Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận giao tiếp với người lạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.28 KB, 19 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------

TIỂU LUẬN

GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI LẠ
(MƠN HỌC: KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH)
Nhóm thực hiện: Huỳnh Kim Tuyến - 2030070002
Phạm Thị Mỹ Phụng - 2030070102
Trần Ngọc Mịnh - 2030070131
Nguyễn Thị Lệ Nguyên - 2030070016
Lớp: 20CDQTKD01

Khóa: 13

Họ và tên giáo viên: Bùi Thị Hồng Trúc

TPHCM, tháng 11 năm 2020


Trang
MỤC LỤC

2


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang

3




LỜI MỞ ĐẦU
Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng sống quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi
người từ học sinh – sinh viên, người đi làm, chủ doanh nghiệp, bà nội trợ, đến ông bà,
cha mẹ, mọi đối tượng cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo, ứng xử hiệu quả trong các
tình huống của cuộc sống.
Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp với người lạ là một kỹ năng vô cùng quan trọng.
Khi bạn đến một môi trường mới, một nơi làm việc mới hay một lớp học mới,.. thì kỹ
năng giao tiếp với người lạ giúp ta thích nghi với mơi trường mới một cách nhanh hơn
và tạo ấn tượng tốt với người khác.
Bên cạnh việc kỹ năng này giúp ta hòa nhập tốt hơn thì nó cịn có thể tăng khả
năng thuyết phục của bạn với người khác, làm cho vị thế của bạn trong mắt người
khác tăng lên và bạn có thể ứng phó được những tình huống bất ngờ xãy ra trong cuộc
sống. Thơng qua đó, bạn sẽ thể hiện được quan điểm, chính kiến của mình, làm cho
bản thân trở nên khác biệt so với số đông.
Trong giao tiếp với người lạ, bạn cần nhận thức được đối tượng mình đang giao
tiếp là ai và có cách giao tiếp cũng như ứng xử sao cho phù hợp. Đối với những người
có tuổi đời nhỏ hơn hoặc có ít kinh nghiệm sống hơn thì cách giao tiếp của bạn nên
bình tĩnh và nhã nhăn. Với những người là đồng nghiệp của bạn, cùng tuổi với bạn,
hay là những người trong cùng một lớp học thì bạn nên giao tiếp một cách hịa đồng,
vui vẻ. Hoặc với những người có nhiều tuổi hay nhiều kinh nghiệm thì điều bạn cần
trong một cuộc giao tiếp là cung kính và lễ phép. Những điều này sẽ được đề cập cụ
thể và chi tiết trong phần 3.
Trong các phần của bài tiểu luận sẽ đi sâu và phân tích các kỹ năng để bắt chuyện
và phát triển nội dung của cuộc giao tiếp. Bên cạnh đó, bài tiểu luận còn đề cập đến
một số vấn đề tâm lí và đưa ra một số cách để giúp bạn có được một tâm thế tốt nhất
khi bắt đầu một cuộc trị chuyện.
Một số nhóm đối tượng giao tiếp trong xã hội được đề cập bên dưới bao gồm:
những người nhỏ tuổi hơn hoặc có ít kinh nghiệm hơn; những người cùng tuổi hoặc

cùng học tập, làm việc trong một môi trường cụ thể; và cuối cùng là những người có
tuổi đời lớn hơn bạn và có nhiều kinh nghiệm hơn bạn.
4


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI LẠ
1. Các khái niệm cơ bản
a. Khái niệm về giao tiếp:
Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người,
hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thõa mãn những nhu cầu nhất định. Giao
tiếp bao hàm hàng loạt các yếu tố như: trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược, hoạt
động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác.
Giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó con người tiến hành trao đổi thơng tin
với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.

Hình 1.1: Giao tiếp

b. Khái niệm về kỹ năng:

5


Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực
hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc
việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,…
Khơng có khái niệm cụ thể, đồng nhất về kỹ năng. Tùy mỗi người sẽ có những
định nghĩa khác nhau. Nhìn chung, kỹ năng có thể được hiểu như khái niệm bên trên
hoặc theo một cách ngắn hơn hơn. Kỹ năng (tên tiếng anh là Skill) là việc một người
nào đó vận dụng khả năng hay năng lực để thực hiện hành động gì đó nhằm tạo ra kết
quả như mong muốn.

c. Khái niệm về người lạ:
Người lạ là người mà bạn không hề quen biết hoặc là người chưa bao giờ
thấy hoặc trò chuyện trước khi gặp mặt lần đầu tiên.
d. Khái niệm về kỹ năng giao tiếp với người lạ:
Khi bạn kết giao thêm một mối quan hệ, mối quan hệ của bạn sẽ nằm trong rất
nhiều trường hợp của cuộc sống, chẳng hạn như đi tiệc sinh nhật, tiệc cưới, tiệc tân
gia, một hội thảo, hội nghị, một cuộc họp, hoặc một cuộc phỏng vấn,… Vậy kỹ năng
giao tiếp với người lạ là bạn vận dụng những kiến thức, những hiểu biết của mình để
biến một người bạn chưa từng gặp hoặc trị chuyện trước đó trở thành một người bạn
của mình.
2. Đặc điểm và chức năng của giao tiếp với người lạ
a. Đặc điểm:
Giao tiếp với người lạ vô cùng phức tạp, bạn tiếp xúc với đủ loại người khác nhau,
với những động cơ và mục đích khác nhau. Vì thế, khi giao tiếp với người lạ có đơi
khi bạn sẽ cảm thấy vơ cùng vui vẻ, bạn có được những người bạn mới và những mối
quan hệ với, nhưng chắc chắn bạn sẽ có những cuộc trị chuyện nhàm chán và người
đối diện có thể vơ tình làm tổn thương bạn mà họ khơng hề biết.
b. Chức năng:
Giao tiếp với người lạ làm cho nhân cách cá nhân bạn phát triển bình thường, giúp
bạn phát triển được mối quan hệ và tăng cơ hội nghề nghiệp của mình, đơi khi bạn sẽ
tìm thấy những cơ hội bất ngờ trong các cuộc trò chuyện, bạn có nhiều bạn bè hơn và
sẽ khơng cịn cảm thấy cô đơn và nặng nề khi bạn không tiếp xúc với bất kì ai.
6


3. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp với người lạ
Khi bạn vào môi trường mới, làm thế nào để bạn hịa nhập vào đó? Điều mà bạn có
thể làm lúc này là sữ dụng kỹ năng giao tiếp của mình để làm quen với những người
mà trước đó bạn chưa hề quen biết.
Tại các sự kiện, các buổi hội thảo ln có nhiều nhóm thảo luận về nhiều vấn đề.

Bạn hẳn sẽ rất muốn hoà nhập vào những nhóm ấy, nêu lên ý kiến của mình. Và nếu
những điều bạn nói thật sự thú vị, họ sẽ lắng nghe, muốn bắt chuyện và muốn hỏi bạn
nhiều thứ.
Không ai mà khơng bị hấp dẫn bởi một người có khả năng nói chuyện lơi cuốn,
nhất là khi bạn nói về những vấn đề mà họ đang quan tâm, những điều mà họ đồng
cảm. Nếu bạn có khả năng đó, nhiều người sẽ rất thích nói chuyện với bạn, nghe bạn
nói và bạn sẽ dễ hấp dẫn người khác hơn đấy.

7


PHẦN 2: CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI LẠ
Giao tiếp là một trong những hoạt động hàng ngày không thể thiếu với mỗi người
chúng ta. Dù là nơi cơng sở, trường học, gia đình hay nơi cơng cộng, chúng ta ln có
nhu cầu được trao đổi và trò chuyện với những người khác. Nhưng chắc hẳn có nhiều
lúc bạn sẽ cảm thấy mình bị lạc lõng giữa các mối quan hệ, bối rối khi bắt chuyện với
người khác hay không biết thế nào để giao tiếp hiệu quả. Điều gì đã làm bạn trở nên
như vậy? Sau đây là những rào cản trong kỹ năng giao tiếp bạn thường mắc phải.
1. Trang phục khi giao tiếp:
Ngoài ngơn từ, cử chỉ thì ngoại hình, trang phục đóng vai trị quan trọng khơng
kém, nó giúp bạn tự tin trong giao tiếp. Bạn cần biết rằng, một trang phục đẹp không
nhất thiết phải đắt tiền mà quan trọng là nó phải phù hợp bạn và mơi trường bạn đến.
Ví dụ việc ăn mặc trong một chuyến đi chơi cùng bạn bè sẽ khác với khi bạn đến dự
một hội nghị khách hàng quan trọng. Và với từng độ tuổi khác nhau thì trang phục
của bạn cũng khác nhau, bạn có thể tham khảo một vài gợi ý sau đây:

8


Hình 2.1: Trang phục phù hợp

a. Đối với trẻ vị thành niên hoặc cịn phụ thuộc vào gia đình:

Đối với lứa tuổi này bạn chưa làm chủ được thu nhập của mình nên việc lựa chọn
cho mình một trang phục đơi khi khơng phù hợp. Bạn có thể tham khảo những mẫu áo
quần basic (cơ bản), nó có thể phối hợp với nhiều kiểu quần áo khác nhau. Trang phục
đơn giản giúp bạn sống đúng với lứa tuổi của mình và người đối diện cũng sẽ cảm
thấy thoải mái khi bắt đầu trò chuyện với bạn.
b. Đối với người trẻ làm chủ được tài chính:

Người trẻ có vơ vàn những kiểu quần áo khác nhau cho bạn lựa chọn. Nhưng trước
tiên bạn cần xác định được mình là dáng người gì, có những khuyết điểm nào để lựa
chọn trang phục có thể tơn lên nét đẹp và phù hợp với phong cách của bạn. Ví dụ bạn
có dáng người quả lê thì nên tránh những trang phục ơm sát cơ thể, nó có thể làm bạn
lộ khuyết điểm.
9


c. Đối với người trung niên

Với độ tuổi này bạn đã định hình được phong cách ăn mặt của mình, nhưng bạn
cũng cần một số lưu ý để không mất điểm trong lần đầu tiên gặp mặt. Bạn không nên
mặc đồ quá ngắn hay những chiếc quần jean đã quá cũ, cần mặc đồ phù hợp với lứa
tuổi của mình.
Ngồi trang phục phù hợp, thì lớp trang điểm, mái tóc, dáng đi, phụ kiện cũng có
vai trị quan trọng khơng kém. Những chi tiết nhỏ sẽ giúp bạn có tự tin hơn khi bắt
chuyện với một người lạ. Ăn mặc đúng cách sẽ giúp bạn vượt qua rào cản trong kỹ
năng giao tiếp này dễ dàng và tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt những người khác.
2. Ngôn ngữ giao tiếp
Rào cản tiếp theo hạn chế khả năng giao tiếp của bạn là ngôn ngữ. Vấn đề này
được nhắc đến trong ba trường hợp là: khơng biết nói gì, nói quá nhiều và sử dụng từ

ngữ không phù hợp với hồn cảnh.
Một số bạn rất ngại khi trị chuyện với người khác, đặc biệt là với những người
mới gặp lần đầu tại các buổi xã giao, hội họp. Các bạn thường lâm vào tình trạng lúng
túng, khơng biết phải nói gì. Nên nhớ rằng, người hướng nội chưa hẳn đã giao tiếp dở
và người hướng ngoại không phải lúc nào cũng giỏi giao tiếp. Điều đó cịn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố. Bạn hãy tự tin và chân thành lắng nghe đối phương, thi thoảng góp
ý và bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề đang nói, đừng chỉ im lặng sẽ làm đối
phương hiểu lầm bạn không muốn trị chuyện cùng họ.
Ngược lại, có những bạn nói q nhiều về mình mà khơng quan tâm người kia có
muốn nghe hay khơng. Vì vậy, việc quan sát đối phương trong lúc trị chuyện là vơ
cùng cần thiết.
Bên cạnh đó,trong quá trình giao tiếp bạn cũng cần chú ý đến từ ngữ giao tiếp sao
cho phù hợp. Tùy từng đối tượng, tùy trường hợp mà bạn có cách nói chuyện khác
nhau. Người trong lần đầu gặp mặt có thể ấn tượng với cách bạn nói chuyện, ngơn từ
hài hước và dí dỏm của bạn. Nhưng bạn cần chú ý một điều, khơng nên vì q vội
vàng mà nói chuyện khơng suy nghĩ kĩ. Điều này có thể phá hủy ấn tượng tốt của
người khác về bạn.
10


Ví dụ khi nói chuyện với đối tác sẽ khác với khi bạn trò chuyện với bạn bè thân
thiết. Và điều quan trọng nên nhớ là cần “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
3. Tâm lí giao tiếp

Hình 2.2: Tâm lí khi giao tiếp

Trong giao tiếp, sẽ có lúc bạn không tránh khỏi những xung đột, bất đồng quan
điểm với người khác. Khi đó bạn sẽ tức giận, lời nói của bạn sẽ khơng được kiểm
sốt. Vì vậy, một rào cản trong kỹ năng giao tiếp không thể không nhắc đến đó chính
là tâm lý. Để vượt qua rào cản này, bạn phải biết cách kiểm soát được cảm xúc của

chính mình. Nếu đang tức giận, hãy tìm một nơi yên tĩnh để bình ổn lại cảm xúc, suy
nghĩ thấu đáo, đừng nên vội vàng quát mắng, chỉ trích người khác khi đang nóng giận.
Hoặc khi bạn đang buồn hoặc khó chịu vì một vấn đề nào đó thì lời khun tốt nhất
dành cho bạn là khơng nên có cuộc giao tiếp nào với người lạ, cảm xúc của bạn sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến đối phương, họ có thể hiểu lầm hoặc đánh giá khơng tốt về bạn.
Vì lời đã nói ra sẽ khơng bao giờ lấy lại được, đơi khi lời nói có thể tổn thương người
khác và chính bạn.
4. Khả năng ngại giao tiếp
11


Nhiều bạn khơng thích giao tiếp với người khác, đặc biệt là khi đến những nơi
cơng cộng có đơng người. Các bạn cảm thấy xa lạ và có cảm giác khơng an tồn, bạn
thường tìm những góc nhỏ để nép mình vào đó cho đến khi chương trình kết thúc.
Lâu dần, thành thói quen ngại nói, ngại giao tiếp.

Hình 2.3: Ngại giao tiếp với các bạn mới
Điều đó khơng tốt chút nào vì giao tiếp tốt là một trong những chìa khóa vàng giúp
bạn đạt được thành cơng trong cơng việc và cuộc sống. Vì vậy, khi có cơ hội tham gia
những cuộc hội họp, giao lưu, gặp gỡ nhiều người, các bạn hãy thay đổi thói quen này
bằng cách chủ động bắt chuyện với người khác.
Để có được sự tự tin này, bạn hãy tìm hiểu trước nội dung của chương trình, chuẩn
bị trang phục phù hợp và quan trọng trên hết là vượt lên chính mình, thay đổi thói
quen để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân.

12


PHẦN 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT CỤ THỂ
1. Vấn đề về trang phục khi giao tiếp với người lạ

Trong một cuộc giao tiếp, đặc biệt là khi bạn muốn bắt chuyện với một người lạ thì
trang phục để giao tiếp đóng vai trị vơ cùng quan trọng, nó quyết định bạn có đủ tự
tin để nói chuyện hay khơng. Để có thể tìm được trang phục phù hợp, bạn có thể tham
khảo một vài lưu ý nhất định.
Trang phục bạn lựa chọn phải phù hợp với nơi bạn đến. Trong những trường hợp
khác nhau, trang phục của bạn cũng khác nhau. Bạn không thể mặc đầm hoặc váy đến
nơi đại hội thể dục, thể thao. Bạn cũng không thể mặc quần cộc khi đi dự đám cưới
hoặc sinh nhật bạn bè và người thân.
Quan trọng nhất, trang phục đó nó có phù hợp với bạn khơng. Trang phục phù hợp
là trang phục che đi những khuyết điểm và tôn lên những ưu điểm trên cơ thể của bạn
Bên cạnh đó, phụ kiện bạn mang trên người, lớp trang điểm trên mặt đều quan
trọng không kém. Để nâng cao gu hoặc định hình phong cách ăn mặc của mình bạn có
thể dành thời gian để lên mạng tìm hiểu xem bạn là dáng người gì với mình. Khi trang
phục bạn đẹp, lớp trang điểm và phụ kiện của bạn đang mang trên người nó sẽ giúp
bạn thoải mái để có thể bắt chuyện với một ai đó, vì chính bạn tự tin với bản thân
minh.
2. Rào cản về ngôn ngữ khi giao tiếp
Như đã đề cập ở trên ngôn ngữ giao tiếp là một rào cản lớn nhất khi bạn bắt
chuyện với một ai đó, nếu bạn mắc lỗi này, bạn sẽ bắt gặp mình trong những ví dụ
dưới đây:
a. Bạn khơng biết nói gì
Khi bạn muốn nói chuyện với một ai đó hoặc bạn muốn tìm một người bạn mới,
nhưng bạn khơng biết nói gì và cuộc trò chuyện trở nên tẻ nhạt và nhàm chán.

13


Hình 3.1: Bạn bối rối trong cuộc trị chuyện của mình

Để khắc phục vấn đề này bạn có thể đọc sách để nâng cao vốn từ của mình. Đây là

một điều rất tuyệt vời, hãy đọc những cuốn sách bạn thích hoặc về những lĩnh vực bạn
đang quan tâm, nó giúp bạn khơng chỉ có thêm sự hiểu biết của mình mà nó cịn là
nguồn vốn từ phong phú để bạn có thể sữ dụng trong giao tiếp.
Phương pháp thứ hai được đề cập đó là: ứng dụng phương pháp tư duy 5W1H Đây
là một phương pháp được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, phương pháp này cụ thể
như sau: 5W1H là viết tắt của những cụm từ What (cái gì) – When (khi nào) – Where
(ở đâu) – Who (là ai) – Why (vì sao) – How (như thế nào). Khi không biết bắt chuyện
như thế nào, bạn hãy sữ dụng phương pháp tư duy này để có thể giúp bạn khơng cịn
bị “bí” trong khi giao tiếp với người lạ.
b. Bạn nói q nhều
Khi bạn khơng biết nói gì trong một cuộc trị chuyện, bạn sẽ trở thành một con
người tẻ nhạt và nhàm chán trong mắt người khác. Nhưng bạn nói quá nhiều trong
một cuộc gọi giao tiếp, đặc biệt là khi bạn bắt đầu một mối quan hệ mới, điều này
14


cũng khơng hề tốt chút nào. Vì nhu cầu thể hiện bản thân là một trong 5 nhu cầu quan
trọng nhất của con người được Maslow trình bày trong hệ thống nhu cầu của mình.
Bởi ai cũng có nhu cầu này nên hầu hết mọi người đề có xu hướng là nói nhiều để thể
hiện bản thân mình. Người giao tiếp tốt là người biết lắng nghe người khác, đặt biệt
khi bạn bắt hết chuyện với một ai đó, việc để họ thể hiện bản thân sẽ làm cho cuộc trị
chuyện đó thú vị và sẽ thích bạn. Sau đây là một vài gợi ý:

Hình 3.2: Nói q nhiều trong khi trị chuyện

► Chỉ nói khi thấy quan trọng: Mọi người có xu hướng lắng nghe những ai nói
năng thân thiện, trong một cuộc nói chuyện bạn hãy tập trung hướng mắt về người ấy,
sử dụng từ: à, ừm, … đê thể hiện việc bạn đang lắng nghe họ. Và bạn chỉ nói khi bạn
cảm thấy khơng tin đó là quan trọng.
► Tránh nói để lấp chỗ trống: Trong nhiều trường hợp sự im lặng là cần thiết.

Như khi bạn vừa đặt một câu hỏi. Đừng thúc giục đối phương đưa ra câu trả lời ngay,
cũng đừng hấp tấp trả lời câu hỏi của mình. Trong trường hợp này bạn chỉ cần mỉm
cười lịch sự hoặc giữ im lặng.
► Chú ý đến khoảng thời gian nói chuyện: Thơng thường bạn khơng nên nói
q 40 giây mỗi lần. Nói q lâu sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu hoặc bị lấn
15


át. Hãy quan sát cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ, cơ thể của họ có thể nói lên họ có hào
hứng để nghe câu chuyện của bạn hay không.
► Khi bạn nói quá nhiều, có thể là bạn đang sợ hãi hoặc lo lắng một điều gì đó.
Bạn có thể đếm từ 1 đến 10 trong đầu hoặc hít thở sâu nếu bạn đang lo lắng. Luyện
tập hít thở theo phương pháp thiền hoặc yoga đều đặn mỗi ngày có thể mang lại cho
bạn một sự ngạc nhiên, nó có thể giúp bạn giảm căng thẳng hoặc lo lắng khi bạn bắt
chuyện với một người mà bạn hồn tồn khơng biết. Nếu vấn đề này nghiêm trọng với
bạn, hãy đến chuyên gia để nhờ họ giúp đỡ.
c. Ngôn ngữ không phù hợp
Bạn sữ dụng ngôn từ không phù hợp trong giao tiếp. Tùy vào từng đối tượng mà
bạn sữ dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp.
Đối với người lớn tuổi hơn mình thì khi giao tiếp khơng nên chêm vào các từ tiếng
Anh hoặc các tiếng lóng của giới trẻ, đặc biệt là khi nói chuyện với một người lạ, điều
này sẽ làm họ khơng có ấn tượng tốt về bạn.
Với người cùng tuổi thì bạn nên có cách nói chuyện sao cho lịch sự, thể hiện sự tôn
trọng của bạn đối với họ. Bạn không nên dùng từ chuyên ngành đối với người khơng
có hiểu biết về nó.
Khi bạn bắt chuyện với một người lạ, khi người đó nhỏ tuổi hơn mình, thì bạn
cũng cần có lối cư xử sao cho phù hợp, thể hiện sự tôn trọng và lịch sự cần thiết đối
với đối tượng giao tiếp.
3. Các vấn đề về tâm lí khi bắt đầu một cuộc trò chuyện
Một vấn đề nan giải được đề cập ở phần trên đó chính là tâm lí giao tiếp. Một

người sẽ gây ấn tượng cho người khác trong 7 giây đầu tiên khi bắt đầu một cuộc trò
chuyện. Họ sẽ dùng ấn tượng của họ dành cho bạn để quyết định thái độ, cách nói
chuyện, ngơn từ,… khi nói chuyện với bạn. Vì thế, chúng ta nhìn, nghe, nhận thức,
đánh giá đối tượng giao tiếp không nên quá côi trọng và dừng lại ở hình thức bên
ngồi của đối tượng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần coi trọng đúng mức hình thức bên ngồi của mình để
có được cảm tình của người đó ngay từ lần đầu tiên gặp mặt, và để cho họ thấy rằng
bạn là một người lịch sự.

16


Trong trường hợp, bạn đang cảm thấy bực tức, buồn bã hoặc khó chịu thì bạn nên
tránh giao tiếp với người khác, đặc biệt khi nói chuyện với người lạ. Vì họ có thể hiểu
lầm bạn đang bực tức, buồn bả hoặc khó chịu về họ nếu bạn khơng biết cách kiềm chế
và thể hiện cảm xúc của mình.
4. Làm thế nào để bắt chuyện với một người khơng quen?
Thói quen ngại giao tiếp là một vấn đề đau đầu mà nhiều người có thể gặp phải và
họ bối rối không biết làm thế nào. Đặc biệt là khi đến một mơi trường mới, gặp những
người mới thì điều này càng là sự khó khăn hơn cả. Sau đây là một vài gợi ý dành cho
bạn:
► Bạn nên hít thở sâu nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy suy nghĩ tích cực để cho
tâm trạng của bạn được thoải mái hơn, tâm lí của bạn được ổn định trước khi bạn bắt
đầu một cuộc trò chuyện
► Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ. Bạn hãy tìm những người đang đứng một
mình, nhiều khả năng họ cũng đang trong tình trạng giống bạn. Nếu tất cả mọi người
đều ở trong một nhóm, hãy cố gắng tiếp cận nhóm nhỏ nhất.
► Đến sớm và chào hỏi tất cả mọi người. bạn hãy cố gắng ra khỏi nhà trước 15
phút như thường lệ, bởi thời gian này là khoảng thời gian cực kì quan trọng. Nó giúp
bạn có thể chuẩn bị tốt mọi thứ, từ tâm lí, một vài vật dụng cá nhân đến lớp make up

và trang phục của bạn. Thêm vào đó, hãy tạo thói quen chào hỏi tất cả mọi người, ban
đầu có thể bạn khơng quen và cịn ngượng ngùng, nhưng sau một vài lần bạn sẽ cảm
thấy khá hơn.
Nếu bạn đã làm tất cả những gợi ý trên mà khồn cảm thấy hiệu quả, tôi khuyên bạn
nên đến gặp chuyên gia để họ có thể giúp đỡ bạn.

17


PHẦN 4: KẾT LUẬN
Tóm lại việc giao tiếp với người lạ cũng giống như bạn đang nhảy dù nghệ thuật
vậy. Đây là điều khá vui vẻ và thú vị nhưng cũng đầy rủi ro. Hành động này cũng có
thể làm thay đổi cả cuộc đời bạn. Cho dù rất sợ việc nói chuyện với người lạ, nhưng
bạn có thể vơ tình trải nghiệm những khoảng khắc tốt đẹp trong cuộc sống nếu thực
sự cố gắng. Vì thế, hãy rèn luyện kĩ năng giao tiếp của mình theo phong thái tự tin
nhất, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Kỹ năng giao tiếp với người lạ là một kỹ năng có th ể học đ ược, vì nó có
những phương pháp cụ thể. Việc của bạn là vận dụng nh ững ph ương pháp này
kết hợp với những hiểu biết của mình trong những tình huống c ụ th ể mà b ạn
gặp trong cuộc sống. Lúc ban đầu, có lẽ bạn sẽ gặp vài khó khăn, tr ở ng ại nh ưng
điều đó sẽ giúp bạn tích lũy những kinh nghiệm vơ cùng quý giá, và kỹ năng c ủa
bạn sẽ càng ngày càng điêu luyện.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TRẦN TUẤN LỘ. Tâm lý học giao tiếp. Khoa Đông Nam Á - Đại Học Mở
Bán Công, TP HCM, 1993.
2. TRỊNH QUỐC TRUNG. Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh. Nhà xuất bản lao

động xã hội, 2012.
3. Dao Nguyen (2016), 4 rào cản hạn chế kỹ năng giao tiếp của bạn và cách khắc
phục
< xem 18/11/2020
4. Hồ Thanh Hải (2015), Giới thiệu kỹ thuật tư duy 5W1H
< />%B9-thu%E1%BA%ADt-t%C6%B0-duy-5w1h-c81a6fe881c7>
xem
16/11/2020
5. Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở), Tháp nhu cầu của Maslow
< />%E1%BB%A7a_Maslow> xem 16/11/2020

19



×