Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN phân tích những nét riêng về sự phát triển thể chất, tâm lý của các lứa tuổi học sinh và đưa ra nhận xét khái quát từ những đặc điểm về sự phát triển trí tuệ của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.78 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG NGOẠI NGỮ
_________________a___

TIỂU LUẬN
Học phần: Tâm lý dậy học ngoại ngữ
Tên tiểu luận: Phân tích những nét riêng về sự phát triển thể
chất, tâm lý của các lứa tuổi học sinh và đưa ra nhận xét khái
quát. Từ những đặc điểm về sự phát triển trí tuệ (cảm giác, tri
trác, tư duy, tưởng tượng, trí nhó'...) của học sinh Anh/Chị sẽ
vận dụng trong quá trình dạy học ngoại ngữ cho học sinh các
giai đoạn lứa tuổi như thế nào?
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Nhóm học phần

Thái Nguyên, tháng năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG NGOẠI NGỮ
_____________________________________>_______

TIỂU LUẬN
Học phần: Tâm lý dậy học ngoại ngữ
Tên tiểu luận: Phân tích những nét riêng về sự phát triển thể
chất, tâm lý của các lứa tuổi học sinh và đưa ra nhận xét khái
quát. Từ những đặc điểm về sự phát triển trí tuệ (cảm giác, tri
trác, tư duy, tưởng tượng, trí nhó'...) của học sinh Anh/Chị sẽ
vận dụng trong quá trình dạy học ngoại ngữ cho học sinh các
giai đoạn lứa tuổi như thế nào?


Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Nhóm học phần

Thái Nguyên, tháng năm 2021


KẾT QUẢ CHẤM TIỂU LUẬN
Điểm
Bằng số

Nhận xét của CB chấm 1

CB chấm 1
(Ký, ghi rõ họ
tên)

Nhận xét của CB chấm 2

CB chấm 2
(Ký, ghi rõ họ
tên)

Bằng chữ

Điểm
Bằng số

Bằng chữ



LỜI CẢM ƠN

"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Ngoại Ngữ - Đại học
Thái Nguyên đã đưa môn học Tâm lý dạy học ngoại ngữ vào trương trình giảng dạy.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Phạm Hương đã
dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa
qua. Trong thời gian tham gia lớp học Tâm lý dạy học ngoại ngữ của cơ, em đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây
chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau
này. Bộ môn Tâm lý dạy học ngoại ngữ là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có tính
thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh
viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và
góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!”


MỤC LỤC
I. Lời nói đầu
II. Nội dung
1. Sự phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ của độ tuổi học sinh tiểu học
1.1 Thể chất:
1.2 Tâm lý
1.3: trí tuệ:
1.3.1 Nhận thức cảm tính
1.3.1.1 Các cơ quan cảm giác
1.3.1.2 Tri giác
1.3.2 Nhận thức lý tính
1.3.2.1 Tư duy

1.3.3 Trí nhớ
2. Sự phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ của độ tuổi học sinh trung học cơ sở
2.1
Thể chất
2.2 Tâm lý
2.3 Trí tuệ:
2.3.1 Tri giác
2.3.2 Trí nhớ
2.3.3 Tư duy
3. Sự phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ của độ tuổi học sinh trung học phổ
thơng
3.1 Thể chất
3.2 Tâm lý
3.3 Trí tuệ
3.3.1 Tri giác
3.3.2 Trí nhớ
3.3.3 Tư duy
4. Sự phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ của độ tuổi học sinh đại học, thanh
niên:
4.1 Thể chất
4.2 Tâm lý
4.3 Trí tuệ
III. Vận dụng những đặc điểm về sự phát triển trí tuệ của các lứa tuổi vào giảng
dậy ngoại ngữ
1. Đối với học sinh cấp tiểu học
2. Đối với học sinh cấp trung học cơ sở
3. Đối với học sinh trung học phổ thông
4. Đối với lứa tuôi sinh viên đại học
IV. Kết luận



I. Lời mở đâu
Hoạt động dậy học bao gồm hai hoạt hoạt động là hoạt động dạy và hoạt động
học. Trong đó giáo viên sẽ phụ trách hoạt động dậy, nghĩa là tổ chức diều khiển tối ưu
hóa q trình truyền đạt nội dung về tri thức, kĩ năng, kỹ sảo một cách khoa học và
sinh động cho những người được dậy, còn học sinh đảm nhận vai trò học để tiếp thu
những gì giáo viên truyền tải. trước kia hoạt động dậy học có chủ thể là giáo viên và
lấy giáo viên làm trung tâm để định hình hoạt động học của học sinh. Nhưng hiện nay
theo sự phát triển của xã hội, đất nước, theo phương châm “học thường xuyên suốt
đời” làm nền móng nhằm hướng tới một xã hội văn minh đất nước tiến bộ hơn, để
cạnh tranh với quốc tế thì các quan điểm về việc dậy học đã được thay đổi so với trước
kia. Hoạt động dậy học giờ đây khơng cịn lấy giáo viên là chủ thể mà thay vào đó sẽ
lấy học sinh làm chủ thể. Tuy nhiên học sinh lại không như giáo viên, học sinh có
những đặc điểm tâm lý, thể chất, trí tuệ riêng biệt theo từng lứa tuổi vì vậy để đạt được
hiệu quả dậy học cao, truyền tải tối đa tri thức cho học sinh và nâng cao chất lượng
giáo dục thì khi thiết kế các bài giảng trên lớp các giáo viên cần chú ý, nghiêm túc
nhìn nhận về những nội dung trên từ đó xây dựng nên một bài giảng thú vị, phù hợp
với tâm sinh lý từng lứa tuổi học sinh, kích thích được sự mong muốn tìm tịi, học hỏi
của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dậy.
Trong phạm vi làm bài tiểu luận này em xin đề cập đến sự phát triển thể chất,
tâm lý, trí tuệ của các lứa tuổi học sinh từ đó đưa ra một số ứng dụng để quá trình dậy
học ngoại ngữ hiệu quả.
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và thực hiện bài tiểu luận này, do hạn chế
về mặt kinh nghiệm và kiến thức nên các vấn đề tôi đưa ra cịn mang tính chủ quan cá
nhân, rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của thầy cơ để bài làm của em được
hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


II. Nội dung

1. Sự phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ của độ tuổi học sinh tiểu học:
1.1 Thể chất:
-Ở lứa tuổi tiểu học từ 6 đến 10 tuổi, cơ thể của trẻ đã có nhiều bước phát triển mới.
Lúc này chiều cao của bé đã đạt trên 100 cm, cân nặng khoảng 15 kg, hệ cơ và hệ thần
kinh cấp cao phát triển mạnh nhưng hệ xương và hệ tiêu hóa cịn chưa hồn thiện.
-Hệ xương: Cịn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang
trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập. Chiều cao mỗi
năm của trẻ tăng thêm 4 cm, trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg. Nếu trẻ vào lớp 1
đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm (nam) 104 cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg
(nam) và 15,1 kg (nữ). Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể
xê dịch khoảng 4-5 cm,cân nặng có thể xê dịch từ 1 - 2 kg.
-Hệ cơ: Đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên rất thích các trị chơi vận động như
chạy, nhảy, nơ đùa,...Vì vậy mà thầy cô và cha mẹ nên đưa các emvào các trò chơi vận
động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Hơn nữa, hệ cơ
đang phát triển, khả năng tập trung chú ý của độ tuổi này còn thấp, nên trẻ thường
khơng ngồi n lâu một chỗ được.
-Bộ máy tiêu hố: Bộ máy tiêu hố cịn yếu, dễ bị bệnh khó tiêu nếu ăn quá nhiều,dễ bị
tiêu chảy khi ăn đồ lạ, thức ăn lâu ngày. Thức ăn nóng quá hay lạnh quá cũng có thể
khiến sinh bệnh.
-Hệ thần kinh cấp cao: Đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em
chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng.
1.2 Tâm lý:
-Ở lứa tuổi này, đời sống xúc cảm, tình cảm của các em khá phong phú, đa dạng và cơ
bản là mang trạng thái tích cực. Các em bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng cũng nhanh chóng bắt
nhịp làm quen với bạn mới, bạn cùng lớp. Trẻ tự hào vì được gia nhập Đội, hãnh diện
vì được cha mẹ, thầy cô đánh giá cao hay giao cho những công việc cụ thể. Các em đã
biết điều khiển tâm trạng của mình, thậm chí cịn biết che giấu khi cần thiết. Học sinh
tiểu học thường có tâm trạng vơ tư, sảng khối, vui tươi, đó cũng là những điều kiện
thuận lợi để giáo dục cho các em những chuẩn mực đạo đức cũng như hình thành
những phẩm chất trí tuệ cần thiết.

1.3: trí tuệ:
1.3.1 Nhận thức cảm tính:
1.3.1.1 Các cơ quan cảm giác:
-Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong q
trình hồn thiện.
1.3.1.2 Tri giác:
-Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không
ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi
tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có
màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ
ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà,
biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...)
1.3.2 Nhận thức lý tính:
1.3.2.1 Tư duy:
-Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động.
-Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát


-Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát
hóa lý luận. —Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức cịn sơ đẳng ở phần
đơng học sinh tiểu học.
1.3.3 Trí nhớ:
-Trí nhớ của các em được xây dựng trên cơ sở mới của quá trình học tập, được điều
khiển một cách có ý thức. Trí nhớ được thay đổi phù hợp với sự thay đổi của hoạt
động chủ đạo. Trí nhớ trở thành điều kiện, đồng thời là kết quả của quá trình học tập.
Do ảnh hưởng học tập, trí nhớ của học sinh tiểu học được phát triển theo hai hướng:
-Tăng cường vai trị của ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ logic so với ghi nhớ trực
quan hình tượng.
-Trẻ có khả năng điều khiển một cách có ý thức trí nhớ của mình cũng như điều chỉnh
sự nhận lại và nhớ lại một cách có chủ định.

2. Sự phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ của độ tuổi học sinh trung học cơ sở:
2.1 Thể chất:
-Sự phát triển cơ thể của thiếu niên trung học cơ sở có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi diễn ra
mạnh mẻ nhưng không cân đối.Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan
trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong
cơ thể trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục- Chiều cao của các em
tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ 5 - 6 cm; Trọng lượng cơ thể hằng
năm tăng từ 2,4 - 6 kg; tăng vòng ngực.. .là những yếu tố đặc biệt trong sự phát triển
thể chất của trẻ.
- Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn cịn có các đốt sụn hồn tồn giữa các đốt xương sống,
nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế
- Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời kì
dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển cơ của các em trai khác
biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khác biệt về cơ thể : con trai
cao lên, vai rộng ra, con gái tròn trặn dần, xương chậu rộng ra.. .Sự phát triển cơ thể
diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng, vụng về, “lóng ngóng”.- Xương chân
và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực phát triển chậm, nên đầu
tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy và ít nhiều khơng cân đối.- Sự phát
triển của hệ tim - mạch cũng khơng cân đối : thể tích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh
hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn. Điều này gây nên rối loạn tạm thời của hệ
tuần hoàn máu.
-Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng biệt.- Ở tuổi
thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên khơng làm chủ
được cảm xúc của mình, khơng kiềm chế được xúc động mạnh. Các em dễ bị kích
động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh.-Ở tuổi thiếu niên, phản xạ có điều kiện đối
với những tính hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện
đối với những tính hiệu từ ngữ. Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi. Các em nói
chậm hơn, hay “nhát gừng”, “cộc lốc”. Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng
15 tuổi trở lên hiện tượng này cân đối hơn.
-Hiện tượng dậy thì: Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự

phát triển cơ thể của thể thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em
xuất hiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ tuổi dậy
thì.Biểu hiện bên ngồi chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục ở các em
trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng thấy kinh. Tuổi dậy thì của các em nữ
thường vào khoảng 12 - 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái


khoảng 1,5 - 2 năm.Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát
triển cơ thể
của thiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo
tâm lý mới :
Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình ; cảm giác về tình cảm giới
tính mới lạ,
quan tâm tới người khác giới.

2.2 Tâm lý:
-Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”
,điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống,
hoạt động.. .của các em.- Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về
mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh
sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Hồn cảnh đó có cả hai mặt:Những yếu
điểm của hồn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào việc học
tập, khơng có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế khơng để cho trẻ hoạt
động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội. Những yếu tố của hồn
cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều
bậc cha mẹ q bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động
nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn.
2.3 Trí tuệ:
2.3.1 Tri giác:
-Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiên tượng phức tạp hơn khi tri

giác sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, cơ
trình tự và hồn thiện hơn.
2.3.2 Trí nhớ:
-Trí nhớ: của thiếu niên cũng được thay đổi về chất. Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa
tuổi này là sự tăng cường tính chấtchủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng
lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao.Học
sinh trung học cơ sở có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ.
Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến hành các thao tác như so
sánh, hệt thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Kỹ năng nắm vững phương tiện
ghi nhớ của thiếu niên được phát triển ở mức độ cao, các em bắt đầu biết sử dụng
những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài
liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ
logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn.
2.3.3 Tư duy:
- Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ
bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên. Nhưng thành phần của tư duy hình tượng - cụ
thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư
duy.
- Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng
phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Khi nắm khái niệm các em
có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm khơng đúng mức.
- Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận
giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em không dễ tin như lúc nhỏ, nhất là ở cuối
tuổi này, các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát
được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức.
3. Sự phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ của độ tuổi học sinh trung học phổ thông:


3.1 Thể chất:



-Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển
thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Cơ thể của các
em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em
còn kém so với người lớn. Các em có thể làm những cơng việc nặng của người lớn.
Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và ức
chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp
hơn. Tư duy ngơn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi
này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên.
Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này khơng phải chỉ do ngun nhân sinh lý như ở tuổi
thiếu niên mà nó cịn do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ
trong học tập, lao động, vui chơi...)
-Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên.
Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay
nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng
đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó cịn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề
nghiệp sau này của các em.
3.2 Tâm lý:
-Ở một số học sinh THPT tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu yếu, trình độ giác
ngộ, nhận thức về xã hội cịn thấp. Một số có thái độ coi thường lao động chân tay,
thích cuộc sống xa hoa lãng phí, ăn chơi, đua địi theo bạn bè.
-Học sinh THPT là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ. chuộng cái
đẹp hình thức bên ngồi, có mới nới cũ.
-Lứa tuổi này rất hăng hái nhiệt tình trong cơng việc, lạc quan u đời nhưng cũng rất
dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại.
3.3 Trí tuệ:
-Lứa tuổi học sinh thpt là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể
các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho
sự phát triển các năng lực trí tuệ.
3.3.1 Tri giác:

-Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn. Quá trình quan sát
gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng bắt
đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, sự quan sát ở các em thường phân tán, chưa tập
trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn cịn mang
tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế.
3.3.2 Trí nhớ:
-Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trị chủ
đạo trong hoạt động trí tuệ. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự
mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có nghĩa là khi học bài các em đã biết
rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàn
ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh. Các em cũng hiểu được rất rõ trường hợp nào
phải học thuộc trong từng câu, từng chữ, trường hợp nào càn diễn đạt bằng ngơn từ
của mình và cái gì chỉ cần hiểu thôi, không cần ghi nhớ. Nhưng ở một số em còn ghi
nhớ đại khái chung chung, cũng có những em có thái độ coi thường việc ghi nhớ máy
móc và đánh giá thấp việc ơn lại bài.
3.3.3 Tư duy:
-Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Các em đã có khả năng tư duy
lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân tích, tổng
hợ, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái


niệm phức tạp và trừu tượng. Các em thích khái qt, thích tìm hiểu những
quy luật và
ngun tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải
tiếp thu...
Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó
là tính hồi
nghi khoa học. Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi
vấn hay dùng
lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng

thích những
vấn đề có tính triết lí vì thế các em rất thích nghe và thích ghi chép những
câu triết lý.

4. Sự phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ của độ tuổi học sinh đại học, thanh niên:
4.1 Thể chất:
-Ở lứa tuổi từ 18 đến 23 - 25 tuổi, hình thể đạt được sự hoàn chỉnh về cấu trúc và sự
phối hợp các chức năng.
-Đầu thời kỳ này, con người đạt được 9/10 chiều cao và 2/3 khối lượng của cơ thể
trưởng thành. Riêng não bộ đã đạt khối lượng tối đa (trung bình là 1400 gram) và số tế
bào thần kinh đã phát triển đầy đủ tới xấp xỉ 15 tỷ nơron.
-Quan trọng hơn, chính là ở lứa tuổi này hoạt động thần kinh cấp cao đã đạt đến mức
trưởng thành.
4.2 Tâm, lý:
- Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các
lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí
tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tịi, khám phá), có nhu cầu, khát
vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song,
do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp
thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn
luyện và phấn đấu của sinh viên.
4.3 Trí tuệ:
-Ở giai đoạn này trí nhớ, tri giác, tư duy đã phát triển đầy đủ đạt đến mức độ của người
trưởng thành.
III. Vận dụng những đặc điểm về sự phát triển trí tuệ của các lứa tuổi vào giảng
dậy ngoại ngữ:
1. Đối với học sinh cấp tiểu học:
- Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ cịn yếu, khả năng kiểm sốt, điều
khiển
chú ý cịn

hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Nên
sử dụng những đồ dùng trực quan sinh động, bắt mắt vào bài giảng để thu hút sự chú ý
của trẻ, tránh cách dậy cứng nhắc, máy móc.
- Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình.
Chú ý có
chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động
học tập như học thuộc một bài thơ, một cơng thức tốn hay một bài hát dài,.Trong sự
chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được
khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hồn thành cơng việc
trong khoảng thời gian quy định.


-Biết được điều này các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những cơng việc hay bài tập địi
hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý áp dụng linh động theo
từng độ tuổi phù hợp.
2. Đối với học sinh cấp trung học cơ sở:


-Do phải học nhiều môn hơn tiểu học, tiếp xúc với nhiều giáo viên hơn và cũng khơng
q gắn bó với một giáo viên nào đó nên tạo sự thân thiết, gắn bó với học sinh ở cấp
này có thể giúp nâng cao hiệu quả q trình giảng dậy.
-Trí nhớ phát triển ghi nhớ máy móc nhường chỗ cho ghi nhớ logic nên không nên bắt
ép các em học thuộc lòng bài học, nên dậy cách ghi nhớ logic cho các em như sử dụng
sơ đồ cây để học từ vựng hay dùng mốc tịnh tiến để học các thì trong tiếng anh.
- Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách
diễn đạt của mình.
-Chỉ cho các em, khi kiểm tra sự ghi nhớ, phải bằng sự tái hiện mới biết được sự hiệu
quả của sự ghi nhớ.(Thường thiếu niên hay sử dụng sự nhận lại)
-Giáo viên cần hướng dẫn các em vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý
nghĩa một cách hợp lý.

-Cần chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài liệu
mới với tài liệu củ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đưa tài liệu củ vào
hệ thống tri thức.
3. Đối với học sinh trung học phổ thông:
-Ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập đã trở nên xác định và thể hiện
rõ ràng hơn, học sinh thường có hứng thú ổn định đối với một mơn khoa học hay lĩnh
vực nào đó. Điều này kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thức
trong linh vực tương ứng.
-Nên kích thích sự tự tìm tịi và học hỏi của các học sinh.
-Giải thích mức độ quan trọng của việc học tập ngoại ngữ đối với tương lai sau này
của các em để các em tăng độ chú ý đến mơn học.
-Do trí nhớ có sự phát triển rõ rệt có thể tập trung vào tài liệu mà mình khơng hứng thú
nên khuyến khích cho những đề cương, đề ôn tập hay bài tập dạng tài liệu để học sinh
có thể tham khảo, học tập.
-Cố gắng trang bị những kiến thức chủ yếu cho các em trước ngưỡng cửa đại học..
4. Đối với lứa tuổi sinh viên đại học:
-Do đã có động cơ học tập được xác định rõ ràng nên việc giảng dậy cho sinh viên đại
học sẽ dễ dàng hơn so với những lứa tuổi trên.
-Khuyến khích giao bài tập lớp để học sinh tự tìm hiểu.
-Làm bài theo nhóm lớn hoặc theo cặp để nâng cao khả năng ngoại ngữ của sinh viên.
-Đối với mỗi mức độ bài giảng (Đại cương, cơ sở ngành hoặc chuyên ngành) có mức
độ mới mẻ riêng trong việc tiếp cận, tuy nhiên khi xây dựng các bài giảng trên lớp,
giảng viên nên dành thời gian hướng dẫn (định hướng) cho sinh viên thực hiện, tăng
các ví dụ và minh chứng thực tế để sinh viên dễ tiếp cận vấn đề.
-Không nên giới hạn môi trường học tập chỉ ở trên lớp, nên chăng sự hiện diện của
thầy và trò lúc này là để trao đổi những kết quả nghiên cứu các sinh viên với nhau và
người thầy sẽ định hướng và kết luận vấn đề cho đúng, hợp lý và khoa học.
-Tạo những bài kiểm tra kĩ năng nhỏ để chắc chắn sinh viên đã vững kiến thức.
-Tạo điều kiện để sinh viên thể hiện bản thân như thuyết trình.
- Để giải quyết các mâu thuẫn của sinh viên, giảng viên nên cụ thể hóa (lượng hóa)

các
mục tiêu học tập cụ thể từng phần cho sinh viên dễ hình dung. Hướng dẫn sinh viên
cách lập kế hoạch để đạt được mục tiêu từng giai đoạn từ đó đạt được mục đích cuối
cùng của hoạt động học đại học.
- Khuyến khích, yêu cầu sự chủ động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thông qua
các dự án hoặc vấn đề giao về nhà. Kiểm soát các hoạt động này sao cho hoạt động


- nhận thức của sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích, nội
dung và
chương trình nhất định.

-Cung cấp danh mục thông tin tài liệu tham khảo và cách để tìm kiếm tài liệu
tham
khảo trong quá trình giảng dạy thay vì đọc và thuyết giảng tất cả cho sinh viên.
IV. Kết luận:
-Để đạt được kết quả cao trong việc dậy học ngoại ngữ thì giáo viên cần phải có
sự đầu
tư vào bài giảng, thay đổi cách giảng dậy linh động. Sẽ có những giáo viên thực hiện
tốt q trình giảng dậy nhưng cũng sẽ có một số giáo viên đạt kết quả không như
mong đợi. Tuy nhiên để đạt được sự hiệu quả cao trong quá trình này ngồi đầu tư vào
bài giảng ra giáo viên cịn phải nghiên cứu về tâm sinh lý, trí tuệ của đối tượng học
sinh mà mình trực tiếp giảng dậy.
Em xin được kết thúc bài tiểu luận của mình tại đây.



×