Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SKKN GIAO DUC KY NANG SONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.43 KB, 11 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ
mầm non đến cấp THPT đã được Bộ Giáo dục đặc biệt quan tâm. Ngày
10/8/2018, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành Chỉ thị số
2919/CT-BGDDT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo
dục, trong đó đã nhấn mạnh phương hướng chung:“ Nâng cao chất lượng giáo
dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương,
nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành
mạnh, thân thiện, phịng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh
trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng
sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục”.
Xã hội hiện đại có những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống,
một mặt sự phát triển của xã hội hiện đại làm cho chất lượng cuộc sống của con
người ngày càng tốt hơn, nhưng mặt khác làm nảy sinh những vấn đề mới mà
trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa biết cách đương đầu,
đồng thời mức độ phức tạp, khó khăn của những vấn đề cũ đã gặp trước đây
cũng có xu hướng tăng lên. Như vậy trong xã hội hiện đại con người càng cần
có kỹ năng sống để thích nghi tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Về bản chất thì giáo dục kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến
thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực). Việc rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh là việc làm không mới nhưng do sức ép lớn vể chương trình;
về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau mà có thời gian đã bị xem nhẹ.
Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhận thấy việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng càng
đặc biệt với học sinh THPT vì ở lứa tuổi này học sinh càng cần trang bị cho
mình rất nhiều kiến thức để có thể tự ứng phó trong cuộc sống, để có thể đưa ra
quyết định đúng đắn hành vi của mình.
Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống đang dần trở thành nhu cầu cấp thiết
mà các trường học cần trang bị cho học sinh, giúp các em tự tin hơn, thành công
hơn trong cuộc sống.


Trường THPT A Túc đứng chân tại huyện miền núi Hướng Hóa, nằm ở
phía Nam của huyện và phía Tây của tỉnh Quảng Trị. Trường thực hiện nhiệm
vụ giáo dục bậc THPT cho học sinh ở địa bàn các xã vùng cao huyện Hướng
Hóa – tỉnh Quảng Trị (chủ yếu các xã tuyến Lìa, học sinh trên 95% là người dân
tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô). Mặc dù là một trường nhỏ so với các trường
THPT khác trong toàn Tỉnh, ở trên địa bàn vùng sâu vùng xa nhưng thời gian
qua Lãnh đạo nhà trường đã có nhiều cố gắng để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng
dạy và nhiệm vụ chính trị của mình và ln quan tâm đến công tác giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh. Tuy vậy, kiến thức về kỹ năng sống của giáo viên cũng
như việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn dàn trải chưa tập trung đồng
bộ, chủ yếu được Đồn trường tổ chức vào các buổi ngoại khóa hay giáo viên
lồng ghép, tích hợp ở một số mơn học và hiệu quả chưa cao.


Nói tóm lại, nói tới kỹ năng sống khơng đơn giản chỉ là nhận thức mà cao
hơn nữa đó chính là con người còn biết vận dụng những kiến thức đã học vào xử
lý các tình huống thực tiễn có hiệu quả, qua đó giúp con người sống vui vẻ, sống
có ý nghĩa hơn, đồng thời biết vận dụng các kỹ năng sống để tự phục vụ bản
thân, phục vụ gia đình và xã hội…
Với những lý do trên, tơi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Giải
pháp nâng cao giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua mơn sinh học
11”. Nhằm tìm ra một số giải pháp đóng góp một phần nhỏ để nâng cao cơng tác
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường thơng qua mơn sinh học, qua
đó trang bị cho học sinh một số kiến thức sinh học, kiến thức về sinh lí học, kiến
thức về sức khỏe sinh sản... giúp cho học sinh phát triển toàn diện hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Xác định cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua
môn sinh học 11.
- Nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để nâng cao việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua môn sinh học 11.

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Một số nội dung, biện pháp để nâng cao việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh thông qua môn sinh học 11.
2. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
- Học sinh lớp 11B1 trường THPT A Túc.
- Một số kỹ năng cơ bản trong chương trình sinh học 11.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu chương trình
sinh học 11 để có những nội dung cơ bản giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu thực tiển công tác giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh để có cách nhìn tổng qt và tìm ra các nội dung
giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 11.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: So sánh, đối chiếu với thực tế đầu năm
để đánh giá, nhận xét kết quả và đưa ra kết luận.
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- Giới hạn nghiên cứu về thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống trong
chương trình sinh học 11 ở trường THPT A Túc – Huyện Hướng Hóa – Tỉnh
Quảng Trị.
- Thời gian nghiên cứu trong năm học 2018 – 2019( chủ yếu thông qua các
bài giảng sinh học 11).
B. PHẦN NỘI DUNG
I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG:
Kỹ năng sống là một phần quan trọng của cuộc sống cá nhân trong xã hội
hiện đại. “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì
mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao, khơng phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta,
mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào” (Lewis L. Dunmington)


– Theo quan niệm của tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp

Quốc (UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các
chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
– Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những
kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong
các tình huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết
có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
* Đặc trưng cơ bản của kỹ năng sống:
– Kỹ năng sống là khả năng con người biết cách sống phù hợp và hữu ích.
– Kỹ năng sống là khả năng con người dám đương đầu với những tình
huống khó khăn trong cuộc sống và biết cách vượt qua.
– Kỹ năng sống là khả năng con người biết vận dụng các kiến thức vào
thực tiễn để phục vụ cuộc sống.
– Kỹ năng sống là kỹ năng tâm lý xã hội, con người biết quản lý bản thân
mình và tương tác tích cực với người khác, với xã hội.
Kỹ năng sống có vai trị hết sức quan trọng đối với mỗi người. Nhiều
nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành
công của con người, kỹ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Theo UNESCO
ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trị quyết định trong việc hình
thành nhân cách, bản lĩnh, tính chun nghiệp…
Thành cơng chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ
hồn cảnh và có khả năng chinh phục hồn cảnh. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là
hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc, và thành đạt là ước mơ không
quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những
kỹ năng sống cần thiết và hữu ích.
"Sự Thành cơng của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên
ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của
người đó" (Kinixti - Học giả Mỹ).
Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo
dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình

quyết định số phận của mình.
Kỹ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi
con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mịn và hành động
theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.
Trong môi trường không ngừng biến động con người luôn đối diện với áp
lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày càng đa dạng, ngày càng cao trong quan
hệ xã hội, trong công việc và cả trong quan hệ gia đình. Q trình hội nhập địi
hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu
cầu về các kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kỹ năng sống con
người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học
những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm,
tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn,
xung đột.


Như vậy giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cho học sinh biết cách bảo về
mình trước những yếu tố bất lợi của cuộc sống, biết xây dựng các mối quan hệ
tốt đẹp, nhân văn và biết vận dụng các kiến thức vào thực tế để từ đó góp phần
làm giảm tệ nạn xã hội, làm cho xã hội phát triển, văn minh.
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG THPT
A TÚC, HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ:
Để nâng cao công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường
thông qua môn sinh học 11. Sau một thời gian nghiên cứu tôi nhân thấy như sau:
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm Sở GD&ĐT Quảng Trị, Ban giám hiệu nhà Trường đã
tạo điều kiện cho bản thân tôi được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng và
nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác giảng dạy.
- So với các bộ môn khác môn sinh là bộ mơn có nhiều kiến thức liên quan
tới giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục công tác chăn nuôi
trồng trọt... Đặc biệt trong chương trình sinh học 11 có rất nhiều kiến thức về

sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính để giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.
- Bộ mơn sinh học có nhiều phim ảnh trực quan, sinh động nên công tác
GD KNS dễ dàng và thu hút hơn các mơn khác.
- Bản thân có trình độ đạt chuẩn, u nghề, có kinh nghiệm trong cơng tác
GD KNS cho học sinh vì cũng đã nhiều năm làm cơng tác Đồn cũng như nhiều
năm đứng lớp.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó vẩn cịn tồn tại một số khó khăn như sau:
- Học sinh đa phần là con em dân tộc thiểu số nên việc tiếp cận các nội
dung chương trình cũng như các kiến thức xã hội cịn gặp nhiều khó khăn.
- Chưa có sự thống nhất, đồng bộ về các nội dung chương trình cũng như
thời gia, địa chỉ lồng ghép ở các bài học.
- Chưa có chỉ đạo cụ thể của các cấp về các nội dung bắt buộc cho công tác
GD KNS cho giáo viên giảng dạy sinh học tại các lớp 11.
- Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính, đến
sức khỏe sinh sản còn khá dè dặt, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm
hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó.
- Chưa có nhiều tài liệu bổ trợ cho giáo viên trong công tác soạn giảng các
nội dung về GD KNS.
- Nhiều nội dung kiến thức kỹ năng đơn thuần như thuyết trình, phân tích,
giải thích các sự vật hiện tượng đơn giản, các kỹ năng sử dụng máy vi tính, sử
dụng smartphone để tìm hiểu thơng tin trên internet thì học sinh của trường cịn
rất hạn chế.
3. Thực trạng về giáo dục kỹ năng trong bộ môn sinh học 11 ở trường
THPT A Túc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị:
Để làm rõ vấn đề trên, tôi đã tiến hành khảo sát trên thực tế học sinh lớp
11B1 vào tháng 10/2018 bằng các bài trắc nghiệm và phỏng vấn về các kiến
thức và một số kỹ năng. Cụ thể như sau:



Nội dung khảo sát

Biết vận dụng
đa số KN, giải
thích bản chất
sự vật hiện
tượng
Số
Tỷ lệ
lượng
%

Biết vận dụng
một số KN, chưa
giải thích được
các sự vật hiện
tượng
Số
Tỷ lệ
lượng
%

Chưa biết vận
dụng các KN,
còn mơ hồ các
sự vật hiện
tượng.
Số
Tỷ lệ

lượng
%

HS vận dụng kiến
thức sinh học vào
việc tưới nước, bón
0/30
0%
20/30
66,7%
10/30
33,3%
phân cho cây trồng
ở vườn trường, gia
đình.
HS vận dụng kiến
thức chiết, ghép,
giâm cành để có thể 0/30
0%
27/30
90%
3/30
10%
thực hành tại gia
đình.
Kỹ năng sử dụng
các biện pháp tránh 0/30
0%
19/30
63,3%

11/30
36,7%
thai
Kỹ năng đo một số
chỉ tiêu sinh lí ở 0/30
0%
21/30
70%
9/30
30%
người.
Kỹ năng về giải
thích hậu quả mang
thai ngồi ý muốn, 0/30
0%
27/30
90%
3/30
10%
mang thai ở tuổi vị
thành niên, ...
Kỹ năng giải quyết
căng thẳng, kỹ năng
thuyết trình, diễn 0/30
0%
10/30
33,3%
20/30
66,7%
đạt, giải thích một

số sự vật hiện tượng
Từ tình hình và số liệu trên cho thấy cần có các biện pháp hợp lí để nâng
cao các kỹ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn sinh học lớp 11.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Để làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong điều kiện
thực tế của địa phương và nhà trường, tôi xin đưa ra một số giải pháp đã thực
hiện và như sau:
3.1. Nhóm biện pháp thứ nhất: Tổ chức tìm hiểu về một số kỹ năng
sống và nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trường THPT:


3.1.1. Mục đích: Học sinh mạnh dạn hơn trong việc tiếp cận nội dung
chương trình giáo dục KNS và các lĩnh vực nhạy cảm như giáo dục sức khỏe
sinh sản, giáo dục giới tính, giáo dục một số bệnh lây nhiễm qua đường tình
dục...
3.1.2. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu một số nội dung
kiến thức về các KNS như các biện pháp tránh thai, hậu quả của mang thai ngoài
ý muốn, sức khỏe sinh sản, giới tính ... từ sách giáo khoa 11 và tìm hiểu từ
nguồn internet.
3.1.3. Biện pháp thực hiện: Tổ chức bằng nhiều hình thức, lồng ghép trong
chương trình chính khóa hay sử dụng các buổi ngoại khóa để hướng dẫn học
sinh sử dụng máy tính, smartphone để khai thác thêm thơng tin từ mạng internet.
Chú trọng phần chuẩn bị các nội dung để học sinh hình thành các kỹ năng trình
bày trước đám đơng, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng khai thác thơng tin từ
internet...
3.2. Nhóm biện pháp thứ hai: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các
chương bài cụ thể trong chương trình sinh học 11.
3.2.1. Mục đích: Giúp cho các giáo viên giảng dạy môn sinh học thực hiện
đồng bộ các nội dung kiến thức kỹ năng trong lồng ghép giáo dục kỹ năng môn

sinh học 11.
3.2.2. Nội dung: Thống nhất nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh thể hiện trong giáo án cụ thể mơn sinh học 11. Tìm mua các tài liệu liên
quan đến các nội dung cần giáo dục KNS cho học sinh để xây dựng nguồn tài
liệu mở cho các giáo viên dạy môn sinh học tiện trong việc soạn giảng, cũng
như làm tài liệu cho các buổi ngoại khóa.
3.2.3. Biện pháp thực hiện: Cần xây dựng nên một bảng mô tả chi tiết các
nội dung kỹ năng cần giáo dục để tất cả các giáo viên đều có thể áp dụng thực
hiện có hiệu quả. Tổ chức các buổi ngoại khóa về sức khỏe sinh sản vị thành
niên, chuyên đề về nạn tảo hôn, chuyên đề về hậu quả của mang thai ngoài ý
muốn, nạn phá thai....
Trong giáo án, giáo viên cần thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết
định hướng giảng dạy của mình từ mục tiêu giáo dục, phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học đến hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Nhờ đó, giáo
viên có thể làm chủ được quá trình truyền thụ tri thức và hạn chế thiếu sót trong
q trình giảng dạy cũng như chủ động hơn trong việc GD KNS cho học sinh.
Trong khi thiết kế nội dung dạy học tích hợp kỹ năng sống, giáo viên nên
thiết kế cụ thể các hoạt động mà bản thân dự kiến sẽ tổ chức và ước lượng thời
gian tổ chức để không ảnh hưởng đến việc truyền thụ và lĩnh hội nội dung kiến
thức của học sinh.
Sau mỗi bài học, giáo viên bộ môn tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá
người học theo mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng các kỹ năng đã được
trang bị vào để giải quyết những tình huống cụ thể.
Học sinh có thể chuẩn bị tâm thế trước mọi hồn cảnh, sẵn sàng đón nhận
thử thách, khó khăn trong cuộc sống, học tập và nỗ lực tìm cách khắc phục


chúng. Khi cần trợ giúp các em nên tìm giáo viên chủ nhiệm hay những thầy cô
bộ môn để được trợ giúp tâm lý, để tránh những rủi ro khác khơng mong muốn.
3.3. Nhóm biện pháp thứ ba: Tăng cường chỉ đạo, định hướng công tác

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
3.3.1. Mục đích: Nắm được các nội dung cần giáo dục KNS cho học sinh
để có sự theo dỏi cũng như đánh giá được tình hình GD KNS trong nhà trường.
3.3.2. Nội dung: Từ đầu năm học, nhà trường cần chỉ đạo giáo viên giảng
dạy môn sinh học đăng kí các nội dung giáo dục KNS theo hướng tích hợp, nhắc
nhở giáo viên tăng cường đầu tư nhiều hơn cho công tác chuẩn bị như: xác định
nội dung, địa chỉ tích hợp và các kỹ năng cần tích hợp. Tùy đặc thù của từng bộ
mơn để tích hợp nhiều nội dung như giáo dục KNS và đăng ký lên chuyên môn
của nhà trường.
3.3.3. Biên pháp thực hiện:
Nhà trường cần tổ chức tập huấn cho cán bộ và giáo viên trong trường về
vai trị, tầm quan trọng của cơng tác giáo dục kỹ năng sống, cung cấp tài liệu về
các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh THPT cho giáo viên sinh học trong
nhà trường.Định hướng phương pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt
giáo viên dạy chương trình sinh học 11.
Bên cạnh đó, BGH nhà trường tích cực chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những hoạt động
cụ thể thiết thực như: Chăm sóc bồn hoa cây cảnh vận dụng các kiến thức bón
phân tưới nước cho cây trồng, các kiến thức chiết ghép ... để góp phần trang bị
thêm nhiều kiến thức kỹ năng sống thực tế hơn cho học sinh.
Để hoạt động tích hợp đạt hiệu quả, giáo viên dạy mơn sinh học phải linh
hoạt và mềm dẻo trong việc lựa chọn nội dung bài học và kỹ năng sống cần thiết
để tích hợp.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, Đồn
TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các buổi truyền thông các giá trị sống, kỹ năng
sống theo từng chủ đề như: HIV/AIDS và các tệ nan xã hội, tình bạn, tình u
học trị và sức khoẻ sinh sản vị thành niên...
3.4. Nhóm biện pháp thứ tư: Tăng cường công tác phối hợp với giáo
viên dạy NGLL, Đồn trường cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
3.3.1. Mục đích: Giúp cho giáo viên giảng dạy NGLL, Đồn trường có các

tài liệu để phục vụ cho công tác giáo dục KNS.
3.3.2. Nội dung: Phối hợp giáo viên giảng dạy NGLL, Đoàn trường để
cùng nâng cao hiệu quả công tác GD KNS cho học sinh.
3.3.3. Biên pháp thực hiện: Phối hợp với giáo viên dạy NGLL tổ chức các
tiết dạy ngoại khóa cùng giáo viên dạy sinh học 11 tổ chức GD KNS về các kiến
thức sinh sản vị thành niên, nạn tảo hôn, hậu quả có thai ngồi ý muốn, làm thế
nào để giảm căng thẳng...
Phối hợp với Đồn trường trong cơng tác chăm sóc bồn hoa cây cây trong
nhà trường, vận dụng kiến thức về giâm chiết ghép để có thể tạo các vườn ươm,
cung câp một số giống cây để góp phần nâng cao kỹ năng về an sinh xã hội.


Tổ chức các hoạt động xã hội cụ thể: Bước đầu đưa học sinh 11 vào các
hoạt động xã hội như trồng và chăm sóc vườn hoa tại Nhà Bia xã A Túc, Bồn
hoa cây cảnh trong nhà trường. Cho các em tự chọn các giống cây cảnh để thực
hiện giâm, chiết, ghép. Thông qua hoạt động này, nhà trường đã tạo điều kiện
cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học, tạo cho các em sự say mê,
tìm tịi, kích thích học tập tốt hơn đồng thời hình thành ở các em đức tính cần,
kiệm và kỹ năng tự khẳng định mình.
IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện, qua kiểm tra và phỏng
vấn thì chất lượng kỹ năng sống của học sinh 11B1 tăng lên rõ rệt. Đó là điều tơi
phấn khởi, u nghề, có động lực hơn trong việc GD KNS cho học sinh.
Dưới đây là kết quả đạt được đến ngày 10/5/ 2019:
Biết vận dụng
Biết vận dụng
Chưa biết vận
đa số KN, giải một số KN, chưa dụng các KN,
thích bản chất
giải thích được

cịn mơ hồ các
Nội dung khảo sát
sự vật hiện
các sự vật hiện
sự vật hiện
tượng
tượng
tượng.
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
%
lượng
%
lượng
%
HS vận dụng kiến
thức sinh học vào
việc tưới nước, bón
25/30
83,3%
30/30
100%
0/30
0%
phân cho cây trồng

ở vườn trường, gia
đình.
HS vận dụng kiến
thức chiết, ghép,
giâm cành để có thể 28/30
93,3%
30/30
100%
0/30
0%
thực hành tại gia
đình.
Kỹ năng sử dụng
các biện pháp tránh 27/30
90%
30/30
100%
0/30
0%
thai
Kỹ năng đo một số
chỉ tiêu sinh lí ở 30/30
100%
30/30
100%
0/30
0%
người.
Kỹ năng về giải
thích hậu quả mang

thai ngoài ý muốn, 25/30
83,3%
30/30
100%
0/30
0%
mang thai ở tuổi vị
thành niên, ...
Kỹ năng giải quyết 25/30
83,3%
30/30
100%
0/30
0%
căng thẳng, kỹ năng
thuyết trình, diễn


đạt, giải thích một
số sự vật hiện tượng
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
I. KẾT LUẬN:
- Những nội dung, chương trình GD KNS trong chương trình sinh học khá
nhiều, trên đây chỉ là những nội dung, những giải pháp cơ bản và những định
hướng tập trung vào đối tượng học sinh khối 11 để thực hiện tốt cho các năm
tiếp theo.
- Tuy nhiên để công tác GD KNS cho học sinh tồn trường nói chung và
học sinh 11 nói riêng đạt hiệu quả cao ngoài việc tổ chức đa dạng thì cần có sự
chung tay của tồn trường, đặc biệt là các giáo viên dạy môn sinh học cùng
nghiên cứu và xây dựng một nội dung chương trình cụ thể, địa chỉ lồng ghép

cho từng chương, từng bài cũng như thực hiện các chuyên đề liên quan đến các
nội dung GD KNS cho học sinh.
- Việc xây dựng nội dung chương trình cũng như các giải pháp thực hiện
hiện để nâng cao công tác GD KNS cho học sinh đã mang lại nhiều ý nghĩa cho
giáo viên tự ý thức được cần có cánh nhìn đúng đắn về GD KNS cho học sinh
bậc THPT.
- Qua q trình cơng tác thì tơi cũng như các giáo viên khác thường xun
thực hiện GD KNS cho học sinh nhưng chưa có cách làm hiệu quả. Nay tôi nhận
thấy nếu thực hiện tốt các giải pháp trên, đồng thời tập trung vào đối tượng học
sinh 11 và sử dụng nhiều kiến thức sinh học 11 như giáo dục giới tính, giáo dục
sức khỏe sinh sản, giáo dục chăn ni trồng trọt thì sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn cịn rất nhiều thiếu sót vậy rất
mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài của tơi hồn
thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
II. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
1. Đối với nhà trường:
- Luôn động viên và nhắc nhở giáo viên trong việc thực hiện GD KNS cho
học sinh thường xuyên, cụ thể trong từng giáo án.
- Trong nhà trường cần mua sắm các tài liệu, chuyên đề về giáo dục giới
tính và giáo dục sức khỏe sinh sản để nâng cao hiệu quả công tác GD KNS cho
học sinh.
2. Đối với tổ chun mơn:
- Thực hiện các chun đề có lồng ghép GD KNS để các giáo viên dự giờ
góp ý, xây dựng những nội dung chi tiết cụ thể cho các năm học tiếp theo.
3. Đối với giáo viên:
- Luôn tìm hiểu, sưu tầm các nội dung có thể để nâng cao chất lượng giáo
dục KNS cho học sinh của trường nói chung và học sinh 11 nói riêng.
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG SKKN
Từ viết tắt


Nghĩa


KNS
GD KNS
THPT
HS
GV
SKKN
GDĐT
NGLL

Kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống
Trung học phổ thơng
Học sinh
Giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục đào tạo
Ngồi giờ lên lớp

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách:
- Lê Đình Trung(2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn sinh
học 11, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Nguyễn Thị Nghĩa(2007), Thiết kế bài giảng sinh học 11, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
- Ngô Văn Hưng(2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng
môn sinh học 11,NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Sách giáo khoa sinh học 11 (NXB Giáo dục Việt Nam).

3. Các trang Web:
- /> /> />XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Hướng Hóa, ngày 12 tháng 5 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Đức Hải


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17

MỤC LỤC:
Trang
MỞ ĐẦU...................................................................
1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................
1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...............................
2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT,
2
THỰC NGHIỆM..............................................................
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................
2
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.......
2
B. PHẦN NỘI DUNG..................................................
2
I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG.................................
2
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
4
Ở TRƯỜNG THPT A TÚC, HUYỆN HƯỚNG HÓA,
TỈNH QUẢNG TRỊ:........................................................
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN......................
5
IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC......................
8
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT............

9
I. KẾT LUẬN:..........................................................
9
II. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.......................................
9
CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................
10
MỤC LỤC................................................................
11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×