Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.69 KB, 19 trang )


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HỒ CHÍ MINH
Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Đối tương, phạm vi nghiên cứu…………………………………..……..…2
______________________________________
Phương pháp
nghiên cứu…………………………………………………..2
Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………..…3

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐỀ TÀI……………………………..……3
1.1. Nhân vật văn học………………………………………………………......…..3
1.2. Truyện cổ tích……………………………………………………………….....3
1.3. Nhân vật trong truyện cổ tích………………………………………...…...….4
1.4. Truyện cổ tích trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học……………...…..4

TIỂU LUẬN

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH

VIỆT NAM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC………………….…5

ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG



2.1. Nhân vật lồi vật……………………………………………….…………..5

TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM THUỘC CHƯƠNG

2.1.1 Nhân vật lồi thú………………………………………………………6

TRÌNH TIỂU HỌC

2.1.2. Nhân vật loài Chim…………………………………………………...6

TÊN HỌC PHẦN: ĐẠI CƯƠNG VĂN HỌC VIỆT NAM

2.2. Nhân vật thần kì……………………………………………………………7
2.2.1. Nhân vật tài giỏi, dũng sĩ……………………………………………..8
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: HUỲNH LÊ THANH THI

2.2.2. Nhân vật siêu nhiên…………………………………………………...8
MSSV: 3120150152

2.3. Nhân vật sinh hoạt………………………………………………………..10
KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
2.3.1. Nhân vật đức hạnh…………………………………………………..10
2.3.2. Nhân vật xấu xa……………………………………………………...10
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021

2.3.3. Nhân vật thông minh………………………………………………..11


2.3.4. Nhân vật ngốc nghếch…………………………………..…......…….12

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
TIỂU HỌC…………………………………………………………………..…12
3.1. Nhân hóa…………………………………………………………………..12
3.2. Xung đột……………………………………………………………...……12
3.3.

Ngơn

ngữ,

hành

động

trong

truyện

cổ

tích……………………………….13
3.3.1.

Ngơn

ngữ……………………………………………………………..13
3.3.2. Hành động………………………………………………...…………14
3.4. Khơng gian, thời gian………………………………………………...……
14

PHẦN

3:

KẾT

LUẬN………………………………………………………..

…….....14
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Truyện cổ tích là một loại văn bản dân gian ln có sức hấp dẫn với mọi đối
tượng trong mọi thời điểm. Làm nên sức sống lâu dài và tầm ảnh hưởng rộng lớn
này cũng chính bởi sự độc đáo phong phú của truyện cổ tích. Truyện cổ tích là
một ngơn ngữ nghệ thuật, chứa đầy sự lãng mạn bay bổng, có cả trí tuệ của cha
ơng nhưng vẫn mang một vẻ đẹp bình dị, rất đời thường. Mỗi câu chuyện là sự
kết hợp của truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là một bài học của ông cha để lại
thế hệ sau.
Trẻ em ln có nhu cầu tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh, mà thế
giới nhân vật truyện cổ tích vơ cùng phong phú, chứa đựng nhiều điều hấp dẫn
đối với các em. Từ đây, các em được biết nhiều điều thú vị, học thêm được nhiều
kiến thức quan trọng trong cuộc sống. Lứa tuổi học sinh tiểu học đang ở độ tuổi
ngây thơ và hồn nhiên, người dạy phải biết khơi dậy những cảm xúc thẩm mỹ
cho các em, để các em tiếp cận được với thế giới xung quanh thơng qua những gì

thân thuộc nhất như cây cối, đồ vật, con vật. Qua đó, học sinh có thêm sự hiểu
biết về đời sống, nhận thức được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cách xử lý, có
hành vi phù hợp với quy tắc, chuẩn mực của xã hội. Từ đó, hình thành những
nền tảng ban đầu về mặt đạo đức, giúp các em có cái nhìn đúng đắn qua các mối
quan hệ trong việc giao tiếp hàng ngày, có lý tưởng sống cao đẹp, là cơng dân
tốt, có ích cho xã hội.
Trong chương trình Tiểu học, mục tiêu của môn học Tiếng Việt không chỉ nhằm
mục đích hình thành cho các em những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như nghe,
nói, đọc viết, các thao tác tư duy để học tập và giao tiếp mà còn cung cấp cho em
một lượng thông tin và kiến thức lớn về tự nhiên, xã hội, con người, văn
hóa. Qua đó hình thành nhân cách con người hội tụ yếu tố chân – thiện –
mỹ. Công việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh là một
4


nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với giáo viên Tiểu học bởi đây là một cấp học
quan trọng, làm nền cho các cấp học sau này.
Là một giáo viên tiểu học tương lai, tơi muốn các em có những hiểu biết về thế
giới xung quanh thông qua các nhân vật trong truyện cổ tích, cảm nhận được
những tư tưởng tình cảm. Mặt khác giúp các em làm giàu thêm vốn sống, đạo
đức và cách ứng xử trong giao tiếp với mọi người xung quanh thơng qua truyện
cổ tích.
1.2.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích chương trình
Tiếng Việt lớp 1, 2, 3, 4, 5 thuộc chương trình Tiểu học.
Phạm vi nghiên cứu: Tôi khảo sát về thế giới nhân vật trong truyện cổ tích
chương trình Tiếng Việt lớp 1, 2, 3, 4, 5 thuộc chương trình Tiểu học và một số

truyện cổ tích.
1.3.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp khảo sát: Khảo sát các truyện cổ tích ở chương

trình Tiếng Việt Tiểu học có nhân vật lồi vật, nhân vật thần kỳ, nhân vật sinh
hoạt từ đó phân loại các kiểu nhân vật với từng đặc điểm cụ thể
-

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích các kiểu nhân vật trong

truyện cổ tích để thấy được đặc điểm của từng kiểu nhân vật từ đó tổng hợp,
khái quát và đưa ra kết luận chung.
-

Phương pháp so sánh: So sánh để lấy được điểm khác biệt giữa nhân vật

loài vật, nhân vật thần kỳ và nhân vật sinh hoạt.
5


Mục tiêu nghiên cứu

1.4.


Phân loại, làm rõ từng tuyến nhân vật trong thể loại truyện cổ tích.
Làm rõ vai trị, ý nghĩa trong việc giáo dục chân -thiện - mỹ cho học sinh Tiểu
học thơng qua truyện cổ tích.
Khẳng định những đóng góp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện cổ
tích trong hệ thống các thể loại văn học dân gian Việt Nam.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐỀ TÀI
1.1.

Nhân vật văn học

Nhân vật văn học là chủ thể phản ánh đời sống của tác phẩm văn học, là linh hồn
của tác giả gửi gắm trong đó thể hiện những ý tưởng để truyền đạt thơng điệp,
nói lên lăng kính của tác giả với đời thường.
Trong bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có ít nhất một nhân vật để tác giả gửi
gắm vào thơng điệp mang tính chất xã hội nhằm cho người đọc có những nhìn
nhận, thay đổi về nhận thức của mỗi cá nhân, cộng đồng.
Nhân vật văn học có thể là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật,
hiện tượng mang linh hồn con người, đó là hình ẩn dụ về con người. Vì thế, nhân
vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, mang tính ước lệ, không thể đồng nhất với
con người đời thật.
Dựa vào vai trò của từng nhân vật mà ta chia thành nhiều dạng nhân vật khác
nhau như: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản
diện,...
1.2. Truyện cổ tích
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời cổ đại,
phát triển, tồn tại qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn chặt với quá trình tan
6



rã của cơng xã ngun thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp
trong xã hội. Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan hệ
và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp. Nó dùng
một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc
thù để phản ánh đời sống, và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận
thức, giáo dục thẩm mĩ và tiêu khiển của nhân dân, sản phẩm của trí tưởng tượng
phong phú của nhân dân, yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một đặc trưng nổi
bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ.
Truyện cổ tích là một thế giới hư cấu kì ảo. Đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích
cũng chính là yếu tố hư cấu kì ảo này. Qua truyện cổ tích, người lao động muốn
vẽ nên một thế giới mà ở đó con người đạt được sự hạnh phúc, những mong ước
bấy trái ngược hoàn tồn thế giới vốn có với những nỗi đau và bất cơng.
Vì vậy, truyện cổ tích là loại truyện dân gian có tính phổ biến, tồn tại và phát
triển qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn liền với q trình tan rã của cơng xã
ngun thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội.
Nó hướng vào những vấn đề cơ bản trong xã hội, những số phận, những quan hệ
và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội.
1.3. Nhân vật trong truyện cổ tích

Góp phần làm cho câu chuyện thêm sinh động và là cầu nối đi tới tâm hồn của
các em học sinh là nhờ sự đa dạng và phong phú của các nhân vật. Nhân vật
trong cổ tích bao giờ cũng là đại diện, nói lên những mâu thuẫn trong các quan
hệ xã hội như quan hệ gia đình, bạn bè,…
1.4. Truyện cổ tích trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
Qua khảo sát truyện cổ tích trong chương trình Tiếng việt ở Tiểu học, truyện
được sắp xếp khá hợp lí trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5. Truyện cổ tích
7


được dùng làm ngữ liệu để dạy Tiếng Việt từ đó rèn luyện các kỹ năng phát triển

ngơn ngữ, tư duy cho học sinh.
Để cung cấp những kinh nghiệm về cách sống, cách ứng xử cho các em thì
những câu chuyện cổ tích ấy được đưa vào chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
Theo từng câu chuyện các em sẽ thấy được từ các phong tục tập quán, lối sống
qua các giai đoạn, qua đó làm tăng thêm vốn hiểu biết cho các em.
Truyện cổ tích góp phần cung cấp kiến thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học
sinh. Khơng những thế, truyện cổ tích cịn giúp các em nhận thức một cách đúng
đắn, toàn diện về lịch sử Việt Nam cả trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó,
truyện cịn giúp các em biết và u thêm nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc,
thơng qua ngơn ngữ được sử dụng trong từng câu chuyện sẽ giúp các em có được
vốn từ, cách ứng xử hợp lý, có văn hóa. Những câu chuyện cổ tích cịn góp phần
tạo nên lối sống đẹp, lối sống nhân ái, thẳng thắn, biết đấu tranh cho cái đúng,
phê phán, loại bỏ những điều xấu. Góp phần xây dựng nhân cách cho các em, là
tiền đề tạo nên nhân cách của một thế hệ mới. Vì vậy, việc truyện cổ tích có vai
trị, ý nghĩa hết sức quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học là hoàn
toàn đúng đắn.
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH

VIỆT NAM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC
2.1. Nhân vật lồi vật
Có thể những người săn bắt, muốn đúc kết những kinh nghiệm và hiểu biết về
đời sống và tập tính của một số các con vật ít nhiều có liên quan đến cuộc sinh
tồn của họ để truyền dạy cho lớp người trẻ nên truyện có nhân vật là lồi vật đã
xuất hiện. Về sau, những truyện kể ấy trở thành truyện cổ tích về lồi vật. Trong
thế giới cổ tích, nhân vật loài vật hết sức phong phú và đa dạng. Ở đó, có thể là

8


lồi vật gần gũi như chó, gà cũng có thể cái loài mãnh thú, nơi rừng sâu như hổ,

cọp, khỉ,…
2.1.1 Nhân vật loài thú
Tác giả dân gian đã biến những lồi vật bình thường trở nên sinh động nhờ sự
nhân hóa, họ đã nhờ thế giới lồi vật ấy để nói lên cuộc sống thực tế, muốn
thơng qua lồi vật để dạy cho con người những điều hay, lẽ phải. Chúng sống với
nhau và có mối quan hệ tương quan, hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau. Với câu chuyện
“Cóc kiện trời”, những nhân vật đã tạo nên một bức tranh tồn cảnh về cuộc
sống thơng qua mối quan hệ của chúng. Với các đại từ xưng hô như tôi, chú, bác,
anh, chị cho ta thấy sựhịa thuận, tình cảm và đoàn kết của các loài vật, cũng
giống như con người vậy.
Vì thế ở truyện cổ tích lồi vật vừa có nội dung sinh hoạt vừa có nội dung mang
ý nghĩa xã hội với những mức độ khác nhau, và hai mặt nội dung đó gắn bó hịa
quyện với nhau rất chặt nhiều khi rất khó tách bạch. Truyện cổ tích loài vật ngoài
việc phản ánh sự ra đời, đặc điểm của các lồi vật, những con vật ni hoang dã
hoặc trong nhà con gián tiếp phản ánh mối quan hệ giữa con người với con
người. Những con vật trong cổ tích lồi vật hầu hết đều được nhân cách hóa biết
nói năng, suy nghĩ, và hành động như con người.
2.1.2. Nhân vật lồi Chim
Thế giới lồi chim mn màu mn vẻ với đầy đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng.
Các con vật luôn cố gắng giúp đỡ bạn bè của mình trở nên tốt hơn, hồn thiện
hơn, tạo nên một tình bạn đẹp và bền bỉ. Tuy chỉ là những lồi vật nhưng thơng
qua trí tưởng tượng và óc sáng tạo của người dân chúng lại trở nên sinh động, có
hồn, có cuộc sống và các mối quan hệ như đời sống của con người.
Truyện cổ tích là sản phẩm được tạo ra qua sự sáng tạo của nhân dân, đó là trí
tưởng tượng của con người để giải thích cho sự hình thành lồi vật một cách đơn
9


giản qua những câu chuyện cảm động và đầy tính nhân văn. Từ các câu chuyện
ấy, người dân mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà ở đó có tình u

thương của gia đình, bạn bè dành cho nhau và những người xung quanh giúp đỡ
nhau lúc gặp hoạn nạn. Tuy chất liệu đơn giản nhưng những câu chuyện mang
tính giáo dục cao, cung cấp cho các em nhiều kiến thức bổ ích và nhiều điều hay
lẽ phải trong cuộc sống.
2.2. Nhân vật thần kì
Con người bé nhỏ mà chủ yếu là những nhân vật bất hạnh như người mồ côi,
người đi ở, người con riêng thường là nhân vật chính của truyện cổ tích thần kì.
Các nhân vật này luôn đại diện cho cái thiện. Đối lập là những nhân vật phản
diện đại diện cho cái ác. Truyện cổ tích thần kì mang đậm yếu tố kì ảo và đề cao
trí tưởng tượng phong phú lãng mạn của các tác giả dân gian. Kết thúc truyện cổ
tích thần kì thường có hậu, thỏa mãn mơ ước của tác giả nhân dân. Những kết
thúc có hậu ví dụ như nhân vật bất hạnh được đổi đời và sống hạnh phúc, cịn
nhân vật ác thì bị trừng phạt một cách thích đáng. Tất cả là sự biểu hiện của khát
vọng, ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, sung túc của nhân dân lao động.
Nhân vật thần kì trong truyện cổ tích là kết quả của sự sáng tạo của tác giả dân
gian. Bao gồm những nhân vật siêu nhiên, những phép màu kì diệu, sự biến hóa
kì ảo. Trong truyện cổ tích, nhân vật thần kì giữ vai trị vô cùng quan trọng trong
việc tạo nên yếu tố hấp dẫn kì ảo của truyện cổ tích.
Yếu tố thần kì có thể xem là một phương tiện nghệ thuật giúp cho tác giả dân
gian giải quyết những mâu thuẫn, khó khăn, xung đột của con người trong đời
sống thường ngày.
2.2.1. Nhân vật tài giỏi, dũng sĩ
Nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, diệt trừ cái ác, bảo vệ cái thiện, mong cầu hạnh phúc
cho người dân.
10


Trong truyện Bốn anh tài (Tiếng Việt 4/ tập 2). Ngày xưa, bản kia có một chú bé
tuy nhỏ nhưng ăn một lúc hết chín chõ xơi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây.
Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám, tuy mươi lăm tuổi đã tinh

thông võ nghệ. Trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc
vật. Chẳng mấy chốc làng bản tan hoang, khơng cịn ai sống sót. Thương dân,
Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh. Đến một cánh đồng khô cạn,
Cầu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập
dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng
gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay
Đóng Cọc xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh. Đến một vùng khác, hai
người nghe thấy tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy
vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói
chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường. Đi được ít lâu, ba
người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành
lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ
chí hướng của ba người. Móng Tay Đúc Máng hăng hái xin được làm em út đi
theo. Bốn anh tài: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay
Đúc Máng lên đường. Câu chuyện ca ngợi sức khỏe phi thường, tài năng và lòng
nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
2.2.2. Nhân vật siêu nhiên
Đây là những lực lượng khơng có trong thực tế mà chỉ được biểu hiện rõ nhất,
thơng qua niềm tin và trí tưởng tượng của nhân dân lao động. Họ là những nhân
vật được khái qt hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa theo quan niệm và lý
tưởng của nhân dân trong xã hội mà chủ yếu là xã hội phong kiến.
Ngoài nhân vật siêu nhiên như Ngọc Hoàng, Diêm Vương cịn có các thần thánh
cõi thủy phủ, long cung là vua thủy tế trong các truyện như Thạch Sanh...
11


Các nhân vật như Tiên, Bụt, Phật cũng là những nhân vật thần thánh rất gần gũi
với những con người nghèo khổ, bất hạnh trong truyện cổ tích. Những nhân vật
thần kì này, xuất hiện và cứu giúp người lương thiện, trừng trị kẻ ác.
Các con vật thần kì bao gồm chim thần, rùa thần, rắn thần, trăn tinh, khỉ, hồ tinh,

ma quỷ, yêu quái. Nhân vật thần kì này rất đa dạng và phong phú, có thể chia
thành hai kiểu: Một là những con vật thần đứng về phe thiện hoặc có tính chất
trung lập, khơng nghiên về phía nào.
Sự biến hóa kì ảo được biểu hiện qua rất nhiều phương diện như từ vật biến hóa
thành người, đầu thai, người biến hóa thành các lồi động, thực, đồ vật. Sự biến
hóa ấy được gọi chung là hóa thân. Đây là một mơ típ thấy rất nhiều trong
truyện, góp phần thể hiện tư tưởng, ước mơ của nhân dân lao động. Đọc truyện
cổ tích Việt Nam, ta thấy xuất hiện rất nhiều yếu tố biến hóa kì ảo.
Các nhân vật trong truyện cổ tích khơng biến hóa một cách ngẫu nhiên mà đều
do dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian. Tác giả đã sáng tạo vào những câu
chuyện cổ tích của mình nhằm giải thích những hiện tượng, nguồn gốc của các
con vật, loài vật, địa danh, phong tục tập quán, quan trọng hơn cả là thể hiện
mong muốn, khát khao nhân văn sâu sắc thông qua việc kéo dài sự sống cho con
người, hóa giải bị kịch và trừng trị kẻ ác.
2.3. Nhân vật sinh hoạt
Nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam rất phong phú và đa dạng.
Truyện cổ tích sinh hoạt ngồi lối kết thúc có hậu, nhiều truyện cịn có lối kết
thúc bị kịch, các nhân vật chính phải chết hoặc ra đi biệt tích nhưng tinh thần lạc
quan vẫn tỏa sáng, vì những cái chết hay sự ra đi biệt tích ấy của các nhân vật
chính diện làm tăng thêm niềm tin, khát vọng và sự khẳng định đối với phẩm
chất cao đẹp của con người chân chính.
2.3.1. Nhân vật đức hạnh
12


Nhân vật đức hạnh là nhân vật mang trong mình những phẩm chất đáng trân quý
như lòng vị tha, đức hi sinh, là người hết lịng vì người khác khi họ gặp khó
khăn. Khảo sát trong truyện cổ tích sinh hoạt thì có rất nhiều truyện xuất hiện
nhân vật đức hạnh. Nhân vật đức hạnh được thể hiện rất đa dạng như: tình cảm
bà cháu, người cha người mẹ hết lòng yêu thương con cái, người con hiếu thảo,

người vợ đức hạnh, người chồng chung thủy, người bạn trọng tình nghĩa.
Kiểu nhân vật đức hạnh chiếm số lượng lớn trong tiểu loại cổ tích sinh hoạt.
Điều này thể hiện sự nhìn nhận về cuộc sống của tác giả dân gian. Cho thấy
trong cuộc sống có rất nhiều người tốt, rất nhiều người tình nghĩa. Người tốt
thường gặp nhiều thử thách, khó khăn. Họ ln cố gắng vượt qua. Qua những
thử thách ấy phẩm chất của họ được bộc lộ, tỏa sáng. Với việc tạo dựng nhiều
nhân vật đức hạnh, nhân dân ta muốn họ là những tấm gương sáng về đạo đức và
cách cư xử để từ đó chúng ta học tập và noi theo.
2.3.2. Nhân vật xấu xa
Trong xã hội ln có người tốt, kẻ xấu. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả dân gian
đã xây dựng kiểu nhân vật xấu xa. Nếu nhân vật tốt đẹp mang trong mình những
phẩm chất cao quý thì nhân vật xấu xa hồn tồn ngược lại. Họ là những nhân
vật có những tính xấu như tham lam, độc ác, ích kỉ, bất nhân bất nghĩa, lười
biếng. Họ vì lợi ích, vì dục vọng của cá nhân mà quên mất gia đình, người thân
và bạn bè.
Khi xây dựng nhân vật xấu xa, tác giả dân gian chú ý đến phẩm chất, tính cách,
hành động của họ. Những người xấu xa thường không chiến thắng được chính
bản thân mình trước những cám dỗ của cuộc đời. Họ bị tiền tài, dục vọng làm
mờ mắt, khơng cịn tỉnh táo để nhìn ra phải quấy. Họ sẵn sàng làm những việc
bất nhân bất nghĩa để đạt được mục đích, có được vinh hoa phú q. Từ hình

13


tượng nhân vật người xấu xa, tác giả muốn phê phán, muốn họ phải trả giá cho
những hành động sai trái của mình.
2.3.3. Nhân vật thơng minh
Truyện cổ tích sinh hoạt khi xây dựng kiểu nhân vật thông minh, mưu trí đã rất
chú ý đến một đối tượng mới mà các thể loại khác ít đề cập đó là những đứa trẻ
thông minh. Các đứa bé thông minh này đều là những đứa con có hiếu, chúng

ln tìm mọi cách giúp cha mẹ, gia đình vượt qua khó khăn.
Thơng qua trí tuệ, tác giả muốn gửi gắm ước mơ về cuộc sống tốt đẹp công bằng.
Sự công tâm của những ông quan liêm chính. Xuất phát từ chính hiện thực cuộc
sống cịn nhiều bất cơng, ngang trái, các tác giả dân gian đã xây dựng những
nhân vật thông minh mưu trí là các ơng quan, đưa mong ước vào đấy. Đặc điểm
nổi bật của các ơng quan mưu trí được thể hiện rõ nét khi xử kiện vô cùng công
bằng, minh bạch.
Truyện cổ tích trở nên đa dạng, phong phú một phần nhờ việc xây dựng nhân vật
thông minh mưu trí. Con người bằng trí tuệ, tài năng và sự nhanh nhẹn đã giành
được thắng lợi, giành được hạnh phúc. Thông qua kiểu nhân vật thông minh, tác
giả dân gian muốn đề cao sức mạnh trí tuệ. Chính trí tuệ của con người, đã giúp
họ làm chủ được số phận của chính mình, chiến thắng được những thế lực tà ác.
2.3.4. Nhân vật ngốc nghếch
Truyện cổ tích sinh hoạt ra đời khi tư duy con người đã chiếm ưu thế hơn hẳn so
với lối tư duy cảm tính có yếu tố ảo tưởng trong truyện cổ tích thần kỳ.
Với lối tư duy ấy, tác giả dân gian đã phát hiện ra một đối tượng mới đó là nhân
vật ngốc nghếch. Những nhân vật ngốc nghếch ấy này đối lập hoàn tồn với kiểu
nhân vật thơng minh.

14


Xây dựng kiểu nhân vật Ngốc, tác giả dân gian muốn thể hiện rõ quan niệm sự
ngốc nghếch, thiếu hiểu biết mang lại bao khó khăn và hậu quả nghiêm trọng.
Tác giả dân gian để nhân vật Ngốc phải chịu hậu quả của sự ngu dốt, ngốc
nghếch của mình là cái chết, chỉ để khắc họa sâu sắc bài học thất bại của những
con người không nắm được quy luật của tự nhiên, của cuộc sống để có cách ứng
xử hợp lý. Vì vậy, con người cần phải linh hoạt trong hành động sao cho phù hợp
với hoàn cảnh. Nếu con người không làm chủ được suy nghĩ và hành động của
mình thì sẽ gặp thất bại như các nhân vật Ngốc vậy.

Qua kiểu nhân vật ngốc nghếch, tác giả dân gian muốn gửi vào đó mục đích giáo
dục, răn đe con người phải biết ứng xử hợp lí với hồn cảnh, trang bị cho mình
những kiến thức cơ bản. Ngoài ra, với kiểu nhân vật này làm cho thế giới trong
truyện cổ tích sinh hoạt đa dạng hơn tạo thêm tiếng cười niềm vui trong cuộc
sống vất vả của người lao động.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
TIỂU HỌC
3.1. Nhân hóa
Các con vật trong truyện cổ tích lồi vật được nhân hóa đóng vai trị chính trong
kết cấu cốt truyện, mối quan hệ giữa chúng ít nhiều cũng thể hiện được mối quan
hệ với những suy nghĩ, hành động như con người.
Biện pháp nhân hóa được sử dụng để xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích rất
phong phú và đa dạng. Bằng sự nhân hoá người ta có thể bộc lộ tâm tư của mình
một cách kín đáo.
Với nghệ thuật nhân hóa đó, tác giả dân gian đã gửi gắm những ước mơ, lí
tưởng, khát vọng của mình vào một cuộc sống tốt đẹp, ấm no và hạnh phúc.
15


3.2. Xung đột
Truyện cổ tích phản ánh những vấn đề, xung đột trong xã hội. Đó là những mâu
thuẫn xảy ra mà con người không thể tránh khỏi, trở thành vấn đề của mọi giai
cấp.
Nhìn chung, xung đột nổi bật trong truyện cổ tích lồi vật là xung đột giữa kẻ
yếu nhưng thông minh và kẻ mạnh. Ở đây, những con vật nhỏ nhưng gan dạ luôn
luôn thắng những con vật chỉ biết ỷ vào sức mạnh hung bạo.
Trong truyện cổ tích thần kỳ nổi lên hai loại xung đột: xung đột xã hội và xung
đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên. Xung đột xã hội trong
truyện cổ tích, đặc biệt trong truyện cổ tích thần kỳ thường diễn ra trong phạm vi

gia đình. Đề tài về sự xung đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên
trong truyện cổ tích thần kỳ là cuộc đấu tranh của con người nhằm tìm hiểu và
chế ngự những sức mạnh của thiên nhiên.
Truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt tập trung khai thác hai đề tài lớn. Đó là
đề tài đạo đức và đề tài trí khơn.
Có thể nói việc phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình và xã hội, truyện cổ
tích Việt Nam đã cho thấy một cái nhìn thương cảm đối với những người lao
động nghèo khổ và khát vọng sống của nhân dân lao động, cho thấy tư tưởng,
khát vọng nhân văn của tác giả dân gian và niềm tin vào khả năng cải tạo thực tế
của con người.
3.3. Ngôn ngữ, hành động trong truyện cổ tích
3.3.1. Ngơn ngữ
Ngơn ngữ trong truyện cổ tích có vai trị vơ cùng quan trọng Truyện cổ dân gian
nói chung và truyện cổ tích nói riêng, các tác giả không đi vào miêu tả từ ngoại
hình đến hành động, khơng miêu tả thế giới nội tâm nhân vật mà dùng lời kể làm
16


cho nhân vật ngày càng rõ nét. Với lối kể chuyện hấp dẫn sinh động, các loại
nhân vật trong truyện cổ tích hiện lên một cách đầy đủ, sinh động và gần gũi với
con người với cuộc sống bình thường.
3.3.2. Hành động
Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là
phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của
mỗi người là căn cứ nói lên lí tưởng, phẩm chất. Hơn nữa, trong các truyện cổ
tích, tính cách nhân vật khơng phải ngay từ đầu đã được hình thành. Hành động
có tác dụng bộc lộ q trình phát triển tính cách, diễn biến cốt truyện...
3.4. Khơng gian, thời gian
Khơng gian trong truyện cổ tích lồi vật là khơng gian sinh tồn và hoạt động của
lồi vật. Ở đây con vật biết nói, biết hoạt động và ứng xử như người.

Khơng gian và thời gian “cổ tích” trong truyện cổ tích sinh hoạt gần gũi với
người kể và người nghe truyện. Bối cảnh sinh hoạt của câu chuyện kể rất quen
thuộc với người dân. Là khung cảnh nơng thơn, là gia đình nơng dân, là những
chuyện áp bức bóc lột và đời sống xã hội trong làng xã.
Thời gian trong truyện cổ tích đó là thời gian đo bằng sự kiện. Thời gian trong
truyện cổ tích là thời gian quá khứ vĩnh hằng, là thời gian quá khứ. Thời gian
trong cổ tích khơng gián đoạn mà diễn biến theo hành động của nhân vật.
PHẦN 3: KẾT LUẬN

Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam phong phú, đa dạng nhờ vào sự
hiện diện của bốn kiểu nhân vật: đức hạnh, xấu xa, thông minh, ngốc nghếch.
Mỗi loại nhân vật có đặc điểm riêng, thậm chí có sự đối lập hoàn toàn nhưng tất
cả đã khái quát toàn bộ đủ loại người trong xã hội. Với việc xây dựng thành công
bốn loại nhân vật ấy, tác giả dân gian đã khái quát sự đa dạng, phức tạp của hiện
17


thực cuộc sống. Thông qua bốn kiểu nhân vật này, tác giả dân gian muốn gửi
trọn khát vọng hạnh phúc, cơng bằng. Truyện cổ tích là tiếng nói ca ngợi những
phẩm chất tốt đẹp của con người lao động hiền lành, chân thật, bảo vệ cái tốt,
tiêu diệt cái ác, sống với lòng hiếu thảo, lòng yêu thương con người, tình yêu tha
thiết và sự chung thuỷ qua các kiểu nhân vật người em, trẻ mồ cơi, người xấu xí,
đứa bé thông minh,…

18


PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Đại Cương Văn Học Việt Nam
Tiểu luận: Đề Tài Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Cổ Tích Chương Tình Tiếng

Việt Tiểu Học



×