Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tác động của đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế đến khả năng sinh lời của chủ sở hữu dưới góc nhìn của cổ đông của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ HỒNG

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HĨA NGÀNH VÀ ĐA DẠNG
HÓA QUỐC TẾ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CHỦ SỞ
HỮU DƯỚI GĨC NHÌN CỦA CỔ ĐƠNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ HỒNG

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HĨA NGÀNH VÀ ĐA DẠNG
HÓA QUỐC TẾ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CHỦ SỞ
HỮU DƯỚI GĨC NHÌN CỦA CỔ ĐƠNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

Chun ngành: Tài Chính-Ngân hàng
Mã số chuyên ngành : 7.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


Người hướng dẫn khoa học: TS.Phạm Phú Quốc

TP. HỒ CHÍ MINH – 2019


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác động của đa dạng hóa ngành và đa
dạng hóa quốc tế đến khả năng sinh lời của chủ sở hữu dưới góc nhìn của cổ
đơng đối với các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng được niêm yết trên thị
trường chứng khốn Việt Nam” là bài nghiên cứucủa chính tơi dưới sự hướng dẫn
của TS.Phạm Phú Quốc.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP.Hồ Chí Minh, năm 2019
Tác giả

Lê Hoàng


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin được tỏ lịng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành đến
TS.Phạm Phú Quốc, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn tơi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến TS.Trần Lương Anh đã hỗ trợ tôi tìm
kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề về chọn biến và định

nghĩa lại các biến, nhờ đó tơi mới có thể hồn thành luận văn cao học của mình.
Ngồi ra, trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi cịn nhận được
nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và
người thân. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:


Bố mẹ và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tơi theo học khóa
thạc sỹ tại trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.



Ban Thường vụ Cơng đồn cao su Việt Nam các bạn bè, đồng nghiệp luôn
động viên, hỗ trợ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.

TP Hồ Chí Minh năm 2019


TÓM TẮT
Trước những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về đa dạng hóa (đa dạng
hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế) có tác động thực tế ra sao đối với hiệu quả hoạt
động kinh doanh vẫn còn nhiều mâu thuẫn.
Tác giả nghiên cứu đề tài tác động của đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa
quốc tế đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng được niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
Nghiên cứu muốnbiếttác động của đa dạng hóa (đa dạng hóa ngành và đa
dạng hóa quốc tế) có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời(khả
năng sinh lời được dùng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh) của doanh
nghiệp ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như
thế nào?

Dữ liệu sử dụng là dữ liệu tài chính của 24 doanh nghiệp ngành xây dựng
được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2012-2018.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế có
tương quan dương đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Abstract
The theoretical and empirical studies on how diversification has a real
impact on business performance have been inconclusive and offered mixed
findings.
In this thesis, the author studies the effect of diversification on the
profitability of enterprises listed on Vietnam's stock market in the construction
industry. The thesis uses a database covering 24 construction enterprises listed on
Vietnam's stock market during 2012-2018.
The research results show that industry diversification and international
diversification have a positive correlation with the profitability of the business.


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................1
1.1

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ...........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................2
1.3

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2


1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3
1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................3
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU ......................4
2.1 Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................4
2.1.1 Đa dạng hóa ................................................................................................4
2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh .................................................................6
2.1.3 Tác động của đa dạng hóa ngành, đa dạng hóa quốc tế đến khả năng sinh
lời của doanh nghiệp ............................................................................................8
2.2 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan ......................................................10
2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................10
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước ......................................................................13
2.2.4 Các nghiên cứu về quan điểm mâu thuẫn đối với tác động tích cực, tiêu
cực hay khơng tác động của đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế ..........14
2.3 Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ............................................................20
2.3.1 Đa dạng hóa ngành ....................................................................................20
2.3.2 Đa dạng hóa quốc tế ..................................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. ..................................................................................22
CHƯƠNG 3. MƠ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...........23
3.1 Mơ hình nghiên cứu .....................................................................................23
3.2.4 Địn bẩy tài chính (LEV) ..........................................................................25
3.2.5 Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tài sản (STD) ...............................................................26
3.2.6 Quy mô (Size) .......................................................................................27
3.2.7 Quy mô HĐQT .....................................................................................27
3.2.8 Tăng trưởng ..............................................................................................28



3.2.9

Thanh khoản (LIQ) ...............................................................................28

3.3 Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................31
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................38
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................39
4.1 Đánh giá khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng giai đoạn
2012 - 2018 ............................................................................................................39
4.2 Phân tích thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ...........................................41
4.3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến và kiểm định tự tương quan ............43
4.4 Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu...............................................................45
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ...................................................................55
5.1. Kết luận ...........................................................................................................55
5.2 Hàm ý ...............................................................................................................56
5.3 Ý nghĩa của nghiên cứu ...............................................................................57
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................57
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................59
Phụ lục 2. Thống kê mô tả ..................................................................................70
Phụ lục 3. Hệ số tương quan ..............................................................................71
Phụ lục 4. hồi quy ROE ......................................................................................72


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ


Viết tắt
DNXD

Doanh nghiệp ngành xây dựng

DT

Doanh thu

TTCK

Thị trường chứng khoán


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây

16

Bảng 3.1: Đo lường biến nghiên cứu

29

Bảng 3.2: Các doanh nghiệp ngành xây dựng được đưa vào nghiên cứu

32


Bảng 4.1: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

41

Bảng 4.2: Bảng ma trận hệ số tương quan các biến trong mơ hình nghiên

44

cứu
Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến cho mơ hình nghiên cứu

45

Bảng 4.4:Kết quả hồi quy theo OLS, REM và FEM (ROE)

46

Bảng 4.5: Kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp cho biến phụ thuộc ROE

48

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo GLS cho biến phụ thuộc ROE

49

Bảng 4.7: Tổng hợp các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời

51



DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình

Trang

Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

24

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu

31

Hình 4.1: ROS của các doanh nghiệp ngành xây dựng giai đoạn 2012-2018

39

Hình 4.2: ROA của các doanh nghiệp ngành xây dựng giai đoạn 2012-2018

40

Hình 4.3: ROE của các doanh nghiệp ngành xây dựng giai đoạn 2012-2018

41


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đề tài
Đa dạng hóa được coi là một hoạt động mang tính chiến lược của doanh
nghiệp. Vấn đề đa dạng hóa từ lâu đã được các học giả quan tâm và tiến hành
nghiên cứu. Sơ khai nhất, Ansoff (1957) cho rằng đa dạng hóa ở các doanh nghiệp
được xác định dựa trên hai tiêu chí là sản phẩm (hay lĩnh vực kinh doanh) và thị
trường. Với lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa được hiểu là cách thức doanh nghiệp
mở rộng lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thông qua việc tiếp cận các thị trường sản
phẩm khác. Theo đó, dù lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp gặp khó khăn
hay thuận lợi thì đa dạng hóa vẫn ln được các nhà quản trị thực hiện giúp cải
thiện (hoặc gia tăng) tình hình hoạt động kinh doanh của mình.
Chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu lý
thuyết và thực nghiệm về đa dạng hóa có tác động thực tế ra sao đối với hiệu qua
kinh doanh vẫn còn nhiều mâu thuẫn cụ thể như:
+ Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tevfik (2008) cho thấy mối liên hệ tiêu cực, theo sau là
Chen và Chu (2012) tại Đài Loan và Chen và Ho (2000) ở Singapore.
+ Olu (2009) thấy rằng đa dạng hóa tác động tích cực vào hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp Nigeria.
+ Lee và cộng sự (2012) tìm thấy rằng đa dạng hóa quốc tế khơng tác động
đáng kể cho các doanh nghiệp ở Malaysia, trong khi đa dạng ngành tác động tích
cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp địa phương.
+Tuy nhiên, Lins và Servaes (2002), Napier (2006) và Palepu (1985) khẳng
định rằng đa dạng hóa làm tăng giá trị của các doanh nghiệp tại Malaysia và các nền
kinh tế mới nổi. Do đó tác giả muốn nghiên cứu xem đa dạng hóa tác động đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam hay không? Cụ thể là
tác động của đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế đến nhóm doanh nghiệp
ngành xây dựng đang được niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam dưới
góc nhìn của một cổ đông bằng đề tài:“Tác động của đa dạng hóa ngành và đa



2

dạng hóa quốc tế đến khả năng sinh lời của chủ sở hữu dưới góc nhìn của cổ
đơng đối với các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng được niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam”làm luận văn tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định và đánh giá các yếu tố đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế
tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng được
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Xác định ảnh hưởng của đa dạng hóa đến khả năng sinh lời của các doanh
nghiệp.

-

Xác định mức độ ảnh hưởng của đa dạng hóa đến khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp ngành xây dựng giai đoạn 2012-2018.

-

Hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp
ngành xây dựng.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
-

Đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế ảnh hưởng đến khả năng sinh lời

của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán
Việt Nam?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hai nhân tố đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế tác động đến khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng được niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu tiến hành thu thập và xử lý số liệu trong
khoảng thời gian từ năm 2012 – 2018.
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu thực hiện trên các doanh nghiệp được
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HNX, HoSE, UpCOM).
- Phạm vi về nội dung:


3

Xác định tác động nhân tố đa dạng hóa ngành đến khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp xây dựng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn như sách, tạp chí, báo, kỷ yếu hội
thảo, internet... Tập trung vào việc tìm kiếm, nghiên cứu và tổng hợp những tài liệu
trong và ngoài nước về các vấn đề như phân tích năng lực cạnh tranh, khả năng sinh
lời của các doanh nghiệp phi tài chính, đặc biệt là những bài viết về các doanh
nghiệp ngành xây dựng.Tác giả đã tổng hợp thành một phần lý thuyết tương đối đầy
đủ về đa dạng hóa, phân tích khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây
dựng và các yếu tố tác động. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu là các báo cáo tài chính đã
được doanh nghiệp kiểm tốn kiểm toán của 24 doanh nghiệp thuộc ngành xây

dựng được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam 2012 đến 2018.
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu mối
tương quan giữa các biến trong mơ hình, mức độ giải thích của các biến trong mơ
hình từ đó kiểm định tính phù hợp của mơ hình nghiên cứu với điều kiện thực tế.
Các cơng cụ phân tích dữ liệu sử dụng để tác giả thực hiện nghiên cứu này là phần
mềm STATA.


4

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Đa dạng hóa
Vấn đề đa dạng hóa từ lâu đã được các học giả quan tâm và tiến hành nghiên
cứu. Sơ khai nhất, Ansoff (1957) cho rằng đa dạng hóa ở các doanh nghiệp được
xác định dựa trên hai tiêu chí là sản phẩm (hay lĩnh vực kinh doanh) và thị trường.
Đa dạng hóa của Rumelt (1974) cho rằng đa dạng hóa căn cứ vào đặc tính của sản
phẩm đầu ra và tỷ trọng doanh thu của những loại hình sản phẩm này so với tổng số
để xác định đa dạng hóa.Với lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa được hiểu là cách
thức doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thông qua việc tiếp cận các
thị trường sản phẩm khác. Theo đó, dù lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp
gặp khó khăn hay thuận lợi thì đa dạng hóa vẫn ln được các nhà quản trị thực
hiện giúp cải thiện (hoặc gia tăng) tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
(Rumelt 1974; Teece, 1980).
Khái niệm liên quan đến đa dạng hóa, theo Đại từ điển kinh tế thị trường xác
định: “Đa dạng hóa kinh doanh là sách lược kinh doanh của một xí nghiệp cùng một
lúc kinh doanh từ hai ngành nghề trở lên; xí nghiệp áp dụng kinh doanh đa dạng,
tham gia vào hoạt động sản xuất và tiêu thụ nhiều loại hàng hóa và dịch vụ (Theo
Đại từ điển kinh tế thị trường, 1998). Đại từ điển kinh tế thị trường giải thích cụ thể:

“Mục đích của nó là phân tán nguy cơ, tránh cho thị trường một loạt hàng nào đó có
biến động tác động đến thu lợi và lợi dụng đầy đủ tiềm lực sản xuất và tiềm lực tiêu
thụ của thị trường, dùng sản phẩm phụ và tiết kiệm chi phí tiêu thụ”
Theo Nguyễn Văn Ngọc (2012): Đa dạng hóa (diversification) là q trình
trong đó một địa phương, một doanh nghiệp hoặc cá nhân tìm cách tăng thêm lĩnh
vực hoạt động hoặc mặt hàng sản xuất kinh doanh để giảm bớt rủi ro gắn liền với
việc chun mơn hóa q mức. Chẳng hạn, các chính sách hoạch định của chính
phủ nhằm vào việc giảm bớt khả năng thương tổn của một vùng trong nền kinh tế,
ví dụ vùng chun canh một loại nơng sản hay tập trung sản xuất duy nhất một loại.


5

Đơi khi các doanh nghiệp tìm cách giảm bớt rủi ro bằng cách kinh doanh trên nhiều
thị trường không nhất thiết phải có quan hệ tương đồng nhau. Các cá nhân tìm cách
làm tăng mức an tồn của khối lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ bằng cách tránh nguy
cơ tạo ra bởi việc đầu tư tất cả vốn liếng vào một doanh nghiệp theo kiểu được ăn cả
ngã về khơng. Sự đa dạng hóa của các doanh nghiệp dẫn đến việc tăng cường độ
cạnh tranh. Song, cái gọi là các hiệp định không xâm phạm lẫn nhau của các doanh
nghiệp đa dạng hóa có thể làm giảm sự cạnh tranh trên một số thị trường.
Từ các khái niệm nêu trên nghiên cứu sẽ tiếp cận khái niệm đa dạng hóa chia
làm hai loại chính là đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế :
Đa dạng hóa ngành: là hoạt động kinh doanh mở rộng ngành nghề kinh
doanh.
Đadạng hóa quốc tế: là hoạt động kinh doanh mở rộng thị trường ra bên
ngồi lãnh thổ.
2.1.1.1Lợi ích của đa dạng hóa
Lợi ích đầu tiên của việc đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế là phần
bù đa dạng hóa (diversification premium). Lý thuyết này cho rằng dịng tiền của
cơng ty có thể được phân bổ từ những chi nhánh cơng ty có nguồn vốn dồi dào

nhưng ít cơ hội đầu tư, sang những chi nhánh cơng ty có nhiều cơ hội đầu tư nhưng
hạn chế nguồn vốn (Williamson, 1975; Stein, 1997). Chúng ta thường thấy điều này
ở các tập đồn, các cơng ty đa quốc gia, khi đầu tư ở một thị trường lâu năm có
nguồn tiền dồi dào nhưng cơ hội kinh doanh ở thị trường này cũng dần được khai
thác hết, mở rộng kinh doanh sang thị trường khác có nhiều cơ hội kinh doanh hơn
nhưng đồng thời cũng cần lượng vốn lớn để đầu tư. Chính việc đa dạng hóa lĩnh
vực kinh doanh giúp cơng ty sử dụng nguồn vốn tốt hơn và tạo cơ hội gia tăng lợi
nhuận trong tương lai. Tiếp đến, sự đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế tạo
ra lợi thế về thuế bằng cách cho phép những khoản lỗ của một số chi nhánh công ty
được bù lại bởi lợi nhuận của những chi nhánh công ty khác, điều này làm giảm thu
nhập chịu thuế, làm giảm số tiền thuế phải nộp của các chi nhánh công ty có lợi
nhuận (Majd và Myers, 1987). Ngồi ra, khi cơng ty đa dạng hóa lĩnh vực kinh


6

doanh có thể chia sẻ tài nguyên tốt hơn giữa các chi nhánh công ty, giúp khai thác
tối đa nguồn lực sẵn có của cơng ty (Teece, 1982).
Một lợi ích khác là giảm được chi phí sử dụng vốn khi đa dạng hóa lĩnh vực
kinh doanh, các cơng ty đa dạng hóa thường vay những khoản tiền lớn có thể được
các chủ nợ dành cho ưu đãi, do đó có thể giảm được chi phí sử dụng vốn. Thêm vào
đó, việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu tương đối lớn của họ cũng cho phép họ
giảm thiểu các chi phí phát hành trong cơng chúng.
2.1.1.2Chi phí đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế
Chi phí đa dạng hóa đầu tiên liên quan đến lý thuyết người đại diện (agency
theory), coi việc đa dạng hóa là một hoạt động mà các nhà quản lý thực hiện vì lợi
ích của họ mà người phải chi trả là các cổ đơng. Những cơng ty đa dạng hóa có qui
mơ lớn hơn những cơng ty khơng đa dạng hóa, khi quản lý ở một cơng ty lớn hơn
thì quyền lực và uy tín của người quản lý cũng lớn hơn (Jensen, 1986). Qui mơ
cơng ty càng lớn thì chủ cơng ty khó khăn hơn trong việc thay đổi người quản lý,

khoản bồi thường cho các nhà quản lý cũng lớn hơn nếu sa thải họ hay nói cách
khác đa dạng hóa giảm thiểu rủi ro cho các nhà quản lý hơn là mang đến lợi ích cho
cơng ty.
Chi phí đa dạng hóa khác liên quan đến vấn đề đầu tư vượt mức và thị trường
vốn nội bộ. Nếu các nhà quản lý có khuynh hướng đầu tư vượt mức thì việc tiếp cận
thị trường vốn nội bộ trong một công ty đa dạng hóa chỉ đơn giản là tạo cơ hội lớn
để các nhà quản lý đầu tư vào các dự án NPV âm (Jensen, 1986).
Cuối cùng, sự đa dạng hóa của doanh nghiệp có thể làm giảm giá trị cho một
số doanh nghiệp do phân bổ vốn không hiệu quả giữa các phân đoạn khác nhau, có
thể là do thơng tin bất cân xứng giữa nhà tổng quản lý và các nhà quản lý chi nhánh
(Harris và cộng sự, 1982).
2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh được hiểu là kết quả kinh doanh đầu ra của
doanh nghiệp và kết quả này cần được định lượng (Neely và cộng sự, 1995). Như
đã đề cập từ đầu nghiên cứu tiếp cận hiệu quả hoạt động kinh doanh ở góc độ của


7

một cổ đơng nên tương ứng với góc nhìn này là hiệu quả về tài chính doanh nghiệp
cụ thể là đến khả năng sinh lời của vốn CSH của doanh nghiệp (ROE) .
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng
chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính (Henry, 2010). Việc đánh giá khả năng sinh
lời phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lời của
doanh nghiệp được sử dụng trong hầu hết hoạt động kinh tế sử dụng các phương
tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện.
Tông quát, khả năng sinh lời cần đáp ứng được hai đòi hỏi sau:
- Đảm bảo duy trì nguồn vốn cho doanh nghiệp (đầu tư).
- Chi trả được các khoản lãi vay và đảm bảo hoàn trả khoản vay.

Khi nghiên cứu khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, cần đánh giá tồn
bộ q trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất
lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, từ đó
đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Khả
năng sinh lời của doanh nghiệp được đo lường bằng nhiều thước đo khác nhau tùy
vào mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả sử thước đo khả năng sinh lời trên vốn
chủ sở hữu ROE (Kapopoulos và Lazaretou, 2007) để nghiên cứu đề tài. Theo
Mashayekhi và Bazazb (2008), Ebaid (2009) và Nguyễn Năng Phúc (2013) thì tỷ
suất sinh lời phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận hoạt động và đầu tư của doanh
nghiệp. Tỷ suất này là chỉ số đánh giá và dự báo năng lực tài chính, hiệu quả hoạt
động và quản lý tài sản của doanh nghiệp. Trên thị trường chứng khoán chỉ tiêu này
là một trong số các chỉ tiêu tài chính quan trọng tác động đến quyết định quản trị
doanh nghiệp cũng như quyết định đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng. Để đánh
giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp người ta thường dùng rất nhiều các chỉ
số tài chính.
• Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt
động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị, chỉ tiêu này được tính như sau:


8

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

x 100%


Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn
chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp,
chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt, góp
phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Đó là nhân tố giúp nhà quản
trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ hoạt động kinh doanh.
2.1.3 Tác động của đa dạng hóa ngành, đa dạng hóa quốc tế đến khả năng
sinh lời của doanh nghiệp
Như đã trình bày ở mục trước, khả năng sinh lời của doanh nghiệp là thước
đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh
nghiệp. Đầu tiên, trong kinh tế học truyền thống, lợi thế kinh tế theo quy mô và lợi
thế kinh tế theo phạm vi là hai cơ chế lý thuyết căn bản để giải thích cho việc vì sao
doanh nghiệp nên đa dạng hóa. Sau đó, lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen
và Meckling (1976) thường được sử dụng để giải thích các vấn đề liên quan đến
quản trị tài chính cơng ty và đa dạng hóa. Theo Jensen và Meckling (1976), vấn đề
đại diện sẽ xuất hiện khi một hoặc nhiều cá nhân (bên ủy nhiệm) thuê một hoặc
nhiều cá nhân khác (bên đại diện) thực hiện một số công việc và chuyển quyền ra
quyết định kinh tế cho bên đại diện. Lý thuyết đại diện thể hiện mối quan hệ cơ bản
giữa bên ủy nhiệm và bên đại diện trong mối quan hệ hợp tác nhưng mỗi bên lại
hướng đến những mục tiêu không giống nhau (Eisenhardt, 1981). Theo đó, nếu như
cổ đơng muốn doanh nghiệp hoạt động theo một quy mô tối ưu nhằm đem lại lợi ích
lớn nhất cho chính họ, thì người quản lý lại muốn mở rộng quy mô một cách tối đa
và ln có động cơ để phát triển kinh doanh đa ngành nhằm mang lại cho họ những
lợi ích riêng. Chính việc đa dạng hóa ồ ạt vì tư lợi của nhà quản lý đã khiến giá trị
doanh nghiệp và lợi ích cổ đơng giảm xuống. Hoechle, Schmid và Yermack (2012)
cịn cho rằng mức giảm giá trị của doanh nghiệp do vấn đề đại diện càng được
khuếch đại lên ở những doanh nghiệp có trình độ quản lý yếu kém. Song song đó,



9

theo Duchin và Sosyura (2013), các doanh nghiệp đa dạng hóa ngành và đa dạng
hóa cả ngành và quốc gia sẽ gặp các vấn đề đại diện lớn hơn do có nhiều loại hình
kinh doanh khác nhau hoặc do cơ cấu quản lý phức tạp, làm cho giá trị của các
doanh nghiệp đa dạng hóa sẽ giảm đi đáng kể, từ đó làm giảm khả năng sinh lời của
doanh nghiệp. Bên cạnh lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý cũng được sử dụng để
giải thích mối quan hệ giữa đa dạng hóa và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ý
tưởng của lý thuyết quản lý bắt đầu manh nha xuất hiện từ thập niên 1960 với các
nghiên cứu của Herzberg, Mausner và Snyderman (1959), Etzioni (1975). Những
quan điểm lập luận về động lực của nhà quản lý để thay thế cho lý thuyết đại diện
đã được cụ thể hóa thành lý thuyết quản lý và được phát triển sau đó bởi Donaldson
và Davis (1991). Lý thuyết quản lý cho rằng, nhà quản lý không bị tác động bởi
những mục đích cá nhân, mà theo đó, họ có những động lực để đồng hành với mục
tiêu của chủ sở hữu. Nói cách khác, lý thuyết này chú trọng đến vai trị của nhà
quản lý vì bản thân họ là người kết hợp các mục tiêu giữa các bên. Cách tiếp cận
của lý thuyết quản lý là cơ sở để hình thành mối quan hệ giữa sự thành cơng của
doanh nghiệp và sự hài lịng của cổ đơng, góp phần giúp nhà quản lý vận hành
doanh nghiệp hiệu quả, tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ngược lại với lý
thuyết đại diện, lý thuyết quản lý cho rằng nhà quản lý luôn cân nhắc kỹ lưỡng mọi
quyết định trước khi tiến hành đa dạng hóa nhằm gia tăng lợi ích và mở rộng quy
mô của doanh nghiệp một cách tối ưu cũng cho rằng các doanh nghiệp có khả năng
phân phối hiệu quả nguồn vốn từ đơn vị kinh doanh này sang đơn vị kinh doanh
khác. Chính vì vậy, nếu như chi phí tài trợ bên ngồi cao hơn so với nội bộ thì thị
trường vốn nội bộ sẽ là một động lực hấp dẫn để các doanh nghiệp tiến hành đa
dạng hóa, nhất là ở các thị trường mới nổi (theo Lin và Servaes, 2002).Ngoài ra, các
lý thuyết về trung gian tài chính hàm ý rằng, việc gia tăng lợi nhuận theo quy mơ có
liên quan đến đa dạng hóa nguồn thu nhập. Các doanh nghiệp nếu cung cấp nhiều
loại sản phẩm và dịch vụ hơn sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn và sẽ kiếm được nhiều thu
nhập hơn.



10

Baele và cộng sự (2007) cho rằng, thông qua việc đa dạng hóa hoạt động, các
doanh nghiệp có thể thu thập được nhiều thông tin hơn nên tạo điều kiện để bán
chéo sản phẩm và phát triển các hoạt động khác hơn. Bên cạnh việc chia sẻ thông
tin, doanh nghiệp cũng có thể chia sẻ các yếu tố đầu vào như lao động và công nghệ
cùng lúc cho nhiều hoạt động khác nhau nên được hưởng lợi ích về quy mơ bằng
cách hạ thấp chi phí hoạt động và tận dụng các chi phí cố định trong doanh nghiệp
(Stiroh, 2004).
2.2 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan
2.2.1 Các nghiên cứu nước ngồi
Ngành cơng nghiệp xây dựng cũng giống như tất cả các ngành công nghiệp
khác sở hữu một số đặc điểm như ngành cụ thể (Cherns và Bryant, 1984) ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty. Có thể thấy cần thiết phải phát triển
hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (PMS) đối với công ty xây
dựng do hoạt động quản lý phức tạp, trong đó đồng thời thực hiện các dự án khác
nhau và sự kiểm soát của nhiều nguồn lực đầu vào. Tuy nhiên, hầu hết các công ty
xây dựng vẫn còn phụ thuộc vào hiệu suất đo lường mà tập trung vào lợi nhuận tài
chính (Kagioglou và cộng sự, 2001). Theo quan điểm này, một số nghiên cứu gần
đây đã thảo luận về sự cần thiết cho chỉ số chủ chốt hiệu suất (KPIs) phản ánh cả
hai đặc điểm của một công ty xây dựng, và một số vấn đề trong việc quản lý hiệu
quả hoạt động của công ty xây dựng (Beatham và cộng sự, 2004; Best và Langston,
2006).Hầu hết các nghiên cứu về PMS trong ngành xây dựng đã tập trung vào đo
lường hiệu quả của dự án. Nghiên cứu hiện có đã được tiến hành đánh giá hiệu quả
và so sánh ở cấp độ công ty, giới hạn trong các tài liệu nghiên cứu chính là xác định
và phát triển khái niệm (Bassioni và cộng sự, 2005; Best và Langston, 2006). Kết
quả là thiếu hệ thống đo lường chuẩn mực được sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt
động của tổ chức (Cheah và cộng sự, 2004).Trong khi các nghiên cứu trước đây, đo

lường khả năng sinh lời trong ngành xây dựng đã tập trung vào đo lường hiệu quả
dự án, các nghiên cứu gần đây đã đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp này
ở cấp độ công ty (Beatham và cộng sự, 2004; Cheah và cộng sự, 2004; Bassioni và


11

cộng sự, 2005; Yu và cộng sự, 2005; Best và Langston, 2006). Những nghiên cứu
gần đây chủ yếu giải thích lý thuyết và các khuôn khổ khái niệm đo lường khả năng
sinh lời. Do vậy,thiết lập khn khổ thích hợp để đánh giá khả năng sinh lời và
quản lý trong công ty xây dựng được coi là rất quan trọng.
Christidis và Kalfakakou (1996) nghiên cứu lợi nhuận và năng suất của
doanh nghiệp xây dựng ở Hy Lạp và Châu Âu. Nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ tài sản cố
định/tài sản, vốn chủ sở hữu/tài sản, tài sản thanh khoản/phải trả khách hàng lần
lượt đại diện cho chính sách đầu tư, chính sách vay mượn và thanh khoản. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa quy mơ doanh nghiệp, các tỷ số tài
chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp xây dựng.
Mokhtar (2006) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các
doanh nghiệp tại Malaysia chủ yếu là các doanh nghiệp trong ngành xây dựng –
cơng trình. Nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sinh lời như ROA,
ROE, ROS. Kết quả nghiên cứu chứng minh cấu trúc vốn tác động tiêu cực đến khả
năng sinh lời của doanh nghiệp. Trong khi tăng trưởng và quy mơ doanh nghiệp lại
có mối tương quan tích cực.
Sundaraj (2006) cho rằng ngành cơng nghiệp xây dựng chịu ảnh hưởng bởi
rất nhiều yếu tố. Trong đó phụ thuộc vào nhiều doanh nghiệp khác, ảnh hưởng khu
vực công lẫn khu vực tư nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy địn bẩy tài chính, quy
mơ doanh nghiệp, thanh khoản, chu kỳ kinh doanh và các giai đoạn kinh tế có mối
tương quan với khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong ngành xây dựng.
Berger và Bonaccorsi (2006), Liargovas và Skandalis (2008),... trong không
gian nghiên cứu khác nhau đều chỉ ra rằng địn bẩy tài chính có tác động mạnh đến

khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chiều tác động không giống nhau
do ảnh hưởng của sự đánh đổi giữa lá chắn thuế từ lãi vay và chi phí áp lực tài
chính.
Amato và Burson (2007), Lee (2009) và Mudavanhu (2011) cho rằng bên
cạnh các yếu tố tài chính thì các yếu tố về kinh tế vĩ mô như môi trường kinh doanh,
pháp lý, cạnh tranh, lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế cũng tác động đến hoạt


12

động của các doanh nghiệp. Lee (2009) cho rằng khi lạm phát tăng sẽ kéo theo các
chi phí của doanh nghiệp tăng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi đó
Amato và Burson (2007), Mudavanhu (2011) đánh giá tăng trưởng kinh tế là động
lực cho phát triển của các doanh nghiệp.
Kapopoulos và Lazaretou (2007), đo lường kết quả kinh doanh dựa trên các
chỉ tiêu kế toán được coi là chỉ số kết quả đo lường lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Việc hạch toán dựa trên các chỉ số đo lường lợi nhuận của các công ty về ngắn hạn
trong những năm qua như ROA, ROE, ROS và một số chỉ tiêu liên quan khác.
Abu Bakar và cộng sự (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng của các công ty xây dựng tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn
nhân lực, chất lượng sản phẩm, khách hàng, quản trị doanh nghiệp và các nhân tố
môi trường (thuế, chính sách của chính phủ, lãi suất…) ảnh hưởng đén tăng trưởng
của doanh nghiệp. Leon (2013), Nirajini và Priya (2013) nghiên cứu tác động của
các cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho
thấy mối quan hệ quan trọng giữa hiệu quả hoạt động và đòn bẩy.
Rasiah và cộng sự (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và khả
năng sinh lời của doanh nghiệp xây dựng Malaysia giai đoạn 2003-2010. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa quy mơ doanh nghiệp, tăng trưởng
doanh thu, dịng tiền, tuổi doanh nghiệp tác động tích cực đến khả năng sinh lời của
doanh nghiệp. Thanh khoản có mối tương quan yếu với ROA, ROE.

Yoo và Kim (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và khả năng
sinh lời của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tăng trưởng tác động tích cực đến khả năng sinh lời. Tuy nhiên trong thời
kỳ nền kinh tế đình trệ, dấu hiệu suy thối nhân tố này có xu hướng tác động tiêu
cực. Nghiên cứu cũng cho thấy dòng tiền hoạt động, tuổi doanh nghiệp, năng suất
người lao động tác động tích cực đến biến phụ thuộc. Trong khi đó chi phí hoạt
động, địn bẩy tài chính có mối tương quan âm với tỷ suất sinh lời.
Lim (2017) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
doanh nghiệp ở Kerjaya Prosepk. Nghiên cứu sử dụng chỉ số ROA, ROE đo lường


13

khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Dữ liệu là các doanh nghiệp xây dựng tại địa
phương. Nghiên cứu cho thấy môi tương quan giữa quy mô tài sản, cổ tức, thanh
khoản của doanh nghiệp có mối tương quan tích cực với khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp xây dựng. Trong khi đó các yếu tố vĩ mơ khơng có mối tương quan
đáng kể. Mbakara (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng tại Kenya. Nghiên cứu sử dụng 300
doanh nghiệp xây dựng cho kết quả khoản phải trả và hàng tồn kho có mối tương
quan với tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA).
Jayiddin và cộng sự (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu
quả hoạt động của 225 công ty xây dựng tại Malaysia giai đoạn 2010-2014. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có mối tương quan âm giữa nợ ngắn hạn/tài sản với hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó tăng trưởng kinh tế, quy mơ doanh
nghiệp tác động tích cực đến khả năng sinh lời (ROA).
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp nói chung nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu trong nước. Từ trước đến nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề

này. Có thể kể đến như:
Phạm Thị Hồng Vân và Nguyễn Thị Minh Nghi (2018) nghiên cứu tác động
của đòn bẩy tài chính và quy mơ đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành
công nghiệp Việt Nam. Dữ liệu quan sát trong 7 năm (2010 - 2016) với 236 công ty
cổ phần ngành công nghiệp niêm yết trên sàn chứng khốn của Việt Nam. Nghiên
cứu sử dụng mơ hình hồi quy có trọng số GLS đo lường mức độ tác động của các
biến độc lập như biến đòn bẩy (đo lường bằng tỷ số nợ), biến quy mô doanh nghiệp
được đo lường theo quy mô tài sản và quy mô theo doanh thu tác động đến biến phụ
thuộc là khả năng sinh lời của các công ty (xác định bằng ROA). Nghiên cứu đã xác
định được địn bẩy tài chính và quy mơ theo tài sản có tác động ngược chiều đến
khả năng sinh lời, trong khi quy mô theo doanh thu tác động cùng chiều đến khả
năng sinh lời. Với bằng chứng thực nghiệm, nghiên cứu đưa ra những đề xuất hữu


14

ích cho nhà quản lý, nhà đầu tư trong quyết định đầu tư và quyết định tài trợ hoạt
động doanh nghiệp.
Chu Thị Thu Thủy và cộng sự (2014) tiến hành phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính tại các Cơng ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán Tp.HCM. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 230 cơng ty cổ phần
phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) giai đoạn năm 2011-2013 trong 14 ngành. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng hiệu quả tài chính (ROA) của các cơng ty bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ vốn
nhà nước, địn bẩy tài chính, năng lực quản lý, quy mô công ty, khả năng thanh toán
nhanh và chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra
tác động dương (+) của ROA lên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Đàm Thanh Tú (2015) vận dụng mơ hình kinh tế lượng để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trên TTCK Việt
Nam. Mơ hình chính dùng để ước lượng dữ liệu chuỗi thời gian là mô hình bình

phương nhỏ nhất (OLS). Biến phụ thuộc được đưa vào nghiên cứu là hai chỉ tiêu
ROA và ROE.
Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) nghiên cứu ảnh hưởng
của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng tại Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu mảng bao gồm 42 doanh nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam
trong giai đoạn 2012- 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của các thành
phần của quản trị vốn lưu động bao gồm: Kỳ thu tiền bình qn, kỳ thanh tốn bình
qn có tác động tới khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp, chỉ số nợ và tỷ lệ tài sản cố định
có ảnh hưởng tới khả năng sinh lời trên tổng tài sản.
2.2.4 Các nghiên cứu về quan điểm mâu thuẫnđối với tác động tích cực, tiêu
cực hay khơng tác động của đa dạng hóa ngành và đa dạng hóa quốc tế
Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng có nhiều quan điểm và kết quả giữa đa
dạng hóa và hoạt động doanh nghiệp trong nền kinh tế mới nổi đã được ghi nhận


15

với sự nhấn mạnh vào những mâu thuẫn trong mối liên hệ giữa đa dạng hóa và hiệu
quả hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lins và Servaes (2006),Tevfik (2008) cho thấy mối liên hệ
tiêu cực, theo sau là Chen và Chu (2012) tại Đài Loan và Chen và Ho (2000) ở
Singapore.
Olu (2009) thấy rằng đa dạng hóa tác động tích cực vào hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp Nigeria.
Lee và cộng sự (2012) tìm thấy rằng đa dạng hóa quốc tế không tác động
đáng kể đến hiệu quả hoạt động ở các doanh nghiệp ở Malaysia, trong khi đa dạng
ngành tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp địa phương.
Tuy nhiên, Ishak vàNapier (2006) và Palepu (1985) khẳng định rằng đa dạng

hóa làm tăng giá trị của các doanh nghiệp tại Malaysia và các nền kinh tế mới nổi.
Đa dạng hóa là việc mở rộng chiến lược của doanh nghiệp vào thị trường, lĩnh
vực, ngành nghề và phân đoạn, chủ yếu phục vụ cho cạnh tranh trong môi trường
kinh doanh (Wang, Ning và Cheng, 2013; Yang, Cao và Yang, 2017). Mặc dù đa
dạng hóa đã được nghiên cứu rộng rãi, tuy nhiên vẫn còn nhiều mâu thuẫn về lý
thuyết và thực nghiệm bất đồng trong các nghiên cứu tài chính về mối liên hệ giữa
đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Chakrabarty,
2007; Delbufalo và cộng sự, 2016; Lee và cộng sự, 2012; Sun và Govind, 2017).
Trong các nền kinh tế phát triển, có số lượng đáng kể vượt trội các nghiên cứu phát
hiện mối liên hệ giữa về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đa
dạng hóa so với các nền kinh tế mới nổi (Lee và cộng sự, 2012; Mathur, Singh và
Gleason, 2012).Chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Hofer và Schendel, 1978;
Porter, 1987). Kể từ khi Rumelt (1974, 1982) nghiên cứu mối liên hệ giữa đa dạng
hóa và hiệu quả hoạt động (DP), nhiều nghiên cứu được thường xuyên thực hiện bởi
các nhà nghiên cứu quản lý chiến lược. Mặc dù có những cải tiến trong khía cạnh
khác nhau của các nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm của DP, các kết quả


×