sản xuất liên tục thì người ta áp dụng
loại hình sản xuất này.Tuỳ thuộc số lượng sản xuất lớn hay nhỏ, thì người ta
sử dụng kiểu sản xuất gián đoạn với kiểu sản xuất là sản phẩm gia công theo
lô chứ không phải trên cơ sở sản phẩm liên tục. Chức năng của người kỹ sư
thiết kế quy trình kinh tế xác định mô hình của lô sản xuất sao cho kinh tế
đối với ngành, tiết kiệm cụm và khối, sản xuất gián đoạn đặc biệt thích hợp
với những doanh nghiệp chế tạo nhiều loại sản phẩm , chẳng hạn như một
14
Đề án môn học
vài thiết kế một vài máy bơm nước theo cùng một thiết kế. Trong những
trường hợp như vậy người ta thường tiêu chuẩn hoá các chi tiết cấu thành để
có thể sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau hay nhiều sản phẩm kích cỡ
khác nhau. Càng có nhiều yêu cầu sản phẩm thì càng đảm bảo được những
quy mô lô sản xuất tối ưu về kinh tế.
Sản xuất đơn chiếc loại nhỏ, sản xuất gián đoạn thường còn có nghĩa
là sản xuất đơn chiếc loại nhỏ, tức là sản xuất theo đơn hàng của khách hàng
hay theo yêu cầu đặc biệt. Sản xuất đơn chiếc nhỏ là nét đặc trưng của doanh
nghiệp chế tạo những máy móc thiết bị lớn đắt tiền. Khách hàng có thể đặt
một hai hay nhiều đơn vị sản phẩm: Lệnh sản xuất chỉ bao gồm một lô và
vật tư cũng được mua sắm theo lô do những đơn vị sản phẩm làm xong,sẽ
được giao luôn. Sản phẩm này có thể được xem là thông thường khi nhà chế
tạo vẫn đang sản xuất nó, nhưng các đơn vị sản phẩm được xem là sản xuất
xong khi chúng được bán hết.
Mặc dù trong một số trường hợp có thể có những đơn hàng lặp lại,khả
năng này không được tính đến trong khi thiết kế các quy trình sản xuất và
trong khi tính giá thành sản phẩm . Mặt khác các công cụ,khuôn mẫu chuyên
dùng vẫn được lưu giữ lại đề phòng những trường hợp đột xuất như vậy.
Điều này đặt ra vấn đề khó khăn cho người sản xuất đơn chiếc loại nhỏ phải
bảo quản những thứ đó.
Các kiểu sản xuất hỗn hợp,trong sản xuất hàng hoá hầu hết các ngành
công nghiệp đều sử dụng hai loại sản xuất liên tục và gián đoạn. Trong khi
các công đoạn lắp ráp liên tục đã trở lên phổ biến, thì việc sản xuất liên tục
tất cả các chi tiết cấu thành sản phẩm là đương nhiên. Mục tiêu phấn đấu của
nhà máy tự động vẫn chưa được phổ biến ở mức độ mong muốn, lý do là
khó có thể cân bằng thời gian chế tạo một đơn vị sản phẩm cho tất cả yêu
cầu về cấu thành chi tiết.
15
Đề án môn học
Một thách thức thực tế phải tăng tính chất mềm dẻo của các thiết bị cơ
khí hoá và tự động hoá làm sao có thể sử dụng chúng để chế tạo các chi tiết
nhiều kích cỡ khác nhau hay nhiều chi tiết khác nhau có thể gia công trong
cùng một dây truyền cơ khí hoá .Việc giải quyết thành công vấn đề này cho
phép kết hợp sản xuất liên tục với thực tế sản xuất gián đoạn thông thường ở
mức độ lớn hơn.
4.Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp:
Sản xuất vô cùng quan trọng ,các loại hình sản xuất cho ta thấy không
phải bất kỳ đầu vào nào cũng tạo ra đầu ra hữu hiệu. Muốn có kết quả tốt thì
phải có kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp.Với mục đích của nó là:
Từ phía khách hàng: Ta không thể nói rằng kế hoạch sản xuất chỉ
nhằm về phía doanh nghiệp, mục đích của nó còn về phía khách hàng, đó là
thượng đế mà doanh nghiệp phải phục vụ.
Kế hoạch sản xuất sẽ giúp cho hàng hoá sản xuất ra đúng lúc kịp thời,
hàng hoá được trao bán không chậm trễ. Lý do này giúp cho doanh nghiệp
giữ được uy tín với khách hàng,đây là tài sản vô cùng quý giá đối với doanh
nghiệp, không những thế có kế hoạch sản xuất doanh nghiệp giữ vững tiến
độ sản xuất của mình, doanh nghiệp sẽ xác định được sản xuất bao nhiêu,
dự trữ bao nhiêu, mua bán bao nhiêu Tất cả những điều này khiến cho lợi
nhuận doanh nghiệp đạt tối đa có thể có.
Trong kế hoạch sản xuất doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi:
+ Sản xuất bao nhiêu?
+ Sản xuất ở đâu?
+ Sử dụng đầu vào như thế nào ?
+ Sản phẩm phụ của nó là gì?
+ Vấn đề dự trữ ra sao
16
Đề án môn học
Việc trả lời câu hỏi đặt doanh nghiệp ở đâu? Không phải dễ dàng xác
định địa điểm cho một nhà máy mới, hay một chi nhánh ở một nơi thích hợp
lại có ý nghĩa to lớn, bởi vì các tổ chức này hoàn toàn không cơ động, một
khi đã xây dựng ở một nơi nào thì sẽ ở đó mãi mãi. Hơn nữa, địa điểm nhà
máy có thể ảnh hưởng rất lớn chi phí khai thác lợi nhuận.Vì vậy, cần phải
phân tích kỹ lưỡng địa điểm của nhà máy. Điều này đồng nghĩa với câu trả
lời sản xuất ở đâu.Vấn đề này phụ thuộc vào giao thông vận tải, nguồn nhân
lực gần thị trường, gần nguồn nguyên liệu, gần nhà máy hiện có, chi phí đất
đai, tài nguyên thiên nhiên.
Sản xuất bao nhiêu? Trả lời câu hỏi này doanh nghiệp phải căn cứ
vào thị trường.Trong việc này, thì dự báo thị trường là việc làm cần thiết và
cần phải chính xác. Sử dụng đầu vào và các sản phẩm phụ đầu ra như thế
nào để tiết kiệm được chi phí sao cho lợi nhuận được cao. Nhất là vấn đề dự
trữ cần phải được đảm bảo sao cho hợp lý. Đây là vấn đề nhạy cảm bởi nó là
một chuỗi các mâu thuẫn đòi hỏi doanh nghiệp cần phải giải quyết.
III. KẾ HOẠCH DỰ TRỮ TRONG DOANH NGHIỆP .
1. Lý do dự trữ
Không phải ngẫu nhiên mà doanh nghiệp muốn dự trữ, có rất nhiều lý
do, dưới đây là một trong những lý do mà em đề cập tới.
Việc dự trữ giúp doanh nghiệp ngăn ngừa những trục trặc về vật chất
kinh tế đối với các hoặt động cung ứng vật tư hàng hoá, để đảm bảo đúng
nơi nó cần đến.
Thứ hai, chống lại sự gián đoạn của quá trình cung cấp do các nguyên
nhân không mong đợi như thời tiết, tai nạn, đình công
17
Đề án môn học
Thứ ba nó đảm bảo quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ liên tục,
nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, khắc phục được các sai sót
trong dự đoán cầu về hàng hoá của doanh nghiệp .
Thứ tư là có thể giảm thiểu hoá được một số chi phí trong đặt và mua
hàng.
Như vậy dự trữ được xét trên các phương diện sau :
+ Để giảm thời gian cần thiết đáp ứng nhu cầu.
+ Làm bằng phẳng mức sản xuất trong khi nhu cầu thay đổi.
+ Bảo vệ công ty trước các rủi ro do những dự đoán thấp về nhu cầu.
Mặt khác dự trữ bao giờ cũng được coi là nguồn nhàn rỗi. Do đó khi
dự trữ càng cao thì càng gây ra lãng phí, vậy dự trữ bao nhiêu được coi là
hợp lý?
Các nhà quản lý tài chính thì muốn giữ mức dự trữ thấp và sản xuất
mềm dẻo để công ty có thể đáp ứng nhu câu nhưng sẽ hạ thấp mức đầu vào
tồn kho. Thực tế dự trữ như là một lớp đệm lót giữa nhu cầu và khả năng sản
xuất. Khi nhu cầu biến đổi mà hệ thống sản xuất có thể điều chỉnh khả năng
sản xuất của mình, hệ thống sản xuất không cần đến lớp đệm lót tồn kho.
Với cách nhìn nhận như vậy các lỗ lực đầu tư sẽ hướng vào một hệ thống
sản xuất linh hoạt, điều chỉnh sản xuất nhanh, thiết lập quan hệ tốt với các
nhà cung cấp để có thể đặt hàng thật nhanh với quy mô nhỏ.
Còn các nhà sản xuất thì muốn có thời gian vận hành sản xuất dài để
sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, lao động. Họ tin rằng hiệu quả sản xuất
đặt hàng với quy mô lớn có thể bù đắp những lãng phí mà dự trữ cao gây ra,
điều nay dẫn đến mong muốn dự trữ cao.
Mặc dù dùng mục tiêu giảm thấp các phí tổn liên quan đến dự trữ
song cách nhìn nhận vấn đề theo những chiều hướng khác nhau. Rõ ràng
trong những điều kiện nhất định lượng dự trữ hợp lý cần phải xác định một
18
Đề án môn học
cách toàn diện. Nếu dự trữ quá cao sẽ làm tăng đầu tư vào tồn kho. Dự trữ
thấp sẽ , tốn kếm trong việc mua hàng,thiết bị sản xuất ,bỏ lỡ cơ hội kinh
doanh.
Khi xem xét vấn đề chi phí dự trữ có hai khuynh hướng trái ngược
nhau. Có chi phí tăng lên khi dự trữ tăng, có chi phí giảm khi dự trữ tăng.Vì
vậy cần phải phân tích kỹ lưỡng các chi phí dự trữ trước khi đi đến một
phương thức hợp lý sao cho làm cực tiểu chi phí có thể có.
2.Chi phí của dự trữ:
2.1 Chi phí tăng lên khi tăng dự trữ:
- Chi phí vốn : Đầu vào dự trữ phải được xem xét như tất cả các cơ
hội đầu tư ngắn hạn khác. Trong điều kiện nguồn vốn giới hạn, đầu tư vào
dự trữ phải chấp nhận phí tổn về cơ hội của vốn đầu tư vào dự trữ và tỷ suất
sinh lời của dự án có lợi đã bị bỏ qua. Sự gia tăng dự trữ làm tăng vốn cho
dự trữ và chấp nhận phí tổn cơ hội vốn cao.
- Chi phí kho: Bao gồm chi phí lưu giữ như chi phí kho bãi, tiền lương
nhân viên, quản lý kho bãi, các điều kiện bảo quản dự trữ (giữ nóng, chống
ẩm, làm lạnh)
- Thuế và bảo hiểm: Chống lại rủi ro gắn với quản lý dự trữ, công ty
có thể phải tổn chi phí bảo hiểm, chi phí này sẽ tăng khi tồn kho tăng. Dự trữ
là một tài sản, nó có thể bị đánh thuế do đó dự trữ tăng chi phí thuế tăng.
- Rủi ro kinh doanh: Trong thời gian dự trữ sản phẩm để lâu có thể bị
lạc hậu và giảm giá.
2.2 Các chi phí giảm khi tồn kho tăng:
- Chi phí đặt hàng: Là các chi phí phát sinh theo mỗi lần đặt hàng và
nhận hàng như chi phí ước lượng, thương lượng do chuẩn bị đơn hàng, tiếp
nhận Quy mô lô hàng lớn sẽ có ít lần đặt hàng hơn thì chi phí đặt hàng
19
Đề án môn học
trong năm ít hơn vì số lần đặt hàng ít. Song đặt hàng quy mô lớn dự trữ bình
quân tăng lên và hiển nhiên chấp nhận chi phí dự trữ cao.
- Giảm giá do chiết khấu khối lượng lớn: Đặt hàng quy mô lớn có thể
được hưởng sự giảm giá chiết khấu.
- Chi phí chuẩn bị sản xuất: Các hệ thống sản xuất chế tạo cần chi phí
cho mỗi lần chuẩn bị sản xuất gồm, chi phí chuẩn bị tài liệu, máy móc nhàn
rỗi, chi phí nhân công chuẩn bị ,phế phẩm do sản xuất thử
Khi dự trữ tăng thì nó sẽ làm giảm một số chi phí và làm tăng các chi
phí khác. Mức dự trữ hợp lý là cực tiểu hoá tổng chi phí có liên quan, muốn
làm tốt việc này đòi hỏi phải có một kế hoạch dự trữ hợp lý.
IV.TIẾP CẬN VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VA DỰ
TRỮ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ĐƯỜNG:
1.Vai trò kế hoạch sản xuất và dự trữ trong doanh nghiệp sản xuất
đường:
1.1Sự cần thiết tồn tại các doanh nghiệp sản xuất đường:
Diện tích mía đường đến năm 2003đạt 317.4 nghìn ha, có 44 nhà máy
đường lớn tập trung lớn ở ĐBSCL. Cây mía giờ đây không chỉ được xem là
trồng để lấy đường mà còn cho ra nhiều loại sản phẩm khác. Cung cấp mật,
chế biến nhiếu trong nhiều nghành công nghiệp, tận thu bã mía để làm ván
ép,làm phân bón, làm thực phẩm để nuôi bò, trồng nấm, làm nguyên liệu cho
nhiều nghành năng lượng như sản xuất điện, đốt lò Các nhà máy này tồn tại
khá nâu đời tốn rất nhiều tiền của của nhà nước, ở nhiều nơi nghề trồng mía
cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường là một nghề truyền thống.Với vai
trò như vậy thì sự tồn tại của các nhà máy này là cần thiết. Nhưng hiện nay
các doanh nghiệp sản xuất đường thường xuyên bị thua lỗ ,điều này khiến
cho các nhà quản lý đang băn khoăn giữa sự tồn tại của chúng. Đơn cử ra ví
dụ về cây mía ở DBSCL hiện là đòn cân kinh tế, một bên treo hơn 400 tỷ
20
Đề án môn học
đồng lỗ là luỹ kế 3 năm (1999-2002) của 7 nhà máy đường, bên kia là món
nợ khó đòi của nông dân trồng miá.Điều đáng ngại là cả hai bên đối kháng
càng lúc càng nặng thêm ,chiếc đòn cân vốn mang hương vị ngọt ngào
nhưng vừa nhỏ vừa giòn này chắc chắn có lúc gập gẫy. Khi ấy không những
không thể cứu nổi nông dân mà tìm đâu ra nguồn tài chính để trả nợ đã vay
đầu tư ban đầu và bù lỗ cho các nhà máy.
Hiền giờ chúng ta đang đối mặt với tình trạng giá mía hạ, giá đường
tăng nhưng không phải vì vậy mà nông dân không trồng mía các doanh
nghiệp sản xuất đường không tồn tại. Bởi chúng ta không thể phủ nhận
được vai trò của các doanh nghiệp này. Họ chính là người tiêu thụ sản phẩm
của nông dân.Ví như trồng mía ở Trà Vinh đã có từ nâu đời, nó trở thành
nghề là nguồn thu nhập chính của người dân, nhất là nông dân vùng ven
sông Hậu. Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cây mía được
hai huyện Trà Cú và Tiểu Cần xem là cây chủ lực. Từ khi có nhà máy đường
công suất 15000tấn mía cây /ngày của tổng công ty mía đường I chuyển về
địa phương tại xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, cây mía bắt đầu phát
triển mạnh ở vùng lân cận nhà máy.
Đó là ví dụ điển hình về vai trò to lớn của các doanh nghiệp sản xuất
đường. Chúng ta không thể phủ nhận điều đó, nhưng chúng ta không thể làm
ngơ trước những khó khăn mà doanh nghiệp mắc phải do những đặc điểm
đặc thù của sản phẩm gây ra.
1.2. Các đặc điểm của sản phẩm đường.
Sóc trăng là vùng trồng mía có năng xuất cao nhất ở ĐBSCL, mùa thu
hoạch mía năm 2002 các hộ bán được giá mía rất cao, bình thường là 200-
390 đồng/kg. Cuối vụ có hộ bán được với giá 500đ/kg.Còn năm 2003 cây
mía trồng ngoài đồng không ai mua. Nguyên nhân do năng xuất mía lên cao,
nguồn dự trữ đường của các nhà máy từ năm trước để lại nhiều, nếu thời kỳ
21
Đề án môn học
thuận lợi thì làm sản lượng tăng lên nữa. Vụ mía năm 2001 –2002 càng về
cuối giá mía lên càng cao ( 350000 – 370000đ/tấn) đã kích thích nông dân
gia tăng trồng mía cho vụ 2002 –2003, điều này ảnh hưởng tới mức dự trữ
sản phẩm đường, đặc biệt vấn đề dự báo rất khó khăn bởi không phải cái gì
cũng có thể dự đoán chính xác đặc biệt là vấn đề liên quan đến thời vụ.
Một đặc trưng nữa của sản phẩm đường là rất khó bảo quản bởi nó
liên quan đến thời tiết, nhiệt độ chi phí dự trữ và bảo quản tăng lên. Vì vậy
đối với dự trữ và bảo quản sản phẩm đường sao cho hợp lý.
Ngoài ra nó còn rất nhạy cảm với thị trường thế giới và nguồn nguyên
liệu đầu vào. Nếu sản lượng mía quá nhiều cộng với lượng dư thừa của kỳ
trước, nhu cầu tăng không tương xứng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản phẩm
đường. Dự đoán sản phẩm đường của liên linh châu Âu trong liên vụ 01-02
tăng từ 16 –17,4 triệu tấn đẩy giá đường giảm xuống đến mức kỷ lục. Lượng
đường tại liên minh châu âu, thổ nhĩ kỳ, Nam phi, úc, Mỹ và Braxin tăng
mạnh sẽ gây áp lực đối với các nước sản xuất đường khác. Trung quốc hầu
như không tham gia thị trường nhập khẩu và sản lượng đường Mỹ tăng. Chỗ
dựa chung của thị trường nhập khẩu sẽ đổ dồn vào Nga. Nơi dự đoán không
có sự tăng lên của sản phẩm nội địa. Mặc dù vậy thị trường thế giới không
tránh khỏi suy thoái. Các nhà sản xuất đường trên thế giới phải đứng trước
tình trạng giá đường thấp cho đến khi mức cân bằng cung -cầu được thiết
lập.
Để sản xuất đường thì nguyên liệu không thể thiếu đó là mía, giá nguyên
liệu này tăng thì giá đường tăng, đây là điều hiển nhiên mà các doanh nghiệp
đều nhìn thấy. Vụ mía năm 2001-2002 giá mía lên quá cao đã kích thích
nông dân trồng mía cho liên vụ 2002 – 2003. Giá đường cũng hạ, liên vụ 01
–02 sự gặt hái thành công của người dân trồng mía do gía mía quá cao
nhưng giá đường lại tăng đã không làm cho các doanh nghiệp sản xuất
22
Đề án môn học
đường sáng sủa hơn, để nó còn phụ thuộc vào giá đường trên thế giới. Giá
đường trong nước cao là một điều thuận lợi cho hàng nước ngoài tràn vào.
Nhất là đường lậu, theo số liêu năm 2001 lượng đường nhập lậu từ Thái Lan
qua biên giới Tây Nam tập trung tại các cưả khẩu thuộc An Giang, Đồng
Tháp, Long An, Tây Linh, rồi toả đi tiêu thụ ở nhiều nơi. ước tính tại An
Giang thời điểm này có khoảng 300 tấn đường nhập lậu, nếu cứ giữ tốc độ
như vậy chỉ trong vòng 2 tháng , nhập đường nhập lậu ở An Giang có thể
gần bằng sản lượng 1 năm của nhà máy sản xuất cỡ lớn ở miền Đông Nam
Bộ. Lượng đường nhập lậu 2001 là 163 tấn bắt được không bằng một nửa
lượng nhập lậu qua cửa khẩu An Giang trong vòng một ngày. Thực tế ngành
đường được nhà máy bảo hộ khá toàn diện là một trong 4 mặt hàng khi nhập
khẩu phải có hạn ngạch do nhà nước cấp, đường nhập vào Việt Nam phải
chụi thuế nhập khẩu lên tới 50%( cả VAT). Tuy vậy đường nhập lậu không
dễ gì ngăn cản, nó làm lũng đoạn thị trường trong nước.
Với sản phẩm đường nguồn nguyên liệu mía là vô cùng quan trọng.
Nó phụ thuộc rất lớn vào thời vụ, vì vậy sản xuất đường phải tăng tính mềm
dẻo, hình thức sản xuất liên tục. Với tình hình thị trường mía luôn thất
thường thì vấn đề dự báo khó khăn nhưng cấn thiết cho việc đưa ra kế hoạch
sản xuất và dự trữ. Tuy dự trữ đường rất mạo hiểm nhưng nó chống lại sự
dán đoạn của quá trình cung ứng do nguyên nhân không mong đợi như thời
tiết, đảm bảo quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ liên tục nhằm thoả mãn
tối ưu đòi hỏi của khách hàng khắc phục sự sai xót trong dự đoán cầu, giảm
một số chi phí trong đặt và mua hàng
2. Hiện trạng cung cấp nguyên liệu cho sản phẩm đường.
Theo bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vụ mía đương 01 – 02
diện tích mía ước tính đạt 310000 ha, tăng 2,3 % so với vụ trước. Trong đó
diện tích trồng mía thuộc phần quy hoạch của các nhà máy đường là 233100
23
Đề án môn học
ha chiếm 75,2 % tổng diện tích trồng mía cả nước. Năng xuất mía bình vụ
01- 02 ước đạt 50 tấn/ha tăng 3 tấn/ha so với vụ trước, sản lượng mía ước
đạt 15,5 triệu tấn tăng gần 1 triệu tấn. Tuy nhiên so với tổng công xuất cán
ép của các nhà máy chế biến đường công nghiệp vụ 01- 02 khoảng 82800
tấn mía cây/ngày thì sản lượng mía vẫn còn thiếu hụt lớn. đây là nguyên
nhân làm giá mía cây vụ 01- 02 liên tục tăng. Trong vụ 02-03 một số nhà
máy đường đã vận hành với công xuất gấp đôi, ba công xuất thiết kế. Thế
nhưng tại nhiều vùng mía nguyên liệu, mía quá tuổi thu hoạch đã chết khô
trên đồng mà không có người đến mua. Người trồng mía quá bối rồi phải
chạy ngược chạy xuôi tìm đường đưa cây mía tới trực tiếp nhà máy, một
việc làm không dễ chút nào! Do ảnh hưởng của vụ trước đã làm cho sản
lượng trồng mía mở rộng thêm, theo số liệu 2002- 2003 diện tích mía là
317,4 ngìn ha sản lượng đạt 16823,5 nghìn tấn tăng 14,8% so với vụ trước.
Tuy vậy chất lượng giống mía chưa tốt, để tìm giải pháp ổn đinh cho các nhà
máy sản xuất đường, bộ NN & PTNT mới đây đưa ra dự thảo đề án “ phát
tiển giống mía cho vùng nguyên liêu cho các nhà máy đương giai đoạn 03-
08” nhiều nhà quản lý cho rằng năng xuất mía trên một số diện tích dù có
tăng cao nhưng sự gia tăng ấy còn chậm và không đều. Nguyên nhân vì vẫn
còn tình trạng thiếu giống mía tốt giá hợp lý đáp ứng đúng yêu cầu trông
mới tại chỗ. Ngành mí đường những năm qua đã nhập nội và chọn lọc từ các
nứơc được hơn 10 giống mía thâm canh có năng xuất cao. Các loại giống
này được khảo nghiệm, khu vực hoá ở 28 điểm đại diện cho các vùng
nguyên liệu mía cả nước, bước đầu lai tạo chọn được 26 loại giống tốt để
xây dựng cơ cấu bộ giống cho từng vùng theo quy trình thâm canh. Vì vậy
cần xây dựng hệ thống sản xuất giống gắn với vùng nguyên liệu mà lòng cốt
là các trại giống của chính nhà máy đường, nhà máy gắn với vùng nguyên
liệu chính là cơ sở để thực hiện quyết định 80 ngày 20 – 06 năm 2002 của
24