Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DHTHCK6 Nguyen Thi Kim Nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.38 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC-MẦM NON

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
Năm học 2017 - 2018

Giáo viên giảng dạy : Th.S : Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nhật
Lớp: ĐH Sư Phạm Tiểu Học C – K6
MSSV: 1161070147

Đồng Nai, ngày 07 tháng 11 năm 2017


Vấn đề 1: Xem xét, đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học ( Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Ngun
tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH.
Qua chuyến đi thực tế kiến tập lần 1 ở trường tiểu học tôi nhận thấy việc thực hiện
3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học hoàn toàn được đảm bảo.
 Nguyên tắc 1: Nguyên tắc phát triển tư duy
- Trong các tiết dạy giáo viên đã đảm bảo được yếu tố hình thành tư duy
cho hs, thơng qua các câu hỏi hs tự thắc mắc và tự giúp nhau giải quyết
các thắc mắc về nghĩa của từ mới hay tự đưa ra các bài học kĩ năng sống
học được thông qua các bài tập đọc, các lưu ý về sử dụng từ ngữ thơng
qua các bài chính tả.
Vd: Sau khi học xong bài tập đọc “ Câu chuyện bó đũa” lớp 2 giáo viên sẽ
để học sinh tự nêu được bài học ý nghĩa, kĩ năng sống của bài : “Biết yêu
thương,đoàn kết với mọi người xung quanh”,…
- Ngoài ra giáo viên còn đưa ra các câu hỏi mở, các câu hỏi nâng cao


ngồi sách giáo khoa để nâng cao trình độ nhận thức, khả năng tư duy
của học sinh.
VD: Bài tập đọc “ Hành trình của bầy ong” lớp 5. Giáo viên sẽ đưa thêm
một câu hỏi ngoài nâng cao “ Em có cảm nhận gì về lồi ong? Em học được
gì từ lồi ong?” khi đó hs sẽ tự mình tư duy để nêu lên cảm nhận riêng của
mình về lồi ong và nói được các đức tính học được từ lồi ong ( siêng
năng,cần mẫn,chăm chỉ,chịu khó trong học tập cũng như công việc…).
 Nguyên tắc 2: Nguyên tắc giao tiếp.
- Trong các tiết dạy giáo viên đã đảm bảo nguyên tắc được thực hiện trong
quá trình giảng dạy, đảm bảo được :
+ Quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh : thông qua việc giáo
viên hỏi, học sinh trả lời, giáo viên nhận xét hay việc học sinh thắc mắc
các vấn đề giáo viên giải đáp các thắc mắc.
+ Quá trình giao tiếp giữa học sinh với học sinh : thông qua việc cho hs
trả lời các câu hỏi. hs khác sẽ nhận xét phần trình bày của bạn hay thơng
qua việc cho các hs tiến hành làm việc thảo luận nhóm.
Vd: với phân mơn tập đọc học sinh đọc nhóm đơi,ba ,.. sẽ hình thành cho
trẻ được kĩ năng tự sửa lỗi phát âm cho nhau hình thành cho trẻ kĩ năng
giao tiếp, nhận xét với các bạn của mình….. với các phân mơn chính tả,
luyện từ và câu,… sau mỗi phần trả lời câu hỏi của hs các hs khác sẽ
nhận xét phần trình bày của bạn hay việc cho học sinh làm bài nhóm sẽ


hình thành được kĩ năng giao tiếp bày tỏ ý kiến của bản thân và cách
thống nhất các ý kiến của các bạn mình,…
 Nguyên tắc 3 : Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có
của HSTH.
- Thường thì với các phần đọc các câu dài hay trả lời các câu hỏi, bài tập
khó , giáo viên sẽ không mời những trẻ đọc chậm,tư duy chậm để đọc
hay trả lời vì làm như vậy sẽ gây mất thời gian giáo viên sẽ dành thời

gian luyện đọc cho hs vào giờ ra chơi hoặc cho hs luyện đọc nhóm để các
bạn rèn đọc và chỉnh sửa lỗi âm vần, phát âm. Nếu muốn để trẻ đọc hay
trả lời các câu hỏi thì giáo viên sẽ chọn những câu ngắn trong bài
đọc,những câu hỏi dễ, đơn giản để hs được đọc, trình bày trước lớp.
- Những học sinh hay viết sai lỗi chính tả, hoặc thường phát âm sai nhiều
với các tiết chính tả, tập đọc giáo viên sẽ lưu ý những hs này hơn, cho hs
viết hoặc đọc nhiều hơn.
- Giáo viên thường sẽ mở đầu các tiết học bằng một bài hát, cả lớp cùng
hát chung, hoặc một cho hs chơi một trò chơi nhỏ( thơng qua trị chơi có
thể kết hợp kiểm tra bài cũ) để tạo hứng thú học từ ban đầu cho hs. Nếu ở
trong tiết học gv quan sát thấy hs khơng tập trung, gv có thể thay đổi
khơng khí lớp bằng các lời động viên, khích lệ, bằng một câu đố vui,..
- Với các hs rụt rè nhút nhát : giáo viên sẽ chú ý mời những hs này trả lời,
nêu nhận xét với những lời khen ngợi, lời động viên khéo léo, khi hs trả
lời giáo viên sẽ đứng cạnh hs để dẫn dắt.
- Những hs hiếu động, không tập trung, hay gây mất trật tự trong lớp giáo
viên sẽ thường xuyên mời các hs này trả lời câu hỏi, tham gia nhận xét
phần đọc, trả lời của các hs khác với các lời khuyên nhủ nhận xét phê
bình của giáo viên giúp trẻ tăng khả năng tập trung vào bài học.
 Hiện các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học đều là những tiết học theo
các tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực , đổi mới phương pháp dạy học theo
thông tư 22
- Trong các tiết dạy lấy hs làm trung tâm
- Trong các tiết dạy, giáo viên đã có các câu hỏi ngồi kiểm tra trình độ,
mức độhiểu biết của hs theo 4 mức,thơng thường trong sách giáo khoa
chỉ có 3 mức( biết, hiểu,thực hành), giáo viên đã có câu hỏi mức 4 ( vận
dụng).
- Đối với Nội dung dạy học ( có thể chọn văn bản, điều chỉnh, thay thế nếu
được)



Vd: Bài luyện từ và câu lớp 2 “ Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về đồ dùng gia
đình”. Giáo viên có thể thay thế hoạt động 1 nhìn tranh tìm các đồ vật có
trong tranh và nêu tác dụng thì giáo viên có thể thay thế bài tập này bằng
cách cho học chơi trò chơi “đố bạn”hỏi về tên và tác dụng của các đồ
chơi, vật dụng mà giáo viên đã cho hs chuẩn bị trước ở nhà.
- Đối với phần đọc hiểu ở phân môn tập đọc,giáo viên có thể chỉnh sửa,bổ
sung câu hỏi cần thiết.
Vd: Qua mỗi bài tập đọc, giáo viên sẽ hỏi hs thêm câu hỏi ngồi : “qua
bài tập đọc,em học được gì?”
- Đối với phân môn tập làm văn: giáo viên đã biết rèn kĩ năng viết đoạn
cho hs, hạn chế được lối viết văn rập khn, máy móc phát huy tính sáng
tạo của hs,tránh trường hợp hs phụ thuộc vào sách giải.
Vd: giáo viên sẽ cho hs làm các bài tập làm văn trực tiếp trên lớp,chọn ra
các bài văn, đoạn văn hay đọc cho cả lớp cùng nghe,lựa chọn những hs
viết lặp từ hoặc sai lỗi chính tả, sửa lỗi trực tiếp cho hs, hạn chế tối đa
việc cho hs về nhà làm.
Vấn đề 2: Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các
tiết dạy học Tiếng Việt ở các trường tiểu học.
 Bên cạnh việc học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô thông
qua các tiết dạy ở trường tiểu học bản thân em vẫn có những thắc mắc khi
lần đầu được tiếp cận với thực tế , cảm thấy những điều được học ở trường
đại học có vài điểm khơng trùng với thực tế ở trường tiểu học.
- Việc soạn giáo án: ở trường đại học giáo viên hướng dẫn có thể để hoạt
động kiểm tra bài cũ ở hoạt động 1, phần mục tiêu có thể khơng cần ghi
rõ các mức kiến thức, kĩ năng, thái độ. Có thể ghi sau phần mục tiêu là
Giúp học sinh:… sau đó liệt kê các mục tiêu theo các mảng kiến thức, kĩ
năng , thái độ. Nhưng khi về trường việc soạn giáo án bắt buộc phần
kiểm tra bài cũ không nằm ở hoạt động 1 mà nằm ở 1 mục riêng: A. Bài
cũ, B. Bài mới,C. Củng cố… Cách chia các hoạt động chỉ nằm ở phần B.

Bài mới…. Điều này có bất cập hay khơng?
- Khi cho hs làm các bài tập tốn , giáo viên vẫn cịn phụ thuộc nhiều vào
sách giáo khoa, chưa thoát được sách chưa đổi mới được các dạng bài
tập.
Vd : bài luyện từ và câu, chính tả điền từ, giáo viên vẫn giữ nguyên các
bài tập trong sách, cho hs đọc và làm các bài tập trong sách mà không


đưa thêm các bài tập ngoài…điều này đã đủ và phù hợp với lối dạy tích
cực chưa?
- Giáo viên thường bỏ qua các bước làm mẫu
Vd : khi đọc một bài tập đọc thay vì giáo viên đọc mẫu cho hs nghe thì
gv sẽ chọn 1 hs đọc tốt đọc cho cả lớp cùng nghe nhưng đến cuối tiết học
giáo viên vẫn không đọc lại bài… như vậy liệu hs sẽ nắm được cách đọc
ngắt nghỉ hay giọng đọc diễn cảm chưa? Cách làm này có phù hợp hay
khơng?
- Trong q trình giảng dạy giáo viên hầu như khơng trình bày bất cứ nội
dung gì trên bảng ( Trừ phân môn học vần lớp 1 và phân môn tập đọc
,các từ khó lớp 2)… điều này nên hay khơng?
- Hình thức làm việc nhóm ln được chú trọng, là chủ yếu nhưng sau khi
chia nhóm và phát lệnh bài tập thì giáo viên sẽ khơng để hs tiến hành làm
việc nhóm ngay mà ln để hs làm việc cá nhân trước sau đó mới tiến
hành làm việc nhóm ( dạy theo phương pháp khăn trải bàn)…Nếu bỏ qua
bước cho hs làm cá nhân mà để hs trực tiếp làm việc nhóm ln thì có
được hay khơng? Phương pháp dạy học “ Khăn trải bàn” có được đảm
bảo hay khơng?
- Giáo viên khi chọn bảng của hs trình bày trước lớp vẫn chỉ chọn những
bảng đúng, rất ít khi chọn bảng của những hs làm sai, với lí do sẽ tốn
nhiều thời gian để sửa bài sai, chỉ cần sửa những bài làm đúng, các bài
làm sai hs sẽ tự mình sửa… Cách làm này phù hợp hay không? Nên hay

không nên?
 Bên cạnh những thắc mắc trên bản thân em cịn đưa ra những giải pháp
của mình để giải quyết các bất cập như:
- Sẽ chú trọng nhiều vào việc chọn và sửa bảng của các hs làm sai.
- Khi giảng dạy các bài, đặc biệt là các bài ở dạng ôn tập, giáo viên sẽ thay
đổi số một số dạng, lượng bài tập đối với mơn tốn, giáo viên sẽ đưa ra
các dạng bài tập mà lớp còn làm sai nhiều để cùng lớp khắc phục các lỗi
thường gặp, rèn cho hs kĩ năng giải quyết các bài tập thường hay làm sai.
- Khi giảng dạy giáo viên có thể thay đổi nội dung, thứ tự của các hoạt
động
Vd : ở phân môn Luyện từ và câu, bài tập đặt câu thường nằm ở hoạt
động cuối nhưng giáo viên có thể dùng sự khéo léo của mình để hs thực
hiện phần đặt câu trước, Các câu mà hs đặt sẽ liên quan đến nội dung bài
học, sau đó từ các câu đã đặt của hs giáo viên dẫn dắt hs vào bài học mới.


( các bài về câu kiểu Ai, Là gì?; Ai, Làm gì? Lớp 2.. giáo viên có thể sử
dụng hình thức này.)…

 Trên đây là phần trình bày về việc nhận xét, đánh giá các tiết học Tiếng
Việt ở trường tiểu học qua chuyến đi thực tế kiến tập lần 1 cũng như
những thắc mắc, bất cập mà em còn nhiều điều chưa biết,chưa hiểu.
Một số biện pháp đưa ra để khắc phục bất cập vẫn còn chưa đúng hoặc
còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy (cơ) xem xét giải quyết các thắc
mắc và chỉnh sửa những điều còn sai, cịn thiếu sót trong bài… Em xin
chân thành cảm ơn!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×