Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường đại học mở hà nội TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.58 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

THÁI THANH TÙNG

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2021


Cơng trình được hồn thành tại:
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Lộc
2. TS. Nguyễn Thị Kim Dung

Phản biện 1: PGS.TS Trần Hữu Hoan
Học viện Quản lý giáo dục
Phản biện 2: PGS.TS Trịnh Thanh Hải
Trường ĐHKH - Đại học Thái Nguyên
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Đức Sơn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường


họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 20….

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ được xem là đã ra đời khoảng
năm 1872 tai Đại học Harvard và chỉ trong mấy chục năm, đã lan tỏa
từ Mỹ sang châu Âu rồi cả toàn cầu.
Ở Việt Nam, từ 1993 Bộ GD&ĐT đã cho phép thí điểm và từ
2014 - 2015, triển khai rộng rãi ĐT theo HTTC. Khi thực hiện ĐT
theo HTTC, khó khăn lớn nhất là công tác quản lý đào tạo vì phương
thức quản lý cũ khơng đáp ứng được.
Trong thời đại số hiện nay, ứng dụng CNTT đang đi sâu vào
mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, bao gồm giáo dục và đào tạo. Ứng dụng
CNTT đổi mới quản lý ĐT là xu thế tất yếu, mang lại hiệu quả cao.
Đó là lý do căn bản quan trọng thúc đẩy chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu thực hiện đề tài:“Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Mở Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, thiết kế
một phần mềm quản lý đào tạo; thử nghiệm tổng hợp tại trường Đại
học Mở Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý đào tạo theo HTTC –
phù hợp với đào tạo mở.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động QL ứng dụng CNTT trong
ĐT theo HTTC ở trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: QL ứng dụng CNTT trong ĐT theo
HTTC ở Trường ĐH Mở Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Ứng dụng CNTT trong QLĐT theo HTTC với đào tạo mở hiện
chưa được quan tâm. Giải pháp quản lý ứng dụng CNTT có cơ sở khoa
học, phù hợp với thực tiễn, sẽ góp phần nâng cao chất lượng QLĐT và
chất lượng ĐT theo HTTC nói chung và nói riêng trong đào tạo mở.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo theo
HTTC nói chung và nói riêng trong loại hình đào tạo mở.


2

-Thực trạng QL ứng dụng CNTT trong ĐT theo HTTC tại
trường ĐH Mở HN
- Đề xuất giải pháp quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo
theo HTTC, xây dựng phần mềm quản lý và thử nghiệm ở Trường
ĐH Mở Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
- QL ứng dụng CNTT trong ĐT theo HTTC tại ĐH Mở Hà Nội.
- Tham khảo một số cơ sở đào tạo mở trong và ngoài nước.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu Tiếp cận quá trình (Process
approach), kết hợp tiếp cận hệ thống (System approach) và mơ hình
CIPO; tiếp cận chức năng (Functional approach) và chu trình PDCA.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận. Thu thập tư liệu quốc tế và

trong nước; hệ thống hóa để xây dựng khung lí thuyết nghiên cứu.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp điều
tra; phương pháp tổng kết kinh nghiệm; thực nghiệm sư phạm.
7.2.3. Phương pháp thống kê: Sử dụng các phương pháp, cơng thức
và phần mềm tính tốn thống kê để xử lí số liệu.
8. Những luận điểm bảo vệ
- Quản lý ứng dụng CNTT trong ĐT là yếu tố quyết định
thành công việc thực hiện ĐT theo HTTC đối với đào tạo mở.
- Theo tiếp cận quá trình, quản lý ĐT theo HTTC phải thực hiện
xuyên suốt mọi hành động trong 7 cơng đoạn của q trình đào tạo.
9. Đóng góp của luận án
- Lý luận QL ứng dụng CNTT trong ĐT theo HTTC đối với
đào tạo mở.
- Thiết kế hệ thống phần mềm và đề xuất giải pháp quản lý tổng
thể ứng dụng CNTT trong ĐT theo HTTC đối với loại hình đào tạo mở.


3

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ
THƠNG TIN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ
1.1.1.1. Trên thế giới. Từ đầu thế kỷ XX, cơng trình nghiên cứu lý
luận triển khai ĐT theo HTTC của hàng nghìn tác giả đã xuất hiện ở
nhiều quốc gia. Điển hình như: G. Dietrich (1955), James M.
Heffernan (1973), Omporn Regel (1994), Jean Bocock & David
Watson (1994); Robert Allen, Geoff Layer, Pollard Derek (1995,
David Middlewood & Neil Burton (2001); Elis Mazuz(2006),Trexler

C.J.,(2008), Jinsong Zhang, Changliu Wang và Lulu Dong (2011),
Frank L. Kurre (2013)…
Các cơng trình tập trung vào bốn nội dung chính: Lịch sử hình
thành và phát triển; Sự cần thiết chuyển đổi sang ĐT theo HTTC; Đặc
trưng cơ bản của đào tạo theo HTTC và Quản lý đào tạo theo HTTC.
1.1.1.2. Ở Việt Nam. Từ khi có chủ trương thí điểm đào tạo theo
HTTC, ở Việt Nam cũng đã có hàng trăm cơng trình, tiêu biểu là các
nghiên cứu của Lâm Quang Thiệp (2006), Lê Đức Ngọc (2006),
Phạm Thị Ly (2006, 2008), Nguyễn Kim Dung (2008), Trần Thanh
Ái (2010), Lê Quang Sơn (2010), Nguyễn Hữu Đức và Trần Đức Hồ
(2011), Nguyễn Đức Chính, Trần Hữu Hoan (2013), Trần Văn
Chương, Nguyễn Lê Hà (2016), Vương Thanh Hương (2017)… cũng
theo 4 nội dung như trong các nghiên cứu quốc tế nói ở phần trên.
1.1.2. Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý ứng
dụng công nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
1.1.2.1. Trên thế giới: Quản lý ĐT theo HTTC thực sự là thách thức
lớn mà các biện pháp quản lý cũ không thể đáp ứng. Nhu cầu cấp
bách phải tìm đến những phương thức và công nghệ quản lý mới.
Frank L. Kurre nêu kiến nghị về giải pháp tổng thể QLĐT ứng
dụng CNTT cấp quốc gia. Robinson, Rhonda, và Rezabek, Landra
(2009) đã trình bày dự án “Phương tiện trợ giúp học tập” về một hệ
thống QLĐT tồn diện, sử dụng Mạng máy tính và Internet. Ở nhiều
nước Châu Mỹ: các dự án ứng dụng CNTT trong quản lý GD đươc


4

Chính phủ trợ giúp từ 1990. Ở Anh: Ứng dụng CNTT trong giáo dục
và quản lý giáo dục thực hiện từ đầu thế kỷ 21 từ cấp tiểu học. Ủy
ban giáo dục UNESCO và UNEVOC-TVET từ 2002 đã quan tâm

đặc biệt đến ứng dụng CNTT trong đào tạo mở và đào tạo từ xa.
Lý luận ứng dụng CNTT trong GDĐT và trong QLĐT đã
được quan tâm trên toàn thế giới. Nhiều phần mềm QLĐT đã được
xây dựng và phổ biến áp dụng.
1.1.2.2. Ở Việt Nam. Nhà nước đã có chính sách đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, bao gồm GD&ĐT. Hội
thảo quốc tế “Các giải pháp công nghệ quản lý ứng dụng CNTT
trong giáo dục”-TP. Hồ Chí Minh 2015, thống nhất đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong GD và QLGD. Nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng
CNTT trong đào tạo đã tiến hành, một số luận án tiến sĩ về lĩnh vực
quản lý ứng dụng CNTT trong ĐT theo HTTC đã bảo vệ thành cơng.
1.1.3. Đánh giá chung
Đào tạo theo HHTC nói chung đã được nghiên cứu từ khá sớm
ở nhiều nước trên thế giới. Các nghiên cứu về QLĐT theo HTTC ở
trường đại học cũng đã được chú trọng. Nhiều giải pháp ở tầm vĩ mô
cũng như vi mô đã được khuyến nghị đưa ra.
Giáo dục và đào tạo Việt Nam bắt đầu áp dụng phương thức
ĐT theo HTTC từ những năm 1990. Các nhà nghiên cứu của Việt
Nam đã kế thừa các nghiên cứu của các học giả trên thế giới, giới
thiệu và triển khai vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Nhiều cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến việc ứng dụng
CNTT vào quản lý đào tạo ở nhà trường, khẳng định ý nghĩa và tầm
quan trọng của ứng dụng CNTT trong ĐT và trong QLĐT nói chung
và đào tạo theo HTTC nói riêng, nhấn mạnh nhu cầu đổi mới biện
pháp và công nghệ quản lý GD&ĐT trong thời đại thơng tin. Một số
cơng trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra các rào cản cần vượt qua để
thực hiện có hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo nói
chung và đào tạo theo HTTC nói riêng.
Cơng văn số 4966 ngày 31/10/2019 của Bộ GD&ĐT đã
khẳng định sự cần thiết triển khai ứng dụng CNTT trong tồn bộ

q trình đào tạo và quản lý đào tạo trong thời đại số hiện nay.


5

Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý đào tạo theo HTTC đối với loại
hình đào tạo mở và từ xa, một loại hình đào tạo đã phát triển nhanh
chóng và phát huy tác dụng to lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam
trong khoảng 30 năm gần đây thì hầu như chưa có cơng trình nghiên
cứu và thực tiễn ứng dụng nào được cơng bố hồn chỉnh.
1.2. Đào tạo và quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trƣờng đại học
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
* Đào tạo: Đào tạo là sự tác động đến con người, làm cho họ
có tri thức, kĩ năng, thích nghi sống và nhận phân cơng lao động
trong xã hội.
* Tín chỉ (TC): Hiện sử dụng các định nghĩa do C. J. Quann
đưa ra.
Quyết định 31/2001/QD-BGD&ĐT qui định:“Tín chỉ là
đơn vị dùng để đo khối lượng kiến thức đồng thời là đơn vị đánh
giá khối lượng kết quả học tập của sinh viên dựa trên số lượng tín
chỉ đã tích luỹ”.
* Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (ĐT theo HTTC): Tổ chức đào tạo
với nội dung các tín chỉ học phần, người học tự chọn cho mỗi kỳ học.
* Quá trình đào tạo: Là các hoạt động thu thập, cung cấp
thông tin cho người học, hỗ trợ họ xử lý thông tin đầu vào để tạo
thành tri thức.
1.2.2. Tiếp cận quá trình trong QLĐT theo HTTC ở trường đại học
* Quản lý hệ thống. Đào tạo là một hệ thống phức tạp - Quản lý
hệ thống là việc tổ chức phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu đã định.
* Tiếp cận q trình quản lý đào tạo theo tín chỉ

Q trình đào tạo ở nhà trường gồm 7 cơng đoạn: (i) Công
đoạn tiền kỳ: chuẩn bị mở ngành đào tạo; (ii) Cơng đoạn đầu vào:
xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn bị và tuyển sinh; (iii) Hoạt
động Dạy-Học:dạy học, thực hành, nghiên cứu khoa học; (iv) Hoạt
động phục vụ và đảm bảo cho Dạy và Học: đảm bảo, duy trì điều
kiện cho Dạy và Học; (v) Công đoạn đầu ra: tốt nghiệp, cấp bằng,
kiểm định chất lượng; (vi) Hoạt động thanh tra, kiểm tra: trong 6
công đoạn; (vii) Công đoạn hậu kỳ: hỗ trợ tìm việc làm, thu thập
thơng tin phản hồi.


6

Thông tin phản hồi

Công
đoạn
Tiền
kỳ

Công
đoạn
Đầu
vào

Dạy

Học

Phục

vụ
DạyHọc

Công
đoạn
Đầu
ra

Công
đoạn
Hậu
kỳ

Thanh tra – Kiểm tra

Môi trường xã hội
Sơ đồ quan hệ tiếp cận quá trình đào tạo
* Các chức năng quản lý trong từng công đoạn
Chức năng quản lý từng cơng đoạn phân tích theo chu trình PDCA
- PLAN: Lập kế hoạch - DO: Thực hiện kế hoạch - CHECK: Kiểm tra kết
quả - ACT (hay ADJUST): Điều chỉnh cho chu kỳ tiếp theo.
1.2.3. Quản lý đào tạo theo HTTC ở trường đại học
Theo Bertalanffy, Ross Ashby (1979), Kamlesh Mathur,
Daniel Solow (1994): “Quản lý hệ thống là tác động hướng đích có
tổ chức, của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý
nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực, thời cơ của tổ chức để đạt
mục tiêu đề ra”.
Các tác nhân trong quản lý đào tạo của nhà trường gồm:
- Chủ thể quản lý có phân cấp: từ cấp Trường đến các cấp cơ sở
- Đối tượng quản lý: chịu sự quản lý của chủ thể ở mỗi cấp.

- Khách thể quản lý: thực thể nhà trường và môi trường xã hội
1.2.4. Quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong loại hình đào tạo mở
* Giới thiệu về đào tạo mở. Trong “ Cương lĩnh giáo dục thế
kỷ 21 – UNESCO – Jacques Delors và các đồng tác giả đã nêu rõ
nhu cầu HỌC SUỐT ĐỜI cua con người trong kỷ nguyên của nền
kinh tế tri thức hiện nay với 4 “cột trụ”: Học để biết – Học để làm –
Học để tồn tại và Học để chung sống. “Học suốt đời” không thể thực
hiện mãi trong trường lớp, trực tiếp mặt đối mặt Thầy-Trị, phải có


7

phương thức đào tạo khác. Đáp ứng nhu cầu đó, Đào tạo mở hay
Giáo dục mở do Célestin Freinet và Maria Montessori đề xuất vào
năm 1970 với các nội dung: Mở về đối tượng – Mở về nội dung –
Mở về khơng gian - Mở về thời gian, do đó tạo điều kiện học tập cho
moi người, mọi lúc, mọi nơi, học điều gì cần.
* Đào tạo theo HTTC với đào tạo mở. Phương thức ĐTTC hoàn
toàn phù hợp với nguyên lý “Đào tạo hướng người học” - Learner
centered training- và với mục tiêu: “Tạo cơ hội học tập cho mọi người” –
To create Learning opportunity for All - của loại hình đào tạo mở.
Do những đặc điểm cụ thể của đào tạo mở, thực hiện ĐT theo
HTTC gặp nhiều khó khăn hơn so với trong đào tạo truyền thống,
đặc biệt là trong quản lý đào tạo: về phía sinh viên, giảng viên và
nhất là đối với cán bộ, nhân viên quản lý các mặt trong nhà trường.
Hiện nay ở nhiều cơ sở đào tạo mở - không chỉ ở trong nước - muốn
thực hiện đào tạo theo HTTC nhưng thực ra đang sử dụng hình thức
“đào tạo cuốn chiếu” – định kỳ tập trung sinh viên học và thi theo
từng tín chỉ.
1.3. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin và quản lý ứng dụng công

nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
1.3.1 Thơng tin và Cơng nghệ thơng tin
- Thơng tin: C.Shannon trong “Mơ hình tốn học của thông
tin”(1948), A. Feinstein trong “Lý thuyết Thông tin và ứng dụng”
(1968) đã đưa ra một biểu thức đo lƣợng thông tin thu được, liên
quan đến độ bất định (Entropy) trong một quan sát.Thông tin được
ghi lại bằng dữ liệu (Data), dưới dạng một phương tiện như bản ghi
(text), hình ảnh (picture), âm thanh (sound), hình ảnh động
(animation) hoặc dạng đa phương tiện (multimedia).
- Công nghệ thông tin: Thuật ngữ "Công nghệ thông tin" xuất
hiện lần đầu năm 1958 trong bài viết của hai tác giả Leavitt và
Whisler trên tạp chí Harvard Business Review.
Luật CNTT số 67/2006/QH11, ngày 29/6 2006 đã ghi rõ
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công
nghệ và công cụ hiện đại để sản xuất, thu thập, xử lý, lưu trữ/tra cứu
và trao đổi thông tin số”
1.3.2. Công nghệ thông tin và quản lý hệ thống
- CNTT là ngành khoa học công nghệ “hỗ trợ trí tuệ”. CNTT
khơng chỉ thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền tải thơng tin mà cịn tạo ra


8

các phần mềm suy luận, phân tích, lập và giải các bài toán thực tiễn.
- Quản lý hệ thống. Quản lý hệ thống là toàn bộ những hoạt
động đảm bảo tính hướng đích đó, thực chất, là hành động thu thập, xử
lý, lưu trữ/ và truyền thơng tin: CNTT có thể thực hiện rất thành công.
1.3.3. Nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo theo hệ
thống tín chỉ
Với từng hoạt động trong 7 cơng đoạn cảu q trình đào tạo,

cần vận dụng mơ hình chu trình PDCA phân tích để thực hiện ứng
dụng CNTT trong lập kế hoạch (PLAN)- trong thực hiện (DO)-trong
kiểm tra (CHECK) - trong điều chỉnh (ACT hay ADJUST):
1.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo theo HTTC
1.4.1. Quản lý ứng dụng CNTT trong từng công đoạn đào tạo
Xét chức năng quản lý trong từng cơng đoạn của q trình đào tạo.
1.4.4.1. Quản lý công đoạn tiền kỳ. CNTT hỗ trợ giao tiếp, xây dựng
cơ sở dữ liệu thông tin ngành học: chương trình, nhân sự, học liệu.
1.4.4.2. Quản lý cơng đoạn đầu vào. Ứng dụng CNTT quản lý công
việc văn phòng, tạo cơ sở dữ liệu tuyển sinh, tập hợp sinh viên mới,
kế hoạch đầu năm học.
1.4.4.3. Quản lý công đoạn thực hiện Dạy và Học. CNTT hỗ trợ tương
tác thân thiện giữa Thầy – Trò, giữa bạn đồng học, tạo cơ sở dữ liệu nội
bộ về kết quả môn học, học liệu… tạo môi trường lớp học ảo
1.4.4.4. Quản lý các hoạt động đảm bảo cho Dạy và Học.Ứng dụng
CNTT trong cơng tác văn phịng, tạo cơ sở dữ liệu về học tập và kỷ
luật, quản lý sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống giao tiếp trực tuyến.
1.4.4.5. Quản lý công đoạn đầu ra. Ứng dụng CNTT tương tự như ở
đầu vào với các hoạt động: Giáo vụ, Tài chính, Tổ chức, đánh giá rút
kinh nghiệm, đưa thơng tin tốt nghiệp, hỗ trợ tìm việc làm.
1.4.4.6. Quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra: Tạo cơ sở dữ liệu về
tình hình vi phạm và xử lý kỷ luật trong trường, lưu trữ tốt, tìm kiếm
nhanh, hỗ trợ nhanh chóng xử lý khiếu nại tố cáo trong trường..
1.4.4.7. Quản lý công đoạn hậu kỳ: Biện pháp ứng dụng CNTT
tương tự như với công đoạn tiền kỳ.
1.4.2. Hệ thống thông tin quản lý đào tạo
Quản lý 7 công đoạn đào tạo là một cơ chế hoạt động thống
nhất, theo dạng một Hệ thông tin quản lý đào tạo bao gồm:
1. Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tổng hợp (luôn cập nhật)
2. Các phân hệ điều hành mọi chức năng trong quá trình đào tạo



9

3. Một hệ thống giao tiếp nội bộ, thuận tiện, bảo mật và an toàn.
4. Những diễn đàn giao lưu nội bộ và đối ngoại.
Trong hệ thống, thông tin quản lý phân làm ba loại: thông tin
chiến lược, chiến thuật, và điều hành.
1. Thông tin chiến lược sử dụng cho chính sách dài hạn của
trường, chủ yếu phục vụ cho các chủ thể quản lý cấp cao, được bảo
mật tốt và hạn chế tiếp cận.
2. Thông tin chiến thuật sử dụng cho các chính sách, chủ
trương ngắn hạn, phục vụ cho chủ thể quản lý trung tầng trong việc
lập các kế hoạch hành động, theo dõi kết quả hoạt động của hệ thống,
về những biến đổi của tình hình mơi trường … trong ngắn hạn.
3. Thông tin điều hành hay thông tin tác nghiệp sử dụng cho
điều hành hoạt động hằng ngày trong tổ chức, phục vụ cho chủ thể
quản lý cấp cơ sở và khách thể - người trực tiếp thực hiện các hoạt
động của hệ thống. Cần được cập nhật và cung cấp thường xuyên
Một hệ thống thông tin quản lý hồn hảo, có thể hỗ trợ mọi
cơng việc trong qui trình quản lý ĐT theo HTTC, có thể tạo ra một
môi trường giao tiếp ảo thân thiện, dễ dàng: điều mong muốn lý
tưởng đối với mọi người tham gia loại hình đào tạo mở.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến ứng dụng CNTT và quản lý ứng
dụng CNTT trong ĐT theo HTTC tại Đại học Mở Hà Nội
Những nghiên cứu lý thuyết và quan sát thực tiễn đã chỉ ra một
số yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc tổ chức và vận hành hệ
thống thông tin quản lý đào tạo trong nhà trường là:
- Thứ nhất là Con người. Mọi thành viên tham gia quá trình
QLĐT phải có nhận thức đúng đắn và có đủ năng lực tham gia quản

lý ứng dụng CNTT.
- Thứ hai là Công nghệ phần mềm. Một hệ thống phần mềm
đủ chức năng quản lý mọi hoạt động ĐT theo HTTC.
- Thứ ba là Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật. Thiết bị phần cứng
cấu hình đủ mạnh, làm việc thông suốt với tốc độ cao, bảo mật tốt.
- Thứ tư là về Tổ chức. Có một tổ chức nịng cốt thực hiện
các hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý ĐT trong trường.
- Thứ năm là Hệ thống văn bản pháp qui: qui định rõ ràng
về cơ chế và họat động, quyền hạn và trách nhiệm từng đối tác.
Kết luận chƣơng 1


10

Tổng quan nghiên cứu lý luận về: Đào tạo theo HTTC và
quản lý ĐT theo HTTC; CNTT và ứng dụng CNTT trong ĐT và
QLĐT theo HTTC; đặc điểm của đào tạo mở và quản lý ứng dụng
CNTT trong ĐT theo HTTC đối với đào tạo mở. Nhấn mạnh các
đặc điểm của loại hình đào mở, đi sâu làm rõ qua tiếp cận quá
trình trong quản lý ĐT và quản lý ứng dụng CNTT trong ĐT theo
HTTC theo 7 công đoạn. Từng cơng đoạn phân tích theo chu trình
PDCA và mơ hình CIPO.
Cuối cùng phân tích để thấy rõ 5 yếu tố quan trọng quyết định
hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo theo HTTC là: Nhận
thức và năng lực sử dụng CNTT của con người, Công nghệ phần
mềm, Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, Tổ chức đảm bảo và hỗ trợ kỹ
thuật, Hệ thống pháp qui.

Chƣơng 2
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG

NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG
TÍN CHỈ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
2.1. Kinh nghiệm quốc tế ở một số trƣờng đại học mở trong ứng
dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong ĐT theo HTTC
Các trường ở Đông Nam Á và châu Á, thuộc ISODEL và
AAOU cũng như ĐH Mở HN, thành lập cuối thế kỷ 20. có trách
nhiệm nghiên cứu phát triển đào tạo mở cho quốc gia. Ban đầu sử
dụng công nghệ phát thanh, truyền hình kết hợp với gửi thư, sau dần
đưa vào một số ứng dụng CNTT. Đầu thế kỷ 21: KNOU- Hàn quốc
cùng với OUJ - Nhật Bản - đã tạo ứng dụng e. Campus – Ký túc xá ảo
sử dụng website thế hệ 4 trên thiết bị di động, kèm theo bảo mật Mạng
riêng ảo-VPN - đã dùng cho Đào tạo tại nhà (Home education), người
học không đến trường, đối với các đảo lẻ loi trên Thái Bình dương.
KNOU đã hỗ trợ “dự án KOIKA” cho ĐH Mở Hà Nội –.
Đại học điện tử Anh (United Kingdom e.University – UKeU),
thành lập từ 1969, là đại học mở lâu năm nhất thế giới. Với dự án “Nhà
trường thông minh”, UKeU ứng dụng CNTT toàn diện vào ĐT và QLĐT.
Chất lượng ĐT được kiểm định quốc tế đánh giá rất cao: Từ 2018 UKeU


11

lọt vào top 100 đại học hàng đầu châu Âu. Năm 2002, UKeU cử chuyên
gia giúp ĐH Mở Hà Nội và năm 2005 đón cán bộ của 2 ĐH Mở Hà Nội
và ĐH Mở TP Hồ Chí Minh sang làm việc một thời gian và đã gợi ý cho
ĐH Mở Hà Nội tạo “Nhà trƣờng ảo Khoa CNTT – ĐH Mở HN –
FITHOU Cyberschool“ tại các website và
hoạt động từ 2003 đến 2010.
Từ trước 2000, Đại học Bang Utah (USU) đã thành lập Trung
tâm Công nghệ đào tạo trực tuyến (Online Instructional

Technique Center – OITC). Đại học bang Florida (FSU) từ 2002 đã
hình thành e.Campus cho hơn 200.000 sinh viên từ xa. Qua đợt tham
quan học tập tại chỗ, ĐH Mở HN đã thành lập Trung tâm OTSC tại
khoa CNTT vẫn đang hoạt động rất có hiệu quả đến hiện nay.
Thực trạng quốc tế nêu trên, cũng cho phép tin tưởng rằng
CNTT có thể hỗ trợ hiệu quả ĐT và quản lý ĐT theo HTTC nói
chung và trong đào tạo mở nói riêng.
2.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Mở Hà Nội
2.2.1. Quá trình hình thành của Trường Đại học Mở Hà Nội
Trong thời kỳ đầu đổi mới kinh tế xã hội, Việt Nam thiếu nhân
lực nghiêm trọng. Năm 1990 Bộ GD&ĐT thí điểm thành lập Viện
Đào tạo mở rộng I (ĐTMR I) tại Hà Nội được giao nhiệm vụ
nghiên cứu một số loại hình đào tạo mới. Tiếp đó, Bộ GD&ĐT trình
Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 535/TTG ngày 3/11/1993
thành lập Viện Đại học Mở Hà Nội, đổi tên thành Trƣờng Đại học
Mở Hà Nội theo Quyết định số 960/QĐ-TTg ngày 06/8/2018.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Mở Hà Nội
Trường Đại học Mở Hà Nội (ĐH Mở HN) là một trường công
lập, trực thuộc Bộ GD&ĐT, được giao hai chức năng quan trọng là:
1. Nghiên cứu các loại hình đào tạo mới nhằm đáp ứng nhu
cầu học tập của xã hội, góp phần gia tăng nguồn nhân lực có chất
lượng của đất nước.
2. Thực hiện thí điểm tiến đến mở rộng các loại hình đào tạo
mới, rút kinh nghiệm, trao đổi với các cơ sở đào tạo trong nước có
nhu cầu.
ĐH Mở Hà Nội đã và đang nghiên cứu thực hiện các loại hình:
- Đào tạo từ xa theo các phương thức – tập trung định ký, qua
gửi thư, qua phát thanh truyền hình (giảm dần).



12

- Đào tạo từ xa theo phương thức trực tuyến, e-Learning
- Đào tạo tập trung áp dụng công nghệ đào tạo mới
- Đào tạo hệ vừa học vừa làm áp dụng công nghệ mới
- Đào tạo từng học phần (mô-đun) theo nhu cầu người học
Ngày 14/08/2017, Trường ĐH Mở Hà Nội ra QĐ số 275/QĐĐHM ban hành chương trình đào tạo trình độ Đại học cho 12 chuyên
ngành theo HTTC, triển khai ứng dung CNTT trong ĐT và QLĐT.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học Mở Hà Nội
Theo qui chế, ĐH Mở Hà Nội có Hội đồng trường và Ban
Giám hiệu, các Hội đồng tư vấn Khoa học và Đào tạo, bộ máy Phòng
Ban, 11 Khoa đào tạo chuyên ngành và 3 Trung tâm đào tạo. Do đặc
thù nghiên cứu các loại hình đào tạo phi truyền thống, có thêm một
vài đơn vị chức năng riêng.
2.2.4. Hoạt động đào tạo của Trường Đại học Mở Hà Nội
Đến nay, ĐH Mở Hà Nội đã đào tạo bậc đại học cho 18 chuyên
ngành và trên đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) cho 10 ngành.Tổng số sinh viên
đang trong năm học 2017 – 2018 là khoảng 36.000, với cơ cấu:
- Hệ đào tạo tập trung:
30%
- Hệ đào tạo tại chức (vừa học vừa làm):
10%
- Hệ đào tạo từ xa theo phương thức truyền thống: 30%
- Hệ đào tạo mở theo phương thức E-Learning: 30%
Từ năm 1993 đến năm 2016, đã có khoảng 120.000 sinh viên
tốt nghiệp, tỷ lệ ra trường có việc làm đúng ngành nghề là 92%.
2.3. Khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trƣờng Đại học Mở Hà Nội
Từ 2015 ĐH mở HN thí điểm rồi đến 2016-2017 mở rộng đào
tạo theo HTTC quản lý ứng dụng CNTT. Đã khảo sát thực trạng qua

các năm: 2015 – 2016 - 2017.
2.3.1. Mục đích khảo sát: Thu thập thông tin về thực trạng ứng dụng
CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo theo HTTC tại trường.
2.3.2. Nội dung, đối tượng, công cụ và phương pháp khảo sát
2.3.2.1. Nội dung khảo sát: Thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý
ứng dụng CNTT trong ĐTTC qua 7 cơng đoạn của q trình đào tạo.
1/ Ứng dụng CNTT trong ĐT theo HTTC theo từng công đoạn
2/ Quản lý ứng dụng CNTT trong ĐT theo HTTC
Hiệu quả công tác quản lý được đánh giá qua mức độ hài lòng
của các chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đối với các hoạt động.


13

2.3.2.2. Đối tượng và công cụ, phương pháp khảo sát
Đối tượng khảo sát: Đã khảo sát, điều tra 8 loại đối tượng sau đây
- Đối tượng 1: 64 người- lãnh đạo Trường, Khoa, Phòng,
Trung tâm.
- Đối tượng 2 gồm giảng viên cơ hữu 354 người, hợp đồng
104 người.
- Đối tượng 3 là các giảng viên thỉnh giảng, khoảng xấp xỉ 400 người.
- Đối tượng 4: Nhân viên quản lý đào tạo: tổng số 117 người
có 64 người thuộc các khoa.
- Đối tượng 5: Sinh viên hệ chính qui mới nhập học.
- Đối tượng 6: Sinh viên mới nhập học của các hệ đào tạo khác.
- Đối tượng 7: Sinh viên hệ chính qui cũ, đang học từ năm thứ hai
- Đối tượng 8: Sinh viên cũ thuộc hệ khác, đang học từ năm
thứ hai
Công cụ và phương pháp khảo sát. Đã sử dụng:
- Phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ, GV (Phụ lục - mẫu số 1)

- Phiếu đánh giá năng lực CNTT cho sinh viên (mẫu số 2).
- Phiếu phỏng vấn trực tiếp tất cả các đối tượng (mẫu số 3)
Các tiêu chí đều đánh giá định tính theo 4 bậc từ cao đến thấp:
- Bậc A: Rất tốt, rất đồng tình, hài lịng cao.
- Bậc B: Tốt, đồng tình và hài lịng.
- Bậc C: Khá, đồng tình, hài lịng nhưng chưa cao.
- Bậc D: Kém hiệu quả. khơng đồng tình, khơng hài lịng.
Thu thập ý kiến qua các website của Trường dùng Google Forms.
Năng lực ứng dụng CNTT cũng đánh giá theo 4 bậc:
- A – Rất tốt: Vận hành thành thạo, có biết cài đặt, bảo trì
- B – Tốt:
Vận hành khai thác, sử dụng tốt.
- C – Khá: Sử dụng được các ứng dụng thông thường
- D – Kém: Cịn gặp khó khăn khi tự sử dụng.
2.3.3. Chọn mẫu và tiến hành khảo sát
- Chọn mẫu thống kê: Theo thống kê tốn học, kích thước mẫu
đảm bảo sai số ước lượng  = 0,05 và độ tin cậy trên 1- β = 95%.
2.3.4. Xử lý số liệu
- Kết quả xử lý số liệu chi tiết trong các bảng đánh số từ 2.1
đến 2.16


14

- Các kết quả phỏng vấn điều tra xét riêng để đối chiếu
tham khảo.
2.4. Phân tích kết quả khảo sát
2.4.1. Thực trạng ứng dụng CNTT trong đào tạo theo HTTC
2.4.1.1. Ứng dụng CNTT các hoạt động tiền kỳ và hậu kỳ
Nhận xét: Ứng dụng CNTT cao nhất ở các hoạt động: Cải tiến

giáo trình, theo dõi thơng tin xã hội: 72-78%, yếu nhất là trong xác
định mục tiêu và tổng kết các khóa đào tạo: dưới 50%.
2.4.1.2. Thực trạng ứng dụng CNTT ở công đoạn đầu vào và đầu ra
Nhận xét: Ứng dụng CNTT 100% cho hành chính, 90% đánh giá
cao giao tiếp. Vẫn cịn 35% đối tượng ít hoặc rất ít sử dụng dịch vụ.
2.4.1.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong Dạy và Học.
Nhận xét: 92% GV sử dụng CNTT-TT cho giảng dạy, có 15%
GV tham gia tạo học liệu điện tử, 70% thường xuyên tra cứu thông tin,
64% giao tiếp học thuật. Giao tiếp với xã hội còn quá ít – chỉ 23%.
2.4.1.4. Ứng dụng CNTT trong các hoạt động phục vụ Dạy và Học.
Nhận xét: Ưng dụng bố trí kế hoạch học tập và điều hành cơ sở
vật chất chưa đạt 50% mức A, B. Văn thư, tài chính-.70 -74% mức A. B.
2.4.1.5. Ứng dụng CNTT trong các hoạt động Thanh tra – Kiểm tra.
Nhận xét: Trường chưa có chủ trương cụ thể ứng dụng CNTT
trong thanh tra – kiểm tra. Hiện nay chỉ dựa vào Cơ sở dữ liệu và
phần mềm quản lý của các đơn vị để làm việc, nên hiệu quả hạn chế.
2.4.2. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong ĐT theo HTTC
tại trường ĐH Mở Hà Nội
2.4.2.1. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong ở tiền kỳ và hậu kỳ
Nhận xét: Trên 80% thừa nhận hiệu quả tốt trong cập nhật
chương trình, giáo trình, 89% sử dụng CNTT quản lý các hoạt động,
46% rất thường xuyên. Tỷ lệ thấp trong các vấn đề vĩ mô: 4 -8%. Kết
nối nhà trường với xã hội chưa tốt: 43% và 57% chưa quan tâm.
2.4.2.2. Quản lý ứng dụng CNTT ở công đoạn Đầu vào và Đầu ra
Nhận xét: Số liệu không khả quan: Ở đầu vào, mức C, D
với SV mới chính qui là 29%, với SV mới hệ khác đến 31%, nhân
viên 22%. Đầu ra: 41% SV chính qui mức C, 34% SV khác 22%
mức C, 12% D.
2.4.2.3. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT đối với các hoạt động ở
công đoạn Dạy và học và công đoạn Phục vụ Dạy và Học



15

Nhận xét: Sinh viên từ năm thứ hai phàn nàn về quản lý phục
vụ Dạy và Học: 26% và 28% đánh giá mức C và D. Quản lý Dạy và
Học kém hơn: 32% và 41% mức C, D; GV thỉnh giảng – 24%, nhân
viên – 28% đánh giá ở mức C,D; chủ yếu phàn nàn về xếp lịch, bố trí
phịng học, thực tập.
Khảo sát sâu thêm về ứng dụng CNTT quản lý cơ sở vật chất.
Hiện nay trường nhiều trang thiết bị công nghệ và cán bộ kỹ
thuật nhưng thiếu qui chế, qui định sử dụng và bảo quản: văn bản
hiện hành chỉ điều chỉnh được 23-25% hoạt động. Quản lý cơ sở vật
chất: 88% mức C, D, phát hiện, xử lý sự cố: 72% mức C, D. Khi
tham gia Internet thì các qui định pháp lý về an ninh mạng của Nhà
nước, rất quan trọng, nhưng mức đánh giá A và B chỉ mới 23%.
2.4.2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong thanh tra, kiểm
tra, đánh giá việc thực hiện giảng dạy theo mục tiêu đào tạo
Hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong Thanh tra – Kiểm tra
cũng đánh giá qua mức độ hài lòng của các đối tương về các hoạt động:
Tuyển sinh, qui chế giảng dạy, thi, kiểm tra, quản lý điểm, xử lý học tập,
tốt nghiệp. Thanh tra tài chính. Giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Nhận xét: Mức A, B đối với thanh tra tuyển sinh là 89%, tốt
nghiệp là 82%. Hiệu quả thấp nhất là trong theo dõi thi học phần có
đến 34% kém hài lịng và 18% khơng hài lịng.
2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện ứng dụng
CNTT trong ĐT và quản lý ĐT theo HTTC
Để thấy rõ mức độ liên quan và tầm quan trọng của một số yếu
tố có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong ĐT và
QLĐT theo HTTC, đã tiến hành tách số liệu điều tra theo 11 Khoa

chuyên ngành để so sánh. Các yếu tố ảnh hưởng được khảo sát là:
2.4.3.1. Thực trạng mức độ nhận thức và thực trạng về năng lực ứng
dụng CNTT của cán bộ giảng viên và sinh viên để thực hiện ứng
dụng CNTT trong ĐT quản lý ĐT theo hệ thống tín chỉ
Nhận xét: Về nhận thức chung, khơng có ý kiến phủ nhận tác
dụng của ứng dụng CNTT trong các hoạt động ở cả 7 công đoạn nhất
là đối với các hoạt động ở đầu vào và đầu ra. Ứng dụng kết nối xã
hội bị đánh giá kém nhất – 23% mức D, thực hiện Dạy và Học 12%
mức D, đi sâu phân tích có chênh lệch rõ rệt giữa các khoa. Các đối
tượng điều tra đều có kỹ năng ứng dụng CNTT từ mức trung bình trở
lên; sinh viên mới xấp xỉ 30 - 40% còn yếu, 1 năm sau đều đã đạt


16

mức khá và tốt. Có chênh lệch lớn giữa các đơn vị khoa trong trường
giữa các ngành liên quan nhiều ít đến CNTT.
2.4.3.2. Thực trạng về hạ tầng cơ sở CNTT - Phần cứng và Phần
mềm - sử dụng trong đào tạo và quản lý đào tạo tại ĐH Mở HN(Hai tiêu chí sử dụng chung 1 phiếu khảo sát)
Nhận xét: Về công nghệ phần mềm, điểm yếu nhất của
Trường là thiếu một phần mềm quản lý chuyên dụng đa năng: 52%
đánh giá ở mức D. Mức độ sử dụng phần mềm quản lý đơn lẻ khác
nhau ở các khoa. Về hạ tầng cơ sở phần cứng CNTT, có một vài
khoa trội hẳn. Khơng có lĩnh vực nào được đánh giá hài lòng tuyệt
đối nhưng mọi lĩnh vực đều được đánh giá mức B và C trở lên.
2.4.3.3. Thực trạng về tổ chức quản lý và điều hành ứng dụng CNTT
trong ĐT và QLĐT trong trường.
Hiện nay, trong trường ĐH Mở HN có khá đơng nhân viên kỹ
thuật tay nghề cao, nhưng khơng có tổ chức nào có quyền và có trách
nhiệm điều động chung. Vài đơn vị như Khoa CNTT, khoa Điện tử

viễn thơng có một Trung tâm hay Tổ công tác chuyên trách về quản
trị hệ thống thiết bị CNTT của Khoa, các đơn vị khác chỉ có vài cán
bộ hoặc chỉ giao cho 1 cán bộ theo dõi cơ sở vật chất kỹ thuật và
công nghệ của Khoa, khi có sự cố thì tìm viện trợ bên ngoài khoa
hoặc ngoài trường.
2.4.3.4. Về hệ thống văn bản pháp qui điều chỉnh hoạt động ứng
dụng CNTT trong ĐT và QLĐT theo HTTC tai trường ĐH Mở HN
Khảo sát đánh giá sự hoàn thiện của các đối tượng về hệ thống
qui định hiện có liên quan đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong ĐT và
QLĐT. Hiện nay trường có một số qui định ở từng đơn vị, nhiều nơi
khơng có văn bản, chỉ có một số “qui tắc” mặc định, chế độ trách
nhiệm kém: 91% đánh giá mức D. Lưu trữ văn bản pháp qui nhà
nước về an ninh mạng chỉ được đánh giá 46% mức C và 20% mức D
2.5. Kết quả đã đạt đƣợc và phân tích nguyên nhân
2.5.1. Những kết quả đạt được
Ứng dụng CNTT trong QLĐT tại ĐH Mở Hà Nội có một số
kết quả.
- QLứng dụng CNTT đã được triển khai trong tồn bộ q
trình ĐTTC kết quả được đa số thừa nhận.
- Trong nhiều lĩnh vực ĐTvà QLĐT, ứng dụng CNTT đã công
cụ hỗ trợ có hiệu quả, thường sử dụng.


17

- Đặc biệt đối với những cơng tác hành chính, lưu trữ và tìm
kiếm văn thư, thì tuyệt đại đa đều thừa nhận lợi ích ứng dụng CNTT.
2.5.2. Phân tích nguyên nhân
Như đã nói trên, tất cả các yếu tố đối với các đối tượng trong
mẫu khảo sát đều được xếp loại thứ tự, đó là những yếu tố định tính

mà khơng phải định lượng. Do vậy trong xử lý số liệu để phân tích
tương quan giữa các yếu tố đó, chúng tơi khơng dùng các phương
pháp tương quan định lượng nhiều biến trong thống kê toán học.Sau
đây đã sử dụng hệ số tương quan hạng theo Spearman.
ГR = 1 - 6Σdi2/(n3 – n)
Hệ số Spearman có tính chất: -1 ≤ ГR ≤ 1
- Nếu ГR xấp xỉ bằng 1: điều này có nghĩa là vị trí sắp xếp của
các đối tượng được quan sát trong 2 cách sắp thứ tự hầu như giống
nhau. Nếu hai thứ tự sắp xếp hồn tồn như nhau: di = 0 thì ГR = 1.
- Nếu ГR < 0 thì hai cách sắp thứ tự nói chung ngược chiều
nhau, khi ГR= -1 thì hai cách sắp thứ tự hoàn toàn trái ngược.
Xử lý số liệu để sắp thứ tự: Tổng số phiếu điều tra thu được
trong lần khảo sát này không xem xét đến các phiếu của cán bộ lãnh
đạo và phụ trách, nhân viên thuộc trường – còn lại là 864 phiếu gồm
200 phiếu của GV, 600 phiếu của SV và 64 của nhân viên quản lý
thuộc các khoa.
Tách riêng số liệu từng khoa, xem là những đơn vị để xếp thứ hạng.
1/ Khoa CNTT 2/ Khoa Địên tử- Viễn thông 3/ Khoa Kinh
tế - QTKD 4/ Khoa Tạo dáng CN 5/ Khoa Du lịch 6/ Khoa Tài chính –
NH 7/ Khoa Kiến trúc 8/ Khoa Luật 9/ Khoa CN Sinh học 10/ Khoa
Tiếng Anh 11/ Khoa Tiếng Trung quốc.
Không khảo sát các đơn vị đặc thù như Khoa ĐT Từ xa, Trung
tâm E.Learning.
Sắp xếp các đơn vị đó theo các thứ tự về các tiêu chí:
+ Thứ tự theo nhân tố mục tiêu: Hiệu quả thực hiện QL ứng
dụng CNTT
+ Thứ tự theo tác nhân 1: Năng lực ứng dụng CNTT
+ Tác nhân 2: Mức độ hài lòng về phần mềm sử dụng
+ Tác nhân 3: Mức độ trang bị cơ sở vật chất phần cứng
+ Tác nhân 4: Trình độ và tác dụng của bộ phận chuyên trách

trong đơn vị
+ Tác nhân 5: Hệ thống qui chế quản lý ứng dụng CNTT


18

Bảng 2.16. Sắp xếp thứ tự các Khoa theo Hiệu quả quản lý ứng
dụng CNTT và 5 tác nhân
Tác
Tác
Tác
Nhân tố Mục tiêu
Thứ
tự
nhân
1
nhân
2
nhân
3
Đơn vị
Tỷ lệ
Thứ
tự
Thứ tự Thứ tự Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ

Tác
nhân 4


Tác
nhân 5

Thứ tự

Thứ tự Tỷ lệ

Đơn vị 1

1 - 80/20

1 - 96/4

1 - 78/22

1 - 82/18

1

2 - 83/12

Đơn vị 2

2 - 78/22

2 - 92/8

3 - 74/26


2 - 78/22

2

3 - 75/17

Đơn vị 3

3 - 74/26

4 - 81/19

4 - 68/32

4 - 70/30

4

1 - 88/24

Đơn vị 4

4 - 71/29

3 - 88/12

2 - 76/24

5 - 66/34


3

5 - 67/28

Đơn vị 5

5 - 68/ 32

5 - 76/24

6 - 55/45

3 - 76/24

6

4 - 2/33

Đơn vị 6

6 - 66/34

7 - 66/34

5 - 62/38

8 - 48/52

5


6 - 63/37

Đơn vị 7

7 - 64/36

6 - 69/31

7 - 48/52

7 - 51/49

7

8 - 56/44

Đơn vị 8

8 - 61/39

8 - 55/45

10 - 41/59 10 - 38/62

9

7 - 58/8

Đơn vị 9


9 - 59/41

10 - 46/54

8 - 45/55

11 - 36/64

8

10 - 49/51

Đơn vị 10 10 - 56/44

9 - 52/48

11 - 38/62

6 - 58/42

11

9 - 52/48

Đơn vị 11 11 - 52/48 11 - 44/56

9 - 43/57

9 - 41/59


10

11 - 47/53

Tính tốn cụ thể số tương quan Spearman, kết quả được liệt kê
trong bảng 2.17
Bảng 2.17. Số tương quan hạng giữa hiệu quả QL ứng dụng
CNTT với 5 tác nhân đầu
Nhân tố mục tiêu: Hiệu quả Quản lý ứng dụng CNTT
trong ĐTTC

Hệ số ГR

Tác nhân 1: Nhận thức và Năng lực CNTT

0,9727

Tác nhân 2: Hệ thống phần mềm quản lý

0,9181

Tác nhân 3: Hạ tầng cơ sở CNTT

0,8272

Tác nhân 4: Tổ chức đảm trách

0,9500

Tác nhân 5: Hệ thống pháp qui


0,9454

Các hệ số tương quan thứ tự đều rất cao, chứng tỏ là suy luận


19

thơng thường hồn tồn phù hợp. Có thể khẳng định rằng những tác
nhân chủ yếu liên quan chặt chẽ đến hiệu quả triển khai quản lý ứng
dụng CNTT trong ĐT theo HTTC ở trường ĐH Mở HN bao gồm:
1. Yếu tố con người – nhận thức và kỹ năng: ГR = 0,9727 - Tác
nhân quan trọng hàng đầu.
2. Công nghệ phần mềm. ГR = 0, 9181 – cũng là yếu tố quan trọng.
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phần cứng. ГR = 0,8272. Yếu tố này
cũng quan trọng nhưng khơng phải là quyết định. Khơng nhất thiết
phải có hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị tốt nhất mới có thể đạt
hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT tốt nhất!
4. Tổ chức đảm trách. ГR = 0,9500 - là yếu tố quan trọng chỉ
xếp sau yếu tố con người.
5, Hệ thống pháp qui. ГR = 0,9454 – cũng là một tác nhân
quan trọng cần lưu ý.
2.6. Vài nét về một số cơ sở đào tạo mở khác ở Việt Nam
Tương đồng giữa hai trường ĐH Mở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH Mở TP.
HCM) nguyên là Viện Đào tạo mở rộng II thành lập từ 1990, được
quyết định chuyển thành Trƣờng Đại học mở bán công TP. Hồ Chí
Minh ngày 26/7/1993 rồi ngày 22/6/2006, với QĐ số 146/2006/QĐTTg thành Trƣờng Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, cũng là trường
cơng lập, với nhiệm vụ chính trị và chức năng giống như ĐH học Mở
Hà Nội, hoạt động trên địa bàn phía Nam. Từ năm học 2014 – 2015,

tại Trường ĐH Mở TP HCM cũng bắt đầu triển khai đào tạo theo
HTTC và thực trạng cơ bản là khá tương đồng với ĐH Mở HN.
Kết luận chƣơng 2
Qua hai đợt khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng
dụng CNTT trong ĐT theo HTTC tại ĐH Mở Hà Nội, có thể kết luận:
1. Ứng dụng CNTT và QL ứng dụng CNTT ở ĐH Mở Hà Nội
được triển khai khá sớm khi chuyển sang ĐT theo HTTC.
2. Đa số cán bộ, giảng viên và sinh viên thấy rõ lợi ích và tầm
quan trọng, tuy nhiên năng lực ứng dụng một bộ phận cịn yếu, có
ảnh hưởng đến nhận thức về hiệu quả.
3. Cơ sở vật chất CNTT của trường khá tốt nhưng thiếu qui
chế và tổ chức quản lý. Còn thiếu giải pháp phần mềm tổng hợp.


20

Chƣơng 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐT THEO
HTTC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp: Tính hiệu quả; khả thi; tồn
diện; kế thừa; tính mở và tính bảo mật, an tồn thơng tin
3.2. Đề xuất giải pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trƣờng đại học Mở Hà Nội
3.2.1. Giải pháp 1: Bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT và nâng
cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và sinh viên về hiệu quả ứng
dụng CNTT trong ĐT và QLĐT
3.2.4.1. Mục tiêu: Bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT và nâng cao
nhận thức cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường.
3.2.4.2. Nội dung và biện pháp thực hiện
- Nâng cao mặt bằng kỹ năng Tin học căn bản qua chuyên đề

ngắn hạn, kèm cặp, kết hợp sử dụng YouTube, facebook.
- TST cài đặt phần mềm và tổ chức “tập huấn chuyển giao
công nghệ” cho các đơn vị. Đơn vị chỉ định người tham dự, tiếp thu
hệ thống và được giao làm quản trị viên của đơn vị sau này.
3.2.2. Giải pháp 2: Tổ chức, chỉ đạo xây dựng hệ thống phần mềm
quản lý đào tạo theo HTTC
3.2.2.1. Mục tiêu: Do đặc thù của ĐH Mở Hà Nội, hiện nay chưa có
phần mềm trọn gói để quản lý ĐT theo HTTC nào sẵn có trên thị trường
đáp ứng được mọi yêu cầu đa năng hỗ trợ toàn bộ các hoạt động quản lý
trong quá trình ĐT theo HTTC trong trường ĐH Mở Hà Nội.
Giải pháp này là Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý đào tạo tín chỉ
tổng hợp CTMS – Credit Training Management System.
3.2.2.2. Nội dung và các biện pháp thực hiện
- Phân tích chi tiết cụ thể chuỗi hoạt động trong quá trình ĐT
theo HTTC ở ĐH Mở Hà Nội làm căn cứ cho việc xây dựng CTMS.
- Xây dựng phần mềm quản lý đào tạo tín chỉ (CTMS) có chức
năng quản lý tổng hợp mọi hoạt động trong 7 cơng đoạn đào tạo, có
thể kết nối với các phần mềm hiện đang dùng tại các đơn vị.
- Công nghệ thiết kế: Kiến trúc phần mềm Ntiers, Công nghệ
website: ASP.NET 2.0; Hệ quản trị CSDL phân tán SQL Server 2008,
- Hệ thống hiện đặt trên website tại địa chỉ:
và có một số trang videoclip trên YouTube hướng dẫn sử dụng.


21

Việc truy cập và sử dụng được bảo vệ phân quyền chặt chẽ.
3.2.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo vận
hành phần mềm quản lý
3.2.3.1. Mục tiêu: Rà soát, bổ sung nếu cần, bảo quản, khai thác tốt hạ

tầng cơ sở vật chất về CNTT – TT toàn trường tạo một hệ thống vận
hành thông suốt, kịp thời phát hiện khắc phục mọi sự cố phát sinh.
3.2.3.2. Nội dung và biện pháp thực hiện
Trước mắt không cần bổ sung, nâng cấp. Giao TST rà soát
trang thiết bị, tổng kiểm tra kỹ thuật, hợp lý hóa các kết nối, duy trì
chế độ vận hành bảo dưỡng, có vấn đề lớn thì báo cáo xử lý.
3.2.4. Giải pháp 4: Thành lập Đội hỗ trợ kỹ thuật thực hiện QL
ứng dụng CNTT
3.2.5.1. Mục tiêu: Hình thành Đội hỗ trợ kỹ thuật ứng dụng CNTT
trong quản lý ĐTTC, gọi tắt là Đội hỗ trợ kỹ thuật –Technical Support
Team – TST, giúp Ban Giám hiệu điều hành, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
ứng dụng CNTT trong ĐT và QLĐT của toàn trường.
3.2.5.2. Nội dung và biện pháp thực hiện: Hiệu trưởng quyết định
thành lập TST với thành phần kiêm nhiệm. Có qui chế huy động đội
viên, định kỳ hoặc đột xuất tập trung theo nhu cầu công việc.
3.2.5. Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống các qui định về cơ chế hoạt
động quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
3.2.1.1. Mục tiêu Xây dựng Hệ thống văn bản pháp qui nội bộ tạo
hành lang pháp lý cho hoạt động QLĐT ứng dụng CNTT.
3.2.1.2. Nội dung và biện pháp thực hiện
Nội dung bao gồm: Văn bản thuyết minh mô tả mọi hoạt động
quản lý trong các cơng đoạn của đào tạo theo tín chỉ; Qui định về an
ninh và bảo mật dữ liệu; về các chế độ bảo quản, sử dụng tài sản, cơ
sở vật chất, về cơ chế tương tác và hỗ trợ giữa các thành viên; về cơ
chế thanh tra, kiểm tra …
Bộ phận chủ biên và Trung tâm pháp lý của Trường thu thập
các văn bản pháp qui Nhà nước hiện có, hệ thống hóa, đề xuất bổ
sung qui định nội bộ cụ thể, điều chỉnh trình Hội đồng Trường thơng
qua và Hiệu trưởng chính thức ban hành.
Cần đặc biệt quan tâm đến các thủ tục, qui định về phân quyền

sử dụng các chức năng và quyền truy cập, xử lý các bộ phận của Cơ
sở dữ liệu, các thủ tục bảo mật mềm và cả bảo mật cứng.


22

3.3. Thử nghiệm giải pháp quản lý ứng dụng CNTT trong đào
tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trƣờng Đại học Mở Hà Nội
3.3.1. Mục đích và đối tượng thử nghiệm
3.3.1.1. Mục đích thử nghiệm. Đánh giá giải pháp về các mặt:
- Đã thực sự đảm bảo 5 nguyên tắc đề ra chưa
- Mức độ hài lòng của các đối tượng về hiệu quả của giải pháp.
3.3.1.2. Đối tượng thử nghiệm.- Đợt 1 năm học 2015-2016 tại 3 khoa
CNTT, Luật, khoa Kinh tế với 2000 sinh viên, 50 giảng viên và 20
cán bộ quản lý. Đợt 2 năm học 2016 – 2017: với 16.000 sinh viên,
gần 600 giảng viên, 117 cán bộ quản lý với 36 chương trình đào tạo.
3.3.2. Đánh giá kết quả thử nghiệm
Thử nghiệm qui mô nhỏ năm 2015 - 2016 để rút kinh nghiệm.
Năm 2016-2017-2018 đã lập phiếu điều tra lấy ý kiến đủ thành phần:
giảng viên, cán bộ nhân viên và sinh viên. Kết quả trong 2 bảng 3.1 và 3.2
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ hài lòng cao về giải pháp quản lý đào tạo sử
dụng CMTS (A+B)
Nội dung đánh giá
Truy cập sử dụng dễ dàng, thuận tiện
Trao đổi thông tin nhanh, đáng tin cậy
Tìm kiếm thơng tin thuận lợi
Ủng hộ triển khai mở rộng
Ý kiến đề xuất (gửi kiến nghị riêng)

Tốt Khá

92%
86%
91%
100%

Đạt
8%
9%
5%
0%
28 ý kiến

Kém
0%
3%
4%
0%

Tốt+Khá
0% 100%
2% 95%
3% 96%
0%100% tốt

Bảng 3.2. Thống kê mức độ hài lòng cao của các đối tương quản lý đối
với các cơng đoạn trong quản lý đào tạo tín chỉ ứng dụng CTMS (tính cả
mức A và B)
Cơng đoạn
Tỷ lệ hài lịng SV mới chính qui
Tỷ lệ hài lịng SV mới hệ khác

Tỷ lệ hài lịng SV cũ chính qui
Tỷ lệ hài lòng SV cũ hệ khác
Tỷ lệ hài lòng GV cơ hữu
Tỷ lệ hài lòng GV thỉnh giảng
Tỷ lệ hài lịng CB NV

Tài chính
84%
71%
93%
87%
100%
100%
98%

Lịch học TKB Thi/ Kiểm tra Tốt nghiệp
92%
73%
77%
79%
78%
62%
70%
59%
88%
94%
100%
77%
76%
98%

79%
84%
78%

Đánh giá định tính theo 4 bậc: A: Rất tốt, hài lòng mọi mặt.+ B:
Tốt, hài lòng C: Đạt, có mặt chưa hài lịng + D: Kém, khơng hài lòng


23

Đánh giá hệ thống giải pháp quản lý ĐTTC ứng dụng CNTT
về từng nguyên tắc:
1. Về tính hiệu quả. Sử dụng CTMS trong quản lý đào tạo theo
tín chỉ đạt hiệu quả cao, thuận tiện. Trong thử nghiệm, sinh viên
chuyển sang đào tạo theo HTTC tăng, biên chế hành chính khơng
tăng mà vẫn đảm bảo. Khi chính thức thực hiện, chắc chắn cịn phát
huy hiệu quả nhiều hơn.
2. Về tính khả thi.Thử nghiệm khẳng định là hoàn toàn khả thi
với mức đầu tư cơ sở vật chất và bồi dưỡng nhân lực đều hồn tồn
có thể giải quyết.
3. Về tính toàn diện. Hoạt động đào tạo và hoạt động khác đều
quản lý tốt. Về Tài chính hiện cịn có giao dịch tiền mặt bán thủ cơng.
4. Về tính kế thừa. CTMS không xung đột với các phần mềm
quản lý tài chính, quản lý hồ sơ đang dùng. Dễ dàng tích hợp và mở
rộng với các ứng dụng trên thị trường CNPM hiện nay
5. Về tính mở. - Mở về khối lượng: Từ thử nghiệm quản lý 800
sinh viên, 40 học phần tín chỉ lên 16.000 sinh viên, 200 học phần,
vẫn đảm bảo mở rộng thêm - Mở về chức năng: Những phiên bản
đầu mới tập trung vào các chức năng quản lý đào tạo. Qua thử
nghiệm: CTMS hồn tồn có khả năng tích hợp thêm các chức năng

quản lý đa dạng - Mở về thiết bị: Tạo ứng dụng trên điện thoại thông
minh là hướng nghiên cứu hỗ trợ hiệu quả cho QLĐT, đặc biệt trong
đào tạo mở.
6. Bảo mật dữ liệu và an toàn giao dịch. Dữ liệu cá nhân, dữ
liệu quản lý đào tạo đều cần được bảo mật và đảm bảo an tồn giao
dịch. CTMS có chế độ phân cấp, phân quyền bảo vệ nghiêm ngặt.
Kết luận Chƣơng 3
Qua 2 đợt thử nghiệm, có thể kết luận khẳng định rằng 5 giải
pháp được đề xuất, quản lý ứng dụng CNTT bằng phần mềm CTMS
- (Credit Training Management System), hoàn toàn đáp ứng được các
nguyên tắc và những yêu cầu đối với công tác quản lý ĐT theo
HTTC tại ĐH Mở Hà Nội.


×