Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bai 22 Tinh hinh kinh te o cac the ky XVIXVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.93 KB, 6 trang )

Trường THPT Tân Phước Khánh
Giáo sinh: Cao Phạm Thanh Hương
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích Nhuần
Ngày soạn: 13/03/2020
Ngày dạy: 17.03.2020 Lớp: 10.5
Tiết PPCT: 30
Tuần: 6(HKII)
Bài 22
TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
1.
Kiến thức
-Trình bày được tình hình nơng nghiệp, sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp
ở nước ta thế kỷ XVI – XVIII.
-Nêu được sự hưng khởi của các đơ thị và đánh giá được vai trị của các đơ thị đối với sự
phát triển kinh tế thời kì này.
-Phân tích được những yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế nước ta thế kỷ XVI – XVIII.
2. Kỹ năng
-Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp tài liệu, liên hệ thực tế.
-Rèn luyện kĩ năng đánh giá các sự kiện lịch sử
3. Thái độ
-Giáo dục ý thức về tính hai mặt của kinh tế thị trường, từ đó biết định hướng về các tác
động tích cực.
-Bồi dưỡng những nhận thức về hạn chế của tư tưởng phong kiến.
-Tơn trọng những giá trị lịch sử, văn hóa, có ý thức tích cực trong việc bảo tồn các di tích
lịch sử.
-Có thái độ học tập tốt.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên




-Lược đồ, tranh ảnh.
-Tư liệu lịch sử.
2. Học sinh
-Đọc trước sách giáo khoa.
-Tìm hiểu những kiến thức rộng bên ngồi sách giáo khoa.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức bài cũ
1. Trong những năm đầu thành lập, nhà Mạc đã xây dựng chính quyền theo mơ hình nhà
A. Theo mơ hình nhà nước thời Lý
B. Theo mơ hình cũ của triều Lê sơ
C. Theo mơ hình nhà nước thời Trần
D. Theo mơ hình của nhà Minh ở Trung Quốc
2. Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngồi
A. Sơng Mã
B. Sông La
C. Sông Gianh
D. Sông Bến Hải
3. Sự phế truất triều đại nhà Lê để thay vào đó là triều nhà Mạc, đó là sự thay thế
A. Bắt đắc dĩ
B. Ngẫu nhiên
C. Tất yếu, hợp qui luật
D. Không mong muốn
4. Từ khi Nguyễn Kim chết, ai là người đã tiếp tục sự nghiệp “phù Lê diệt Mạc”?
A. Nguyễn Hoàng.
B. Trịnh Kiểm.
C. Nguyễn Phúc Khốt.
D. Nguyễn ng.
5. Sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài là biểu thị sự đối lập của hai thế lực phong

kiến
A. Vua Lê Đàng Ngoài, chúa Trịnh Đàng Trong.
B.Chúa Trịnh gọi là Đàng Ngoài, họ Nguyễn gọi là Đàng Trong.
C.Chính quyền Lê Trịnh gọi là Đàng Ngồi, chính quyền họ Nguyễn gọi là Đàng Trong.
D. Vua Lê gọi là Đàng Ngoài, chúa Nguyễn gọi là Đàng Trong.
2. Giảng kiến thức mới
Từ thế kỉ XVI – XVIII, đất nước ta có nhiều biến động. Sự phân chia đất nước thành hai
miền: Đàng Trong, Đàng Ngoài đã ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Mặc dù vậy,
kinh tế vẫn có nhiều mặt phát triển vượt bậc, đặc biệt là sự xuất hiện của kinh tế hàng hóa đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các đô thị.

Hoạt động của thầy và trị
Kiến thức cơ bản
*Hoạt động 1: tìm hiểu về tình hình nơng nghiệp ở 1. Tình hình nơng nghiệp ở


thế kỉ XVI-XVIII
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK và tìm hiểu tình hình
nước ta cuối thể kỷ XV đầu TK XVI có những biểu hiện
như thế nào? có những đặc điểm gì?
- Bối cảnh:
+Thế kỷ XVI – XVII: Đất nước có nhiều biến động:
+ Chia cắt hai miền (Đàng Trong, Đàng Ngoài).
+ Nội chiến giữa các thế lực phong kiến.
(?)Tình hình nơng nghiệp nước ta từ nửa sau thế kỉ XVII
như thế nào ?
- HS trả lời: dần ổn định trở lại.
(?) Những biểu hiện của kinh tế nông nghiệp nước ta thời
kỳ này?
- GV mở rộng:

+ Đàng Trong: do lãnh thổ ngày càng mở rộng vào Nam,
dân cư ít, điều kiện sản xuất thuận lợi, nơng nghiệp trở
thành một vựa thóc lớn, giải quyết mâu thuẫn xã hội.
+Đàng ngoài: Là vùng đất lâu đời đã được khai phá để
phát triệt để. Vì vậy nơng nghiệp ít có khả năng mở rộng,
phát triển.
(?) Bên cạnh những mặt tích cực, tình hình nơng nghiệp
thời kỳ này có những hạn chế gì?
-HS: ruộng đất tập trung vào tay địa chủ.
-GV: chốt ý và kết luận.

các thế kỉ XVI – XVIII
-Từ cuối thế kỉ XV – đầu thế
kỉ XVI
+Nông nghiệp sa sút, mất
mùa, đói kém, chiến tranh tàn
phá.
Đời sống nhân dân khổ cực.
Nổi dậy dấu tranh.
-Nửa sau thế kỉ XVII, nông
nghiệp dần ổn định trở lại.
+Ruộng đất cả 2 đàng mở
rộng.
+Thủy lợi được củng cố.
+Giống cây trồng phong phú.
+Kinh nghiệm sản xuất được
đúc kết.
Đây là thời kì gia tăng tình
trạng tập trung ruộng đất vào
tay địa chủ phong kiến.

2. Sự phát triển của thủ
cơng nghiệp.

*Hoạt động 2: tìm hiểu sự phát triển của thủ công
nghiệp
-GV: Những biến đổi của nông nghiệp thế kỉ XVI –
XVIII có tác động như thế nào đối với thủ công nghiệp?
-HS trả lời: Nông nghiệp phát triển, đời sống của nhân
dân nâng cao nên nhu cầu đời sống cũng phát triển và đòi
hỏi cao hơn tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển.
(?) Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp
thời kỳ này?
-GV: gợi ý nghề thủ công cổ truyền và thủ công truyền
thống.
- GV minh họa về một số ngành thủ công nghiệp. Lấy
dẫn chứng trong ca dao:
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa.
(?) Em cho biết: sự phát triển của làng nghề thủ công
đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào? Hãy kể tên

-Nghề thủ cơng truyền thống
tiếp tục phát triển đạt trình độ
cao: đúc đồng, dệt, gốm…
-Một số nghề mới xuất hiện :
khắc, in bản gỗ, làm đường
trắng, làm đồng hồ, tranh sơn
mài.
-Khai thác mỏ phát triển.
-Nét mới trong kinh doanh: ở

các đô thị thợ thủ công đã lập
phường hội, vừa sản xuất vừa


những làng nghề thủ công mà em biết?
- Học sinh trả lời:Bát Tràng, Tân Vĩnh Hiệp.
- Giáo viên nhận xét:
+ Sự phát triển của làng nghề thủ công cổ truyền đã tạo
ra nhiều sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao.
+ Đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Thúc đẩy kinh tế hàng hố phát triển.
*Hoạt động 3: tìm hiểu về sự phát triển của thương
nghiệp.
(?)Em hãy nêu tình hình nội thương thế kỷ XVI – XVIII?
-HS:theo dõi SGK và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét: nội thương xuất hiện những nét mới:
+ Buôn bán lớn xuất hiện.
+ Xuất hiện làng buôn: làng Đa Ngưu (Hưng Yên) buôn
thuốc Bắc, Làng Báo Đáp (Nam Định) chuyên buôn
chuyến, làng Phù Lưu (Bắc Ninh) chuyên buôn the lụa…
Chứng tỏ buôn bán không đơn thuần là trao đổi hàng hoá
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng mà đã phát triển thành một
nghề phổ biến.
(?) Vì sao nội thương thời kỳ này phát triển?
- HS trả lời: Nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp phát triển,
hàng hóa làm ra nhiều nên nhu cầu trao đổi hàng hóa của
người dân lớn, chính vì vậy tạo điều kiện thuận lợi và
thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
-GV nhận xét và chốt ý.


bán hàng.

(?)Điều kiện nào để ngoại thương nước ta thời bấy giờ
phát triển?
-HS: giao lưu bn bán và do chính sách mở cửa của nhà
nước.
-GV mở rộng: Thế kỉ XV – XVI, trên thế giới các cuộc
phát kiến địa lý lớn được tiến hành, tìm ra nhiều vùng đất
mới và đặc biệt tìm được con đường thơng thương trên
biển từ Tây sang Đông.
+ Các thương nhân phương Tây đã đến Việt Nam giao
lưu buôn bán, tạo thêm cơ hội cho ngoại thương Việt
Nam được mở rộng và phát triển.
(?) Những biểu hiện phát triển của ngoại thương thời kỳ
này là gì?
-HS: thương nhân nước ngồi đến và trao đổi hàng hóa.
(?) Ngoại thương phát triển có tác như thế nào đối với sự
phát triển kinh tế nước ta?
-HS: đất nước phát triển và hàng hóa tăng cao.

-Ngoại thương:
+Thuyền bn đến nước ta
buôn bán ngày càng tấp nập.

3. Sự phát triển của thương
nghiệp

-Nội thương:
+Chợ làng, chợ huyện mọc
lên khắp nơi

+Làng buôn và các trung tâm
buôn bán.
+Buôn bán giữa các vùng,
miền phát triển.
 Ngày càng phát triển.

+Thương nhân các nước
Trung Hoa, Nhật Bản kể cả
Châu Âu: Anh, Pháp, Hà Lan
tụ hội lập phố xá cửa hàng
buôn bán lâu dài.
Phát triển mạnh.


-GV nhận xét và bổ sung kiến thức.
+Sự phát triển của ngoại thương tạo điều kiện cho đất
nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới với phương thức
sản xuất mới.
+-Thương nghiệp thời kì này phát triển vượt bậc, thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế hành hóa, nâng cao đời
sống nhân dân. Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu
dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức
tạp.
*Hoạt động 4: tìm hiểu về sự hưng khởi của các đơ
thị.
-GV Giảng q trình hình thành của các đô thị.
+Ra đời từ ý đồ chủ quan của nhà nước.
+Do sự phát triển kinh tế
(?) Sự phát triển của hệ thống đơ thị có ý nghĩa như thế
nào đối với đời sống kinh tế, xã hội

-HS trả lời: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo nên lối
sống đô thị mới trong dân cư.
(?)Kể tên một số đô thị tiêu biểu?
-Học sinh trả lời dựa vào kiến thức cảu bản thân.
-GV giảng thêm về nguyên nhân suy tàn của các đô thị.
Nguyên nhân suy tàn
+Do những thay đổi của tự nhiên, vị trí của các đơ thị
khơng cịn phù hợp cho sự phát triển.
+Chính sách thuế của nhà nước nặng nề, phức tạp,
thương nhân nước ngồi bn bán ở các đô thị phải qua
nhiều trung gian
+Những biến động xã hội đầu thế kỉ XVIII tàn phá kinh
tế đất nước.

4. Sự hưng khởi của các đô
thị
-Nhiều đô thị mới hình thành
phát triển:
+ Đàng Ngồi: Thăng Long (
Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng
Yên).
+Đàng Trong: Hội An
(Quảng Nam), Thanh Hà
(Phú Xuân - Huế)
-Đầu thế kỉ XIX đô thị suy
tàn dần.

3. Củng cố bài giảng
1. Đến thế kỉ XVII, lãnh thổ đất nước ta được mở rộng về phía
A. Tây

B. Bắc C. Đông
D. Nam
2. Những nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. Nghề làm gốm, sứ, dệt vải lụa
B. Nghề rèn sắt, đúc đồng
C. Nghề làm giấy, làm đồ trang sức
D. Nghề in bản gỗ, làm đồng hồ
3. Từ giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta dần suy yếu vì
A. Giai cấp thống trị chuyển sang ăn chới, hưởng thụ
B. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương do tình hình chính trị
C. Chính sách thuế khóa ngày càng phức tạp, quan lại sách nhiễu


D. Bị cạnh tranh bởi các nước trong khu vực
4. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
Học bài cũ, đọc trước bài mới.
D. RÚT KINH NGHIỆM

Nhận xét, đánh giá của GVHD
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Bình Dương, ngày
Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Bích Nhuần

tháng


năm 2020

Giáo sinh thực tập

Cao Phạm Thanh Hương



×