Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Kiem tra 1 tiet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.86 KB, 5 trang )

SỞ GD - ĐT NINH BÌNH
Trương THPT Ngơ Thì Nhậm

ĐỀ THI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11
(Thời gian 60 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 35 câu TNKQ, 02 câu tự luận trong 04 trang

Mã đề : 345
I. TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm)
Câu 1: Vì sao nói: chiến thắng Xta-lin-grát (11/1942 đến 2/1943) đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh
thế giới thứ hai?
A. Từ đây, quân Đức liên tiếp thất bại trên các chiến trường
B. Từ đây, khối Đồng minh chống phát xít hình thành
C. Từ đây, Cục diện chính trị thế giới đã thay đổi
D. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt
Câu 2. Pháp dựa vào giai cấp nào để thống trị nhân dân ta ?
A. Nông dân
B. Công nhân
C. Tiểu tư sản
D. Địa chủ phong kiến
Câu 3. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam như
thế nào ?
A. Có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh
B. Có thái độ kiên định với Pháp
C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
D. Hợp tác với Pháp để mang lại quyền lợi về kinh tế
Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tư bản Pháp tập trung phát triển ngành công nghiệp
nặng nào?
A. Luyện kim


B. Khai mỏ
C. Hóa chất
D. Chế tạo máy
Câu 5. Thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thơng nhằm mục đích gì?
A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp
B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân
C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa
Câu 6. Chủ trương của hội Duy Tân là:
A. Tiến hành cải cách nhằm nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến.
B. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập,thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam
C. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.
D. Tiến hành cuộc cải cách toàn diện kinh tế - văn hoá - xã hội
Câu 7. Người sáng lập Việt nam Quang Phục hội vào tháng 6/1912 là ai?
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh
C. Lương Văn Can,Nguyễn Quyền
D. Huỳnh thúc Kháng , Trần Quý Cáp.
Câu 8. Chính sách khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp tập trung vào:
A. Phát triển kinh tế nông nghiệp-công thương nghiệp


B. Nông nghiệp-công nghiệp-quân sự
C. Cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế
D. Ngoại thương-quân sự-giao thơng thuỷ bộ
Câu 9: Sau khi xóa bỏ hịa ước Vec-xai, Đức hướng tới mục tiêu:
A. chuẩn bị tiến đánh Liên Xơ
B. chuẩn bị thơn tính vùng Xuy-đét
C. thành lập một nước “Đại Đức” ở Châu Âu
D. chuẩn bị gây chiến tranh chia lại thế giới

Câu 10: Điểm giống nhau giữa chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến
B. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước tư bản
C. Hậu quả chiến tranh nặng nề như nhau
D. Quy mô của hai cuộc chiến tranh thế giới như nhau
Câu 11: Từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941, phát xít Đức nhanh chóng chiếm được châu Âu là vì
A. Đức có ưu thế sức mạnh quân sự, đồng thời thực hiện kế hoạch chiến tranh chớp nhống.
B. Đức có ưu thế sức mạnh qn sự.
C. các nước châu Âu thể hiện thái độ nhượng bộ phát xít nên khơng tích cực chống trả khi bị tấn
cơng.
D.các nước châu Âu tiếp tục chính sách thỏa hiệp nên khơng tích cực chống trả. Hơn nữa, Đức có ưu
thế về sức mạnh quân sự.
Câu 12: Về chính trị các nước Đơng Nam Á có điểm chung gì?
A. Quyết định mọi vấn đề là người bản xứ.
B. Bị chính quyền thực dân khống chế.
C. Đều do Vua chuyên chế đứng đầu.
D. Người dân tự quyết định tương lai chính trị của mình.
Câu 13 : Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt Nam ?
A. Triều đính nhà Nguyển ký hiệp ước Nhân Tuất.
B. Triều đính nhà Nguyển ký hiệp ước Giáp Tuất.
C. Triều đính nhà Nguyển ký hiệp ước Hac-măng.
D. Triều đính nhà Nguyển ký hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Câu 14: Những giai cấp nào không phải ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ở các nước Đông Nam
Á?
A. Công nhân.
B. Tư sản.
C.Nông dân.
D. Trí thức, tiểu tư sản.
Câu 15: Tại sao khi chiếm xong thành Hà Nội, thì Pháp liền chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam
Định?

A. Cơ hội vua Tự Đức qua đời.
B. Pháp có hỏa lực mạnh, qn đơng.
C. Vì triều đình Huế cịn hoang mang, mất cảnh giác.
D. Pháp cần nguyên nhiên liệu để phục vụ cho chính quốc.
Câu 16. Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế:
A. Muốn giúp vua cứu nước.
B. Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.
C. Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.
D. Căm thù Pháp,chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.
Câu 17. Tổ chức Việt Nam Quang phục hội chủ trương dùng biện pháp nào để đánh Pháp?
A. Đấu tranh vũ trang
B. Đấu tranh chính trị
C. Đấu tranh nghị trường
D. Bạo động và ám sát cá nhân


Câu 18. Sau năm 1862, thái độ của triều đình đối với các nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định, Biên Hịa,
Định Tường là:
A. Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh chống Pháp. .
B. Ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp
C. Yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp
D. Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh chống Pháp.
Câu 19: Chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại nguyên nhân chính
a. quân Pháp không quen với thời tiết, bị đau ốm nhiều.
b. việc tiếp tế lương thực thuốc men khó khan.
c. khơng quen thuộc địa hình, địa thế ở Việt Nam.
d. khí thế kháng chiến sục sơi trong nhân dân cả nước.
Câu 20. Sự kiện nào buộc Mĩ tuyên bố tham gia chiến tranh?
A.Trận Trân Châu Cảng
B. Mĩ thấy buôn bán vũ khí đến đây đã đủ

C. Quan hệ Mĩ-Nhật ngày càng căng thẳng
D. Mĩ phản đối Nhật xâm lược Đông Dương khơng thành
Câu 21
Người được nhân dân phong Bình Tây đại nguyên soái là:
A
Trương Quyền
B
Nguyễn Trung Trực
C
Trương Định
D
Nguyễn Trường Tộ
Câu 22: Điểm khác nhau về lãnh đạo của giai đoạn 2 so với giai đoạn 1 trong phong trào Cần Vương ?
A. Do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.
B. Do triêu đình lãnh đạo.
C. Do giai cấp nơng dân lãnh đạo.
D. Do địa chủ phong kiến lãnh đạo.
Câu 23: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong quá trình chống xâm lược của nhân dân Việt Nam
từ sự thất bại của phong trào Cần Vương ?
A. Có sự đồn kết của tồn dân.
B. Có sự chuẩn bị chu đáo.
C. Có vũ khí trang bị hiện đại.
D. Có đường lối kháng chiến phù hợp.
Câu 24: Ai là người đứng đầu đảng Quốc Đại sau thế chiến I?
A. Gan-di
B. Nehru
C. Tilak
D. Irwin
Câu 25. Đâu không phải là đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)?
A. Lãnh đạo khởi nghĩa là quan lại triều đình Huế

B. Khởi nghĩa tồn tại lâu nhất trong phong trào Cần Vương
C. Quân đội được tổ chức chặt chẽ
D. Nghĩa quân tự chế tạo được vũ khí
Câu 26. Đâu là đặc điểm tiêu biểu cho phong trào nơng dân n Thế?
A. Có người lãnh đạo xuất chúng
B. Địa bàn hoạt động rộng khắp miền Bắc
C. Tồn tại lâu dài, có giai đoạn giảng hịa với Pháp
D. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
Câu 27. Trong thời gian khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp chưa đầu tư xây dựng cơng
trình giao thơng nào dưới đây?
A. Đường bộ
B. Đường sắt


C. Cầu, cảng và các tuyến đường thủy
D. Đường hàng không
Câu 28. Phong trào nào trở thành trung tâm của cuộc vận động Duy tân ở Bắc Kì vào đầu thế kỉ XX?
A. Đông Kinh nghĩa thục
B. Phong trào Đông du
C. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế
D. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội
Câu 29: Đỉnh cao trong chính sách nhân nhượng của Anh, Pháp đối với chủ nghĩa phát xít là:
A. Để Nhật tự do đánh Đơng Bắc Trung Quốc
B. Kí Hiệp định Muy-ních
C. Mĩ thực hiện chính sách trung lập
D. Để cho Đức “xóa bỏ” hịa ước Véc-xai
Câu 30: Ý nào sau đây không thuộc nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862?
a. Việt Nam mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp tự do bn bán
b. triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì
c. Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đơng Nam Kì và đảo Cơn Lơn

d. Bồi thường chiến phí cho Pháp 280 vạn lượng bạc
Câu 31: Đại diện phái chủ chiến trong triều đình là ai?
A. Phan Thanh Giản
B. Tơn Thất Thuyết
C. Tôn Thất Thiệp
D. Trương Quang Ngọc
Câu 32. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862 là nhằm chống lại lực lượng nào?
A. Thực dân Pháp
B. Bọn phản động tay sai
C. Triều đình Huế
D. Thực dân Pháp và phong kiến đầu hàng
Câu 33: Chiến thắng Cầu Giấy lần 1( 12/1873) và lần 2 (5/1883) là của ai?
A. Dân binh Hà Nội
B. Quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc
C. Quân triều đình
D. Quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm
Câu 34: Chiến thắng Matxcova có ý nghĩa như thế nào?
A. Đánh bại hồn tồn qn Đức ở Liên Xơ.
B. Làm tổn thất nặng nề quân Đức, tạo bước ngoặt chiến tranh.
C. Làm phá sản chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Hitle.
D. Quân Đức chuyển sang thế bị động.
Câu 35: Với hiệp ước Pa-tơ nốt (1884), mục đích của Pháp có gì khác so với hiệp Hác măng (1883)?
A.Củng cố ách thóng trị lâu dài
B.Mua chuộc và xoa dịu phong trào kháng Pháp
C. Nhằm buột triều Nguyễn khuất phục Pháp
D. Biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới
II. TỰ LUẬN(3.0 Điểm)
Câu 1: ( 1,5 điểm)
Sau khi chủ nghĩa phát xít hình thành, đã có những hành động gì? Trước những hành động đó, thái
độ của các nước lớn như thế nào?

Câu 2: (1,5 điểm)
a, Phong trào Cần Vương bùng nổ như thế nào?
b, Hãy kể tên một số cuộc khỏi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương.


…………………Hết……………………………..



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×