Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Biến đổi đô thị từ quan điểm toàn cầu: Các nguyên tắc tái thiết thành thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.22 KB, 15 trang )

Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

Paul James, ‘Biến đổi đô thị từ quan điểm toàn cầu: Các nguyên tắc tái thiết
thành thành phố’ in Phạm Quang Minh, Nguyễn Văn Sửu, Ang May Ien, and
Gay Hawkins, eds, Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương
đại, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2016.

Biến đổi đơ thị từ quan điểm tồn cầu:
Các ngun tắc tái thiết thành thành phố
Paul James
Các đô thị đã ln ln có vai trị quan trọng với những tiến
trình tồn cầu hóa và thay đổi tồn cầu, trong q khứ và hiện tại. Các
đô thị là trung tâm của những đế chế, ít nhất là vào giai đoạn mà
người La Mã tuyên bố gửi thành La Mã và thế giới (urbis et orbis)
rằng: Thành phố La Mã chính là Hòn ngọc của Thế giới. Vào thế kỷ
16 Thành phố Seville chứng kiến sự trở lại của chiếc thuyền buồm
Victoria, chiếc thuyền chở những con người đầu tiên đi vòng quanh
thế giới. Kể từ thế kỷ 19 tới đầu thế kỷ 20, Thành phố London là trung
tâm của một đế chế đã chiếm lĩnh hơn một phần tư diện tích lãnh thổ
trên trái đất. Sử dụng cách gọi tên tương tự của Đế chế Tây Ban Nha,
London tuyên bố mình là thủ phủ của một đế chế nơi mặt trời không
bao giờ lặn. Dù một số tác giả gợi ý rằng ‘những thành phố toàn cầu’
là hiện tượng của thế kỷ 21 và chúng có được vị thế tồn cầu chủ yếu
nhờ sự dịch chuyển nguồn vốn tài chính, quá trình tồn cầu hóa các
thành phố đã tăng mạnh từ rất lâu rồi. Tuy nhiên, dù tồn cầu hóa và
đơ thị hóa đã giao thoa với nhau trong nhiều thế kỷ, có một số thay
đổi đã tạo ra chuyển biến về chất trong từ bốn tới năm thập niên qua.
Thứ nhất, về sinh thái, đã có sự biến đổi dân số về lâu dài và
rộng khắp trên khắp toàn cầu của xu hướng sinh sống ở đô thị. Xu
hướng tập trung người dân ở thành thị đã nhảy vọt về chất từ thế kỷ
20 sang giai đoạn hiện tại. Tiến trình đơ thị hóa này song hành với


mức độ gia tăng khí thải nhà kính khổng lồ, tập trung vào các đô thị.
Ở Úc, hai đô thị Melbourne và Sydney chiếm 40% tổng dân số. Ở

25


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

Việt Nam, hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm gần 20% dân
số cả nước. Dù lượng khí thải nhà kính ở Hà Nội và Hồ Chí Minh là
tương đối thấp so với Melbourne và Sydney, lượng khí thải hẳn sẽ
tăng gấp 3 vào năm 2030 trừ khi người ta thực hiện những biện pháp
giảm khí thải mạnh mẽ. Nghiên cứu của Chương trình Định cư Con
người LHQ cho rằng trong những thập niên sau hầu như toàn bộ tăng
trưởng dân số thế giới sẽ diễn ra ở đô thị với những hệ quả lớn về áp
lực cơ sở hạ tầng.1
Thứ hai, về kinh tế, các thành phố từ London và New York tới
Hà Nội và Sydney trở thành nút thắt của những hệ thống tài chính tư
bản quốc gia và tồn cầu, với tất cả những căng thẳng giữa các quy
mô khác nhau bắt nguồn từ chủ nghĩa khu vực đa cấp độ. Khi sản xuất
chuyển hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp và sau đó là tới sản
xuất dịch vụ, những thành phố trở thành trung tâm của sản xuất và
trao đổi toàn cầu. Từ lâu, các thành phố ở những nước nhỏ như Anh
Quốc, Ư và Hà Lan đã trở nên giàu có nhờ những mạng lýới buôn bán.
Sự chuyển hướng sang tập trung vào dịng chảy vốn tài chính trong
suốt thế kỷ 20 cịn diễn ra chóng mặt hơn, thu hút tất cả các thành phố
vào tầm ảnh hưởng của mình bằng cách này hay cách khác.
Thứ ba, về chính trị, các thành phố đã ngày càng ý thức hơn
trong việc tham gia vào mạng lưới giữa thành thị với nhau. Những
quan hệ liên thành thị xuyên biên giới quốc gia không phải là mới,

nhưng việc nhấn mạnh vào xây dựng mạng lưới đã thay thế quan niệm
cũ hướng vào địa vị bằng quan niệm mới là các thành phố phải vươn
mình ra mơi trường tồn cầu. Cũng như thế kỷ 19 được gọi là thế kỷ
của những đế chế, và thế kỷ 20 là thế kỷ của những quốc gia-dân tộc,
thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ của những thành phố. Tất cả các thành
phố, với những cách thức và mức độ khác nhau, đều phải đối mặt với
những hệ quả chính trị của tồn cầu hóa.

1

Chương trình Định cư Con người LHQ, 2010, State of the World’s Cities
2010/2011: Cities for All: Bridging the Urban Divide, London, Earthscan; Ủy ban
Sinh thái LHQ 2012, State of the Cities Report 2012/2013: Prosperity of Cities,

26


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

Thứ tư, về văn hóa, các thành phố đã trở thành những nút thắt
chính trong quan hệ truyền thông kỹ thuật số trừu tượng vốn kết nối
cấp độ địa phương và tồn cầu. Điều này có nguồn gốc từ cuộc cách
mạng trong phương tiện truyền thông điện tử, đặc biệt là trong Mạng
Thơng tin Tồn cầu (World Wide Web) và Internet. Những thành phố
đã luôn là khu vực kết nối người lạ vào quan hệ tương tác trên đường
phố, nơi buôn bán và quảng trường, nhưng điều này càng trở nên
mạnh mẽ hơn khi những khu vực này được bao phủ bằng các lớp ý
nghĩa lan tỏa mặc cho những gì diễn ra trên đường phố. Đường phố và
quảng trường đã xuất hiện lại như những khu vực đề người ta giao lưu
văn hóa và giao lưu trong những lĩnh vực khác, nhưng giờ đây chúng

đã bộc lộ những lớp ý nghĩa mới mạnh mẽ hơn. Mạng Thông tin Toàn
cầu đã phác họa khu vực này thế nào? Làm sao mà du khách biết được
khu vực này? Liệu khu vực này có lưu giữ được ‘nguyên gốc’ văn hóa
trong khi thay đổi để đáp ứng những nhu cầu địa phương-tồn cầu
khơng? Đây là những câu hỏi hầu như không đáng bận tâm với các
nhà quy hoạch thị trấn một nửa thế kỷ trước.
Tất cả những diễn biến trên đã để lại tác động sâu sắc với đời
sống xã hội. Trong tham luận này tơi muốn phân tích rõ hơn mỗi khía
cạnh trong bốn khía cạnh nói trên của đời sống xã hội và cho thấy là
mỗi trường hợp đều khơng có câu trả lời đơn giản. Thay vào đó chúng
ta gặp phải những nghịch lý, khó khăn và thách thức đan xen nhau địi
hỏi ta phải có góc nhìn mới trong lựa chọn các phương án. Trước hết
tơi muốn vạch ra một số những nghịch lý ở đây. Sau đó tơi sẽ sử dụng
hướng tiếp cận tương tự để thiết lập một tập hợp quy tắc toàn diện
nhằm cải thiện các đô thị. Hướng tiếp cận tôi sử dụng được gọi là
‘Nghiên cứu Gắn kết’. Hướng tiếp cận này rất coi trọng quan niệm
rằng đời sống xã hội là đa diện và không thể bị quy giản thành những
toan tính kinh tế cũng như những mệnh lệnh tồn cầu thuần túy. Bởi
đời sống xã hội là phức tạp, đa chiều và khả biến, nghiên cứu kết nối
đòi hỏi phải liên tục khám phá những mối giao thoa giữa rất nhiều
điều kiện tồn tại có tính thời điểm và ngẫu nhiên – trong văn hóa, kinh
tế, chính trị và sinh thái. Vì thế mà nghiên cứu kết nối là một cách để
hiểu những tập hợp, cấu trúc, giao điểm, thay đổi và diễn tiến xã hội

27


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

phức tạp. Để thực hiện tốt nghiên cứu kết nối ta phải có năng lực mà

Ien Ang gọi là ‘trí tuệ văn hóa’ (cultural intelligence). Ở đây, hướng
tiếp cận này được sử dụng để chỉ ra những mâu thuẫn và nghịch lý.
Bố cục của tham luận này sử dụng phép phân loại ‘Vòng tròn
đời sống xã hội’ (Circles of Social Life) để trình bày thảo luận.

Vịng trịn đời sống xã hội cho rằng tất cả những vấn đề phức tạp có
ảnh hưởng tới mọi khu vực của đời sống xã hội – khu vực kinh tế,
sinh thái, chính trị và văn hóa (trang web
www.CircleofSustainability.org là một ví dụ của việc phát triển
phương pháp này). Ban đầu tôi sẽ phân chia những khu vực này để
thuận tiện cho việc thảo luận, nhưng thực tế chúng có liên hệ mật thiết
với nhau.

28


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

Tất nhiên là có thể bổ sung những khu vực khác – ví dụ, một
số hướng tiếp cận hiện nay bổ sung công nghệ, cơ sở hạ tầng hay tri
thức vào các khu vực xã hội. Nhưng điều này làm phức tạp thêm mọi
thứ. Chẳng hạn, việc bổ sung ‘công nghệ’ sẽ dẫn tới quá đề cao khu
vực này, quá nhấn mạnh vào tầm quan trọng về phương pháp luận của
những yếu tố vượt trội hiện nay như đổi mới công nghệ trong phát
triển đô thị, trong khi đổi mới công nghệ đã được nhiều người đánh
giá quá cao. Ví dụ điển hình nhất hiện nay là quan điểm nhấn vào ‘các
đô thị thông minh’. Quan điểm này ưu tiên những ‘ngành công nghiệp
tri thức’ như là khu vực tách rời và ưu việt của đời sống xã hội. Trào
lưu ưa chuộng các đô thị thông minh hiện nay có liên hệ mật thiết với
doanh thu kinh tế và tri thức-vị-lợi nhuận. Vòng tròn đời sống xã hội

mở rộng những lĩnh vực như tri thức, cơ sở hạ tầng và công nghệ đồng
thời nghiêm túc coi chúng như những thành phần của mơ hình bốn
khu vực mà khơng cô lập lĩnh vực nào. Một số đổi mới công nghệ đã
đem lại nhiều lợi ích, nhưng đáng tiếc là những hệ tư tưởng hiện nay
thường tôn sùng bản thân các phương tiện truyền thông và công nghệ
thông tin như thể số lượng càng nhiều thì sẽ càng tốt. Trái lại ta cần
đánh giá mỗi hoạt động và mỗi khu vực của hoạt động xã hội dựa theo
những gì ta đã làm được thay vì dựa theo số lượng hoạt động.

Sinh thái: Các đơ thị như khu vực để thốt khỏi nghèo
đói nơng thơn hay những kẻ thực dân của hành tinh này
Có hai cách thức để mơ tả sự tăng trưởng các đô thị. Cách thứ
nhất là khảo sát tiến trình di dân từ bên ngồi vào đơ thị. Theo đó thì
đơ thị hóa là tiến trình người dân di chuyển vào các thành phố - từng
cá nhân một, từng gia đình một. Chúng ta biết những người dân này là
ai. Họ là những người nghèo trên thế giới, rời bỏ làng xã nơng thơn và
tìm kiếm kế sinh nhai ở các đơ thị đang dần tư sản hóa. Họ là những
nông dân, rời bỏ đất đai, và đánh cược tài sản gia đình mình đổi lấy
đời sống lương hưu nhàn hạ. Họ là những thanh niên rời bỏ các thị
trấn nghèo tài nguyên để đi tìm tương lai xán lạn. Ở Việt Nam, như

29


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

nhiều nơi khác trên thế giới, vấn nạn ở đây là khi chạy theo những cơ
hội ở thành phố, họ đang đặt gánh nặng rất lớn lên cơ sở hạ tầng đô thị.
Cách thứ hai để mô tả đơ thị hóa là quan điểm có tính cấu trúc
hơn. Quan điểm này mơ tả một mơ hình tăng trưởng và mở rộng nhấn

mạnh vào thay đổi xã hội, trong đó có thay đổi ở nơng thơn. Đây là
tiến trình hai chiều:
-

Các đô thị xâm chiếm nông thôn, lấn chiếm đất đai nông nghiệp
trước đây; và
Các khu vực nông thôn bị cuốn vào tiến trình máy móc hóa,
cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, và gia tăng tính hiệu quả kỹ
thuật-khoa học, nói cách khác là người ta địi hỏi ít lao động ở
nông thôn hơn và những phương thức sinh kế nông thôn sẽ gây
ra nhiều rủi ro hơn với người dân.

Cả hai quan điểm trên, đơ thị hóa như việc người dân di
chuyển tới các thành phố hoặc sự tái tổ chức quan hệ giữa khu vực
nông thôn và đô thị, đều chính xác. Tuy nhiên, quan điểm đầu tiên đã
qn mất thực tế là có những tiến trình lớn hơn thúc đẩy đơ thị hóa:
chủ nghĩa tư bản lan rộng tồn cầu, những hệ thống bn bán tài chính,
địi hỏi công nghệ-khoa học, và các phương tiện truyền thông. (Ngồi
chủ đề một chút, có thể thấy là nhiều nhà bình luận cho rằng yếu tố
cuối cùng trong các tiến trình đó – các phương tiện truyền thơng – sẽ
cho phép người ta giao tiếp với nơi làm việc từ nơi ở tại nông thôn,
nhưng điều ngược lại đang xảy ra. Tôi sẽ quay lại điểm này sau).
Trước sự lan rộng của những tiến trình này, và giả định rằng
dân số thế giới đang tăng lên (chóng mặt), chúng tơi rút ra nghịch lý
chính về sinh thái sau đây:
Đơ thị đang là tâm điểm của những vấn đề sinh thái mà hành
tinh này phải đối mặt, nhưng việc xây dựng phương thức sinh kế tích
cực và bền vững ở đơ thị là cách duy nhất để chúng ta duy trì đời sống
xã hội cho tới khi thế kỷ này kết thúc.


30


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

Trên thực tế, trong bối cảnh tăng trưởng dân số thế giới hiện
nay, việc gia tăng mật độ nhà ở đô thị một cách bền vững cùng với
nâng cao hiệu quả năng lượng và sử dụng ít tài nguyên là phương án
duy nhất. Giờ đây chúng ta không thể cứu hành tinh này bằng cách
xây dựng trên những lô đất nhỏ, tự quản nữa. Nếu không thay đổi
những tính tồn khác, nếu chúng ta phân chia thế giới phi đô thị thành
những lô đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của dân số tư sản hóa
trên thế giới, ta sẽ càng lâm vào khủng hoảng hơn. Theo Ngân hàng
Thế giới, Hoa Kỳ chỉ còn 0,49 héc ta đất nơng nghiệp/một cơng dân,
cịn Trung Quốc chỉ có 0,08 héc ta và Việt Nam có 0,07 héc ta. Nếu
khơng có một cuộc cách mạng trong sinh kế của mình, những con số
này sẽ khiến chúng ta bất lực trong tự quản lý đất đai.2

Kinh tế: Đô thị như những trung tâm của chủ nghĩa tư
bản địa phương, quốc gia và toàn cầu
Cũng như ở khu vực sinh thái, chúng ta đối mặt với những
mâu thuẫn và nghịch lý, ở khu vực kinh tế cũng tồn tại tình trạng
tương tự. Tôi chỉ muốn đề cập tới một nghịch lý liên quan tới những
áp lực sinh thái như biến đổi khí hậu và hủy diệt các giống lồi:
Các đơ thị đã trở thành những động lực của tăng trưởng kinh
tế, nhưng điều này diễn ra thông qua sự thống trị của một nhóm tồn
cầu đơn lẻ-có đặc trưng là sản xuất tư bản chủ nghĩa, trao đổi tài
chính tăng mạnh, và địi hỏi kỹ thuật-khoa học-vốn là ngun nhân
chính khiến cho con người có nguy cơ lâm vào sự suy sụp tồn cầu.
Trong những nghiên cứu khác, các đơ thị trở thành địa bàn

chính để con người sinh sống trong giai đoạn được gọi là Kỷ nguyên
Loài người (Anthropocene). Chúng ta là nền văn minh con người đầu
tiên có đủ khả năng kỹ thuật và công nghệ để từ bỏ những ý niệm
trước đây về biên giới và giới hạn của hành tinh này.
2

truy cập lần cuối ngày
22/3/2015.

31


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

Chính trị: Đơ thị như những chủ thể trong các cơ chế
mạng lưới toàn cầu
Hầu như bất cứ ai sống trong môi trường quản trị đô thị đều
cho rằng xây dựng mạng lưới đô thị là giải pháp để đối phó với tính
phức tạp của những thách thức tồn cầu-địa phương, đặc biệt khi quốc
gia-dân tộc khơng cịn giữ địa vị chắc chắn trên thế giới. Nhìn chung,
người ta cho rằng các mạng lưới là cách thức hiệu quả để kết nối. Tuy
nhiên, sự đề cao ‘xây dựng mạng lưới’ gắn liền với hai diễn biến mâu
thuẫn nhau, trong số nhiều diễn biến khác. Thứ nhất, người ta đã coi
xây dựng mạng lưới là phương án thay thế tiến bộ cho các quan hệ
quốc tế dựa vào quốc gia, nhưng những khả năng hợp tác liên thành
phố vẫn phụ thuộc hồn tồn vào dạng quan hệ cũ đó. Thứ hai, người
ta đã coi các mạng lưới là phương án thay thế tiến bộ cho những quan
hệ khép kín hơn, nhưng chúng cũng bị những cá nhân, tập đoàn và
thành phố lợi dụng như công cụ tạo dựng ưu thế về địa vị và khả năng
liên kết. Trong một ý kiến hiếm có với hàm ý chỉ trích, Manuel

Castells nói rằng: ‘những mạng lưới tồn cầu của các trao đổi bị lợi
dụng để sàng lọc các cá nhân, nhóm, khu vực và thậm chí đất nước,
tùy thuộc vào tầm quan trọng của họ trong những mục tiêu mà người
ta đặt ra trong mạng lưới ấy’.3

Văn hóa: Đơ thị như những nút thắt của quan hệ truyền
thông kỹ thuật số trừu tượng hơn
Ở trên tôi đã ghi chú rằng nhiều nhà bình luận cho rằng cuộc
cách mạng truyền thơng kỹ thuật số cho phép người ta giao tiếp với
nơi làm việc từ những nơi ở tại nông thôn, nhưng dường như điều
ngược lại đang diễn ra. Những phương tiện truyền thông kỹ thuật số
phát triển và khả năng kết nối ngày càng nhanh chóng với khơng gian
3

Manuel Castells, The Information Age: Economy, Society and Culture, Tập 1, The
Rise of the Network Society, Oxford, Blackwell Publishers, 1996, p. 3.

32


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

nằm ngoài tầm với con người cũng liên hệ với sự đơ thị hóa nhanh
hơn. Đây chỉ là một trong số nhiều vấn đề trong khu vực văn hóa. Một
vấn đề nữa là với nhiều người thì khả năng kết nối nhanh hơn đem lại
cho họ cả cơ hội tương tác xã hội lẫn nguy cơ trở nên cô độc hơn.
Ở đây tôi muốn chỉ ra một nghịch lý:
Đời sống xã hội càng phải trải qua trung gian là những công
nghệ truyền thông và bị quy giản thành những lựa chọn tiêu dùng, thì
người ta càng huyễn hoặc hóa sự gần gũi của đời sống cộng đồng

mặt-đối-mặt.
Tại rất nhiều thành phố trên thế giới, những quan hệ cộng đồng
hiện nay đã trở thành thứ yếu hay thừa thãi, bị đóng khung trong
những khoảnh khắc tách biệt của đời sống con người hay giây phút
mà người ta phải tập hợp lại. Cư dân thành thị ngày càng có xu hướng
gặp nhau để ngắm nhìn màn ảnh TV hay như người lạ trên đường phố,
đi lại song song với nhau và tiêu thụ những xu hướng lối sống như
nhau. Một nhóm những tác giả học thuật nổi tiếng đã ủng hộ diễn biến
này. Cuốn sách Who’s Your City? của Richard Florida đã biến câu hỏi
thiết yếu của cuộc sống là ‘Bạn muốn sống ở đâu?’ thành một lựa
chọn tiêu dùng. Ông hỏi ngây thơ là tại sao người khác lại xem nhẹ
‘yếu tố nơi chốn,’: ‘Có thể vì rất ít người trong chúng ta khơng có đủ
hiểu biết hay nền tảng trí tuệ để đưa ra những quyết định có cơ sở về
địa điểm’.4 Nhưng ông sai lầm mất rồi – ‘địa điểm, địa điểm, địa điểm’
(location, location, location) là điệp khúc quen thuộc của bất cứ
chương trình tư vấn nhà ở nào trên truyền hình phương Tây ngày nay.
Lấn chiếm đường phố và bỏ tiền vào mặt tiền đô thị đắt giá nào đó
hiện đang là cách thức phổ biến toàn cầu để hiểu biết về đất đai.

4

Richard Florida, Who’s Your City? How the Creative Economy is Making Where to
Live the Most Important Decision in Your Life, New York, Basic Books, 2009, p. 5

33


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

Trong bối cảnh những thách thức và phức tạp này, làm sao

chúng ta có thể đề xuất một tập hợp toàn diện và hệ thống những
nguyên tắc thay thế để cải thiện đơ thị của mình?5

Hướng tới một tập hợp những nguyên tắc đô thị thay thế
Những đề xuất sinh thái
Cần phải xây dựng quan hệ chặt chẽ và gắn bó hơn giữa
những khu định cư đơ thị với tự nhiên:
1.

2.

3.

4.

5.

5

Thiết kế các khu định cư đô thị theo nguồn năng lượng có thể tái
tạo tại địa phương, được quy hoạch theo phạm vi rộng, và tất cả
các cơng trình hiện nay được sửa sang lại để phục vụ sử dụng tài
nguyên hiệu quả;
Khôi phụ lại trạng thái trước khi định cư của những đường kênh
rạch, nếu có thể, bao bọc chúng bằng những không gian xanh tự
nhiên;
Tăng cường hay củng cố những công viên sinh thái – trong đó
có những khu vực là mơi trường sống của động vật và chim
muông bản địa –trong khu vực đô thị, kết nối chúng với nhau
bằng các dải cây xanh thẳng hàng;

Thiết kế những khu định cư đô thị thành các cụm vùng (regional
cluster) dựa theo những giới hạn tự nhiên và tăng trưởng đô thị
rõ ràng để ngăn chặn tình trạng lộn xộn và tái lập ranh giới đơ
thị-nơng thơn; và tập trung các khu tăng trưởng có mật độ đô thị
cao vào các điểm nút giao thông công cộng;
Thiết kế vỉa hè để đi bộ, làn đường dành cho phương tiện thô sơ,
và hành lang cho phương tiện công cộng bền vững, ưu tiên
không gian đường phố cho xe hơi; và kết nối những tuyến
đường chuyên biệt này trong khắp thành phố.

Xem Paul James, với Liam Magee, Andy Scerri và Manfred Steger, Urban
Sustainability in Theory and Practice: Circles of Sustainability, London, Routledge,
2015.

34


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

6.

7.

Khôi phục lại sản xuất lương thực trong khu vực đơ thị, trong đó
có những khơng gian dành riêng cho các vườn thực phẩm
thương mại và cộng đồng; và
Tập trung công tác xử lý chất thải vào việc ủ phân xanh, tái chế
và khai thác chất thải rắn.
Những đề xuất kinh tế


Cần xây dựng nền kinh tế của các khu định cư đô thị dựa theo
nhu cầu xã hội thay vì tăng trưởng:
1.

2.

3.

4.

5.

6.
7.

Chuyển trọng tâm của sản xuất và phân phối từ xuất khẩu và
tiêu thụ toàn cầu sang một nền kinh tế dựa vào sản xuất-tiêu thụ
địa phương;
Thay đổi định hướng quản trị tài chính đơ thị sang ‘ngân sách
đóng góp’ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hàng năm
của thành phố;
Việc ban hành quy định được thỏa thuận công khai qua những
chương trình tham vấn và thảo luận tồn diện – trong đó nhấn
mạnh vào quy định giảm sử dụng tài nguyên;
Giảm tiêu thụ đáng kể và chuyển sang tiêu dùng những sản
phẩm được sản xuất tại địa phương hay nằm ngồi mục đích duy
trì nhu cầu sinh hoạt cơ bản – thực phẩm, nhà ở, trang phục, âm
nhạc, v.v…;
Tái quy hoạch nơi làm việc vào không gian gần gũi với khu vực
dân cư, đồng thời xử lý các mối nguy hiểm và ô nhiễm tiếng ồn

thông qua xây dựng bền vững và phù hợp;
Sử dụng công nghệ chủ yếu để xây dựng sinh kế hiệu quả, thay
vì vượt qua những giới hạn của tự nhiên và sự sống; và
Tạo ra cơ chế cho tiến trình tái phân phối để giải quyết triệt để
thực trạng bất bình đẳng giữa các tầng lớp và thế hệ hiện nay.

35


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

Những đề xuất chính trị
Cần đặt trọng tâm lớn hơn vào sự tham gia dân sự tích cực và
thỏa thuận tại các khu định cư đô thị:
1.

2.

3.

4.
5.
6.
7.

Công tác quản trị được thực hiện thơng qua tiến trình thảo luận
dân chủ sâu rộng có thể kết hợp sự tham gia cộng đồng tồn
diện, hiểu biết chun mơn, và tranh luận cơng khai mở rộng về
tất cả những khía cạnh phát triển;
Xây dựng luật pháp để đảm bảo quyền sở hữu đất bình đẳng

trong xã hội, trong đó, nếu có thể, có quyền thụ đắc những khu
vực nhạy cảm về sinh thái, kinh tế và văn hóa của thành phố và
nhà nước.
Thiết lập những dịch vụ truyền thông công cộng phi lợi nhuận
và phương tiện truyền thông được hỗ trợ và bảo trợ về vật chất
khi cần thiết;
Thúc đẩy sự tham dự và đại diện chính trị hơn là tham gia bầu
cử;
Đảm bảo an ninh cơ bản cho tất cả mọi người thơng qua thay
đổi trong những tính tốn về an ninh con người;
Nhìn nhận việc hịa giải với những tộc người bản địa là trọng
tâm tích cực và lâu dài của hoạt động chính trị đơ thị; và
Những cuộc tranh luận đạo đức về cách sống của chúng ta trở
thành yêu cầu phổ biến ở tất cả các bậc giáo dục và trong mọi
ngành từ nhân văn, y dược cho tới kỹ nghệ.
Những đề xuất văn hóa

Những khu vực định cư đơ thị cần dung hịa những mối giao
thoa phức tạp về bản sắc và khác biệt:

36


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

1.

2.

3.


4.

5.

6.

7.

Công nhận và ủng hộ những lát cắt phức tạp của bản sắc cộng
đồng vốn đã thiết lập nên vùng đơ thị, trong đó có những bản
sắc lâu đời, truyền thống, hiện đại và hậu hiện đại giao nhau.
Thiết lập những khu vực hoạt động văn hóa vững chắc, đặc biệt
là những mặt phố và không gian công cộng năng động tạo điều
kiện cho giao tiếp mặt-đối-mặt, lễ hội và sự kiện – chẳng hạn,
tất cả các khu chung cư thương mại và dân cư mới cần có tầng
trệt năng động, được cho thuê để thực hiện các chức năng văn
hóa như studio, rạp hát và hội thảo;
Thiết kế những bảo tàng, trung tâm văn hóa và khơng gian cơng
cộng khác với mục đích giới thiệu những lịch sử văn hóa giao
thoa của vùng đơ thị đó - đồng thời những không gian công
cộng này sẽ chủ động tái hiện bằng hình ảnh những tiến trình
khác nhau của phát triển đô thị từ hiện tại tới tương lai;
Gắn kết những tín ngưỡng cơ bản của mỗi địa phương trên khắp
thế giới – ngoại trừ những tín ngưỡng hủ lậu và biến chất –với
tổng thể môi trường nhân tạo: về mặt biểu trưng, nghệ thuật và
thực tiễn;
Duy trì những điều kiện cho bình đẳng giới ở mọi mặt của đời
sống xã hội, đồng thời trao đổi về những quan hệ hịa nhập và
đào thải văn hóa vốn làm nảy sinh những khác biệt về giới;

Tạo dựng cơ hội nghiên cứu và học hỏi thuận tiện cho mọi
người từ khi sỉnh ra cho tới suốt cuộc đời; không chỉ thông qua
những cơ cấu giáo dục chính thống, mà cịn qua những thư viện
được hỗ trợ đầy đủ và các trung tâm học tập cộng đồng; và
Thiết kế hợp mỹ quan và quản lý những khơng gian và cơng
trình cơng cộng để nâng cao đời sống tình cảm của người dân,
có thể bằng cách kêu gọi người dân địa phương cùng quản lý.

Những đề xuất trên cũng được xây dựng theo mơ hình bốn khu
vực về đời sống xã hội, vốn cho rằng sinh thái, kinh tế, chính trị và
văn hóa đều là những yếu tố quan trọng để xem xét sự bền vững tích
cực. Những đề xuất này có thể là lựa chọn của chúng tôi, nhưng chỉ là
những gợi ý. Do đó chúng khơng phải là ngun tắc đạo đức, cũng

37


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

không phải là tuyên bố. Ở đây chúng tôi cho rằng việc xây dựng
những nguyên tắc cho hoạt động tốt đẹp địi hỏi có tiến trình thảo luận,
trong đó có thảo luận về những quan niệm khác nhau ở góc độ bản thể
về thế nào là ‘tốt đẹp’.
Việc đưa ra những đề xuất trên như nguyên tắc phổ quát sẽ đi
ngược lại tinh thần thảo luận của chúng tơi. Nhìn chung tất cả những
gì chúng tơi muốn nói là cần cân bằng và suy nghĩ kỹ lưỡng phạm vi
các hoạt động của bất cứ thành phố hay thị trấn nào để xây dựng
không gian đô thị chắc chắn. Mặc dù xu hướng phổ biến hiện nay là
tập trung vào phát triển những đô thị thông minh hơn, náo nhiệt hơn,
kết nối hơn, hay cạnh tranh hơn, xu hướng này mới chỉ cải thiện hiệu

quả đời sống của một bộ phận nhỏ mà thôi. Và, mặc cho người ta vẫn
phóng đại, xu hướng này hẳn sẽ khơng thể làm được nhiều hơn. Hầu
hết các hướng tiếp cận đều biến những tham vọng trên thành hoạt
động một chiều. Chẳng hạn, trở nên thông minh hơn thường được hiểu
đơn giản là thúc đẩy việc quản lý dữ liệu. Tư duy một chiều này có
nguy cơ đe dọa đời sống đơ thị tích cực. Ta cịn có những cách khác.
Có rất nhiều con đường khác để tăng cường sức sống cho đời sống xã
hội. Phương pháp trình bày ở đây chỉ là minh họa cho những gì có thể
đạt được nếu những con người tâm huyết cùng góp cơng góp sức vì
hoạt độn g thay đổi cấp tiến.

Castells, Manuel. 1996. The Information Age: Economy, Society and
Culture; Vol. 1, The Rise of the Network Society. Oxford:
Blackwell Publishers.

38


Tồn cầu hóa và biến đổi đơ thị ở Việt Nam đương đại

Florida, Richard. 2009. Who’s Your City? How the Creative Economy
is Making Where to Live the Most Important Decision in Your
Life. New York: Basic Books.
Gibson, Katherine, Deborah Bird Rose, and Ruth Fincher. 2015.
Manifesto for Living in the Anthropocene. Brooklyn, NY:
Punctum Books.
James, Paul, with Liam Magee, Andy Scerri and Manfred Steger. 2015.
Urban Sustainability in Theory and Practice: Circles of
Sustainability, London: Routledge.
UN-Habitat. 2010. State of the World’s Cities 2010/2011: Cities for

All: Bridging the Urban Divide. London: Earthscan.
UN-Habitat. 2012. State of the Cities Report 2012/2013: Prosperity of
Cities. London: Earthscan.

39



×