Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM RUỘT DOPARVOVIRUS TRÊN CHÓ ĐƯỢC MANG TỚI KHÁMVÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM VIETVETCARE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 61 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
------ ------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM RUỘT DO
PARVOVIRUS TRÊN CHĨ ĐƯỢC MANG TỚI KHÁM
VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHỊNG KHÁM VIETVETCARE

PHẠM THỊ THU HƯƠNG
LỚP: K58-TYB

Hà Nội, 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
------ ------

BÁO CÁO TĨM TẮT
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM RUỘT DO
PARVOVIRUS TRÊN CHÓ ĐƯỢC MANG TỚI KHÁM
VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM VIETVETCARE

Người thực hiện



: PHẠM THỊ THU HƯƠNG

Lớp

: K58-TYB

Mã sinh viên

: 585108

Người hướng dẫn

: ThS. PHẠM THỊ LAN HƯƠNG

Bộ môn

: NỘI - CHẨN - DƯỢC - ĐỘC CHẤT

Hà Nội, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các Thầy giáo, Cô giáo
trong Học viện và đặc biệt là các Thầy giáo, Cơ giáo khoa Thú y. Từ đó đã
giúp tơi hồn thiện hơn về nhân cách và trình độ chun mơn.
Nhân dịp này cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn đến:
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Thú y, các thầy cô giáo đã quan
tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học tập và rèn luyện tại trường.

Cô Phạm Thị Lan Hương, giảng viên bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc
chất, khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người đã tận tình hướng
dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
TS. Trần Văn Nên và tồn thể các bạn sinh viên cùng làm việc tại phòng
khám Vietvetcare, nhà số 9, ngõ 777, Ngô Gia Tự - Long Biên - Hà Nội.
Cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè
những người đã luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Thu Hương

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài:...................................................................................1
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................2
2.1. Một số tư liệu về lồi chó...........................................................................2
2.1.1. Nguồn gốc của lồi chó...........................................................................2

2.1.2. Một số giống chó chính trên Thế giới.....................................................2
2.1.3. Một số giống chó chính ni ở Việt Nam...............................................3
2.2. Bệnh do Parvovirus trên chó (Parvodogs disease).....................................7
2.2.1. Lịch sử bệnh............................................................................................7
2.2.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của Parvovirus............................7
2.2.3. Dịch tễ học..............................................................................................9
2.2.4. Cơ chế sinh bệnh...................................................................................10
2.2.5. Triệu chứng............................................................................................11
2.2.6. Bệnh tích...............................................................................................12
2.2.7. Chẩn đốn..............................................................................................13
2.2.8. Điều trị...................................................................................................14
2.3.9. Phịng bệnh............................................................................................15
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...19
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................19
ii


3.1.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................19
3.1.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................19
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................19
3.2.1. Điều tra tình hình mắc bệnh trên đàn chó được mang tới khám và điều
trị tại phịng khám Vietvetcare........................................................................19
3.2.2. Điều tra tình hình mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó được
mang tới khám và điều trị tại phòng khám Vietvetcare...................................19
3.2.3. Một số chỉ tiêu lâm sàng ở chó khi mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus........19
3.2.4. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm ruột do Parvovirus.................19
3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................19
3.3.1. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu lâm sàng của đàn chó nghi mắc bệnh
Parvovirus........................................................................................................20

3.3.2. Phương pháp mổ khám quan sát đại thể................................................20
3.3.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng test CPV.......................................21
3.3.4. Phương pháp khảo sát tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus..........................25
3.3.5. Thử nghiệm phác đồ điều trị.................................................................25
3.3.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu..................................................26
PHẦN IV.........................................................................................................27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................................27
4.1. Điều tra tình hình mắc bệnh trên đàn chó được mang tới khám và điều trị
tại phịng khám Vietvetcare:............................................................................27
4.1.1. Tỷ lệ mắc các bệnh của chó được mang đến khám tại phòng khám.....27
4.1.2.Kết quả điều trị bệnh của chó được mang tới khám và điều trị tại phịng
khám................................................................................................................28
4.2. Điều tra tình hình mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó được mang
tới khám và điều trị tại phòng khám Vietvetcare............................................31
4.2.1. Kết quả test CPV:..................................................................................31
4.2.2. Một số biểu hiện lâm sàng ở chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus:. 32

iii


4.2.3. Bệnh tích ở chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus:............................33
4.2.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus theo giống......................35
4.2.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus theo lứa tuổi..................35
4.2.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus theo tầm vóc..................37
4.2.7. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus theo tính biệt..................38
4.2.8. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus theo tháng......................38
4.2.9. Tỷ lệ chó mắc bệnh giữa chó được tiêm phịng và chó chưa được tiêm phịng......39
4.3. Một số chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus....41
4.3.1. Thân nhiệt (oC)......................................................................................42
4.4.2. Tần số hô hấp........................................................................................42

4.3.3. Tần số tim mạch....................................................................................43
4.4. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị:.......................................................47
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................49
5.1. Kết luận....................................................................................................49
5.2. Tồn tại và đề nghị.....................................................................................50
5.2.1. Tồn tại....................................................................................................50
5.2.2. Đề nghị..................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................51

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1:

Phân loại các loại bệnh trên chó được mang đến khám..............27

Bảng 4.2:

Kết quả điều trị bệnh trên chó tại phịng khám...........................29

Bảng 4.3:

Kết quả test CPV........................................................................31

Bảng 4.4:

Một số triệu chứng điển hình ở chó mắc bệnh viêm ruột do
Parvovirus...................................................................................32


Bảng 4.5:

Một số tổn thương đại thể của chó mắc bệnh viêm ruột do
Parvovirus...................................................................................34

Bảng 4.6:

Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus theo giống...........35

Bảng 4.7:

Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus theo lứa tuổi 36

Bảng 4.8:

Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus theo tầm vóc.......37

Bảng 4.9:

Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus theo tính biệt.............38

Bảng 4.10: Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus theo các tháng....39
Bảng 4.11: Tình hình mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus giữa chó được tiêm
phịng và chó chưa được tiêm phòng..........................................40
Bảng 4.12: Một số chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột do
Parvovirus...................................................................................42
Bảng 4.13: So sánh kết quả điều trị bệnh của 2 phác đồ...............................47

v



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cơ chế sinh bệnh của Parvovirus trên chó......................................11
Hình 2.2: Vaccine phịng 5 bệnh....................................................................17
Hình 2.3: Vaccine phịng 6 bệnh.....................................................................17
Hình 2.4. Vaccine phịng 7 bệnh......................................................................18
Hình 3.1: Bộ test thử CPV...............................................................................24
Hình 3.2: Test thử CPV dương tính................................................................25
Hình 3.3: Test thử CPV âm tính......................................................................25
Hình 4.1: Chó ỉa chảy, phân lẫn máu.............................................................45
Hình 4.2: Chó ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn................................................................45
Hình 4.3: Chó nơn mửa...................................................................................45
Hình 4.4: Hạch màng treo ruột sưng, xuất huyết...........................................45
Hình 4.5 : Dạ dày sung huyết..........................................................................45
Hình 4.6 : Thận sưng to...................................................................................45
Hình 4.7: Xuất huyết niêm mạc ruột..............................................................46
Hình 4.8: Lách bị teo nhỏ, hoại tử...................................................................46
Hình 4.9: Gan sưng và túi mật sưng to...........................................................46
Hình 4.10: Phổi sung huyết, xuất huyết.........................................................46
Hình 4.11: Tim dãn, nhạt màu.........................................................................46
Hình 4.12: Tích nước trong xoang ngực.........................................................46

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
T
Cs
DNA
DEA

CPV2
PCR
OIE
ELISA
HI
dNTP

: Test
: Cộng sự
: Deoxyribonucleic acid
: Dog Erythrocyte Antigen
: Canine Parvovirus type 2
: Polymerase Chain Reaction
: Tổ chức Thú y Thế giới
: Enzyme Immunosortbent Linking Assay
: Hemagglutinin inhibition test
: Deoxynucleotide

vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong tất cả các lồi vật ni được con người thuần hóa và ni dưỡng
sớm nhất thì chó là lồi gần gũi nhất, thân thiết với con người như một người
bạn. Chó được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau như trong lĩnh vực
giải trí (chó làm xiếc), phục vụ cho ngành quốc phòng an ninh, cứu nạn cứu
hộ,… thiết thực, gần gũi nhất thì chó là làm một người bạn tâm giao với con
người. Vì vậy sức khỏe của chúng ngày càng được con người quan tâm và
chăm sóc kỹ càng hơn.

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, rất thuận lợi
cho vi sinh vật phát triển, gây nên nhiều bệnh tật cho chó, mèo. Trong các
bệnh thường gặp thì hội chứng nơn mửa, tiêu chảy ra máu gây thiệt hại không
nhỏ về kinh tế cho người ni chó. Có nhiều ngun nhân gây ra hội chứng
nơn mửa, tiêu chảy ở chó như: Do virus (Coronavirus, care, Parvovirus,…),
do ký sinh trùng (Cầu trùng, giun móc,…). Trong đó, bệnh do Parvovirus là
một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Canine Parvovirus type 2 gây ra (CPV2)
gây viêm dạ dày ruột, nôn mửa, tiêu chảy ra máu. Bệnh xảy ra nhiều ở trên
chó non từ 6 – 20 tuần tuổi với 2 thể bệnh hay gặp: thể tim và thể tiêu hóa.
Bệnh do Parvovirus có khả năng lây nhiễm nhanh, tỷ lệ chó nhiễm và tỷ lệ
chó chết khá cao, do đó cần phải tiến hành chẩn đốn nhanh và chính xác,
điều trị kịp thời bệnh do Parvovirus gây ra để giảm thiệt hại cho người dân.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Tình hình mắc
bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó được mang tới khám và điều trị
tại phòng khám Vietvetcare”
1.2. Mục đích của đề tài:
- Xác định được một số triệu chứng lâm sàng trên chó mắc bệnh viêm
ruột do Parvovirus gây ra.
- Đưa ra các phương pháp phòng và trị bệnh một cách hiệu quả nhằm
giảm thiệt hại cho người nuôi.

1


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số tư liệu về lồi chó
2.1.1. Nguồn gốc của lồi chó
Chó là lồi động vật thông minh, gần gũi, trung thành, được con người
thuần hóa cách đây 15.000 năm vào cuối kỷ băng hà . Tổ tiên của lồi chó bao
gồm cả cáo và chó sói, là một lồi động vật có vú gần giống như chồn sinh

sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Cịn lồi chó như chúng
ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một lồi chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỷ
băng hà, cách đây khoảng 40.000 năm, chó sói và người chung sống với nhau
thành nhóm săn mồi theo bầy. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai
giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà.
Đơng Nam Á là trung tâm thuần hóa chó cổ nhất. Từ đó, chó nhà xâm
nhập sang Châu Úc, các nước Phương Đông rồi du nhập sang Châu Mỹ. Ở Việt
Nam, theo các nhà khảo cổ học, chó được ni từ trung kỳ đồ đá mới, khoảng
3000 - 4000 năm trước công nguyên (cách đây 5 - 6 nghìn năm). Tập hợp
những giống chó nhà được ni hiện nay trên thế giới có khoảng 400 giống
được gọi chung là: Chó nhà (Canis familiaris) ; Họ chó (Canidae) ; Bộ Ăn thịt
(Carnivora) ; Lớp Động vật có vú (Mammilia) (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006).
2.1.2. Một số giống chó chính trên Thế giới
Bắt đầu từ hàng trăm năm về trước, các nhà nhân giống đã cho phối
những con chó đực và những con chó cái có những đặc điểm, chất lượng tốt. Với
mục đích tạo ra những chú chó con có những đặc điểm giống bố mẹ chúng.
Những con chó dùng để phát triển những đặc điểm này được gọi là chó giống.
Theo AKC, có khoảng 150 giống chó và được chia làm 7 nhóm: Chó thơng
minh, chó làm việc, chó thể thao, chó săn, chó chăn giữ gia súc và chó cảnh (Đỗ
Hiệp, 1994).

2


- Nhóm chó thơng minh: Chúng có bộ lơng cứng, mỏng và được ni
để săn bắt cáo và thỏ.
- Chó làm việc: Chúng có thân hình rất khỏe mạnh và rất nghe lời.
Giống chó này được nhân giống để kéo xe trượt tuyết. Ví dụ như: chó Boxer,
Rottweiler,...
- Chó thể thao như Pointers và Golden Retrieverf, chúng được nhân

giống để tha những con vịt, những con chim hoang dã mà thợ săn bắt được.
- Giống chó săn: Chúng có khứu giác rất tốt, được dùng để giúp thợ săn
lần ra dấu vết của thỏ và những loài động vật nhỏ khác.
- Giống chó chăn giữ gia súc: được nhân giống để trơng giữ vật ni
trong các nơng trại.
- Giống chó cảnh: Chúng có thân hình đẹp và nhỏ nhắn. Chúng được
nhân giống để làm bạn tốt với con người, đại diện cho nhóm này có các giống
chó như: Chihuahua, Japanese, Pekingese, Boston Terrie, ... (Đỗ Hiệp, 1994).
2.1.3. Một số giống chó chính ni ở Việt Nam
a. Giống chó nội
Theo Phạm Ngọc Thạch và cs. (2011), thì ở Việt Nam có một số giống
chó phổ biến sau:
* Giống chó vàng: Là giống chó săn được ni phổ biến nhất ở nước
ta để giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm. Tầm vóc trung bình, chiều cao 50 55cm, nặng 12-15kg.
* Giống chó H’mơng: Được ni để giữ nhà và săn thú, sống ở miền núi
cao, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng, chiều cao 55 - 60cm, nặng 18 - 20kg.
* Giống chó Lào: Lơng xù, màu hung, có 2 vệt trắng trên mí mắt, có tầm
vóc lớn hơn chó H’mơng, cao 60 - 65cm, nặng 20 - 25kg, thường sống ở vùng
trung du miền núi.
* Giống chó Phú Quốc: Được xếp vào loại chó q ở Việt Nam, lơng màu
nâu xám, bụng thon, trên lưng lơng mọc có thành khốy, hay lật theo kiểu rẽ

3


ngơi, hoặc lơng vàng xám có các đường kẻ nhạt chạy dọc theo thân. Tầm vóc
trung bình cao 60 - 65cm, nặng 20 - 25kg.
b. Giống chó nhập ngoại phổ biến đã được ni thích
nghi ở Việt Nam
Hiện nay, ở nước ta đã nhập vào rất nhiều giống chó ni làm cảnh, giữ

nhà, làm vệ sĩ... nhưng ở đây chúng tơi chỉ giới thiệu một số giống chó tiêu biểu
như sau:
* Giống chó Becgiê Đức (Berger): Là giống chó có nguồn gốc từ Đức,
trước kia dùng vào việc chăn cừu. Bergie Đức có sức khoẻ, thơng minh, lanh
lợi, đơi tai dài trên chiếc đầu linh hoạt, bốn chân chắc khoẻ, nhanh nhẹn. Lông
ngắn, mềm, màu đen nâu, đen vàng, đen xám... Thân hình cao vừa phải 57 –
62 cm, con cái thấp hơn một chút, nặng 35 – 40 kg. Đầu hình nêm, mũi phân
thùy, cổ chắc, ngực nở hình ovan, u vai, lưng chắc rộng có độ dốc về phía sau,
bụng thon, đi dài hình lưỡi kiếm. Chân trước thẳng đứng, chân sau hơi
chỗi về phía sau, khoeo chân sau giống khoeo mèo.
Ni trong điều kiện nước ta, chó đực có thể phối giống lúc 24 tháng
tuổi, chó cái có thể sinh sản lúc 18 - 20 tháng tuổi, chó cái đẻ mỗi năm 2 lứa,
mỗi lứa khoảng 4 - 8 con.
* Giống Rottweiler: Nguồn gốc từ trị trấn Rottweiler nước Đức. Là
giống chó có tính cách tự tin, lanh lợi và rất kỷ luật. Chó Rottweiler có cá tính
thăng bằng, trầm lặng, ngoan ngỗn, can đảm, dễ huấn luyện và sẽ trở lên
hung dữ khi chủ của nó bị tấn cơng (Lê Văn Thọ, 2006).
Rottweiler cịn là giống chó khoẻ mạnh, nó khơng bao giờ sủa khi
khơng có lý do chính đáng. Rất trung thành, tận tình với chủ và thân thiện với
trẻ con. Là giống chó bảo vệ xuất sắc, ngồi ra Rottweiler cịn thích hợp là
chó cảnh sát và trong quân đội. Tầm vóc lớn, cao 58 – 68cm, nặng 42 – 50kg.
* Giống chó Bắc Kinh (Pekingese): Nguồn gốc từ Bắc Kinh - Trung
Quốc. Chó có hình dạng ngộ nghĩnh, đầu to, mõm rộng và rất ngắn như liền tịt

4


với mũi, tai to cụp có lơng dài phủ xuống 2 bên, mắt to đen hoặc nâu sẫm, 4
chân thấp lùn, bộ lơng dài, mượt, có màu hạt dẻ, vàng kem, vàng nâu, đơi khi
trắng tuyền. Có tầm vóc nhỏ: cao 20cm, nặng 5,5 kg.

* Giống Bulldog: Cịn có tên Bull-baiting có nguồn gốc từ Anh. Thân
hình to, chắc nịch, đầu to, mõm thô ngắn, tai cụp ngắn, bốn chân to khỏe thấp
và thơ, lơng mịn, có nhiều màu: trắng, vàng nâu hoặc vện nâu, đốm. Chó thích
chơi và chăm sóc trẻ em, đặc biệt canh giữ nhà cẩn thận, có thể sử dụng làm chó
bảo vệ, chó cảnh sát hay qn đội. Có tầm vóc trung bình: cao 41cm, nặng 2325kg.
* Giống chó Dobermann: Chó có nguồn gốc từ Đức được phát hiện
vào năm 1866 và được nhập vào nước ta ni với mục đích để canh gác, tìm
kiếm và làm cảnh. Chó có tầm vóc trung bình, cao 65 - 69cm, dài 110 - 112cm,
nặng 30 - 33kg. Chó có bộ lơng ngắn đen sẫm gần như ở tồn thân, mõm,
ngực, 4 chân có màu vàng sẫm. Có đầu hình nêm, hơi thơ, mũi rộng, mắt đen,
hàm răng chắc, cắn khít, cổ to khoẻ, ngực nở, bụng thon, cơ chi chắc khoẻ,
đi ngắn. Chó thuộc loại hình thần kinh ổn định, thông minh, can đảm, lanh
lợi, khéo léo và đặc biệt dễ huấn luyện.
* Giống Labrado: Labrado là giống được nuôi phổ biến ở Mỹ, Anh.
Labrado là giống chó có khả năng bơi lội giỏi, thân thiện, tình cảm, đáng tin
cậy, rất yêu mến trẻ nhỏ và dễ hịa đồng với các giống chó khác, thích được
chủ quan tâm và xem như là một thành viên trong gia đình.
Labrado có thân hình vừa phải, con đực cao 56 – 61 cm, nặng 27 – 34
kg, con cái cao 53 – 58cm, nặng 25 – 34kg. Bộ lông ngắn, cứng, thẳng, mịn
khơng gợn sóng. Với màu phổ biến là vàng, socola, đen, đơi khi cịn gặp màu
bạc hoặc màu xám. Labrado có đầu rộng, mũi dài và hàm sắc bén, mắt màu
hạt dẻ hoặc nâu đỏ. Cấu trúc xương ở các chi rất rắn chắc, giữa các ngón chân
có màng giúp chúng bơi lội dễ dàng.
* Tây Ban Nha (giống Cavalier KingCharlesSpanniel): Chó có thính

5


giác và khứu giác rất nhạy cảm nên được huấn luyện làm chó trinh sát, đánh
hơi phát hiện người lạ, thuốc phiện và chất nổ. Chó có tầm vóc nhỏ: cao 36

cm, nặng 5 - 8 kg. Bộ lông xù dài, màu nâu thẫm xen các mảng nâu nhạt ở
đầu và thân, trán, quanh mõm, ngực và 4 chân màu trắng. Đầu dài thô, mõm
rộng, tai dài, rộng và cụp, mắt to tròn, mi mắt xẻ, mũi phân thuỳ màu đen
hoặc nâu, cổ thẳng, ngực sâu nở, bụng thon, đuôi cộc, bàn chân chụm (Lê Văn
Thọ, 1997).
* Chó Chihuahua: Là giống chó nhỏ nhất thế giới, có nguồn gốc từ
Mexico. Là giống chó nhỏ, dễ thương, đầu trịn, mõm ngắn và nhọn. Đơi mắt
to, trịn và lồi. Tai to, rộng và dựng lên. Mũi thường màu đen hoặc cùng màu
với cơ thể. Đi tương đối dài và hơi cong hình lưỡi liềm. Chân thẳng và nhỏ,
Chihuahua có dáng đi nhanh nhẹn. Lơng có nhiều màu như nâu vàng, màu
đất, hạt dẻ, bạc hoặc xanh thép hoặc nhiều màu. Tính vui vẻ, nhanh nhẹn, tinh
nghịch, trung thành, dũng cảm, thông minh và khá kiêu căng.
* Fox: Fox là giống chó nhỏ có nguồn gốc từ Pháp. Có hai loại chó Fox
là Fox hươu và Fox lợn. Fox hươu có mõm nhỏ, dài, tai dựng đứng, lông ngắn
sát thân, màu đen pha vàng, chân khẳng khiu trơng giống hươu. Cịn Fox lợn
thì mõm ngắn hơn, béo, lông dài hơn và thường màu vàng. Người ta thường
cắt đi của chúng lúc cịn nhỏ. Chó Fox là giống chó rất ương ngạnh, bướng
bỉnh, thích sủa nhiều. Rất trung thành với chủ, tình cảm, thơng minh, ln
cảnh giác với vật lạ. Chó Fox thường có chiều cao 25 - 30 cm, cân nặng 4 - 5
kg. Chó cái cao 25 - 28 cm, cân nặng khoảng 4kg.
*Poodle (chó cục bơng): Ở bất kỳ kích thước nào, giống chó Poodle nổi
tiếng vì sự tinh nghịch, vui vẻ và cực kỳ thông minh. Xét về việc huấn luyện,
Poodle là một học sinh xuất sắc. Chúng rất biết vâng lời, dễ huấn luyện và
nhanh nhẹn. Mặc dù được chiều chuộng như một lồi chó q tộc, nhưng
Poodle khơng hề tỏ ra sang choảnh. Chúng rất thân thiện, luôn gần gũi với con

6


người và là một thú cưng rất dễ nuôi. Poodle ln thích được u thương, vuốt

ve, chúng thường cảm thấy cơ đơn khi bị bỏ lại 1 mình trong thời gian dài.
2.2. Bệnh do Parvovirus trên chó (Parvodogs disease)
Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của lồi chó và có tỉ lệ chết cao.
Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là hiện tượng viêm dạ dày ruột có xuất huyết.
Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới. Theo Saralyn Smith-Carr et al (1997),
bệnh hay xảy ra với các giống chó: Bergie, Labrador, Rottweiler, Dorberman,
Yorshire terriers.
2.2.1. Lịch sử bệnh
Bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm 1978, sau đó lan dần ra trên phạm vi
toàn thế giới. Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc nhiều ổ dịch
xảy ra cùng một lúc. Bệnh xuất hiện vào mùa thu năm 1977 ở Texas và đến
mùa hè năm 1978 đã xảy ra nhiều vùng khác nhau ở hoa Kỳ và Canada. Đầu
năm 1979. bệnh đã xuất hiện ở Úc, Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp. Bệnh đã được ghi
nhận lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1990 trên chó nghiệp vụ (Trần Thanh
Phong, 1996).
Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh, thơng thường hầu hết các
con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó
con từ 6-12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự huỷ bỏ kháng thể từ mẹ truyền cho.
Bệnh có khả năng lây lan nhanh. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 50%, tỷ lệ tử
vong trên chó con từ 50-100% (Trần Thanh Phong, 1996).
2.2.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của Parvovirus
a. Phân loại:
Họ: Parvoviridae
Giống: Parvovirus
Lồi: Canine Parvovirus type 2.
b. Các đặc tính sinh học của Parvovirus:

7



* Hình thái và cấu trúc:
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs.(2006), Parvovirus là nhóm virus có kích
thước nhỏ, gây bệnh trên nhiều lồi thú (chó, mèo, chuột, lợn, trâu, bị).
Parvovirus ở mỗi loài động vật khác nhau là khác nhau. Chúng có kích
thước 18 – 24nm, nhân chứa DNA sợi đơn, khơng có vỏ bọc, bộ gen
khoảng 5000 nucleotide.
* Đặc tính ni cấy của virus:
Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào trên tế bào
tim chó con cịn bú hay trên tế bào ruột. Theo Tô Du và cs.(2006), virus phát
triển tốt trên môi trường tế bào thận chó, thận khỉ, chúng gây bệnh tích tế bào
nên người ta thường phân lập virus từ ni cấy trên các mơi trường này.
* Đặc tính kháng nguyên:
Sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất hiện kháng thể gây ức chế
phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hoà huyết thanh. Kháng thể
ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ
3 sau khi nhiễm. Phản ứng này được sử dụng trong chẩn đoán huyết thanh
học. Phản ứng trung hồ huyết thanh rất khó thực hiện trong phịng thí
nghiệm (Nguyễn Như Pho, 2003).
* Khả năng miễn dịch:
Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giá
kháng thể trung hòa hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽ
lên rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiễm lúc
9 - 12 tuần tuổi. Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con
sinh ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 - 6 tuần tuổi.
Miễn dịch thụ động ở chó con có được do kháng thể mẹ truyền cho,
kháng thể này tồn tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần
thứ 10 hay 11 sau khi sinh.
Ở chó con cịn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm virus

8



nhưng lượng kháng thể cịn sót lại đủ để trung hoà virus vaccine đưa vào. Ở
“thời kỳ khủng hoảng” này, chó con khơng thể được tiêm chủng hiệu quả
trong khi nó thụ cảm hồn tồn với sự xâm nhiễm tự nhiên.
Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác
nhau ở thú thịt như virus Panleucopenie féline (FPV), virus gây viêm ruột ở
chồn (MEV). Sự tương đồng này có thể được phát hiện bởi phản ứng trung
hoà và phản ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có
những giới hạn riêng biệt trong tự nhiên, FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV
chỉ gây nhiễm cho chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó (R.Morailon, 1993).
2.2.3. Dịch tễ học
* Chất chứa căn bệnh: Phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng
nhất là phân.
* Sức đề kháng tự nhiên: Parvovirus đề kháng mạnh với mơi trường bên
ngồi. Trong phân thì virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phịng. Nó đề
kháng với tác động của Esther, Chloroforme, Acide và nhiệt độ (56oC trong 30
phút). Dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, tồn tại kéo dài vào mùa đông (ôn
đới). Theo Tô Du và cs. (2006), virus có thể tồn tại 1-2 tuần ở nhiệt độ 15-25oC.
* Cách truyền lây: Lây gián tiếp qua sự tiếp xúc với môi trường vấy
bẩn phân thú hoặc trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ.
* Đường xâm nhập: chủ yếu bằng đường miệng.
* Vật cảm thụ: Giống Parvovirus chỉ gây nhiễm cho họ chó: chó nhà,
chó sói, sói có lơng bờm cổ... Chó ở mọi lứa tuổi đều mắc, chủ yếu là chó non
từ 1 - 5 tháng tuổi mẫn cảm nhất. Ở chó trưởng thành, thơng thường bệnh ít gây
tác hại, nhưng đó là nguồn dịch nguy hiểm trong tự nhiên (Tô Du và cs., 2006).
* Tính cảm thụ: 100% đối với những quần thể chó chưa nhiễm. Bệnh
thường được biểu hiện trên chó con, gây chết hàng loạt chó con vì chó trưởng
thành được tiêm phịng hoặc cảm thụ tự nhiên. Bệnh có khả năng lây lan
nhanh. Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ tử vong trên chó con từ 50 - 100%.


9


* Mùa mắc: Bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện
nhiều khi thời tiết thay đổi đặc biệt mưa nhiều, độ ẩm cao.
2.2.4. Cơ chế sinh bệnh
Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân. Sau
khi xâm nhập, đầu tiên virus nhân lên tại các mơ lympho, gây nhiễm trùng
huyết. Trong q trình gây nhiễm trùng huyết, virus đồng thời nhân lên ở tế
bào lympho và tế bào tuỷ xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu
quả là làm suy giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại
tử biểu mơ ruột, bào mịn nhung mao ruột, gây viêm ruột, giảm hấp thu và
tiêu chảy rồi chết (Stanford university, 2000).
Theo Stephen J.E. et al (1995), sự có mặt của các virus như Parvovirus,
Carre Adenovirus, Coronavirus, Rotavirus, Paramoyxovirus... sẽ làm tổn thương
niêm mạc ruột, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể gây ra ỉa chảy dạng cấp
tính với tỉ lệ chết cao.
Ở những chó con khơng có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh
tích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch.
Chỉ cần đưa một lượng nhỏ Parvovirus bằng 100 liều gây nhiễm mô
nuôi cấy DICT (Dose Infectieuse Culture de Tissu) đủ gây nhiễm cho chó.
Điều này cho thấy tác hại về mặt dịch tễ học do có lượng quá lớn virus trong
phân (1 tỷ DICT/g phân) chó mắc bệnh (R.Morailon, 1993).

10


Qua đường miệng


Virus vào máu

Hạch bạch huyết và lách

Tuỷ xương

Ruột

Hoại tử những tế bào sinh lympho

Hoại tử biệu mô ruột

Giảm thiểu tế bào lympho

Viêm ruột/tiêu chảy

Chết

Khỏi bệnh

Hình 2.1: Cơ chế sinh bệnh của Parvovirus trên chó
(Nguồn: Trần Thanh Phong, 1996)
2.2.5. Triệu chứng
a. Dạng điển hình (Viêm dạ dày – ruột xuất huyết):
Theo Tô Du và cs. (2006), dạng này gặp phổ biến ở chó 6 tuần đến 1 năm
tuổi. Thời gian ủ bệnh ngắn từ 1 – 2 ngày. Lúc đầu, chó sốt nhẹ: 39 – 39,5 0C,
cơn sốt kéo dài 1 – 2 ngày, chó mệt, ăn kém hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, nôn

11



mửa liên tục. Sau đó, chó mệt lả vì ỉa chảy nặng và nhiều. Phân lỗng dần, có
nhiều máu đỏ nâu, màu hồng, có lẫn niêm mạc ruột lầy nhầy và có mùi tanh
khắm đặc trưng. Khi ỉa chảy cũng là lúc chó bị hạ nhiệt độ dưới mức bình
thường (370C). Chó gầy sút rất nhanh vì mất nước, mất máu, sốc do nội độc tố
hoặc nhiễm trùng thứ phát.
Thể quá cấp: con vật chết sau 3 ngày do trụy tim mạch.
Thể cấp tính: Chết sau 5 - 6 ngày do hạ huyết áp và do tác động bội
nhiễm của vi khuẩn.
Tỷ lệ tử vong cao trên chó từ 6 - 10 tuần tuổi. Chó đã qua 5 ngày mắc
bệnh thì thường có kết quả điều trị khả quan.
b. Dạng tim:
Thường thấy ở chó từ 4 - 8 tuần tuổi, đặc biệt ở chó con mà chó mẹ khơng
được tiêm phịng. Chó bị suy tim cấp do virus tấn cơng gây hoại tử cơ tim. Con
vật thường chưa có biểu hiện triệu chứng gì nhưng lăn ra chết đột ngột.
Những trường hợp khác có thể thấy chó biểu hiện thiếu máu nặng, niêm
mạc nhợt nhạt hay thâm tím, thở khó, nôn mửa và kêu la rồi lăn ra chết. Theo
Nguyễn Văn Biện (2001), những chó bệnh dạng này có thể chết 50% .
c. Dạng kết hợp tim ruột:
Thường thấy ở chó từ 6 - 16 tuần tuổi. Chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn,
thiếu máu, sốc tim và phù phổi chó chết rất nhanh (chỉ sau 24 giờ chó sẽ chết).
2.2.6. Bệnh tích
a. Bệnh tích đại thể
Niêm mạc ruột sung huyết, xuất huyết, lớp nhung mao ruột bị bào mịn,
nhất là ở khơng tràng.
Lách có màu sắc và hình dạng không đồng nhất.
Dạ dày: niêm mạc xuất huyết một phần hay tồn bộ.
Gan có thể sưng, túi mật căng.
Hạch bạch huyết: phù thũng, xuất huyết.
Thể tim: phù thũng phổi, viêm cơ tim


12


(Nguyễn Như Pho, 2003).
b. Bệnh tích vi thể
Ruột: Hoại tử biểu mơ tuyến Lieberkuhn, tồn bộ nhung mao ruột bị
bào mòn.
Cơ quan lympho hoại tử và tiêu huỷ những tế bào lympho trong mảng
payer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những
hạt bạch huyết ở lách.
Dạng tim: viêm cơ tim khởi phát, phân tán nặng nề (Nguyễn Như Pho, 2003).
2.2.7. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán lâm sàng:
Dựa trên triệu chứng, lịch tiêm phòng và yếu tố dịch tễ.
* Triệu chứng: Con vật mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, nôn nhiều ra dịch vàng
hoặc trắng bọt, phân lỏng có lẫn máu màu hồng, đỏ nâu hoặc đỏ tươi, mùi
tanh khắm đặc trưng...
* Dịch tễ:
- Mức độ gây nhiễm lớn.
- Thường gây ra trên chó từ 6 - 12 tuần tuổi.
- Phần lớn chó nhiễm bệnh có biểu hiện viêm ruột xuất huyết.
- Tỷ lệ tử vong cao (trên 50%).
- Điều trị tốt khi bệnh tiến triển trên 5 ngày (Phạm Sỹ Lăng và cs, 1998).
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây viêm ruột khác trên chó:
Viêm ruột do Coronavirus lây lan rất rộng nhưng khơng nguy hiểm nhiều
cho chó bệnh, tiêu chảy từ 6 - 14 ngày, con vật mất nước, tỷ lệ tử vong thấp.
Viêm ruột do Rotavirus gây tiêu chảy nhưng cách sinh bệnh chưa được
biết một cách rõ ràng.
Viêm ruột trong bệnh Care có triệu chứng hơ hấp và thần kinh đặc

trưng, thường sốt cao trong nhiều ngày (40 - 41 0C), viêm phổi, viêm ruột
(hiếm khi có máu tươi), có thể gặp những nốt sài, mụn mủ ở vùng da ít lông.

13


Bệnh ỉa chảy do rối loạn tiêu hoá: Con vật ỉa chảy nhưng khơng có
máu, sốt ít hoặc khơng sốt. Thường ăn phải thức ăn quá chua, ôi thiu hay
nhiều mỡ.
Bệnh viêm ruột ỉa chảy do nhiễm khuẩn: sốt cao không kể lứa tuổi, sử
dụng kháng sinh với liều cao cho kết quả tốt.
Viêm dạ dày ruột trong bệnh do Leptospira gây ra, tiến trình bệnh xảy
ra nhanh với đặc điểm gây suy thận và nhiễm trùng huyết.
Ngồi ra cịn gặp các trường hợp viêm ruột ỉa chảy do ký sinh trùng
(cầu trùng trên chó, giun lươn, giun đũa, giun móc...) hoặc gây tiêu chảy do
các tác động gây co thắt hay tắc nghẽn.
b. Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm:
Tìm virus trong phân: có thể thực hiện ni cấy trên môi trường tế bào
nhưng thời gian lâu dài và tốn kém. Cần lưu ý rằng sự tiêm chủng vaccine
virus nhược độc dẫn đến bài thải virus trong 4 - 10 ngày, tuy yếu nhưng sự bài
thải này có thể dẫn đến kết quả dương tính giả (Nguyễn Như Pho, 2003; Phạm
Sỹ Lăng và cs., 1998).
Chẩn đoán huyết thanh học: dùng phản ứng HI (dễ thực hiện, cho kết
quả tương đối chính xác). Kháng thể xuất hiện trong máu khi bắt đầu tiêu
chảy nhưng với hiệu giá thấp. Trên thực tế, người ta thường dùng test ELISA
để chẩn đoán (Nguyễn Như Pho, 2003).
Chẩn đoán bằng test CPV: phát hiện kháng nguyên Parvovirus trong
các mẫu phân. Thời gian cho kết quả chỉ từ 5 - 10 phút.
Chẩn đốn mơ học: Làm tiêu bản và quan sát lơng nhung ruột.
Tóm lại, ở chó bị bệnh thì ta có thể tìm virus trong phân, ở chó bệnh bị

chết ta tiến hành chẩn đốn mơ học (ruột và cơ quan lympho).

14


2.2.8. Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp điều trị chủ yếu là
chống mất nước, mất điện giải, cầm máu, ngăn ngừa sự bội nhiễm của vi
khuẩn, nâng cao sức đề kháng cho con vật. Sử dụng kết hợp các biện pháp sau:
Truyền dịch nhằm bù đắp lại lượng nước mất do nôn mửa, tiêu chảy...
Việc bù đắp lượng nước phải có tính hệ thống và thường truyền qua đường tĩnh
mạch hoặc đường dưới da. Dung dịch này gồm nước sinh lý mặn để điều chỉnh
lượng mất nước ngoại tế bào và nước sinh lý ngọt, acid amin thiết yếu để cung cấp
năng lượng và protein. Các nhà khoa học khuyến cáo dùng dung dịch Ringer hay
dung dịch gồm nước sinh lý mặn (1/3) và nước sinh lý ngọt (2/3) có thêm vào
20meq KCl/lít dung dịch (Lê Thanh Hải, 1990; Tô Du và cs., 2006).
Chống nôn: Sử dụng Atropin sunphat 0,1% hoặc Primperan.
Chống vi khuẩn bội nhiễm: Sử dụng các kháng sinh phổ rộng như
Ampicilline hoặc Gentamycine hoặc phối hợp Sulfamide và Trimethoprime...
Hiện nay, trên thị trường thuốc thú y có một số hóa dược đặc trị viêm ruột
như: Hamcoli S (thành phần gồm Amoxyciline, Colistine)...
Phương pháp trợ sức: dùng vitamin B, vitamin C, Bcomplex...
Cầm máu: vitamin K, vitamin C...
Bảo vệ niêm mạc dạ dày - ruột: dùng Tanin, Carbonat bismutha...
2.3.9. Phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng vệ sinh:
Sát trùng chuồng ni chó bằng nước Javen pha lỗng 1/30.
Cách ly để theo dõi những chó mới nhập, nhưng việc cách ly này chỉ có ý
nghĩa về mặt lý luận vì virus có thể tồn tại trong bộ lơng chó trong nhiều tháng.
Chó phải thường xun tắm rửa sạch sẽ. Những người tiếp xúc với chó

bệnh có thể trở thành vật mang trùng thụ động và thầm lặng.
- Phòng bệnh bằng vaccine:
Biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Nhưng khó khăn

15


lớn nhất trong việc phòng bằng vaccine là sự tồn tại của hàm lượng kháng thể
thụ động từ mẹ truyền sang, ngay tại thời điểm mất kháng thể này thì việc
tiêm phịng sẽ trở nên rất có ý nghĩa. Những chó con có đủ lượng kháng thể từ
mẹ sẽ khơng đáp ứng đối với vaccine.
Sử dụng vaccine bằng đường tiêm vào cơ thể lúc 6 tuần tuổi và tiêm
nhắc lại sau 3 tuần, sau đó hằng năm tiêm nhắc lại.
Hiện nay, trên trị trường có rất nhiều hãng bán vaccine đa giá phịng
được rất nhiều bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh Parvovirus. Các hãng sản
xuất như Phyzo, Virbac với vaccine phòng 5 bệnh, 6 bệnh và 7 bệnh.
- Vaccine phịng 5 bệnh cho chó bao gồm:
Bệnh Care (Distemper virus)
Bệnh Viêm gan (Andenovirus type 1)
Bệnh ho cũi chó (Parainfluenza-Adenovirus type 2)
Bệnh gây bởi Parvovirus(Canine Parvovirus)
Bệnh gây bởi Leptospira(Leptospiro)
- Vaccine phòng 6 bệnh cho chó bao gồm:
Bệnh Care (Distemper virus)
Bệnh Viêm gan (Andenovirus type 1)
Bệnh ho cũi chó (Adenovirus type 2)
Bệnh gây bởi Parvovirus
Bệnh phó cúm(Parainfluenza)
Bệnh gây bởi Leptospira


16


×