ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2017 – 2018
I. MODULE GDTX 3 : ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN
Qua thời gian tự học tôi đã nắm được những vấn đề sau:
1. Các loại chương trình của GDTX hiện nay:
*
Hiện nay, các chương trình sau đây đang được thực hiện ở giáo dục
thường xuyên:
- Chương trình xoá mù chữ, sau xoá mù chữ.
- Chương trình giáo dục thường xuyên cấp tiểu học.
- Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS (bổ túc THCS).
- Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT (bổ túc THPT).
- Chương trình vừa học vùa làm trình độ trung học chuyên nghiệp, trung học
nghề, cao đẳng, đại học.
- Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ.
- Chương trình bồi dưỡng tin học ứng dựng.
- Các chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kì, bồi dưỡng và nâng cao
trình độ, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuẩn hóa các loại trình độ.
- Các chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học.
Trong các chương trình trên thì đa số các cơ sở giáo dục thường xuyên
đều thực hiện, đó là các chương trình bổ túc THPT (chiếm tỉ lệ hơn 92%),
1
chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ (hơn 60%), chương trình bồi dưỡng tin học
ứng dụng (gần 70%). Một số cơ sở giáo dục thường xuyên còn mở các lớp
chuyên đề giúp người dân nâng cao thu nhâp, cải thiện chất lượng cuộc sống
gần 37%); các lớp bồi dưỡng cập nhât kiến thức về quản lí, pháp luật, kinh tế
và xã hội cho cán bộ quận/huyện, xã/phường (28,9%); các khoá đào tạo, đào
tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lí, lí luận
chính trị, tin học, ngoại ngữ... cho cán bộ, GV, công chức, viên chức trong các
cơ quan Nhà nuớc (gần 41%); các lớp dạy nghề (gần 40%).
2. Xác định các nhóm đối tượng học viên tương ứng với các chương trình
GDTX.
Kết quả điều tra thực tế cho thấy đối tượng của giáo dục thường xuyên
thường là:
- Những người chưa bao giờ đi học ở các nhà trường chính quy.
- Những người phải bỏ học dở chừng ở các bậc học khác nhau.
- Đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ chí Minh, đối tượng tham
gia học tập còn là thanh thiếu niên nhập cư, không có hộ khẩu nên phải học tại
các trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Những người đã và đang công tác muốn học thêm để hoàn thiện kiến thức,
chuẩn hóa, và nâng cao năng lực để làm tốt hơn công việc hoặc học nghề để tìm
kiếm việc làm có thu nhập cao hơn.
Từ 2000 đến nay, số học viên theo học các chương trình giáo dục thường
xuyên khác nhau tăng lên một cách đáng kế, đặc biệt khi mạng lưới các trung tâm
học tập cộng đồng xã/phường/thị trấn phát triển rộng khắp trong cả nước.
Đặc biệt từ 2000 đến nay, hằng năm giáo dục thường xuyên đã mở nhiều
lớp bổ túc THCS cho khoảng 150.000- 200.000 học viên và đã góp phần tích
cực trong việc phổ cập giáo dục THCS. Học viên bổ túc THCS tăng từ năm
2000 đến năm 2005, sau đó bắt đầu có xu thế giảm. Ngược lại, học viên bổ túc
2
THPT có xu thế tăng trong những năm cuối và sẽ tăng mạnh hơn sau 2010 để
góp phần phổ cập giáo dục bậc THPT.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp mô hình trung tâm học
tập cộng đồng cấp xã/phường/thị trấn, giáo dục thường xuyên đã tạo cơ hội cho
đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, đào tạo lại, được bồi dưỡng
ngắn hạn, định kì và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, các chương
trình kĩ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất lao động,
nâng thu nhập và chuyển đổi nghề nghiệp, số lượt người được học các
chuyên đề ở các trung tâm học tập cộng đồng tăng đột biến, từ 200.000 lượt
người (năm học 2000- 2001) lên tới 12.780.540 lượt người (năm học 2003 2000), tăng hơn 60 lần.
Ngoài ra, hằng năm, giáo dục thường xuyên đã tổ chức cho hàng triệu
lượt học viên theo học các lớp ngoại ngữ, tin học ứng dựng và số luợng học
viên năm học 2007- 2003 tăng hơn 4 lần so với năm học 2000- 2001.
Với số liệu thống kê kế trên, cho thấy xu hướng chung là quy mô giáo
dục thường xuyên ở các tỉnh ngày càng phát triển. Giáo dục thường xuyên đã
tạo cơ hội cho nhiều người dân được học tập thường xuyên, học tập suốt đời,
bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, theo các nội dung khác nhau để
nâng cao dân trí, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động có
văn hoá, có chuyên môn, tham gia đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
Kết quả phiếu xin ý kiến cho thấy có 82,4% số cán bộ quản lí giáo dục và
GV nhận định hiện tại, trong 2 loại đối tượng của giáo dục thường xuyên là thanh
thiếu niên và người lớn tuổi (những người lao động, cán bộ, công nhân,...) thì tỉ
lệ thanh thiếu niên là cao hơn, chiếm khoảng 79%, nhưng sau năm 2010 đến
2020 đối tượng chủ yếu của giáo dục thường xuyên sẽ là người lớn tuổi, chiếm tỉ
lệ cao hơn khoảng 69%. Họ cho rằng đến năm 2020, do hoàn thành phổ cập giáo
3
dục THPT nên đối tượng thanh thiếu niên sẽ giảm dần và do việc phát triển ngày
càng nhiều các loại hình trường THPT (ngoài công lập) sẽ thu hút nhiều thanh
thiếu niên theo học.
3. Đặc điểm, động cơ học tập của các nhóm đối tượng học các chương trình
GDTX:
3.1. Phân tích động cơ, nhu cầu học tập, điều kiện học tập của các nhóm
đối tượng học các chương trình giáo dục thường xuyên.
- Học viên tham gia học chương trình xóa mù chữ và giáo dục sau biết chữ để
biết đọc, biết viết, để có thể thực hiện những kĩ năng sống tốt hơn như dạy con
cái học hành, đọc các đơn thuốc chữa bệnh, hay thuốc bảo vệ thực vật, nuôi cây
trồng hoặc tham gia các lớp chuyển giao khoa học, kĩ thuật, nâng cao năng suất
vật nuôi, cây trồng. Nói chung điều kiện học tập của học viên rất khó khăn.
- Học viên tham gia học chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kì, bồi
dưỡng nâng cao trình độ, cập nhập kiến thức, kĩ năng để làm tốt công việc đang
làm, hoặc để nâng cao trình độ để tiếp tục học lên bậc cao hơn. Điều kiện học
tập của họ nói chung không được thuận lợi, nhất là thời gian học tập.
- Học viên tham gia chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học để cập
nhật, bổ sung kiến thức kĩ năng sống cần thiết, góp phần nâng cao hiểu biết,
nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng và góp phần
phát triển cộng đồng bền vững. Điều kiện học tập của họ không có khó khăn
lắm.
- Học viên tham gia chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo
dục quốc dân theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn
để nâng cao trình độ, để có thể tiếp tục học lên các cấp bậc học trên, hoặc cũng
có thể tham gia lao động sản xuất và có bằng cấp để bằng bạn bè. Điều kiện học
tập của học viên học các chương trình lấy văn bằng chứng chỉ cũng có nhiều
khó khăn nhất là vừa làm vừa học.
4
3.2. Phân tích năng lực nhận thức của các nhóm đối tượng học giáo dục
thường xuyên.
Mục đích học tập của hai loại đối tượng ở các trung tâm giáo dục thường
xuyên có khác nhau:
- Đối với những thanh niên/thiếu niên, hầu hết đều có mục đích tìm kiếm cơ hội
để tiếp tục học lên bậc cao hơn (mặc dù các điều kiện học tập không mấy thuận
lợi), để xin đi học nghề kiếm việc làm, để đi làm hoặc tham gia lao động sản
xuất.
- Đối với những người lao động lớn tuổi, mục đích học tập chủ yếu là để làm
tổt hơn công việc đang làm, để chuyển đối công việc có thu nhập cao hơn, để
đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và một số người có mục đích tạo cơ
hội để tiếp tục học lên bậc học cao hơn bằng phuơng thức không chính quy (tại
chức hoặc tự học, học từ xa...).
Khảo sát về động cơ, nhu cầu học tập của các loại đối tượng giáo dục
thường xuyên, có 80,5% số cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên cho rằng động
cơ, nhu cầu của học viên khi đến giáo dục thường xuyên là có thay đổi trong
tương lai. Đối với đối tượng là những thanh niên/thiếu niên, hầu hết đều có mục
đích tìm kiếm cơ hội để tiếp tục học lên bậc cao hơn hoặc để lấy bằng cấp, vì
vậy tỉ lệ loại đối tượng này chiếm ưu thế hơn (70%) nhưng từ sau 2010 đến
2020, khi mà đối tượng chủ yếu của giáo dục thường xuyên là những người lao
động lớn tuổi mục đích học tập chủ yếu của họ là để làm tổt hơn công việc đang
làm, để chuyển đối công việc có thu nhập cao hơn hoặc để bổ sung, hoàn thiện
kiến thức... chiếm đến 60%.
Khi được hỏi các loại chương trình của giáo dục thường xuyên cần được
cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục chính quy hay hệ thống giáo
dục thường xuyên thì hầu hết đều trả lời dùng bằng của giáo dục thường
5
xuyên. Chương trình giáo dục tiểu học lấy chứng chỉ, chương trình giáo dục
thường xuyên cấp THCS, cấp THPT lấy bằng tốt nghiệp giáo dục thường
xuyên. Chỉ riêng có chương trình giáo dục đại học vừa làm vừa học thì yêu
cầu lấy bằng tốt nghiệp chính quy. Đây là một thực tế đòi hỏi khi phải đi xin
việc làm của người học và các cơ quan tuyển dụng lao động đòi phải có bằng
tổt nghiệp đại học hệ chính quy. Nếu có thể thay đổi chính sách tuyển dụng lao
động là loại văn bằng nào cũng chấp nhận thì người học cũng sẽ chấp nhận
bằng giáo dục thường xuyên. Điều đó chứng tỏ học viên không đòi hỏi bằng
chứng chỉ của giáo dục thường xuyên hay giáo dục chính quy miễn là văn
bằng ấy phải được xã hội thừa nhận, phải đuợc bình đẳng trong công việc,
trong tuyển dụng. Do đó, đối với giáo dục thường xuyên, vấn để đặt ra lúc này
là phải làm sao nâng cao được chất lượng giáo dục theo yêu cầu của xã hội.
II. MODULE GDTX 13: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DẠY HỌC.
Qua thời gian tự học tôi đã nắm được những vấn đề sau:
1. Khái niệm mục tiêu dạy học, ý nghĩa của mục tiêu dạy học. Phân biệt
mục đích với mục tiêu dạy học
1.1. Khái niệm mục tiêu dạy học:
Mục tiêu dạy học là dự kiến kết quả phải đạt được của quá trình dạy học.
Nó là những chỉ tiêu, tiêu chí, những yêu cầu cụ thể đối với từng cấp học, môn
học, từng chương, từng bài học cụ thể trong từng thời điểm mà quá trình dạy
học phải đạt được.
Cách diễn đạt phổ biến nhất hiện nay về mục tiêu dạy học cho môn học,
mục tiêu của từng chương, từng bài học cụ thể được đề cập tới ba lĩnh vực học
tập chính là kiến thức, kỹ năng, thái độ.
6
- Kiến thức: Là hệ thống các sự kiện thực tế, khái niệm, nguyên lý, quy trình,
quá trình, cấu trúc,... của môn học, từng chương, từng bài học cụ thể mà học
viên cần nắm vững. Kết quả học tập dược đánh giá bằng khả năng nhận thức
của học viên với số lượng và chất lượng kiến thức đó.
- Kĩ năng: Là khả năng thực hiện được các công việc cụ thể sau khi người học
đã hoàn thành một môn học, một nội dựng kiến thức. Trình độ kĩ năng học tập
được phát triển từ mức thấp tới mức cao. Kĩ năng được đánh giá bằng chất
lượng sản phẩm mà học viên đã làm được.
- Thái độ là biểu hiện ý thức của học viên đối với việc học tập, xử lí, ứng dựng
kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, lao động và sản xuất. Thái độ được
đánh giá bằng hành vi cụ thể.
1.2. Phân biệt mục đích với mục tiêu
Mục đích
- Có tính định hướng.
Mục tiêu
- Có tính cụ thể với hành động và
phương tiện xác định.
- Thời gian thực hiện dài.
- Thời gian thực hiện ngắn, xác định.
- Tính rộng lớn khái quát của vấn đề.
- Tính xác định của vấn đề.
- Không thể đo được kết quả.
- Kết quả đo được.
- Được tạo thành do nhiều mục tiêu - Là một bộ phận của mục đích.
kết hợp lại.
Như vậy, mục đích quy định mục tiêu. Bất kỳ một hoạt động nào cũng
cần phải đề ra mục tiêu. Nhờ vậy, hoạt động mới có định hướng đúng, tổ chức
phù hợp và kết quả mới được đánh giá rõ ràng. Hoạt động dạy học cũng phải
đạt đến những mục tiêu nhất định trong từng bài, từng chương, trong suốt cả
7
quá trình. Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứ để tổ chức hoạt động
dạy học khoa học và đánh giá khách quan, lượng hóa kết quả dạy học.
1.3. Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu dạy học
- Mục tiêu dạy học là căn cứ để tổ chức hoạt động dạy và học của giáo viên và
học viên.
- Mục tiêu dạy học là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng dạy học.
- Mục tiêu dạy học chi phối các thành tố khác của quá trình dạy học. Từ mục
tiêu dạy học để thiết kế nội dung, chương trình, lựa chọn phương pháp, phương
tiện và các hình thức dạy học.
2. Căn cứ để xác định mục tiêu dạy học. Các tiêu chí để xác định chính xác
mục tiêu dạy học
2.1. Căn cứ để xác định mục tiêu dạy học:
Căn cứ để xác định mục tiêu dạy học đối với một bài cụ thể là cần dựa
vào:
- Mục tiêu của chương trình môn học theo từng lớp: Là những yêu cầu về kiến
thức, kỹ năng, thái độ mà học viên cần đạt được sau khi học xong chương trình
môn học của lớp đó.
Ví dụ: Mục tiêu của chương trình môn Toán lớp 10 GDTX cấp THPT là những
yêu cầu về kiên thức, kỹ năng, thái độ mà học viên cần đạt được sau khi học
xong chương trình môn Toán lớp 10 GDTX cấp THPT.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng bài học cụ thể được quy định
trong chương trình.
+ Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến
thức, kỹ năng của môn học mà học viên cần phải và có thể đạt được.
+ Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo
dục ở từng môn học nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương
trình, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.
8
- Sách giáo khoa.
+ Sách giáo khoa là văn bản cụ thể hóa chương trình môn học, thể hiện được
các yêu cầu về mục tiêu, nội dung, định hướng phương pháp dạy học của môn
học đó.
+ Sách giáo khoa luôn có một ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn hóa trình
độ học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
+ Sách giáo khoa là tài liệu học tập chính của học viên, là căn cứ chủ yếu để
giáo viên tiến hành giảng dạy.
+ Chức năng của sách giáo khoa rất phong phú bao gồm: Cung cấp thông tin;
hướng dẫn hoạt động học tập; ôn tập, hệ thống hóa, kiểm tra đánh giá; định
hướng về phương pháp dạy học…
- Trình độ nhận thức của học viên ở các trung tâm GDTX.
Học viên học ở các trung tâm GDTX rất đa dạng về độ tuổi, trình độ nhận
thức, về động cơ và nhu cầu học tập…Họ chủ yếu là những thanh niên và người
lớn không có điều kiện và khả năng học tiếp ở trường THPT hoặc phải bỏ học ở
nhà trường phổ thông vì nhiều lí do khác nhau.
- Các điều kiện đảm bảo đểthực hiện bài học như cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học…ở các trung tâm GDTX.
+ Thiết bị dạy học là một phương tiện dạy học tăng cưởng tính trực quan
trong quá trình tiếp nhận tri thức của học viên. Thiết bị dạy học vừa là nguồn tri
thức, vừa là giá mang tri thức được xem như là một công cụ được giáo viên và
học viên sử dựng đểtrợ giúp quá trình dạy học.
2.2. Nguyên tắc để xác định mục tiêu dạy học
- Mục tiêu phải phản ánh được mục đích giáo dục của nhà trường Việt Nam nói
chung, mục đích của chương trình dạy học ở cấp học, lớp học.
9
- Mục tiêu phải phù hợp với lý luận dạy học hiện đại, cụ thể hóa vào bài dạy
nguyên lý, quan điểm, nguyên tắc, tư tưởng về phương pháp dạy học và giáo
dục nói chung.
- Mục tiêu phải định rõ các công việc và mức độ hoàn thành của học sinh, tránh
viết chung chung, thiếu cụ thể.
- Mục tiêu là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể, chứ không phải là
chủ đề.
- Mục tiêu không phải chỉ ra tiến trình bài học mà phải chỉ rõ sản phẩm của bài
học.
- Các mục tiêu cụ thể được ghi rõ phân cách nhau để tiện cho việc đánh giá kết
quả bài học.
- Mỗi mục tiêu cụ thể nên diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độ học
sinh phải đạt bằng hành động.. Để viết mục tiêu cụ thể, nên dùng các động từ
như: phân tích, so sánh, liên hệ, tổng hợp, chứng minh, đo đạc, tính toán, quan
sát, lập được, vẽ được, thu thập, áp dựng... không dùng các động từ chung
chung không đo đạc được như các động từ “nắm được”, “hiểu rõ”...
2.3. Các tiêu chí để xác định chính xác mục tiêu dạy học
- Xác định đủ một lượng các mục tiêu cho từng thời lượng, đon vị giảng dạy.
- Xác định mục tiêu học tập toàn diện mô tả được các loại hình học tập quan
trọng của đơn vị giảng dạy.
- Xác định mục tiêu học tập phản ánh mục đích giáo dục của trung tâm GDTX,
địa phương, đất nước.
- Xác định mục tiêu học tập cao nhưng khả thi, mục tiêu học tập phải thách thức
người học và có được cấp độ học tập cao nhất.
- Xác định mục tiêu học tập nhất quán với những nguyên tắc và động cơ học tập
của người học.
10
- Xác định mục tiêu trước khi dạy để giáo viên và học viên ý thức được và thực
hiện trong suốt quá trình dạy học.
3. Cách xác định mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cụ thể của
một bài học/chuyên đề
3.1. Cách xác định mục tiêu dạy học một bài học/chuyên để
- Người học phải nắm được gì sau khi học xong bài học/chuyên đề này?
- Người học phải có khả năng làm được gì sau khi học xong bài học/chuyên
đề này?
- Người học có thể xử lí, ứng dựng được những kiến thức đã học vào thực tế
cuộc sống, lao động sản xuất hay không?
3.2. Ba loại lĩnh vực chính về mục tiêu học tập
- Kiến thức là hệ thông những khái niệm, phạm trù, những quy tắc, lí
thuyết… của từng bài học/chuyên đề mà học viên cần nắm vững.
- Kĩ năng là khả năng thực hiện được các công việc cụ thể sau khi người học
đã hoàn thành một môn học, một nội dung kiến thức.
- Thái độ là biểu hiện ý thức của học viên đối với việc học tập,ứng dựng kiến
thức đã học vào thực tế cuộc sống, lao động sản xuất.
3.3. Mức độ cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ
* Kiến thức: Có 6 mức độ cần đạt được về kiến thức
Trình độ
Định nghĩa
Sự thực hiện để đánh giá
Ví dự: Có thể nhắc lại được định
Nhận biết, ghi nhớ, tái hiện, định luật Ôm.
1. Nhận biết
nghĩa khái niệm.
Sự thực hiện: Nhắc lại, định
nghĩa ghi chép lại, liệt kê, nhớ
2. Thông hiểu
lại, gọi tên,...
Thông báo, thuyết minh, tóm tắt, Ví dự: Cho U và I có thể làm
thông tin, giải thích, suy rộng.
11
được R.
Sự thực hiện: Mô tả, giải thích,
diễn đạt, báo cáo, sắp xếp, tính
toán...
Ví dự: Vận dụng định luật JunLenz để hiểu nguyên lý làm việc
3. Vận dụng
Vận dụng kiến thức vào tình của động cơ điện.
huống mới
Sự thực hiện : Thể hiện, ứng
dựng, trình diễn, minh hoạ, bố
trí...
Ví dự: Phân tích mạch điện của
Nhận biết các bộ phận của một một máy thu thanh.
4. Phân tích
tổng thể, so sánh, phân tích, đối Sự thực hiện: Phân tích, phân
chiếu, phân loại
hoá, phân loại, đánh giá, so sánh,
tính toán...
Ví dự: Tổng hợp các số liệu
Tập trung các bộ phận thành một
5. Tổng hợp
tổng thể thống nhất, lập kế hoạch,
dự đoán
đểviết một báo cáo hoặc thiết kế
một sơ đồ...
Sự thực hiện: Soạn thảo, tổng
kết, lập kế hoạch, thiết kế, bố trí,
thiết lập...
Ví dự: Đánh giá một phương án
Khả năng đưa ra ý kiến về một
6. Đánh giá
vấn đề.
thiết kế, một kế hoạch, một kết
cấu máy...
Sự thực hiện: Đánh giá, xếp
hạng, so sánh, chọn lựa, định giá,
cho điểm.
* Kĩ năng: Có 5 mức độ để hình thành kĩ năng
12
Trình độ
1. Bắt chước
Định nghĩa
Sự thực hiện để đánh giá
Quan sát và làm rập khuôn Làm theo được.
được.
Ví dự: Tháo lắp được quạt máy theo
sự hướng dẫn của thầy giáo hoặc
Biết cách làm và tự làm được.
sách.
Hoàn thành được công việc nhưng
với sai sót nhỏ, chuẩn thấp.
2. Làm được
Ví dự: Lái được xe nhưng chưa
Thực hiện một cách chính xác
3. Chính xác
thành thạo, còn cần thầy ngồi kèm.
Hoàn thành được công việc không có
sai sót, đạt chuẩn quy định.
Ví dự: Lái được xe đi một mình.
Thực hiện một cách chính xác Hoàn thành được công việc đạt
công việc và có phần sáng tạo. chuẩn
4. Phối hợp
Ví dự: May một cái áo đạt chuẩn
chất lượng qui định và vượt năng
suất do hợp lý hoá thao tác.
Thực hiện công việc chính xác Hoàn thành công việc một cách
5. Thuần thục với tốc độ cao, thuần thục.
thuần thục đạt vượt chuẩn.
Ví dự: Phanh ô tô kịp thời khi gặp
chướng ngại đột xuất.
* Thái độ: Có 5 mức độ đánh giá thái độ
Mức độ
1. Tiếp nhận
Định nghĩa
Lắng nghe.
Sự thực hiện để đánh giá
Ví dự: Lắng nghe về an toàn
2. Đáp ứng
điện.
Lắng nghe và có phản ứng để Ví dự: Chấp hành về quy định
hiểu rõ; chấp hành.
13
an toàn điện.
3. Đánh giá thừa nhận Lắng nghe và có phản ứng Ví dự: Lắng nghe giảng về an
với quan điểm của mình.
4. Tổ chức thực hiện
an toàn lao động là cần thiết.
Đưa ra các quan điểm về Ví dự: Công nhận các tình
chính mình.
5. Đặc trưng hoá
toàn điện và thừa nhận bảo vệ
huống về an toàn điện và cam
kết thực hiện.
Thực hiện tốt các đặc trưng Ví dự: Thường xuyên có ý
thực tế với hoàn cảnh của thức thực hiện trong điều kiện
chính mình một cách tự giác.
thực tế một cách đúng đắn.
3.4. Xác định đúng mục tiêu của bài học/chuyên đề
- Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội
dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó
xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là
mục tiêu của bài.
- Cuối mỗi bài học thường có hệ thống câu hỏi và bài tập. Giáo viên cũng có thể
dựa vào đó đểxác định mục tiêu bài học.
- Khi viết mục tiêu người giáo viên phải luôn đặt câu hỏi:
1. Học sinh có thể làm được gì sau khi học xong bài học này? (để viết mục
tiêu)
2. Học sinh có thể chứng minh rằng học đạt được mục tiêu bằng cách nào?
(để ra bài kiểm tra đánh giá)
3.5. Một số động từ thường được sử dựng để biểu đạt cac yêu cầu về kiến
thức, kĩ năng, thái độ
* Yêu cầu về kiến thức:
- Ở mức độ nhận biết: Nêu lên, trình bày, phát biểu, kế lại, liệt kê, chỉ ra, mô
tả, định nghĩa, gọi tên, nhận biết…
14
- Thông hiểu: Xác định, so sánh, phân biệt, phân tích, tóm tắt, cho ví dụ…
- Vận dụng: Giải thích, chứng minh, liên hệ, vận dụng, xây dựng, giải
quyết…
* Yêu cầu về kĩ năng:
Lập/viết/tính/vẽ/đo, thực hiện, biết cách, tổ chức, thu thập, làm thí nghiệm,
phân loại…
* Yêu cầu về thái độ:
Tuân thủ, tán thành, đồng ý, ủng hộ, hưởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác...
4. Thực hành viết mục tiêu dạy học đúng kĩ thuật
1. Thực hành viết mục tiêu dạy học đúng kĩ thuật
- Tên bài/chuyên đề.
- Mục tiêu:
Học xong bài này/chuyên để này học viên phải đạt được các yêu cầu sau:
+ Về kiến thức
+ Về kĩ năng
+ Về thái độ
2. Giới thiệu mục tiêu dạy học của một số bài học/chuyên đề
*Ví dự 1: Bài LẮP ĐẶT MẠCH BƠM NƯỚC TỰ ĐỘNG (chương
trình dạy nghề cho lao động nông thôn – Trung tâm GDTX Phù Cừ)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
1. Kiến thức:
- Phân tích được nguyên lý làm việc của mạch điện bơm nước tự động.
15
- Phân tích được các sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp
khắc phục.
2. Kĩ năng:
- Vẽ được sơ đồ mạch điện.
- Xây dựng được quy trình lắp ráp mạch.
- Lắp ráp được mạch điện.
- Kiểm tra, vận hành được mạch điện
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc.
- Hình thành thói quen làm việc nhóm, vệ sinh, an toàn công nghiệp.
* Ví dự 2: Bài Thực hành LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ĐẢO CHIỀU
GIÁN TIẾP ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA (chương trình
dạy nghề cho lao động nông thôn – Trung tâm GDTX Phù Cừ )
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
4. Kiến thức:
- Phân tích được nguyên lý làm việc vủa mạch điện đảo chiều động cơ
không đồng bộ 3 pha.
- Phân tích được các sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp
khắc phục.
5. Kĩ năng:
16
- Vẽ được sơ đồ mạch điện.
- Xây dựng được quy trình lắp ráp mạch.
- Lắp ráp được mạch điện.
- Kiểm tra, vận hành được mạch điện
6. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc.
- Hình thành thói quen làm việc nhóm, vệ sinh, an toàn công nghiệp.
GV thực hiện
17