Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học QUAN hệ GIỮA xã hội với tự NHIÊN và vấn đề bảo vệ môi TRƯỜNG HIỆN NAY ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.42 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
_________________*__________

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN "NAY Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Tơ Phương Nam
Mã sinh viên: 2112920051
Lớp tín chỉ: TRIE114.CLC.hocghep2
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tùng Lâm

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới của chúng ta được hình thành từ rất nhiều mối quan hệ vô cơ và hữu cơ vô
cùng phức tạp. Trong số vô vàn những mối quan hệ ấy, chúng ta không thể không kể
đến mối quan hệ giữa hai thành phần tự nhiên và xã hội. Tự nhiên và xã hội có mối
quan hệ biện chứng, cơ bản, là nền tảng cho sự tồn tại của thế giới ngày nay. Để có
được những điều kiện sống tất yếu hiện nay, thế giới không thể chỉ hình thành từ các
yếu tố tự nhiên mà cịn phải có xã hội và các quy luật của xã hội. Vì vậy, tìm hiểu về
mối quan hệ giữa hai yếu tố tự nhiên và xã hội chính là tìm hiểu điều căn bản nhất
trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới.
Trong việc tìm hiểu hai yếu tố, sự tác động của con người đối với tự nhiên và xã hội


cũng là một điểm đáng lưu ý. Từ thuở sơ khai, con người đã được tạo hóa ban cho tự
nhiên, nơi cung cấp môi trường sống và các điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển.
Theo thời gian, qua q trình tiến hóa, con người ngày càng hồn thiện hơn, mang đến
những tác động tích cực và tiêu cực cho tự nhiên. Gần đây, những tác động tiêu cực
đã trở nên phổ biến hơn dần, khi mà các hoạt động của con người đang tàn phá môi
trường sinh thái của chính chúng ta và vơ vàn các loài động thực vật khác. Ở Việt
Nam, đây là một vấn đề vơ cùng cấp thiết, đáng báo động
Chính vì vậy, em đã quyết đinh lựa chọn đề tài: “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và
vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam”. Qua bài tiểu luận này, em muốn
phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội và bàn về những tác động qua
lại giữa chúng. Bên cạnh đó, em cũng muốn tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân, hậu
quả của ô nhiễm môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra những
biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế các tác động xấu với môi trường. Em hi vọng có
thể góp phần thay đổi nhận thức xã hội nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trong
hành động của mỗi cá nhận, từ đó góp phần vào việc bảo vệ môi trường tại nước ta


PHẦN NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái niệm tự nhiên và xã hội
a. Tự nhiên
Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Nó là một trong những yếu tố
cơ bản và cần thiết nhất cho sự sống, là điều kiện tất yếu trong quá trình sản xuất ra
của cải vật chất xã hội.
Tự nhiên cung cấp cho con người nơi cư trú và các điều kiện sống thiết yếu như thức
ăn, nước, ánh sáng, không khí, ... Khơng những thế, tự nhiên cịn cung cấp các
nguyên vật liệu giúp con người tiến hành và duy trì hoạt động sản xuất để duy trì sự

sống và phát triển mọi vật chất, tăng cường ý thức, vốn hiểu biết cho con người.
Đặc biệt, con người và xã hội đều là bộ phận đặc thù của tự nhiên. Nguồn gốc con
người là từ tự nhiên, con người sống trong tự nhiên như một sinh vật. Vì vậy, tự nhiên
chính là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của chúng ta.
b. Xã hội
Xã hội là một bộ phận của tự nhiên, là hình thái vận động cao nhất của vật chất. Mối
quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người là nền tảng của
hình thái vận động này. Theo C.Mác, “Xã hội không phải gồm các cá nhân mà xã hội
biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của những cá nhân đối với
nhau”. Như vậy, xã hội không thể tự phát như tự nhiên mà phải được hình thành
thơng qua các hoạt động có ý thức của con người.
2. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
a. Tự nhiên - Nền tảng của xã hội
Xã hội và tự nhiên thống nhất và tương tác với nhau. Đây là mối quan hệ biện chứng
hai chiều. Tự nhiên vừa là nguồn gốc, vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã
hội. Xã hội được hình thành và phát triển trong sự tiến hóa của thế giới vật chất. Con
người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu khơng có giới tự nhiên, khơng có thể giới
hữu hình bên ngồi. Tự nhiên đã cung cấp được những điều kiện cần thiết nhất cho sự
sống của con người và cũng chỉ tự nhiên mới có thể cung cấp được những điều kiện
cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội. Chính vì vậy, ta có thể nói tự nhiên vơ
cùng quan trọng với xã hội.


Xã hội được hình thành nhờ có q trình lao động. Trong khi đó, tự nhiên là nguồn
cung cấp mọi thứ cần thiết cho hoạt động lao động của con người và thúc đẩy sự phát
triển xã hội. Tuy nhiên, tự nhiên cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất xã hội và kìm
hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội.
b. Xã hội - Bộ phận đặc thù của tự nhiên
Như đã nói ở trên, con người và xã hội là bộ phận của tự nhiên. Nguồn gốc của con
người và xã hội chính là tự nhiên. Sự sống được sinh ra từ quá trình phát triển của tự

nhiên. Theo quy luật tiến hóa được viết trong sách “Về nguồn gốc các loài” - Đácuyn, con người đã xuất hiện từ động vật trong các điều kiện nhất định. Con người
sống trong tự nhiên như mọi sinh vật khác vì con người chính là sinh vật của tự nhiên.
Vì vậy, tự nhiên chính là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Con người hình thành khơng chỉ nhờ các quy luật sinh học từ tự nhiên mà còn nhờ
vào lao động. Lao động là một quá trình được tiến hành giữa con người và tự nhiên
mà trong đó con người khai thác, sử dụng và tối ưu tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu tồn
tại của mình. Chính q trình lao động đã giúp con người dần hoàn thiện cả về vẫn
chất lẫn ý thức, giúp bộ não con người phát triển vượt bậc so với những loài động vật
khác.
Cùng với đó là sự hình thành các mối quan hệ giữa người với người, công đồng người
dần thay đổi, từ mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác hản về chất, đó là
xã hội. Xã hội lấy sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng, có tính
đặc thù ở chỗ nhân tố hoạt đồng là con người có ý thức, suy nghĩ và theo đuổi những
mục đích nhất định.
c. Tác động của xã hội lên tự nhiên
Tự nhiên và xã hội có mối quan hệ khăng khít. Trong sự tác động qua lại giữa tự
nhiên và xã hội, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của
xã hội, cịn yếu tố xã hội có vai trị quan trọng trong việc biến đổi và phát triển của tự
nhiên.
Tự nhiên là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và tiến lên của xã hội


Đó là vai trị khơng thể thay thế và khơng bao giờ mất đi của tự nhiên, cho dù xã hội
có thay đổi đến đâu. Bởi lẽ, nếu coi xã hội như một cơ thể sống, thì tự nhiên là nguồn
cung cấp khơng khí, nước và thức ăn. Nếu khơng được cung cấp những điều thiết yếu
ấy, cơ thể sẽ trở nên còi cọc, ốm yếu rồi tàn lụi. Xã hội có phát triển đến đâu cũngkhơng thể thốt
khỏi

vịng


tự

nhiên,



mọi

hoạt

động



hội

đều

diễn

ra

trong

tự

nhiên, lấy tài liệu từ tự nhiên và có đạt kết quả tốt hay không cũng phụ thuộc vào tự
nhiên ấy. Ngày nay, với sự phát triển của ngành khoa học kĩ thuật và những công
nghệ hiện đại, con người đã chế tạo được những vật liệu khơng có sẵn trong tự nhiên.
Thế nhưng, suy cho cùng, những thành phần tạo nên các vật liệu mới ấy cũng đều

xuất phát từ tự nhiên.
Xã hội lồi người gắn bó với tự nhiên nhờ có các dịng vật chất, năng lượng và thơng
tin, nhờ sự kết hợp giữa lao động với thiên nhiên
Nếu tự nhiên là nguồn cung cấp các tư liệu sinh hoạt và sản xuất cho xã hội, thì xã hội
là bộ phận tiêu thị, biến đổi tự nhiên. Xã hội có thể sử dụng tất cả các nguồn vật chất
vốn có của sinh quyển: từ động thực vật đến vi sinh vật; từ đất, đá đến các loại
khoáng sản, dầu mỏ, khí đối; từ những nguồn vật chất có hạn đến những nguồn vật
chất vơ hạn như ánh sáng, khơng khí, ... Thông qua lao động của con người trong xã
hội, tự nhiên được biến đổi và bị biến đổi. Đó chính là sự tác động trở lại của xã hội
lên tự nhiên.
Tuy có vai trị khác nhau, cả hai yếu tố tự nhiên và xã hội đều cùng nhau hợp thành hệ
thống tự nhiên - xã hội. Sự thống nhất của hệ thống này được xây dựng trên cơ sở cấu
trúc liên hoàn chặt chẽ của sinh quyển và được đảm bảo bởi cơ chế hoạt động của chu
trình sinh học. Hoạt động của chu trình này tuân theo những nguyên tác tổ chức chung
(nguyên tắc tự tổ chức, tự điều chỉnh, tự làm sạch, tự bảo vệ) mà cả hai yếu tố cùng
phait nhất loạt tuân theo thì mới phát triển bền vững được.
d. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
Quan hệ xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội:


Thông qua các hoạt động của con người, lịch sử tự nhiên và xã hội đã trở nên gắn bó
và quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định này phụ thuộc vào trình độ phát triển của
xã hội mà tiêu chí đánh giá là phương thức sản xuất. Điều này là bởi phương thức sản
xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiê và xã hội vì mỗi phương thức
sản xuất khác nhau sẽ có những cơng cụ lao động khác nhau, những mục đích sản
xuất khác nhau. Ngày nay, chế độ sở hữu tư nhân tư bản đang nổi lên và chiếm đoạt
tự nhiên nhằm mục đích lợi nhuận. Kết hợp với sự phát triển không ngừng của các
công cụ sản xuất, môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm trầm trọng tại nhiều nơi và đe
dọa sự sống còn của nhân loại. Để tồn tại và phát triển, con người cần chung sống hịabình với tự
nhiên và xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đang phá hoại tự

nhiên. Đây chính là nhiệm vụ của mỗi người trong chúng ta
Quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các
quy luật trong hoạt động thực tiển:
Do con người hoạt động theo suy nghĩ nên mối quan hệ tự nhiên và xã hội phụ thuộc
nhiều vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức các quy luật và vận dụng nó vào
thực tiển. Nếu làm trái quy luật, chỉ khai thác và chiếm đoạt những cái có sẵn trong tự
nhiên thì sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội vàchúng ta sẽ không
thể tạo ra một thế giới hài hòa. Nếu điều này xảy ra, sự diệt vong của lồi người sẽ là
điều khó tránh khỏi. Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà nhận thức đã được nâng
lên nhiều so với trước, vấn đề còn lại đối với mỗi người là phải hành động sao cho
đúng.
Con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội:
Con người là sản phẩm tự nhiên, con người tạo ra xã hội. Con người vốn tồn tại trong
tự nhiên nhưng sau khi tạo ra xã hội lại không thể tách rời xã hội. Con người sống
trong những mối quan hệ qua lại giữa người với người trong xã hội. Như vậy, con
người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội

II. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Mơi trường là nơi sinh sống của con người, là nơi mà xã hội tồn tại. Nó là nơi cung
cấp các nguyên liệu để duy trì sự sống cho con người. Môi trường sống của con người
không chỉ là môi trường địa lý mà cịn là mơi trường tự nhiên - xã hội.
1. Thực trạng


Hiện nay, Việt Nam đang phải đối diện với nhiều vấn đề môi trường gay gắt. Tăng
trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối
với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Theo thống kê, tổng tiêu thụ năng lượng
trong nước ta đã tăng gấp ba lần trong mười năm qua, cường độ sử dụng năng lượng
trong GDP tiếp tục tăng đều. Q trình đơ thị hóa, tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng
dân số mạnh mẽ đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và

xử lý ô nhiễm, đặc biệt khi lượng rác thải tại nước ta được dự báo sẽ tăng gấp đôi
trong chưa đầy 15 năm tới. Bên cạnh đó, vấn đề rác thải nhựa trên các sông, hồ, biển
cũng đang vô cùng nhức nhối. Theo ước tính, 90% rác thải nhựa trên tồn thế giới
được thải ra 10 con sơng, trong đó có sơng Mê Kơng. Việc bị ơ nhiễm những nguồnnước này
đang gây ra những hậu quả nghiệm trọng không chỉ đối với năng suất các
ngành mà còn đối với sức khỏe người dân.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm
khơng khí. Nồng độ bụi ở đơ thị vượt q nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí
thải CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ
1,5 đến 2,5 lần. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề nan giải đối với các khu
dân cư.
Nạn phá rừng hiện nay cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Theo thống kê trước năm
1945, rừng bao phủ chiếm tỉ lệ 43,8%, nay chỉ cịn hơn 28%. Diện tích đất trồng trọt
cũng đang bị sói mịn rất nhiều, tăng mạnh lên khoảng 13,4 triệu ha. Tình trạng khai
thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát, thủy sản và gỗ cũng có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến tiềm năng phát triển nước ta trong tương lai. Bên cạnh đó, vấn đề
khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý, ... cũng đã và đang làm hủy hoại môi
trường sinh thái. Việc sử dụng mìn khai thác ở nhiều lĩnh vực đang làm phá hủy sự
cân bằng về hệ sinh thái mơi trường.
Ngồi ra, nước ta cũng đang gặp vấn đề khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển
gây đe dọa tới các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn gen.
Thực trạng môi trường hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển nhanh và
bền vững của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt khi nước ta đang bị nhiều chuyên
gia quốc tế đánh giá là một trong năm nước chịu tác động mạnh nhất của vấn đề biến
đổi khí hậu.
2. Nguyên nhân


Trước hết, nguyên nhân rõ nhận thấy nhất của thực trạng ô nhiễm môi trường hiện
nay là sự thiếu ý thức của người dân. Ý thức của người đân đang vô cùng thấp về vấn

đề bảo vệ môi trường tại nước ta hiện nay. Họ thường xuyên thả rác thải xuống nước,
xuống đất một cách vơ tội vạ vì cho rằng việc làm của mình là q nhỏ bé, khơng đủ
làm hại mơi trường. Thế nhưng, khi ai cũng có tư tưởng như vậy, chúng ta đang vơ
tình tích tiểu thành đại, để rồi khu phố của chúng ta, sông hồ gần nơi chúng ta sống sẽ
ngập đầy rác thải. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm
của nhà nước, của cộng đồng chứ khơng phải việc của mình nên họ khơng để tâm. Chỉ
cần khơng phải nhà mình, thì nơi nào họ cũng xả thải được. Đáng buồn là tình trạng
này đang xuất hiện khá phổ biến ở người lớn, những người lẽ ra phải làm tấm gương
giáo dục trẻ em. Nhiều phụ huynh khi đón con trẻ tại trường học, hay đưa con đi chơivẫn thản
nhiên xả rác nơi công cộng cho dù có treo rất nhiều biển cẩm xả rác. Nếu
điều này vẫn cứ tiếp diễn, những đứa trẻ sẽ khó mà hình thành được ý thức tốt cho
vấn đề này, và lượng rác thải sẽ cứ tăng dần đều theo thời gian.
Ngồi ra, ơ nhiễm mơi trường cịn do sự thiếu trách nhiệm của các khu công nghiệp
và nhà máy. Chỉ vì lợi nhuận cá nhân, họ bất chấp hủy hoại môi trường sống và đe
dọa sức khỏe của cộng đồng cũng như của chính họ. Sự thiếu trách nhiệm đó cịn bắt
nguồn từ sự thiếu khắt khe, nghiêm chỉnh trong công tác bảo vệ môi trường. Điều này
dẫn tới việc những khu công nghiệp và nhà máy ấy ngày càng gây ơ nhiễm vì lợi
nhuận mà khơng phải chịu sự răn đe hay xử phạt nghiêm chỉnh. Hơn nữa, điều này
còn dẫn đến một vấn đề là hàng loạt rác khơng được xử lí triệt để. Khi có thiên tai
như lũ hay bão lớn, chúng có thể trơi hoặc bay đi rất xa, khiến việc giải quyết rác thải
càng thêm khó khăn.
3. Hậu quả
Việc mơi trường sinh thái bị hủy hoại và ngày càng ô nhiễm đã gây ra nhiều ảnh
hưởng xấu và nghiêm trọng. Ở đây ta thấy được mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội,
khi mà con người đại diện cho xã hội tác động tiêu cực đến tự nhiên. Dưới đây là một
số hậu quả cho việc này:
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Hậu quả lớn nhất của ơ nhiễm mơi trường chính là gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Khi các môi trường đất, nước, hay khơng khí bị ơ nhiễm, thành phần của
chúng có sự biến đổi và có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Một số

ví dụ có thể kể đến như bụi trong khơng khí ô nhiễm có thể gây bệnh về hô hấp, da và
thậm chí là ung thư; sử dụng nước ơ nhiễm chứa nhiều thành phần lạ có thể gây ra các


bệnh về da, bệnh về tiêu hóa, ...
Ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người:
Khi các môi trường đất, nước và khơng khí bị ơ nhiễm, các hoạt động sống của con
người cũng bị ảnh hưởng nhiều, cụ thể như:
-

Ơ nhiễm nước dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày;

-

Ô nhiễm đất làm thiếu đất canh tác nơng nghiệp, xây dựng nhà cửa;

-

Ơ nhiễm khơng khí ;àm ảnh hưởng đến tầm nhìn trong giao thông.

Làm suy giảm hệ sinh thái:


Các loài sinh vật tồn tại trong hệ sinh thái và mơi trường tự nhiên có liên quan mật
thiết với nhau như mắt xích. Vì vậy, khi có một yếu tố môi trường bị ô nhiễm, hệ sinhthái sẽ bị
giảm sụt số lượng sinh vật tồn tại trong môi trường đó, gây thiếu hụt nguồn
thức ăn cho các lồi sinh vật khác.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế:
Khi môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước sạch sẽ bị khan hiếm, ảnh hưởng đến các
hoạt động phát triển kinh tế như nuôi thủy hải sản, trồng lúa hay cây hoa màu, trồng

cây nơng nghiệp, ... Nếu khơng có nước sạch, các loại thủy hải sản sẽ khơng có mơi
trường thích hợp để sống, các lồi cây cũng khơng có đủ nước tưới để phát triển tốt.
Bên cạnh đó, nếu nguồn đất cũng bị ô nhiễm, các loại cây trồng sẽ khơng thể nảy
mầm và phát triển bình thường. Đồng thời cũng không thể đảm bảo độ vững chắc cho
các cơng trình hoặc những cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng.
Gây biến đổi khí hậu:
Ơ nhiễm khơng khí đang là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng biến
đổi khí hậu tại Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Những loại khí CO2,
SO2, CH4 được thải ra từ các hoạt động con người như sản xuất công nghiệp, đốt
rừng, sử dụng phương tiện giao thơng, ... có thể mỗi ngày làm tăng hiệu ứng nhà
kính, khiến nhiệt độ trái đất nóng dần lên. Hậu quả là mực nước biển dâng lên dẫn đến
mất đi nguồn thức ăn và nơi sống của nhiều loài sinh vật. Khơng những thế, ơ nhiễm
khơng khí cịn khiến lượng ánh sáng mà các loài cây nhận được giảm đi, ảnh hưởng
đến quá trình quang hợp và khiến lượng oxy cần thiết cho các loài sinh vật bị giảm đi
đáng kể.
4. Biện pháp khắc phục
Để ngăn chặn, khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường đang diễn ra hiện nay, ta có
thể triển khai một số giải pháp sau đây:
Hồn thiện hệ thống chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ mơi trường.
Chính phủ cần xây dựng thêm các chính sách về việc bảo vệ mơi trường có đủ sức răn
đe những đối tượng thờ ơ, vô trách nhiệm đang khiến vấn đề ô nhiễm ngày một
nghiêm trọng. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh cơng tác thanh tra, giám sát về tình hình
thực hiện bảo vệ môi trường tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhằm đảm bảo có
thể phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời các hành vi gây ơ nhiễm mơi trường. Việc
làm này sẽ khiến các cá nhân, tổ chức ít mắc phải những lỗi có thể ảnh hưởng xấu
đến môi trường hơn.


Khắc phục tình trạng tiêu xài phung phí các tài nguyền thiên nhiên không tái tạo
được. Nền sản xuất xã hội cần tận dụng tối đa những nguồn tài nguyên có thể tái tạo,thực hiện

thêm

chức

năng tái

sản

xuất

các

nguồn

tài

nguyên

thiên

nhiên

nhằm

phát

triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hồn và giảm hiệu ứng nhà kính gây ra từ các loại
khí.
Thay đổi nhận thức, tuyên truyền sâu rộng cho người dân về tầm quan trọng của hệ
sinh thái. Ta cần phải làm cho mọi người có thể nhận thức một cách tự giác về mối

quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong thời kì phát triển khoa học công nghệ
ngày nay, con người cần nắm bắt được các quy luật của tự nhiên và tìm cách vận dụng
các quy luật đó vào thực tiễn xã hội, để tạo cơ sở bền vững cho phát triển xã hội và
tránh gây ô nhiễm môi trường.


11


LỜI KẾT
Quan hệ giữa tự nhiên xã hội là một mối quan hệ phổ biến. Lợi ích của con người
ln có sự đi liền với các tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội, đồng thời mối quan
hệ ấy cũng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ con người. Vì vậy, để tránh các tác động
tiêu cực đến mơi trường sống, t phải nắm rõ vai trị của mình cũng như tuân theo các
quy luật của tự nhiên và xã hội.
Khi tìm hiểu về mơi trường sinh thái, ta có thể thấy rất rõ mối quan hệ giữa tự nhiên
và xã hội. Tuy nhiên, tình trạng ơ nhiễm mơi trường đang đe dọa nước ta nói riêng và
tồn bộ sự sống trên trái đất, bao gồm cả xã hội lồi người nói chung. Vì vậy, ta cần
có các biện pháp ngăn chặn và khắc phục các ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường để
chúng ta cũng như các thế hệ sau này không phải hứng chịu hậu quả tàn khốc của vấn
đề này. Việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội lồi
người.
Nhìn
trường
chung,
đề
tài
“Quan
giữa


hội
với
tựtự
nhiên

vấn
đề
bảo
vệ
mơi
hiện
biến
nay
của
ởđủ
Việt
Nam”
đã
phản
ánh
khá

được
mối
quan
hệ
biện
chứng
phổ
lịch

tải
một
sử
tự
nhiên
- của

hội.
Qua
bài
tiểu
luận
này,
em
hi
vọng
đã

thể
truyền
cách
về
những
đầy
về
mối
quan
hệ
này,
thời

giúp
người
đọc
nhận
thức
thêm
vấn
hành
đề
nhức
nhối
hiện
nay
về
sự
ơđồng
nhiễm
của
mơi
trường
Việt
Nam

những
động

bảo
thực
vệ
tế

của
con
người
trong
việc
bảo
vệ
nhiên


hội,
cũng
chính
mơi
trường
sống
chúng
ta.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin.
2. PGS.TS Đoàn Văn Khái, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Lơgic học và
phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học.
3. PGS, TSKH Trần Nguyễn Tuyên, hội đồng lý luận Trung ương, Một số vấn đề về
môi trường ở Việt Nam hiện nay- thực trạng và giải pháp, 25/03/2021
/>4. Tú Lê, Tạp chí Mơi trường và xã hội, Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt
Nam và các giải pháp khắc phục, 26/07/2020

/>5. Trang Xử lý chất thải, Thực trạng môi trường hiện nay - Nguyên nhân và giải
pháp
/>6. Trang 24h Thông tin, Các hậu quả của ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
/>7. Bộ Tài Nguyên và môi trường Việt Nam, Ngành tài nguyên và môi trường đóng
góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, 14/02/2020
Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bản tin (monre.gov.vn)



×