Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng những năm 19451946. Ý nghĩa lịch sử của vấn đề đối với cách mạng và với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.58 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|11379211

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính
quyền cách mạng những năm 1945-1946. Ý nghĩa lịch sử của vấn đề đối
với cách mạng và với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt
Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Mai
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Linh
Mã sinh viên
: 23A4050222
Nhóm tín chỉ
: PLT10A05
Mã đề
: 08

Hà Nội, tháng 10 năm 2021


lOMoARcPSD|11379211

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................3
I. PHẦN LÝ LUẬN.............................................................................................3


1. Tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945.........3
1.1. Thuận lợi.................................................................................................3
1.2. Khó khăn................................................................................................3
2. Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng thời kỳ
1945- 1946.........................................................................................................6
3. Kết quả tổ chức thực hiện, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra....9
3.1. Kết quả tổ chức thực hiện.......................................................................9
3.2. Ý nghĩa lịch sử......................................................................................10
3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra....................................................................10
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN................................................................................11
1. Ý nghĩa của vấn đề đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam
hiện nay...........................................................................................................11
2. Trách nhiệm của mỗi cá nhân......................................................................12

KẾT LUẬN.....................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………. 14


lOMoARcPSD|11379211

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ khi có Đảng là những trang sử sôi
động nhất, hào hùng nhất, oanh liệt nhất. Kể từ khi có Đảng dân tộc ta tiếp tục
giành được những thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc, thể hiện
những bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Mở đầu là thắng lợi
của Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hịa; tiếp đó là thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ

Tổ quốc và đến nay, chúng ta khẳng định công cuộc đổi mới của đất nước,
dưới sự lãnh đạo của đảng đã và đang giành được những thắng lợi lớn có ý
nghĩa lịch sử sâu sắc… tất cả những thắng lợi đó của dân tộc Việt Nam đều
nhờ vào vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Ngày nay nhân dân Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ đã và đang được
trực tiếp hưởng thụ những thành quả của cách mạng. Từ sự lãnh đạo tài tình,
sáng suốt của Đảng, việc giáo dục cho các thế hệ thấy được vai trò và sự cống
hiến to lớn của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và từ đó
nhận thức được bản lĩnh, trí tuệ của Đảng ta khi đứng trước sự mất còn của
cách mạng nền độc lập dân tộc và trong hoàn cảnh quốc tế nhiều mặt có lợi
cho bọn xâm lược, chúng ta lại chưa có điều kiện để phát huy những điều kiện
cơ bản, lâu dài và chưa kể cùng một lúc khắc phục được những khó khăn
chồng chất, nhưng với bản lĩnh kiên định vững vàng, phương pháp cách mạng
khoa học, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện những biện pháp quan
trọng để giữ vững thành quả cách mạng, giữ vững nền độc lập dân tộc của
nhân dân Việt Nam.
Với những vấn đề trình bày trên em đã chọn đề tài “Đảng lãnh đạo
công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng những năm
1945-1946. Ý nghĩa lịch sử của vấn đề đối với cách mạng và với công cuộc


lOMoARcPSD|11379211

2

xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam hiện nay ” Làm đề tài tiểu luận
cho học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu và

chỉ ra tầm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách lãnh đạo nhân
dân giành độc lập. Qua đó cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu
sắc.
Nhiệm vụ nghiện cứu:
- Nghiên cứu Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng những năm 1945-1946.
- Chỉ ra bài học kinh nghiệm với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản về chủ trường, biện pháp của
Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền Cách mạng
giai đoạn 1945-1946; công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước ngày nay.
Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam và một số nước liên quan.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận: Chủ nghĩa Mác – Lenin ; tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh cách mạng, chiến tranh
nhân dân.
Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích, lịch sử…

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Làm rõ tầm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
cách lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Cách
mạng.


lOMoARcPSD|11379211

3


Ý nghĩa thực tiễn: Rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho Cách
mạng Việt Nam.

NỘI DUNG
I. PHẦN LÝ LUẬN
1. Tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
năm 1945.
1.1. Thuận lợi
a) Quốc tế:
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, cục diện khu vực và thế giới có những
sự thay đổi lớn có lợi cho cách mạng Việt Nam. Các nước tư bản suy yếu,
phong trào giải phóng dân tộc vì hịa bình, dân chủ phát triển mạnh. Nhiều
nước ở Đông Trung Âu, được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn
con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội; phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh dâng cao. Đây là
những nhân tố có tác dụng cổ vũ, động viên nhân dân ta trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ thành quả Cách mạng.
b) Trong nước:
Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam từ thân
phận nô lệ, bị áp bức trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới; Đảng Cộng
sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước; Đặc biệt,
việc hình thành hệ thống chính quyền cách mạng với bộ máy thống nhất từ
cấp Trung ương đến cơ sở, ra sức phục vụ lợi ích của Tổ quốc, nhân dân; luật
pháp của chính quyền cách mạng được khẩn trương xây dựng và phát huy vai
trò đối với cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng chế độ mới.

1.2. Khó khăn
a) Thế giới:



lOMoARcPSD|11379211

4

Với âm mưu chia lại thuộc địa thế giới, phe chủ nghĩa đế quốc ra sức tấn
công, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt
Nam; Sau cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, khơng có nước nào
ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lý của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa; Việt Nam nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế
quốc, bị bao vây cách biệt hoàn tồn với thế giới bên ngồi; Cách mạng ba
nước Đơng Dương nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng phải đương đầu
với nhiều bất lợi, khó khăn, thử thách hết sức to lớn và rất nghiêm trọng.
b) Trong nước
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng các thế lực đế quốc
phản động quốc tế đã cấu kết bao vây chống phá hòng thủ tiêu mọi thành quả
cách mạng của nhân dân ta đặt lại ách thống tri của chúng xoá bỏ nền độc lập
mà dân tộc ta vừa giành được.
 Về quân sự:
+ Ở phía Bắc:
-

Ở Bắc vĩ tuyến 16, theo thỏa thuận Hiệp ước Potsdam (Đức), từ cuối

tháng 8-1945, hơn 20 vạn quân đội của Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa dân
quốc) tràn qua biên giới kéo vào Việt Nam dưới sự bảo trợ và ủng hộ của Mỹ
với danh nghĩa quân đội Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, kéo theo là
lực lượng tay sai Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu thâm độc “diệt Cộng, cầm
Hồ”, phá Việt Minh. Trong khi đó, trên đất nước Việt Nam vẫn cịn 6 vạn
qn đội Nhật Hồng thua trận chưa được giải giáp.
- Tại Hà Nội, dựa vào thế quân Tưởng bọn Việt Quốc, việt Cách công

khai hoạt động tuyên truyền gây rối chống phá cách mạng. Ngoài ra còn nhiều
tổ chức phản cách mạng khác hoạt động như Đại Việt quốc dân đảng, Đại Việt
quốc gia xã hội đảng v.v. đã bị chính quyền cách mạng ra sắc lệnh giải tán
nhưng vẫn tìm mọi cách hoạt động phá hoại...
+ Ở phía Nam:


lOMoARcPSD|11379211

5

- Từ vĩ tuyến 16 (từ Đà Nẵng trở vào), cũng với danh nghĩa lực lượng
Đồng minh, quân đội Anh vào tước vũ khí quân Nhật, Nhưng trên thực tế, đế
quốc Anh đã giúp cho thực dân Pháp trở lại chiếm Việt Nam và cả Đông
Dương.
- Từ tháng 9-1945, theo thỏa thuận của phe Đồng minh, 2 vạn quân đội
Anh- Ấn đổ bộ vào Sài Gòn để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật thua
trận ở phía Nam Việt Nam. Quân đội Anh đã trực tiếp bảo trợ, sử dụng đội
quân Nhật giúp sức quân Pháp ngang nhiên nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài
Gòn-Chợ Lớn (Nam Bộ) vào rạng sáng ngày 23-9-1945, mở đầu cuộc chiến
tranh xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam.
 Về kinh tế
Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại bị thực dân Pháp và
phátxít Nhật vơ vét, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nên lại càng nghèo
hơn. Cơng nghiệp đình đốn, nơng nghiệp bị hoang hóa.
 Về tài chính
Ngân khố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng. Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm
trong tay tư bản nước ngồi.
 Về văn hóa- xã hội
Các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội chưa được khắc phục;

95% dân số thất học, mù chữ. Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 làm 2
triệu người dân chết đói.
 Về chính trị
Hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập, còn rất non trẻ, thiếu
thốn, yếu kém về nhiều mặt; hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề.

 Những khó khăn, thử thách to lớn cả về quân sự, chính trị,kinh tế và
xã hội trên đây, đặt chính quyền cách mạng và vận mệnh đất nước ta trong
thế "ngàn cân treo sợi tóc". cùng một lúc phải đối phó với nạn đói, nạn dốt


lOMoARcPSD|11379211

6

và bọn thù trong, giặc ngồi. Tình hình trên địi hỏi Đảng và chính quyền
cách mạng có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, phát huy sức
mạnh của tồn dân mới có thể bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng.

2. Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới và chính quyền cách
mạng thời kỳ 1945- 1946
- Ngày 3-9-1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt, là: diệt
giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm.
- Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng
chiến kiến quốc, nhận định tình hình và định hướng con đường đi lên của
cách mạng Việt Nam sau khi giành được chính quyền.
Nội dung Chỉ thị: Chỉ thị phân tích sâu sắc sự biến đổi của tình hình thế
giới và trong nước, nhất là tình hình Nam Bộ và xác định rõ: “kẻ thù chính
của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh

vào chúng”; nêu rõ mục tiêu của cuộc cách mạng Đơng Dương lúc này vẫn là
“dân tộc giải phóng” và đề ra khẩu hiệu “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”;
mọi hành động phải tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt “là củng cố
chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời
sống cho nhân dân”.
Biện pháp thực hiện: Cần nhanh chóng xúc tiến bầu cử Quốc hội để đi
đến thành lập Chính phủ chính thức; lập ra Hiến pháp, động viên lực lượng
tồn dân, kiên trì kháng chiến và chuẩn bị kháng chiến lâu dài; kiên định
nguyên tắc độc lập về chính trị.
Về ngoại giao phải kiên trì ngun tắc “thêm bạn bớt thù”; đối với Tàu
Tưởng nêu chủ trương “Hoa-Việt thân thiện”, đối với Pháp “độc lập về chính
trị, nhân nhượng về kinh tế”.


lOMoARcPSD|11379211

7

Về tuyên truyền, hết sức kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân
Pháp xâm lược; “đặc biệt chống mọi mưu mô phá hoại chia rẽ của bọn
Trốtxkit, Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng” v.v.
-

Những quan điểm và chủ trương, biện pháp lớn được Đảng nêu ra

trong bản Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc đã đáp ứng đúng yêu cầu cấp bách
của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
-

Chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm:

Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ lớn, quan trọng, cấp

bách lúc bấy giờ. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung chỉ
đạo, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào lớn, các cuộc
vận động, như: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm với khẩu hiệu tăng gia
sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa; lập hũ gạo tiết kiệm, tổ chức Tuần lễ
vàng, gây Quỹ độc lập, Quỹ đảm phụ quốc phịng, Quỹ Nam Bộ kháng chiến
v.v.
Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
coi trọng, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, góp phần tích cực xây dựng hệ
thống chính quyền cách mạng, phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Đảng
và Hồ Chí Minh chủ trương phát động phong trào “Bình dân học vụ”, toàn
dân học chữ quốc ngữ để từng bước xóa bỏ nạn dốt; vận động tồn dân xây
dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa mới để đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói
quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ.
Khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng: Để khẳng
định địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam, Đảng và Hồ Chí Minh đã chủ
trương sớm tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc theo hình thức phổ thơng đầu
phiếu để bầu ra Quốc hội và thành lập Chính phủ chính thức. Ngày 6-1-1946,
cả nước tham gia cuộc bầu cử và có hơn 89% số cử tri đã đi bỏ phiếu dân chủ
lần đầu tiên, đồng bào Nam Bộ và một số nơi đi bỏ phiếu dưới làn đạn của


lOMoARcPSD|11379211

8

giặc Pháp, nhưng tất cả đều thể hiện rõ tinh thần “mỗi lá phiếu là một viên
đạn bắn vào quân thù”, làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của các kẻ thù.
Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ,

đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, đồng bào chiến sĩ Nam Bộ tiến hành
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Chính phủ, Hồ Chí Minh và nhân dân miền Bắc nhanh chóng hưởng
ứng và kịp thời chi viện, chia lửa với đồng bào Nam Bộ kháng chiến. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã gửi thư khích lệ, động viên đồng bào Nam Bộ kháng chiến.
Trong những ngày đầu, so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh
lệch, nhưng với lòng yêu nước sâu sắc, quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập,
tự do, của Tổ quốc, có sự lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của Xứ ủy Nam Bộ, của
Chính phủ Trung ương, quân và dân Nam Bộ, các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên đã tổ chức lại lực lượng, củng cố các khu căn cứ và lực lượng vũ
trang, động viên nhân tài, vật lực của toàn dân đứng lên ngăn chặn bước tiến
của thực dân Pháp; tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài
sau này.
Mặt khác, thực dân Pháp muốn đàm phán với Chính phủ ta để quân
Pháp vào miền Bắc mà không phải đụng độ ngay, sau đó củng cố chỗ đứng,
rồi lấn tới và cuối cùng có thể thực hiện “màn đảo chính”để nhanh chóng đặt
lại sự thống trị của chúng đối với nước ta. Từ sự phân tích tình hình một cách
khách quan, tồn diện, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết
định tạm thời hồ hỗn và có nhân nhượng cần thiết để cho quân Pháp vào
miền Bắc, nhưng không phải hoàn toàn theo Hiệp ước Hoa - Pháp, mà phải
theo những điều kiện đàm phán ký kết giữa ta và Pháp. Sự nhân nhượng của
ta là có nguyên tắc.


lOMoARcPSD|11379211

9

Để giữ vững nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, Đảng,

Chính phủ tiếp tục cuộc đấu tranh ngoại giao kiên trì, kiên quyết, đầy khó
khăn, phức tạp trong suốt năm 1946 ở cả mặt trận trong nước và ngoài
nước…

3. Kết quả tổ chức thực hiện, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh
nghiệm rút ra.
3.1. Kết quả tổ chức thực hiện
Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng
giai đoạn 1945-1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, qn sự, ngoại giao và đã giành được những kết
quả hết sức to lớn.
 Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã
hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông
bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thơng qua và ban hành.
Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng, xã và các cơ quan tư pháp, tịa
án, các cơng cụ chun chính như Vệ quốc tồn, Công an nhân dân được thiết
lập và tăng cường. Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên
hiệp quốc dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được xây dựng và
mở rộng. Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập.


Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu

đói, xóa bỏ các thứ thuế vơ lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây
dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được hồi phục. Cuối năm
1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định
và có cải thiện. Tháng 11-1946, giấy bạc "Cụ Hồ" được phát hành. Đã mở lại
các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động tồn dân
xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và



lOMoARcPSD|11379211

10

tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi.
Cuối năm 1946, cả nước đã có thêm 2.5 triệu người biết đọc, biết viết.


Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ

súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam
Bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và
phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp
đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội
bộ kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với
quân đội Tưởng tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực
lượng chổng Pháp ở miền Nam. Khi Pháp - Tường ký Hiệp ước Trùng Khánh
(28-2-1946), thỏa thuận mua bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quân ra
miền Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hào hoãn, dàn xếp với Pháp
để buộc quân Tưởng phải rút về nước. Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm
phán ở Đà Lạt, ở Phôngtennơbờlô (Phongtennebleau, Pháp), Tạm ước 14-91946 đã tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc
chiến đấu mới.

3.2. Ý nghĩa lịch sử
Bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách
mạng; xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ
mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chuẩn bị được những điều kiện cần
thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến tồn quốc sau đó.


3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.



Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và

bảo vệ chính quyền cách mạng.


Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ

thù chính, coi sự nhân nhượng có ngun tắc “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” với
kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cành,


lOMoARcPSD|11379211

11

cụ thể. Tận đụng khả năng hịa hỗn để xây dựng lực lượng, củng cố chính
quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng
chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.
 Nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập.
 Phát triển thực lực cách mạng.

II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

1. Ý nghĩa của vấn đề đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN
Việt Nam hiện nay
Đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn trong
quá trình phát triển. Từ năm 2020 đến nay, khó khăn, thách thức càng tăng do
ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19. Đà tăng trưởng về kinh tế nước ta bị
chặn lại; đời sống của nhân dân, cả về vật chất, tinh thần, việc làm … đều gặp
mn vàn khó khăn. Trước tình hình ấy, những bài học của cơng cuộc đấu
tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng những năm 1945-1946 vẫn
cịn ngun giá trị và có ý nghĩa tích cực đối với sự nghiệp đổi mới đất nước
Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Đầu tiên, hãy bắt đầu từ nhân tố tiên quyết, điều kiện quyết định cho
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay, đó là tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng. Đảng phải trong sạch, vững mạnh hơn bao giờ hết để
lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, hồn thành nhiệm vụ mà Nghị
quyết Đại hội XII đã đề ra và chuẩn bị đón nhận nhiệm vụ của Đại hội XIII.
Ngay sau khi Việt Nam ghi nhận trường hợp bệnh nhân nhiễm virus Covid-19
đầu tiên, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo các cấp,
các ngành tập trung triển khai các biện pháp phịng chống, ứng phó kịp thời,
ngăn chặn dịch bệnh. “Chống dịch như chống giặc” có lẽ là mệnh lệnh chỉ có
ở Việt Nam và đã khơi dậy tinh thần chiến đấu của cả dân tộc khi được nêu ra
trong một văn bản chính thức của người đứng đầu chính phủ.


lOMoARcPSD|11379211

12

Hai là, Đảng ngày càng chú trọng quy mô giáo dục phát triển nhanh,
thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của
nhân dân, thể hiện ở sự phát triển rộng khắp mạng lưới các trường học, sự

tăng nhanh quy mô giáo dục, những chuyển biến bước đầu về chất lượng giáo
dục.
Thứ ba là, giai đoạn cách mạng hiện nay càng cần củng cố và phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc hơn nữa để đưa đất nước vượt
qua khó khăn tiến nhanh và bền vững hơn. Trong thử thách, trong hoạn nạn,
càng chứng tỏ sức mạnh của tập thể, của sự giác ngộ chính trị, chung tay vượt
qua khó khăn. Tồn dân tin theo Đảng và Chính phủ để phòng và chống dịch
COVID-19 đạt kết quả tốt. Chúng ta tin tưởng vào sự thắng lợi chung của đất
nước trong trận chiến cam go với hai nhiệm vụ kép: Vừa chống dịch COVID19 vừa phát triển về mọi mặt.
Bốn là, Cơng tác đối ngoại đã góp phần duy trì, củng cố mơi trường hịa bình
ổn định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa. Việt Nam duy trì mối quan hệ tốt với các nước láng giềng và khu
vực. Mặc dù có nhiều diễn biến phức tạp trên Biển Đơng nhưng chúng ta đã
khéo léo, kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng nhiều hình thức, biện pháp phù
hợp, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, vừa bảo vệ được độc lập, chủ
quyền, ổn định để phát triển đất nước.

2. Trách nhiệm của mỗi cá nhân
Thứ nhất, kiên định lập trường tư tưởng Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Phải rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lịng u nước, có
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,
có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh.


lOMoARcPSD|11379211

13

Thứ hai, tham gia cống hiến vào hoạt động cộng đồng xã hội thông

qua các phong trào hành động cách mạng của Đồn như “Tuổi trẻ xung kích
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Thanh niên tình nguyện”.
Thứ ba, nỡ lực học tâ ̣p trau dồi kiến thức chuyên môn . Trong thời kỳ
phát triển kinh tế - xã hội trong nước và hội nhập quốc tế, thanh niên nước ta
cần nâng cao trình độ học vấn, tay nghề khả năng thực tế, kỹ năng lao động
để thích ứng với thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc
tế.
Thứ tư, giữ vững bản lĩnh lập trường trước những luận điê ụ xuyên tạc
của kẻ thù địch, các quan điểm sai trái của các thế lực phản động, động viên
giúp đỡ mọi người hiểu được những chính sách và đường lối đúng đắn của
Đảng, đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù
địch và các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng…

KẾT LUẬN
Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã trải qua 75 năm xây dựng và
phát triển, bắt đầu từ cột mốc có tầm vóc quốc tế là thắng lợi của cuộc Cách
mạng Tháng Tám năm 1945. Chính nhờ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
vận dụng sách lược linh mà cách mạng đã vượt qua những thử thách hiểm
nghèo, giành thắng lợi từng bước, đưa cách mạng cả nước tiến lên, vững chắc
đi tới thắng lợi hoàn toàn. Như vậy, những năm đầu thành lập nước, Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơn khéo, sáng suốt đưa ra nhiều phương lược,
sách lược để xây dựng chính quyền, củng cố lực lượng, hịa hỗn với kẻ thù.
Vì thế, nhân dân Việt Nam khơng những giữ vững được chính quyền cách
mạng non trẻ, mà cịn tạo được sức mạnh căn bản, ban đầu để chủ động bước
vào và giành được thắng lợi trong kháng chiến toàn quốc. Từ đó rút ra được
những bài học cho cơng cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay.


lOMoARcPSD|11379211


14


lOMoARcPSD|11379211

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam( ebook- Học viện Ngân hàng)
2. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền Cách mạng 1945-1946
/>3. Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) - Quyết định mang ý nghĩa lịch sử
trọng đại
/>4. Đường lối đấu tranh giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do
những năm đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- Tạp chí quốc
phịng tồn dân.
/>


×