Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bai thu hoach modul 492829

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.95 KB, 5 trang )

UBND THỊ XÃ LAGI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG TÂN TIẾN

Độc lập –Tự do - Hạnh Phúc

Tân Tiến, ngày

tháng 4 năm 2019

BÀI THU HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 2018-2019
- Họ và tên giáo viên:
- Ngày tháng năm sinh:
- Dạy lớp: 4 - 5 tuổi 2
- Tổ chuyên môn: 3 - 4 tuổi và 4 - 5 tuổi
Số điểm

Nhận xét

BÀI LÀM
Câu hỏi thu hoạch BDTX TỰ HỌC
ModuleMN 04: Bạn hãy nêu những mục tiêu và kết qủa mong đợi ở
trẻ mầm non ( Lứa tuổi mà bạn đang dạy) về nhận thức ?
* Về nhận thức cảm tính:
- Cảm giác của trẻ ở lứa tuổi này ngày càng nhạy cảm hơn và chính xác
hơn.
- Ở trẻ mẫu giáo, tri giác không chủ định là chủ yếu trong tuổi, hay tri
giác những gì gần gũi với trẻ, có liên quan đến nhu cầu và hứng thú của trẻ, do


đó trẻ hay di chuyển chú ý, tri giác tản mạn, Không hệ thống.
- Trẻ biết tri giác theo hướng dẫn của người lớn và biết kiểm tra tri giác
của mình theo yêu cầu đề ra.
- Khả năng phân biệt màu sắc hình dạng của trẻ phát triển qua trẻ biết
tưởng tượng theo mục đích, nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động.
- Khả năng phân biệt màu sắc, hình dạng của trẻ phát triển qua các độ tuổi
- Nhìn và cảm giác thuộc tính về độ lớn.
- Nghe và nhận cảm giác thược tính về âm thanh
* Về tư duy:
- Đến tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ có 1 bước ngoặc rất cơ bản đó là sự
chuyển tư duy từ bình diện bên ngồi vào bình diện bên trong cũng có nghĩa là
chuyển từ kiểu tư duy trực quan hành động sang kiểu tư duy trực quan hình
tượng.
- Việc chuyển tư duy trực quan hành động sang kiểu tư duy trực quan
hình tượng là nhờ vào việc trẻ tích cực hành động với đồ vật.


- Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh cho phép trẻ ở tuổi mẫu
giáo nhỡ giải được nhiều bài tốn.
- Tóm lại: Tư duy trực quan hình tượng là loại tư duy cơ bản ở trẻ MG –
từ 3-4 tuổi giải quyết nhiệm vụ bằng hành động thử nghiệm. Chỉ nhận ra kết
quả sau khi hành động được thực hiện. Trẻ 4-5 tuổi bắt đầu có suy nghĩ về
nhiệm vụ và phương pháp giả quyết nhiệm vụ trong quá trình hành động. Trẻ
dùng những hành động bên trong là những hành động với hình tượng để giải
quyết nhiêm vụ trí tuệ.
* Kết quả mong đợi:
- Trẻ có khả năng phân biệt màu sắc – hình dạng của đồ vật.
- Biết sử dụng kiểu tư duy trực quan hành động và trực quan hình tượng.
- Biết suy luận vấn đề dựa trên sự hiểu biết của trẻ.
- Có khả năng giải quyết vấn đề dựa vào kinh ngiệm của trẻ.

- Có khả năng sử dụng tư duy trực quan sơ đồ.
* Tổng điểm: 7 điểm
- Lý thuyết: 3.5 điểm
- Thực hành: 3.5 điểm
ModuleMN 09: Thế nào là góc hoạt động? Bạn thường xây dựng mấy
góc hoạt động? là những góc nào? Trong mỗi góc hoạt động có những đồ
dùng gì? Nội dung chơi trong các góc là gì? Khi xây dựng các góc hoạt động
cho trẻ cần đảm bảo những yêu cầu nào?
* Thế nào là góc hoạt động?
- Khái Niệm góc hoạt động: Là một trong những thành phần quan trọng
của mơi trường giáo dục. Góc hoạt động là khu vực riêng biệt trong lớp, nơi trẻ
có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu cá
nhân để xem xét, tìm hiểu, khám pha cái mới và rèn luyện kĩ năng. Nó cách
khác, góc hoạt động là nơi được thiết kế, che chắn, trang trí để thực hiện cách
tiếp cận theo chủ điểm nhằm mục đích giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và
cũng cố các khái niệm, các kiến thức đã học ở hoạt đông chung.
* Bạn thường xây dựng mấy góc hoạt động? là những góc nào? Trong
mỗi góc hoạt động có những đồ dùng gì? Nội dung chơi trong các góc là gì?
- Số lượng các góc tùy thuộc vào diện tích, số lượng trẻ chơi, trị chơi, chủ
điểm giáo dục để bố trí.
- Phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo chủ điểm.
- Vị trí góc phải hợp lí, thuận tiện cho trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh xa góc
hoạt đọng ồn ào (góc xây dựng, góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc tạo
hình), góc xây dựng tránh lối đi lại, góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên
nhiên ở ngồi hiên…
- Có chỗ cho hoạt động chung và chỗ cho hoạt động cá nhân. Các góc nên
có khoảng rộng, cách nhau hợp lí để đảm bảo an tồn và vận động của trẻ trong
quá trình hoạt động. Giữa các góc phải có lối đi rõ ràng để trẻ tự thiết lập mối



quan hệ khi chơi. Tránh đặt những đồ dùng đồ vật giữa lối đi khi trẻ tham gia
hoạt động.
- Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động (Sử dụng tủ, giá nhỏ thấp, rèm,
bìa,…) để giúp trẻ nhận dạng được phạm vi góc từ đâu đến đâu. Ranh giới giữa
các góc khơng che tầm nhìn của trẻ và khơng cản trở việc quan sát của giáo viên
đối với hoạt động của trẻ.
- Thay đổi hoặc bố trí sắp xếp lại một số góc sau mooic chủ điểm để tạo
cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ, “làm mới cảm giác” về lớp học,
môi trường đang sống.
- Tên các góc đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ điểm
đang thực hiện.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ điểm “gia đình”, góc sách có thể đặt tên “Thư
viện của gia đình bé”, nhưng ở chủ điểm tực vật góc sách có thể đặt tên khác
như “Thư viện về các loài cây”,…..
- Đồ dùng đồ chơi, nguyên liệu trong các góc trình bày sao cho trẻ dễ
thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn để sủa dụng và cất gọn sau khi dùng. Những thiết bị đồ
chơi nặng đặt ngay trên sàn, những đồ chơi gồm nhiều thiết bị, bộ phân cần để
theo bộ với nhau và các hộp, rổ đồ chơi.
- Đối với những đồ dùng đồ chơi có cách làm đơn giản, dễ làm thì giáo
viên khuyến khích trẻ cùng tham gia thực hiện. Giáo viên không làm thay trẻ
những gì trẻ những gì trẻ có thể làm được, cần động viên khuyến khích trẻ tham
gia tích cực.
- Trang trí trong các góc cần linh hoạt, hấp dẫn và thay đổi nội dung theo
chủ đề. Có thể dùng cây xanh, gối, đệm, tranh ảnh, sản phẩm của trẻ, sản phẩm
thủ công mĩ nghệ của địa phươn,… Không nên vẽ những bức tranh chết lên
tường. Cần sử dụng khoảng trống của các mảng tường và mặt sau của tủ giá đồ
chơi để trang trí và thiết kế các mảng chơi. Khơng nên trang trí che khuất các
của sổ để lấy ánh sáng tự nhiên. Cần có biểu bảng, tranh ảnh, minh họa cụ thể
cho trẻ dễ hiểu. các mảng tường nên sơn màu sáng, ấm áp, dễ chịu.
* Khi xây dựng các góc hoạt động cho trẻ cần đảm bảo những u cầu

sau:
- Diện tích phịng học rộng hay hẹp (để quyết định số lượn góc).
- Những vật liệu, đồ chơi, đồ dùng có sẵn trong lớp.
- Nội dung cụ thể của từng chủ điểm.
- Độ tuổi của trẻ số trẻ trong lớp.
Từ đó trong lớp cơ có thể có:
- 5 góc: Góc sách, chữ viết và tốn; góc chơi đóng vai; góc tạo hình/ nghệ
thuật; góc ghép hình; lắp láp/ xây dựng; góc thiên nhiên.
- 3 hoặc 4 góc, sau một thời gian lại tiếp tục xây dựng các góc khác, sao
cho các góc được luân phiên xây dựng để giúp trẻ phát triển đầy đủ, phù hợp với
từng chủ đề.
- Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể có 6 – 7 góc trong lớp.
* Tổng điểm: 7.5 điểm
- Lý thuyết: 4 điểm


- Thực hành: 3.5 điểm
ModuleMN 28: Hãy nêu các nguyên tắc sử dụng TBDH trong
GDMN?
* Để nâng cao hiệu quả dử dụng TBDH ở trường mầm non cần đảm bảo
những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Coi trọng đặc trưng của thiết bị GDMN. TBDHMN chính
là ĐDĐC cho trẻ. Đây là nguyên tắc mang tính then chốt nhằm đảm bảo tính
đáp ứng mục tiêu GD&ĐT trong GDMN.
- Nguyên tắc 2: Nguyên tắc về đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi trong q
trình hoạt động với ĐDĐC, đảm bảo tính tích cực của trẻ với vai trị là chủ thể
trong các tình huống sư phạm.
- Nguyên tắc 3: Sử dụng TBDH đúng mục đích.
- Nguyên tắc 4: Sử dụng TBDH đúng lúc.
- Nguyên tắc 5: Sử dụng TBDH đúng chỗ.

- Nguyên tắc 6: Sử dụng TBDH đúng mức độ và cường độ.
* Tổng điểm: 7 điểm
- Lý thuyết: 3.5 điểm
- Thực hành: 3.5 điểm
ModuleMN 29: Hãy nêu khái niệm, ý nghĩa và vai trò của việc bảo
quản thiết bị, DĐDH?
* Khái niêm bảo quản: là giữ gìn, trơng nom để khỏi hư hỏng, hao hụt,
bảo quản máy móc, bảo quản hồ sơ.
* ý nghĩa và vai trò của việc bảo quản thiết bị, DĐDH:
- Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục một cách toàn diện,
từ đổi mới mục tiêu, chương trình đén sách giáo khoa. Trọng tâm của đổi mới
giáo dục lần này là đổi mới PPDH. Theo đó, các hình thức dạy học mới, các
phương pháp dạy học ticha cực xuất hiện ngày càng nhiều. Chưa bao giờ các
hình thức dạy học lại dược sử dụng đa dạng như hiện nay, cũng chưa bao giờ
nhu cầu về TBDH lại được đòi hỏi bức thiết như lúc này. TBDH là một phương
tiện góp phần quan trọng giúp người giáo viên tiến hành đổi mới phương pháp
dạy học một cách triệt để, nhưng nó phải được tổ chức bảo quản một cách khoa
học nhờ đội ngũ giáo viên vừa có kiến tức, vừa có kĩ năng về lĩnh vực này.
- Bảo quản TBĐDGD&DH đúng cách, đúng yêu cầu sư phạm mang lại
nhiều lợi ích to lớn cả về mặt vật chất, kinh tế và GD. Cụ thể:
+ Giúp kéo dài tuổi thọ của TBDH.
+ Nâng cáo tinh thần trách nhiệm của người quản lí thiết bị.
+ Nâng cao năng lực sử dụng TBDH cho người GV đúng kĩ thuật và quy
trình sư phạm.
+ Phịng chống ngăn ngừa tai nạn thương tích cho cơ và trẻ.
* Tổng điểm: 6.5 điểm
- Lý thuyết: 3.5 điểm


- Thực hành: 3 điểm

* Tổng điểm các môdun: 7 điểm
* Tự xếp loại: Khá
Giáo viên
( Ký ghi rõ họ tên)

Lâm Thị Thúy Vân



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×