Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Cao su Dầu Tiếng (DS.Nguyễn Thị Kim Chi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 80 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM CHI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
CAO SU DẦU TIẾNG-BÌNH DƯƠNG NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM CHI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
CAO SU DẦU TIẾNG-BÌNH DƯƠNG NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện : 01/2015 – 12/2015

HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
nhiều cá nhân, tập thể, của quý thầy cô, gia đình và đồng nghiệp.
Đầu tiên, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi lời
cảm ơn chân thành tới PGS. TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ đã trực tiếp
hướng dẫn , chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy, cô Bộ môn Quản lý và kinh tế
dược, Phòng Sau đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt
kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa cao su
Dầu Tiếng, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng kế toán – tài chính bệnh
viện, cũng như tập thể khoa dược Bệnh viện đã tạo điều kiện, hỗ trợ về
thu thập số liệu trong thời gian thực hiện luận văn tại Bệnh viện.
Cuối cùng , tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, đồng
nghiệp và bạn bè đã luôn đồng hành, chia sẽ, động viên tôi trong quá trình
học tập.

Hà nội, ngày 28 tháng 02 năm 2016

Nguyễn Thị Kim Chi


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.Sử dụng thuốc trong hoạt động cung ứng thuốc của Bệnh viện.. 3
1.1.1.Hoạt động sử dụng thuốc


3

1.1.2. Sử dụng thuốc hợp lý

7

1.2.Một số phương pháp phân tích dữ liệu trong sử dụng thuốc

7

1.2.1.Phương pháp phân tích ABC

7

1.2.2.Phương pháp phân tích nhóm điều trị

8

1.2.3.Phương pháp phân tích VEN

9

1.2.4.Một số chỉ số sử dụng thuốc WHO/INDRUD cho các cơ sở khám
chữa bệnh

9

1.3.Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam


10

1.3.1.Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng

11

1.3.2.Thực trạng kê đơn và thực hiện Quy chế kê đơn

14

1.4. Vài nét về Bệnh viện cao su Dầu Tiếng

16

1.4.1. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện CSDT năm 2015

16

1.4.2.Kết quả hoạt động khám chữa bệnh năm 2015

17

Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1.Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu

20


2.1.1.Đối tượng nghiên cứu

20

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

20

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu

20

2.2.Phương pháp nghiên cứu

20

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu

21


2.2.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

22

2.2.3.Phương pháp chọn mẫu và kỹ thuật lấy mẫu

26

2.2.4.Phương pháp thu thập số liệu


27

2.2.5.Phương pháp phân tích, trình bày và xử lý số liệu

27-29

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện CSDT
năm 2015

30

3.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng điều trị

30

3.1.2.Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ

31

3.1.3.Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên gốc, tên biệt dược

32

3.1.4.Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần 33
3.1.5.Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC

34


3.1.6. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN

35

3.1.7. Phân tích danh mục thuốc tiêu thụ theo ma trận ABC/VEN

36

3.2.Phân tích thực trạng kê đơn ngoại trú tại Bệnh viện 2015

40

3.2.1.Thực hiện thủ tục hành chính trong kê đơn ngoại trú

40

3.2.2.Các chỉ số về hướng dẫn sử dụng thuốc

41

3.2.3.Các chỉ số về sử dụng thuốc

42

3.2.4. Phân tích chi phí trong kê đơn ngoại trú

48

Chương 4. BÀN LUẬN


51

4.1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện CSDT năm 2015

51

4.1.1.Cơ cấu thuốc sử dụng phân tích theo nhóm TDĐT

51

4.1.2. Về nguồn gốc xuất xứ của thuốc tiêu thụ

53

4.1.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên gốc và biệt dược

54

4.1.4.Cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn thành phần-đa thành phần

54

4.1.5. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC

55

4.1.6. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN

55


4.1.7.Cơ cấu số loại thuốc sử dụng theo ABC/VEN

56


4.2. Về thực trạng kê đơn ngoại trú của Bệnh viện CSDT năm 2015

57

4.2.1. Việc thực hiện thủ tục hàng chính trong kê đơn ngoại trú.

57

4.2.2. Về các chỉ số sử dụng thuốc

57

4.2.3. Chi phí một đơn thuốc

59

4.3. Những mặt hạn chế của đề tài

60

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

CSDT

Cao su Dầu Tiếng

CNK

Chống nhiễm khuẩn

BYT

Bộ Y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

DMT


Danh mục thuốc

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

KCB

Khám chữa bệnh

KST-CNK

Ký sinh trùng- chống nhiễm khuẩn

MHBT

Mô hình bệnh tật


NK

Nhập khẩu



Quyết định

SL

Số lượng

TB

Trung bình

TL%

Tỷ lệ phần trăm

TDĐT

Tác dụng điều trị

TDP

Tác dụng phụ

TTYT


Trung tâm y tế

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới ( World Health Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1.

Mô hình bệnh tật tại bệnh viện năm 2015

17

Bảng 1.2.

Kết quả một số hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện

18

năm 2015
Bảng 1.3.


Chi phí tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2015

18

Bảng 2.4.

Nhóm biến số, chỉ số phân tích cơ cấu Danh mục thuốc sử

22

dụng
Bảng 2.5.

Nhóm biến số, chỉ số phân tích ABC, VEN, ma trận

23

ABC/VEN
Bảng 2.6.

Nhóm biến số, chỉ số phân tích các chỉ tiêu thực hiện kê

24

đơn ngoại trú
Bảng 2.7.

Ma trận ABC/VEN

29


Bảng 3.8.

Kết quả phân tích DMT theo nhóm điều trị

30

Bảng 3.9.

Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ

31

Bảng 3.10.

Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên gốc, tên biệt dược

32

Bảng 3.11.

Cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn thành phần, đa thành phần

33

Bảng 3.12.

Kết quả phân tích ABC

34


Bảng 3.13.

Kết quả phân tích VEN

36

Bảng 3.14.

Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN

37

Bảng 3.15.

Cơ cấu thuốc AV theo nhóm tác dụng điều trị

38

Bảng 3.16.

Cơ cấu thuốc AE theo nhóm tác dụng điều trị

38

Bảng 3.17.

Cơ cấu thuốc AN theo nhóm tác dụng điều trị

39


Bảng 3.18.

Các thuốc cụ thể trong nhóm AN

49

Bảng 3.19.

Nội dung ghi thông tin bệnh nhân

40

Bảng 3.20.

Nội dung ghi thông tin thuốc

41


Bảng 3.21.

Các chỉ số hướng dẫn sử dụng thuốc trên đơn

41

Bảng 3.22.

Các chỉ số tổng quát về kê đơn ngoại trú


42

Bảng 3.23.

Kết quả phân tích 1.500 thuốc kê theo tác dụng điều trị

43

Bảng 3.24.

Sự phân bố số thuốc trên 1 đơn

44

Bảng 3.25.

Sự phân bố thuốc trên 1 đơn theo nhóm bệnh lý

45

Bảng 3.26.

Tỷ lệ đơn sử dụng kháng sinh theo nhóm bệnh lý

46

Bảng 3.27.

Tỷ lệ đơn có phối hợp khang sinh


47

Bảng 3.28.

Các loại kháng sinh phối hợp được kê

47

Bảng 3.29

Chi phí trung bình cho 1 đơn thuốc

49

Bảng 3.30

Chi phí trung bình đơn thuốc theo nhóm bệnh lý

49


DANH MỤC HÌNH

TT

Danh mục

Trang

Hình 1.1.


Chu trình sử dụng thuốc

3

Hình 1.2.

Quy trình giao phát thuốc cho bệnh nhân

5

Hình 1.3.

Một số biện pháp cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân

6

Hình 1.4.

Mối quan hệ giữa bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, bệnh

6

nhân
Hình 2.5.

Thiết kế nghiên cứu

21


Hình 3.6.

Biểu đồ cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc-xuất xứ

32

Hình 3.7.

Biểu đồ cơ cấu thuốc sử dụng theo tên gốc-biệt dược

33

Hình 3.8.

Biểu đồ cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn – đa thành phần

34

Hình 3.9.

Biểu đồ phân tích ABC

35

Hình 3.10.

Biểu đồ phân tích VEN

36


Hình 3.11.

Biểu đồ sự phân bố số thuốc trong đơn

44

Hình 3.12.

Biểu đồ chi phí 1 đơn thuốc theo nhóm bệnh lý

50


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, vì vậy cần phải
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân. Đây là nhiệm vụ chính của ngành Y tế
nói chung và của hệ thống bệnh viện từ tuyến trung ương tới địa phương.
Thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe. Việc sử
dụng thuốc không hiệu quả và bất hợp lý là một vấn đề có phạm vi ảnh hưởng
rộng ở khắp mọi cấp độ chăm sóc y tế. Ngày nay, trong cơ chế thị trường, thuốc
đã được công nhận. Song vẫn phải nhấn mạnh đến tính chất đặc biệt của thuốc,
vì thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Việc dùng
thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện là nguyên nhân làm tăng
đáng kể chi phí cho người bệnh, tăng khả năng kháng thuốc trong điều trị. Do
đó, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả luôn là mục tiêu hàng đầu của toàn
ngành y tế.
Bệnh viện đa khoa- Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng (bệnh viện
cao su Dầu Tiếng) là đơn vị y tế thuộc ngành cao su, chức năng hoạt động
chuyên môn được công nhận tương đương các đơn vị y tế hạng III. Với nhiệm
vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu không những cho hơn

10.000 công nhân cao su mà còn chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn và
các địa phương lân cận, với mô hình 100 giường bệnh 128 nhân viên cùng 11
trạm y tế nông trường cao su trực thuộc công ty.
Trong những năm qua, Bộ Y tế đã ban hành nhiều Chỉ thị, Thông tư quy
định về sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế như: Chỉ Thị số 05/2004/CT-BYT và
được sửa đổi bổ sung trong Quyết định 05/2008/QĐ-BYT, gần đây nhất là
Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn việc sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế có
giường bệnh, Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của
Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện. Bệnh viện đã từng bước triển khai,
chấn chỉnh và thực hiện các biện pháp tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
trong điều trị đã đạt được nhiều kết quả nhất định.
1


Nhằm từng bước thực hiện các tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện được
ban hành kèm theo Quyết định 4858/QĐ-BYT ngày 03/12/2013 của Bộ trưởng
Bộ Y tế, là bước đệm cho các nghiên cứu sau này về Dược tại bệnh viện được
chuyên sâu hơn, chúng tôi thực hiện: “ Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại
Bệnh viện đa khoa cao su Dầu Tiếng, Bình Dương năm 2015, với mục tiêu :
*Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện cao su Dầu Tiếng năm 2015.
*Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện cao su Dầu Tiếng
năm 2015.
Từ đó, đưa ra được các ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng
điều trị cho người bệnh, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng thuốc trong địa bàn
huyện Dầu Tiếng ngày một tốt hơn.

2


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1.Sử dụng thuốc trong hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện
1.1.1. Hoạt động sử dụng thuốc
Hoạt động sử dụng thuốc được thể hiện qua hình 1.1 sau:
Chẩn đoán

Sự tuân thủ của người bệnh

Kê đơn

Giao phát

Hình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc [40]
1.1.1.1.Chẩn đoán và kê đơn
Để phù hợp với các tiêu chí, việc kê đơn cần tuân thủ quy trình chuẩn đã
được quy định, bắt đầu bằng việc chẩn đoán bệnh chính xác . Tiếp theo cần xác
định mục tiêu điều trị. Người kê đơn phải tìm ra phương pháp điều trị phù hợp
dựa trên thông tin cập nhật về các loại thuốc và phương pháp điều trị để đạt
được hiệu quả mong muốn với từng bệnh nhân. Sau khi có phác đồ điều trị, cần
xác định loại thuốc tốt nhất cho bệnh nhân trên tiêu chí : hiệu quả, an toàn, phù
hợp với điều kiện kinh tế. Việc kê đơn cần tuân thủ liều lượng, cách dùng và
phác đồ điều trị. Khi kê đơn một loại thuốc, người kê đơn nên cung cấp cho
người bệnh thông tin chính xác về cả tính chất của thuốc cũng như tình trạng của
người bệnh. Cuối cùng , người kê đơn cần biết cách kiểm soát quá trình điều trị
sau khi xem xét các tác dụng các tác dụng điều trị và tác dụng phụ có thể xảy ra
[38]. Theo Điều 55 Luật Khám chữa bệnh, việc chẩn đoán và kê đơn thuốc phải
đảm bảo nguyên tắc: dựa trên kết quả khám lâm sàng, kiểm tra cận lâm sàng, kết
hợp với yếu tố tiền sử bệnh, gia đình, nghề nghiệp và dịch tễ; kịp thời, khách
quan, thận trọng và khoa học [32].
3



Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành “ Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú: để tăng cường sự an toàn, hiệu quả và hợp lý trong công tác kê đơn tại
các bệnh viện trên cả nước [10]. Theo điều 60 Luật Khám chữa bệnh quy định :
khi kê đơn thuốc, bác sỹ phải ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin về thuốc, hàm
lượng, liều dùng và thời gian dùng thuốc. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với
chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh [32].
Bên cạnh đó, việc kê đơn cần lưu ý đến sự tương tác thuốc, đó là hiện
tượng xảy ra khi sử dụng đồng thời hai hay nhiều thuốc, thuốc này làm thay đổi
tác dụng hoặc độc tính của thuốc kia dẫn tới hậu quả có lợi hoặc bất lợi đối với
cơ thể người dùng thuốc [7].
Nhiệm vụ của bác sỹ là phải hiểu những nguyên lý cơ bản của tương tác
thuốc trong việc xây dựng phác đồ điều trị , đảm bảo đơn thuốc không có nguy
cơ tương tác bất lợi đã biết. Dược sỹ có trách nhiệm phát hiện các tương tác
thuốc nghiêm trọng khi đọc đơn thuốc. Điều dưỡng phải nhận biết được những
dấu hiệu lâm sàng của tác dụng nguy hại khi người bệnh dùng thuốc [7].
1.1.1.2.Giao, phát thuốc
Giao phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đưa thuốc cho người bệnh dựa trên
đơn kê, bao gồm: soạn thuốc, ghi nhãn thuốc, tư vấn sử dụng. Đảm bảo giao
phát thuốc đúng là một yếu tố thiết yếu trong sử dụng thuốc hợp lý an toàn [40].
Thuốc sau khi được đóng gói, ghi nhãn sẽ được giao phát cho bệnh nhân. Quy
trình giao phát thuốc tốt phải đảm bảo thuốc được đưa đúng bệnh nhân, với liều
dùng và chất lượng tốt, có hướng dẫn rõ ràng, được đựng trong bao bì đảm bảo
được điều kiện bảo quản của thuốc. Bất kỳ sai sót trong quá trình giao phát đều
có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người bệnh. Quy trình giao phát thuốc
được sơ đồ hóa như hình 1.2. sau:

4



5. Ghi lại các

6. Phát thuốc và

1. Nhận và xác

Hoạt động vào

hướng dẫn cách

nhận đơn thuốc

Sổ theo dõi

dùng cho BN

4. Thực hiện

3. Chuẩn bị, hướng dẫn

2. Hiểu và

kiểm tra lần cuối

thuốc có bao bì và nhãn

kiểm tra đơn thuốc

Hình 1.2. Quy trình giao phát thuốc cho bệnh nhân [40]
Chỉ số dùng để phân tích hoạt động giao phát thuốc là thời gian phát thuốc

trung bình và tỷ lệ % thuốc được phân phát thực tế. Thời gian những người phân
phát thuốc dành cho mỗi bệnh nhân phản ánh mức độ quan trọng về chất lượng
điều trị bệnh . Đây là quá trình giúp bệnh nhân hiểu cách dùng mỗi loại thuốc
như thế nào. Tỷ lệ % thuốc được phân phát thực tế phản ánh khả năng cung cấp
các thuốc đã kê của cơ sở y tế [33].
1.1.1.3.Sự tuân thủ điều trị của người bệnh
Là sự hợp tác tự nguyện của bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn đã được kê
bao gồm : thời gian sử dụng, liều dùng và số lần dùng thuốc. Các lý do dẫn tới
bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc như : lịch làm việc của bệnh nhân ảnh
hưởng tới việc dùng thuốc, thiếu sự hướng dẫn của nhân viên y tế, tương tác
giữa người cung cấp dịch vụ y tế và bệnh nhân không đủ tiền để mua thuốc và
điều trị bệnh, thiếu phương tiện cung cấp thông tin, phác đồ điều trị bệnh phức
tạp, phải dùng nhiều thuốc, thời gian điều trị bệnh dài [40]. Quên dùng thuốc là
một trong những nguyên nhân vô ý không tuân thủ điều trị. Bên cạnh đó là
những lo ngại về phản ứng phụ của thuốc, thiếu hiểu biết về thuốc và bệnh, chất
lượng sống thấp, bận rộn, mối quan hệ bệnh nhân- Bác sỹ, nhận thức sai về mức
độ nghiêm trọng và hiệu quả điều trị của bệnh [41].
Để cải thiện sự tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân, thường áp dụng các
biện pháp được thể hiện qua hình 1.3.
5


Bác sỹ ,dược sỹ thân thiện nhiệt tình

Liều dùng được viết rõ ràng trên hộp

giải thích cụ thể cho BN

thuốc, nhiệt tình giải thích cụ thể cho BN
Biện pháp


Kê đơn phù hợp với văn hóa

Viết hoặc dùng biểu tượng chỉ thời gian

và thói quen sống

dùng thuốc trên hộp
Bệnh nhân biết về
TDP của thuốc

Hình 1.3.Một số biện pháp cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân [40]
Trong bệnh viện, để người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc, cần xây dựng mối
quan hệ chặt chẽ giữa bác sỹ-dược sỹ-bệnh nhân. Điều này được thể hiện qua
Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn
sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh [14].
Mối quan hệ này được sơ đồ hóa trong hình 1.4, với vai trò của từng đối
tượng như sau:
Bác sĩ
Bệnh nhân
Dược sĩ

Điều dưỡng

Hình 1.4. Mối quan hệ giữa bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, bệnh nhân
@ Với dược sỹ:
Dược sỹ khoa dược chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và hướng
dẫn sử dụng thuốc cho bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng viên và bệnh nhân [14].
@ Với Bác sỹ:
Bác sỹ hướng dẫn cho bệnh nhân ( hoặc thân nhân bệnh nhân) cách sử dụng

thuốc [14].
6


@ Với điều dưỡng :
Điều dưỡng viên chịu trách nhiệm cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc hướng
dẫn bệnh nhân dùng thuốc để bảo đảm thuốc được dùng đúng cách, đúng thời
gian, đủ liều theo y lệnh [14].
@ Với bệnh nhân:
Bệnh nhân phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý dùng thuốc
không đúng chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân chịu
trách nhiệm về mọi sự cố do tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của bác sỹ
[14].
1.1.2. Sử dụng thuốc hợp lý
Theo tổ chức Y tế Thế giới và theo Thông tư 21/2013/TT-BYT: sử dụng
thuốc hợp lý và việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của bệnh nhân
ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh ( đúng liều, đúng khoảng cách đưa
thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng,
khả năng cung ứng và có giá trị phù hợp nhằm giảm tới mưc thấp nhất chi phí
cho người bệnh và cộng đồng [17], [34], [40].
Mục tiêu của bất kỳ hệ thống quản lý dược phẩm là cung cấp thuốc phù
hợp với nhu cầu của bệnh nhân. Các bước như lựa chọn, mua sắm và phân phối
đều là các yếu tố cần thiết nhằm sử dụng thuốc hợp lý. Sử dụng thuốc bao gồm:
kê đơn ( với các thuốc phải kê đơn), giao phát, hướng dẫn sử dụng thuốc và tuân
thủ điều trị của người bệnh [38].
1.2.Một số phương pháp phân tích dữ liệu trong sử dụng thuốc
1.2.1.Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc sử
dụng hàng năm và chi phí, nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách. Phân tích ABC có thể :

- Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà chỉ có chi
phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường để nhằm: lựa chọn những
7


thuốc có chi phí thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế, thương lượng
với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.
- Lượng giá mức sử dụng thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng
đồng và từ đó phát hiện ra những bất hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so
sánh lượng thuốc sử dụng với mô hình bệnh tật.
- Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc
thiết yếu của bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu sử dụng thuốc cho chu kỳ trên
một năm hoặc ngắn hơn. Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt
là nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc
không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác
đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng có giá thành rẻ hơn. Như vậy, ưu
điểm chính của phân tích ABC giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi
trả cho những nhóm thuốc nào [34].
1.2.2.Phương pháp phân tích nhóm điều trị
Dựa trên phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị giúp:
- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều
nhất.
- Trên cơ sở thông tin về bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp
lý.
- Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức sử dụng
không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể như: sốt rét và sốt xuất
huyết
- Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất
trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.

Từ đó tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để xác
định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu quả cao
[34].
8


1.2.3.Phương pháp phân tích VEN
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua
sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn
bộ các loại thuốc như mong muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc được phân
chia thành 3 hạng mục, cụ thể như sau:
- Thuốc V ( Vital drug) : là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc
các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa
bệnh của bệnh viện.
- Thuốc E ( Essential drug): là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít
nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật
của bệnh viện.
- Thuốc N ( Non-Essential drug): là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh
nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn
chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích
lâm sàng của thuốc [17].
Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả
năng sử dụng khác nhau [34].
1.2.4. Một số chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD cho các cơ sở khám chữa
bệnh
Các chỉ số sử dụng thuốc của WHO/INRUD được dùng để đánh giá
khuynh hướng hành vi của các nhà cung cấp dịch vụ y tế tại cơ sở chăm sóc sức
khỏe ban đầu một cách đáng tin cậy. Các chỉ số này cung cấp cho các nhà quản
lý y tế thông tin về sử dụng thuốc, thói quen kê đơn và các khía cạnh quan trọng
khác của việc chăm sóc người bệnh [34].


9


* Các chỉ số kê đơn
a) Số thuốc kê trung bình trong một đơn
b) Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế
(INN)
c) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
d) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm
đ) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
e) Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu
do Bộ Y tế ban hành [17],[34].
* Các chỉ số chăm sóc người bệnh
a) Thời gian khám bệnh trung bình
b) Thời gian phát thuốc trung bình
c) Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế
d) Tỷ lệ phần trăm thuốc được dán nhãn đúng
đ) Hiểu biết của người bệnh về liều lượng [17],[34].
* Các chỉ số cơ sở
a) Sự sẵn có của các thuốc thiết yếu hoặc thuốc trong danh mục cho bác
sỹ kê đơn;
b) Sự sẵn có của các phác đồ điều trị
c) Sự sẵn có của các thuốc chủ yếu[17],[34].

10


* Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
a) Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc

b) Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn
c) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
d) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm
đ) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin
e) Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
g) Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
h) Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách
quan [17],[34].
1.3. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
1.3.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng
1.3.1.1. Giá trị tiền thuốc
Theo các nghiên cứu những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí bệnh viện.
Kết quả khảo sát tại bệnh viện huyện Cam Lộc năm 2010 cho thấy, kinh
phí mua thuốc chiếm 48% tổng chi tiêu thường xuyên của bệnh viện [37]. Tại
bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc-Nghệ An năm 2012, tổng tiền thuốc sử dụng
chiếm tỷ lệ 64,3% trong tổng kinh phí bệnh viện [28]. Tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Cao Bằng năm 2012, kinh phí mua thuốc chiếm 42,98% tổng kinh phí toàn
bệnh viện trong năm [26].
Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc của các
bệnh viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các bệnh viện.
Theo báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục Quản
lý khám chữa bệnh –Bộ Y tế , tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện
11


chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng giá trị tiền viện phí
hàng năm trong bệnh viện [15], [21].
1.3.1.2.Về nguồn gốc xuất xứ
Cùng một dược chất, dạng bào chế, thuốc có nguồn gốc nhập khẩu thường

có giá cao hơn thuốc sản xuất trong nước, vì phải chi phí về bảo quản, vận
chuyển hoặc do chiến lược định giá của các hãng khác nhau. Rõ ràng, việc sử
dụng thuốc trong nước sẽ chủ động được nguồn cung ứng, mang lại lợi ích về
kinh tế và quản lý cho bệnh viện và người bệnh. Thực tế hiện nay thuốc có
nguồn gốc nhập khẩu đang chiếm tỷ lệ cao trong chi phí mua thuốc tại các bệnh
viện.
Năm 2013, theo kết quả đánh giá nhanh của Cục Quản lý Dược tại 07 Sở Y
tế và 08 bệnh viện/viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, cho thấy số lượng và
giá trị thuốc sản xuất trong nước tăng gần 2 lần so với năm 2012. Tại 07 Sở Y
tế, số lược thuốc sản xuất trong nước năm 2013 là 700 triệu đơn vị so với năm
2012 là 338 triệu đơn vị về mặt giá trị, giá trị thuốc sản xuất năm 2013 là 768 tỷ
đồng. Tại các bệnh viện trung ương, số lượng thuốc sản xuất trong nước năm
2013 là 73 triệu đơn vị so với năm 2012 là 38 triệu đơn vị và về mặt giá trị, giá
trị thuốc sản xuất năm 2013 là 256 tỷ đồng so với năm 2012 là 120 tỷ đồng.
Năm 2014 tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước trong tổng giá trị tiền thuốc trúng
thầu tại các bệnh viện tăng lên mức 1,01% tại các bệnh viện trung ương và
2,41% tại các bệnh viện tỉnh và huyện. Mức tăng này đạt mục tiêu đề ra trong
Đề án “ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” [16].
1.3.1.3. Về thuốc mang tên gốc và tên biệt dược
Thuốc mang tên gốc là thuốc tương đương sinh học với thuốc phát minh,
được sản xuất ra khi quyền sở hữu công nghiệp của thuốc phát minh đã hết hạn.
Thuốc mang tên gốc được sản xuất không cần có giấy phép nhượng quyền của
công ty phát minh và được bán với giá rẻ. Biệt dược là thuốc mang một tên
thương mại và thường có giá thành cao hơn thuốc gốc, vì nhà sản xuất phải thực
12


hiện quá trình xây dựng thương hiệu và chi phí bảo hộ tên thương mại hay chi
phí đầu tư nghiên cứu.
Năm 2009, một nghiên cứu cho thấy thuốc mang tên gốc có số loại và giá

trị sử dụng trong các bệnh viện nghiên cứu đều thấp hơn thuốc mang tên biệt
dược và không có sự khác biệt ở các tuyến. Cụ thể:
- Tại các bệnh viện tuyến trung ương: số khoản mục thuốc mang tên gốc
chiếm từ 32,6% đến 35,1%, cao nhất tại bệnh viện C Đà Nẵng ( 35,1%), thấp
nhất tại bệnh viện E (32,6%). Giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm từ 21,1%
đến 31,2%, cao nhất tại bệnh viện C Đà Nẵng (31,2%), thấp nhất tại bệnh viện
Chợ rẫy (21,1%).
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thuốc mang tên gốc chiếm tỷ lệ từ 22,4%
đến 46%, cao nhất tại BVĐK Điện Biên (46%), thấp nhất tại bệnh viện Thanh
Nhàn-Hà Nội (22,4%). Giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ từ 12,1%
đến 38,1%, cao nhất tại BVĐK Điện Biên (38,1%), thấp nhất tại bệnh viện Việt
Tiệp Hải Phòng (12,1%).
- Tại các bệnh viện tuyến huyện, số thuốc mang tên gốc chiếm tỷ lệ cao
nhất, nằm trong khoản 35,5% (bệnh viện Thủ Đức- Tp HCM) đến 47,8% ( bệnh
viện huyện Simacai- Lào Cai). Tuy nhiên, giá trị sử dụng thuốc mang tên gốc
của tuyến bệnh viện này chỉ chiếm tỷ lệ từ 17,8% đến 21,8%, thấp hơn tuyến
trung ương và tuyến tỉnh [14].
1.3.1.4. Về cơ cấu nhóm tác dụng
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện, kinh phí mua thuốc
kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.
Kết quả khảo sát của Bộ Y tế tại một số bệnh viện cho thấy , từ năm 2007 đến
2009, kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi, từ 32,3% đến
32,4% trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [27].

13


Nghiên cứu của Vũ Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bệnh viện đa
khoa ( 07 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện tuyến tỉnh và 17

bệnh viện tuyến quận/huyện) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho kết quả
tương tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến bệnh viện trung bình là
32,5%, trong đó cao nhất là bệnh viện tuyến huyện ( 43,1%) và thấp nhất tại các
bệnh viện tuyến trung ương (25,7%) [25].
Cũng trong năm 2009, theo thống kê của Bộ Y tế từ các báo cáo về tình
hình sử dụng thuốc của một số bệnh viện, tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh
trung bình tại các bệnh viện chuyên khoa trung ương (21 bệnh viện) là 28%, tại
các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (15 bệnh viện) là 34% và tại các bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh (52 bệnh viện) là cao nhất: 43% [30].
Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại các bệnh viện đa
khoa tuyến huyện , nhóm thuốc kháng sinh có kinh phí sử dụng lớn nhất trong
các nhóm thuốc. Tại bệnh viện đa khoa huyện Cam Lộc năm 2010, nhóm thuốc
kháng sinh chiếm 27,7 % tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [37]. Tương tự, tại bệnh
viện đa khoa huyện Nghi Lộc- Nghệ An năm 2012, kinh phí sử dụng thuốc
nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (30,2%) trong tổng giá trị tiền thuốc
sử dụng [28].
Tóm lại, vấn đề sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta
đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm và cần sự can thiệp. Năm 2011,
BYT ban hành Thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế có giường
bệnh [5],[14]. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các bệnh viện phân tích thực
trạng sử dụng thuốc, từ đó điều chỉnh để quá trình sử dụng thuốc của bệnh viện
được hợp lý hơn.
1.3.2.Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú
Kết quả khảo sát của Cục Quản lý Khám chữa bệnh –Bộ Y tế tại một số
bệnh viện năm 2009 cho thấy: mỗi bệnh nhân trong một đợt điều trị đã được sử
dụng từ 0-10 thuốc, trung bình là 3,63 ±1,45 thuốc. Nhóm bệnh nhân không có
14


BHYT có số lượng thuốc trung bình trong một đợt điều trị (4,0 ± 2,0 thuốc/đợt)

tăng hơn so với nhóm bệnh nhân có BHYT (3,63±2,10 thuốc/đợt ) [12].
Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2009, số thuốc
trung bình trong một đơn ngoại trú là 3,62, trong đó số thuốc không thiết yếu là
1,5 thuốc/đơn thuốc chiếm 41,46% tổng số thuốc trung bình một đơn [35].
Theo các nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Vĩnh phúc năm 2011, tại bệnh
viện đa khoa huyện Huỳnh Lưu năm 2010, số thuốc trung bình trong 1 đơn
thuốc từ 4,2 đến 4,4 [22], [24].
Một nghiên cứu khác về thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2012, có số thuốc trung bình trong 1 đơn thấp
hơn (3,3 thuốc). Trong đó , số đơn kê ít nhất là 01 thuốc, số thuốc kê nhiều nhất
trong đơn là 7 [26].
Cũng theo nghiên cứu trên, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, tỷ lệ đơn
kê có kháng sinh chiếm 52,3% và chủ yếu là sử dụng 01 kháng sinh (90% đơn
có kê kháng sinh), 10% đơn có kê hơn 1 kháng sinh [26].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được các bác sỹ kê đơn. Theo một khảo
sát tại bệnh viện tỉnh Cao Bằng năm 2012, có 52,25% đơn thuốc có kê vitamin,
chủ yếu là vitamin nhóm B và hầu như không có tình trạng bác sỹ kê nhiều loại
vitamin trong cùng một đơn [26]. Một khảo sát tại bệnh viện Nhân dân 115 cũng
cho tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong kê đơn là 38% [35]. Trong khi đó, tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 có đến 46,3% đơn thuốc ngoại trú và
43,5% hồ sơ bệnh án có kê vitamin [24].
Hiện nay, nhiều bệnh viện đã ứng dụng phần mềm trong kê đơn nên đã
thực hiện tốt hơn quy chế kê đơn ngoại trú . Một nghiên cứu can thiệp tại bệnh
viện Nhân dân 115 cho thấy việc áp dụng kê đơn điện tử đã cải thiện rõ rệt chất
lượng kê đơn thuốc tại khoa khám bệnh. Số đơn ghi thiếu thông tin về bệnh
nhân đã giảm từ 98% xuống 33,6%, trong đó số đơn ghi thiếu địa chỉ của bệnh
nhân giảm từ 97,8% xuống còn 33,65, các thông tin về họ tên, tuổi, giới giảm từ
15



×