Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM VÚ TRÊNĐÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨUBÒ VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 69 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM VÚ TRÊN
ĐÀN BỊ SỮA NI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
BỊ VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
ĐIỀU TRỊ

NGUYỄN THỊ THÊM
Lớp

: TYA - 58

Hà Nội – 2017


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM VÚ TRÊN
ĐÀN BỊ SỮA NI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
BỊ VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
ĐIỀU TRỊ



Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ THÊM

Lớp

: TYA – K58

MSV

: 585035

Người hướng dẫn

: TS. LẠI THỊ LAN HƯƠNG

Bộ môn

: GIẢI PHẪU TỔ CHỨC

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này tơi nhận được rất nhiều sự hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ từ các thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên chức nơi thực
tập cũng như gia đình và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. LẠI THỊ LAN HƯƠNG,
người đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt

q trình thực hiện khóa luận này.
Khóa luận này được thực hiện tại trung tâm nghiên cứu bị và đồng cỏ
Ba Vì. Tại đây tôi đã nhận được sự giúp đỡ của tập thể Lãnh đạo và công nhân
viên chức của trung tâm trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Đặc
biệt là TS. PHÙNG QUANG TRƯỜNG đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong đợt
thực tập này. Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ q báu đó.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể các thầy, cô giáo, các cán bộ
nhân viên trong bộ môn Giải phẫu tổ chức, khoa Thú y, Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành đề tài.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên và giúp
đỡ từ phía gia đình, người thân cũng như bạn bè đã tạo mọi điều kiện và
động viên giúp đỡ tôi trong qua trình triển khai thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thêm

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. i
MỤC LỤC................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................vi
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................2

1.3.

Ý nghĩa của đề tài........................................................................................2

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................3
2.1.

Vài nét cơ bản về trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội.........3

2.2.

Điều kiện của cơ sở thực tập.......................................................................4

2.2.1.

Điều kiện tự nhiên.......................................................................................4

2.2.2.

Tình hình sản xuất của cơ sở.......................................................................5

2.2.3.


Cơng tác thú y.............................................................................................5

2.2.4.

Những thuận lợi và khó khăn......................................................................6

2.3.

Cấu trúc bầu vú bị sữa................................................................................7

2.3.1.

Tổ chức liên kết...........................................................................................7

2.3.2.

Tổ chức tuyến..............................................................................................8

2.3.3.

Hệ cơ tuyến vú............................................................................................9

2.2.4.

Mạch máu....................................................................................................9

2.3.5.

Hệ thống lâm ba........................................................................................10


2.4.

Sinh lý quá trình sản xuất sữa và thành phần của sữa................................10

2.4.1.

Quá trình tạo sữa ở bầu vú........................................................................10

2.4.2.

Chu kỳ tiết sữa...........................................................................................11

2.4.3.

Phản xạ tiết sữa.........................................................................................12

2.4.4.

Thành phần của sữa...................................................................................13

2.5.

Bệnh viêm vú ở bò sữa..............................................................................15

2.5.1.

Khái niệm về bệnh viêm vú ở bò sữa........................................................15

2.5.2.


Phân loại viêm vú bò sữa..........................................................................15
ii


2.5.3.

Những yếu tố có ảnh hưởng tới bệnh viêm vú bị sữa...............................20

2.5.4.

Chẩn đốn bệnh viêm vú...........................................................................28

2.3.5.

Quy trình phịng, trị bệnh viêm vú bò sữa.................................................31

PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.......................................................................................35
3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................35

3.2.

Địa điểm nghiên cứu.................................................................................35

3.3.

Nội dung nghiên cứu.................................................................................35


3.3.1.

Khảo sát tình hình chăn ni bị sữa trên địa bàn trung tâm nghiên
cứu cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội.......................................................35

3.3.2.

Khảo sát tỷ lệ bị mắc bệnh viêm vú lâm sàng trên đàn bò thuộc trung
tâm nghiên cứu..........................................................................................35

3.3.3.

Khảo sát tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú cận lâm sàng....................................35

3.3.4.

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới bệnh viêm vú bò sữa...............35

3.3.5.

Kết quả điều trị bệnh viêm vú...................................................................35

3.4.

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................35

3.4.1.

Khảo sát tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú..........................................................35


3.4.2.

Xử lý số liệu..............................................................................................36

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................35
4.1.

Khảo sát tình hình chăn ni bị sữa trên địa bàn trung tâm nghiên
cứu cứu bị và đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội.......................................................37

4.1.1.

Cơ cấu đàn bò theo lứa tuổi.......................................................................37

4.1.2.

Cơ cấu đàn bị theo phẩm giống................................................................37

4.4.3.

Thức ăn chăn ni.....................................................................................38

4.4.4.

Một số bệnh khác trong thời gian thực tập................................................39

4.2.

Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú lâm sàng trên bò sữa thuộc Trung tâm...........46


4.3.

Tỷ lệ viêm vú cận lâm sàng trên đàn bò sữa thuộc Trung tâm...................47

4.4.

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới bệnh viêm vú bò sữa.................49

4.4.1.

Ảnh hưởng của lứa đẻ đến bệnh viêm vú bò sữa tại Trung tâm.................49

4.4.2.

Ảnh hưởng của các vị trí núm vú đến bệnh viêm vú ở bị sữa...................50
iii


4.4.3.

Ảnh hưởng của mùa đến bệnh viêm vú ở bò sữa.......................................52

4.5.

Kết quả điều trị..........................................................................................53

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................56
5.1.


Kết luận.....................................................................................................56

5.2.

Đề nghị......................................................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................58
PHỤ LỤC................................................................................................................62

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần sữa đầu và sữa thường (%)..................................................14
Bảng 2.2: Thang mẫu chuẩn để chẩn đoán viêm vú bằng CMT..............................30
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn bò của trung tâm năm 2015 – 10/2017..................................37
Bảng 4.2: Cơ cấu bò sữa theo phẩm giống..............................................................38
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh của một số bệnh khác trong thời gian thực tập...............46
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá tỷ lệ mắc bệnh viêm vú lâm sàng.................................46
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát tỷ lệ viêm vú cận lâm sàng...........................................48
Bảng 4.6. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú theo lứa đẻ.............................................49
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của vị trí núm vú đến tỷ lệ viêm vú bị sữa...........................50
Bảng 4.8. Tỷ lệ viêm vú theo mùa...........................................................................52
Bảng 4.9. Kết quả theo dõi điều trị viêm vú bò sữa.................................................53

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CMT

Cs
HTX

California Mastitis Test
Cộng sự
Hợp tác xã

NN – TCCB/QĐ

Nông nghiệp – Tổ chức cán bộ/Quyết định

QĐ – TT

Quyết định – Thủ tướng

TTNC

Trung tâm nghiên cứu

vi


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm thường xuyên cho nhu
cầu thiết yếu của bữa ăn hàng ngày, đồng thời mang lại nguồn thu nhập quan
trọng cho nền kinh tế. Cụ thể, lượng thực phẩm có nguồn gốc động vật năm
2016 là 5.021.434 tấn, trong đó thịt bị là 308.608 tấn, trâu là 86.630 tấn, lợn
3.664.557 tấn, gia cầm 961.639 tấn (theo thống kê của viện chăn nuôi năm
2016). Chính vì vậy ngành chăn ni nước ta cần được quan tâm đầu tư

nhiều hơn để ngày càng phát triển về sản lượng, năng suất cũng như chất
lượng sản phẩm.
Chăn ni bị sữa đã xuất hiện ở Việt Nam trên 50 năm, nhưng kể từ
khi có Quyết định 167/2001/QĐ – TT ngày 26/11/2001 của Thủ tướng chính
phủ về một số biện pháp phát triển đàn bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001 –
2012, chăn ni bị sữa ở Việt Nam mới thực sự phát triển.
Hà Nội với 7 vùng phát triển bò sữa chủ yếu: Đan Phượng, Quốc Oai,
Ba Vì, Gia Lâm, Phúc Thọ, Đơng Anh, Thanh Oai. Trong đó nổi bật nhất là
huyện Ba Vì, với lợi thế là vùng có địa hình bán sơn địa, diện tích rộng, có
nguồn đất trồng cỏ, nguồn nước rất thuận lợi cho phát triển chăn ni bị sữa,
có nhiều hộ nơng dân có kinh nghiệm chăn ni bị sữa nhiều năm nay. Mặt
khác, Ba Vì gần trung tâm Hà Nội rất thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm từ
sữa. Với những lợi thế như vậy nên những năm qua huyện Ba Vì, trong đó nổi
bật là trung tâm nghiên cứu bị và đồng cỏ Ba Vì đã có những bước phát triển
nhanh về chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tuy
nhiên trong chăn nuôi bò sữa hiện nay, các bệnh về sản khoa, ký sinh trùng,
truyền nhiễm còn xảy ra khá phổ biến làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi bị
sữa ở Việt Nam nói chung, ở huyện Ba Vì nói riêng, cụ thể hơn là ở trung tâm

1


nghiên cứu Bị và đồng cỏ Ba Vì, là bệnh viêm vú.
Theo Smith K.L, J.S. Hogan (1993), hiện tượng sữa hỏng phải loại bỏ
tương đối phổ biến ở các trang trại và nơng hộ chăn ni bị sữa và sữa bị
hỏng do nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là bò bị viêm vú.
Bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế, làm giảm sản lượng, chất
lượng sữa, điều trị tốn kém và có khả năng phải loại thải bị. Bên cạnh đó,
bệnh ở dạng tiềm ẩn cịn gây kế phát các bệnh truyền nhiễm, bệnh sản khoa

làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm mục đích nắm rõ tỷ lệ mắc bệnh viêm
vú và đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả, chúng tôi tiến hành thực
hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng bện viêm vú trên đàn bị sữa
ni tại trung tâm nghiên cứu bị và đồng cỏ Ba Vì và một số phương pháp
điều trị”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định được thực trạng tình hình mắc bệnh viêm vú bị sữa trên địa
bàn trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội.
- Xác định ngun nhân chính, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc
viêm vú ở bò và biện pháp phòng trị.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đề ra những chính
sách, biện pháp cụ thể nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển đàn bò sữa của
địa phương cả về số lượng và chất lượng, đồng thời đề tài giúp người chăn
ni bị sữa có những kỹ thuật cơ bản trong cơng tác phịng và trị bệnh
viêm vú, giảm thiệt hại do bệnh gây ra góp phần sản xuất sữa sạch, an tồn
cho người tiêu dùng, nâng cao năng suất của đàn bò sữa và thu nhập của
người chăn nuôi.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vài nét cơ bản về trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội.
Trung tâm nghiên cứu Bị và Đồng cỏ Ba Vì, tiền thân là Nơng trường
Quốc doanh Ba Vì được thành lập năm 1958. Khi thành lập, Nông trường trực
thuộc Công ty Nông trường Trung ương, đến năm 1977 chuyển về trực thuộc
Viện Chăn nuôi. Ngày 17/2/1989, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực
phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã ra quyết định số 47

– NN – TCCB/QĐ chuyển Nông trường thành trung tâm nghiên cứu bị và
đồng cỏ Ba Vì, một cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc Viện Chăn
nuôi.
Cơ cấu tổ chức: Trung tâm gồm có: Phịng Khoa học và chuyển giao cơng
nghệ, phịng Tổ chức hành chính, phịng Kế hoạch và kinh doanh, phịng Tài
chính kế tốn và phịng Kỹ thuật dự án JICA – Ba Vì.
Cơ sở sản xuất: các hộ ni khốn bị được chia thành 2 khu vực là trại 1 và
trại 2, 1 xưởng thu gom và sơ chế biến sữa, 1 trạm nghiên cứu đồng cỏ và 1
hợp tác xã là HTX Hài Hòa
Chức năng và nhiệm vụ:
Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án đề tài khoa học về
chăn ni bị sữa, bị thịt, cây thức ăn gia súc, bảo quản và chế biến sữa, đào
tạo kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bị, kỹ thuật chăn ni bị, động vật hoang dã và
đồng cỏ.
Tham gia xây dựng chính sách, chiến lược phát triển chăn nuôi, định mức
kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn trong chăn ni bị và thức ăn chăn nuôi.
Chuyển giao công nghệ liên quan đến chăn ni bị sữa, bị thịt, cây thức ăn,
bảo quản và chế biến sữa và các sản phẩm chăn nuôi.

3


2.2. Điều kiện của cơ sở thực tập
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Trung tâm Nghiên cứu Bị và Đồng cỏ Ba Vì là đơn vị nghiên cứu sự
nghiệp trực thuộc Viện Chăn ni đóng trên địa bàn xã Vân Hịa - huyện Ba
Vì, cách trung tâm huyện Ba Vì 20km về phía Nam, xã Vân Hịa có diện tích
đất khoảng 17km². Trong đó:
Phía Bắc giáp xã Tản Lĩnh

Phía Nam giáp xã n Bài
Phía Đơng giáp thị xã Sơn Tây
Phía Tây giáp vườn Quốc Gia Ba Vì
* Khí hậu thủy văn
Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng chịu ảnh
hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các kết quả theo dõi khí tượng nhiều năm ở
trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung
bình 23oC, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6 oC. Tổng
lượng mưa là 1832,2 mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các
tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là
tháng 8 (339,6 mm).
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp
xỉ 20oC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8 oC; Lượng mưa các tháng biến
động từ 15,0 đến 64,4 mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15 mm.
* Địa hình đất đai
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đơng Bắc,
chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven
sơng Hồng.
Đất đai được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất
vùng đồi núi.
4


2.2.2. Tình hình sản xuất của cơ sở
Trung tâm nghiên cứu Bị và Đồng cỏ Ba Vì thuộc Viện Chăn nuôi
quốc gia. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trung tâm nhận được
nhiều chính sách đầu tư để thúc đẩy sự phát triển của đàn bị sữa, vì vậy sản
lượng sữa của trung tâm không ngừng phát triển. Cụ thể, năm 2015 là 5592
tấn, năm 2016 là 6240 tấn, năm 2017 là 6936 tấn.

Bên cạnh đó trung tâm có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế như: Thế
giới trong Hài Hòa, JICA – Nhật Bản. Đội ngũ kỹ thuật trong trung tâm được
tham gia huấn luyện nâng cao tay nghề và cung cấp các thiết bị kỹ thuật để
nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe cho đàn bị sữa thuộc trung tâm. Chính nhờ
được đầu tư đầy đủ, quản lý chặt chẽ và sự chỉ đạo tốt của trung tâm mà sức
khỏe của đàn bò được cải thiện nhiều, sản lượng sữa ngày càng được nâng
cao cả về chất lượng và số lượng.
Số bò sữa của trung tâm hiện nay được xử lý theo các hình thức khốn
cho các hộ tư nhân trên địa phương ni và được chia ra làm các khu vực
quản lý. Tất cả bò đều được bấm số tai để tiện cho việc theo dõi về sự biến
đổi số lượng, tình hình dịch bệnh và nhất là công tác quản lý.
2.2.3. Công tác thú y
Cơng tác phịng bệnh cho đàn bị sữa của trung tâm được thực hiênh
thường xuyên, liên tục và đồng thời bằng nhiều biện pháp, trong đó tập trung
chủ yếu vào hai khâu là vệ sinh thú y và phòng bệnh bằng vacxin.
Vệ sinh thú y
Ở trong các chuồng nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được định
kỳ tiêu độc sát trùng bằng nước Javen và Iod hàng ngày.
Máng ăn trước khi sử dụng được dọn dẹp sạch sẽ. Bị sữa khơng phải
ăn lại các thức ăn dư thừa còn lại.
Xử lý phân: Phân bò chủ yếu dùng để bón cho bãi cỏ, bãi sắn phục vụ
chăn ni, một phần chảy vào hố biogas, hệ thống nước thải dư thừa được lắp
5


đặt hệ thống tưới tiêu ở cánh đồng cỏ cho bị ăn.
Vacxin phịng bệnh
Đi đơi với cơng tác vệ sinh phịng bệnh thì việc phịng bệnh bằng
vacxin được Trung tâm rất coi trọng. Cơng tác tiêm phịng được triển khai tốt,
hầu hết số bò sữa thuộc trung tâm đều được tiêm phòng dịch bệnh. Chủ yếu là

tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm như: lở mồm long móng, tụ huyết
trùng,… hàng năm dưới sự chỉ đạo của huyện chăn nuôi, trung tâm tổ chức
tiêm phòng định kỳ cho đàn bò làm 2 đợt, đợt 1 vào tháng 3-4, đợt 2 vào
tháng 9-10.
Công tác điều trị cũng được thực hiện đều đặn và thường xuyên của tổ
kỹ thuật.
2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư lớn cho phát triển chăn ni bị
sữa, đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi. hỗ trợ ngành này phát triển.
Thị trường sữa trong nước vẫn còn rất lớn, lượng sữa sản xuất ra mới
chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ.
Trung tâm có tổng diện tích trồng cỏ là 350 ha trong đó có 35 ha đất
trồng cỏ dự trữ. Đây là một điều kiện thuận lợi về thức ăn cho đàn bò. Ngồi
ra chính sách thuận lợi của Trung tâm đối với hộ nhân dân nhận bị khốn
giúp cho sự phát triển đàn
* Khó khăn
Ni bị sữa địi hỏi có vốn dầu tư ban đầu tương đối lớn để mua bò và
xây dựng chuồng trại. Vào thời điểm hiện nay giá một con bị sữa tơ 15 tháng
tuổi trung bình là 20 - 22 triệu đồng.
Ni bị sữa là một nghề tương đối mới ở nước ta, đa số người ni
cịn thiếu kinh nghiệm. Trong khi đó ni bị sữa cần phải có kỹ thuật chuẩn
xác trong tất cả các khâu.
6


Ni bị sữa cần có những dịch vụ chun ngành: phối tinh nhân tạo
cho bò cái, khám và điều trị bệnh...
Sữa là một sản phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản, nhất là trong điều kiện
nóng ẩm ở nước ta.

Để chăn ni bị sữa có hiệu quả trong thời gian tới cần nâng cao chất
lượng giống, cung cấp giống tốt cho thị trường. Nâng cao chất lượng đàn bò
sữa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, chọn lọc giống bò sữa bảo đảm tiêu
chuẩn giống, nâng cao chất lượng sữa. Thâm canh cỏ cao sản để tạo nguồn
thức ăn có chất lượng cao cho chăn ni bị sữa. Nhà nước cần có chính sách
hỗ trợ nơng dân chăn ni theo quy mô lớn; đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tập huấn
kỹ thuật vắt sữa, an toàn vệ sinh thực phẩm sữa. Đề nghị các nhà máy chế
biến sữa ổn định cơ chế thu mua phù hợp, bảo đảm nông dân có lãi để tái đầu
tư mở rộng sản xuất.
2.3. Cấu trúc bầu vú bị sữa
Bầu vú bị gồm có 4 vú phân biệt, 2 vú trước và 2 vú sau. Nửa vú sau
thường lớn hơn nửa vú trước và chứa đến 60% tổng lượng sữa. Giữa các vú
có các vách ngăn bằng mô liên kết chạy theo chiều ngang và dọc chia bầu vú
thành các phần độc lập với nhau. Núm vú dạng hình trụ trịn hoặc hình nón
cụt, ngắn hay dài tùy giống, tùy cá thể.
2.3.1. Tổ chức liên kết
Tổ chức liên kết của tuyến sữa thực hiện chức năng định hình, bảo vệ
cơ giới và sinh học. Chúng bao gồm các tổ chức sau:
- Da: Da bao bọc bên ngồi bầu vú, nó góp phần bảo vệ và hỗ trợ sự
định hình của tuyến. Da giữ cho bầu vú gắn chặt vào thành bụng của bị.
- Mơ liên kết mỏng: Đây là lớp mô mỏng nằm ở phần nông khắp bề mặt
của da
- Mô liên kết dày:
Lớp mô này nằm sâu bên trong lớp mô liên kết mỏng, gắn phần da vào
tuyến thể bằng sự tạo thành một lớp liên kết đàn hồi.

7


- Màng treo bên nông:

Lớp mô liên kết này bắt nguồn từ khung chậu trải rộng xuống phía dưới
bao phủ và nâng đỡ phần bên tuyến thể.
- Màng treo bên sâu:
Bắt đầu từ khung chậu đi xuống phía dưới và hỗ trợ mơ tuyến của bầu vú.
- Màng treo giữa:
Đó là màng treo kép, bắt đầu từ giữa của thành bụng chia bầu vú thành
nửa trái, nửa phải. Màng này nâng đỡ phần giữa của vú chống lại lực kéo xuống
và giữ bầu vú ở vị trí cân bằng nếu các cấu trúc phụ trợ khác bị tách rời.
2.3.2. Tổ chức tuyến
Tuyến vú là một tuyến ngoại tiết. Tuyến vú là một tuyến dạng túi nhỏ
phân nhánh. Nó chứa những chùm túi nhỏ (gọi là acini). Mỗi túi nhỏ là một
tuyến sản sinh sữa tí hon: nó được lát bằng những tế bào biểu mô, chịu trách
nhiệm sản sinh ra sữa. Nó được bao quanh bởi những những tế bào gọi là biểu
mô cơ: các tế bào này chịu trách nhiệm co bóp túi nhỏ khi cho bú hoặc vắt
sữa để đẩy sữa ra dưới sự điều khiển của các hormone. Người ta thấy có hàng
tỉ túi nhỏ như vậy trong vú của một con bò.
Mỗi túi nhỏ được tiếp tế dinh dưỡng và dưỡng khí bởi một vi huyết
quản. Sữa từ túi nhỏ được một kênh sữa dẫn ra ngoài, đi đến kênh liên túi nhỏ
rồi đi đến bể chứa của vú. Một nhánh của chùm túi nhỏ được gọi là bể nhỏ và
cả chùm được gọi là bể sữa.
Đầu của núm vú được hình thành bởi kênh của núm vú mà trong lòng
được phủ một lớp tế bào tiết ra chất keratin, một chất ức chế vi khuẩn, ngăn
quá trình xâm nhập của vi khuẩn qua kênh núm vú đến tuyến sữa (theo Anri
Akita, Kanameda, 2002). Phần ngoài của kênh núm vú được đóng bởi một cơ
trơn nhỏ và đàn hồi gọi là sphinter. Kênh của núm vú, chất keratin và sphinter
là các tuyến phòng vệ tự nhiên đầu tiên của con bò chống lại sự xâm nhập của
các vi trùng, nên cần phải giữ cho chúng ở trong tình trạng tốt.
2.3.3. Hệ cơ tuyến vú

8



Nằm xung quanh các nang tuyến gọi là cơ biểu mơ, giúp co bóp đẩy
sữa từ nang tuyến vào ống dẫn sữa.
Nằm xung quanh các ống dẫn sữa và bể sữa có hệ thống các cơ trơn.
Phía đầu núm vú có hệ thống cơ vịng gọi là cơ thắt bầu vú. Khi cơ biểu
mơ co bóp thì cơ trơn giãn và cơ thắt đầu vú co lại. khi cơ trơn co thì cơ
thắt đầu vú giãn và sữa được đẩy ra ngoài thành tia.
2.2.4. Mạch máu
Hệ thống động mạch:
Hầu hết máu cung cấp cho bầu vú do đôi động mạch âm ngồi, đi từ
xoang bụng thơng qua rãnh bẹn, chui qua ống bẹn, quanh co uốn khúc làm
cho tốc độ dòng chảy của máu chậm lại. Động mạch tuyến sữa là tiếp tục của
động mạch âm ngoài, khi đến tuyến sữa phân thành hai nhánh lớn là động
mạch tuyến sữa trước và động mạch tuyến sữa sau.
Hệ thống tĩnh mạch:
Tĩnh mạch tuyến sữa từ 2 nửa sau của bầu vú thu nhập máu vào tĩnh
mạch tuyến sữa sau. Hai tĩnh mạch tuyến sữa sau thông với nhau trên bề mặt
của tuyến thể. Tĩnh mạch đáy chậu cũng thu nhận máu từ phần sau của tuyến
sữa và phần sau của cơ thể, sau đó đổ vào tĩnh mạch sữa sau. Như vậy, máu ở
tĩnh mạch sau tuyến sữa đi ra không thể hiện đúng bản chất của máu đi ra từ
tuyến sữa. Tĩnh mạch tuyến sữa trước được tạo thành bằng sự thu nhận máu
của phần trước bầu vú. Chúng nhập với tĩnh mạch dưới da bụng tạo thành tĩnh
mạch sữa. Các tĩnh mạch tuyến sữa trước và sau thông với nhau bằng tĩnh
mạch nối có kết cấu van, những van này hoạt động linh động nên máu có thể
chảy theo bất cứ chiều nào tùy thuộc vào vị trí của bò.

9



2.3.5. Hệ thống lâm ba
Hệ thống lâm ba trong tuyến sữa có chức năng vận chuyển dịch thể hoặc
dịch lâm ba từ bề mặt tế bào đến hạch lâm ba và trả lại dịch thể vào tuần hoàn
tĩnh mạch. Hệ thống van trong mạch lâm ba đảm bảo cho dịch lâm ba chảy
theo dòng chảy tĩnh mạch. Hạch lâm ba lọc dịch thể theo cách loại trừ vật lạ và
sản sinh ra lâm ba cầu. Mỗi nửa của bầu vú có một hạch lâm ba lớn nằm ngay
sau ống bẹn và nhiều hạch lâm ba nhỏ hơn nằm rải rác trong tuyến sữa.
Một bầu vú của bò sữa cao sản thường có những đặc điểm như:
Bầu vú phát triển rộng và sâu, các vú tương đối đồng đều.
Các núm vú to vừa phải, có chiều dài vừa phải (7 – 10 cm), thẳng đứng
và khoảng cách tương đối rộng và tương đồng.
Các dây chằng bầu vú chắc chắn, vú không q xệ (núm vú khơng q
khuỷu chân sau của bị).
Hệ thống tĩnh mạch phát triển, khoằn khoèo và nổi rõ.
Bầu vú lớn vừa phải. Bầu vú quá lớn thường làm yếu sự gắn kết với cơ
thể. Bầu vú chứa nhiều mơ tuyến. Vú thịt ít tế bào mơ tuyến (tế bào tạo sữa)
nhiều mô liên kết nên không cho nhiều sữa. Vú da thì nhiều tế bào mơ tuyến
nên cho nhiều sữa. Vú da sau khi vắt thì teo lại, nhiều nếp nhăn và kích thước
bầu vú trước và sau khi vắt sữa thay đổi rõ rệt. Khối lượng và thể tích bầu vú
tăng dần qua các lứa đẻ cho đến khi trưởng thành (lứa 3).
2.4. Sinh lý quá trình sản xuất sữa và thành phần của sữa
2.4.1. Quá trình tạo sữa ở bầu vú
Vào cuối thời kỳ mang thai của bị, các tế bào biểu mơ của túi nhỏ chịu
những biến đổi đặc trưng: chúng cao lên, những hạt mỡ nhỏ xuất hiện trong
chất của các tế bào, số lượng các mitogolgi tăng lên cũng như kích thước của
bộ máy Golgi. Tất cả các bộ phận của mỗi tế bào biểu mơ góp phần vào việc
sản xuất ra các thành phần của sữa. Các tế bào này tiết ra các sản phẩm của
chúng đi từ đỉnh tế bào vào bên trong túi nhỏ.
10



Sữa được tạo ra từ các nang tuyến, chúng chảy từ nang tuyến vào các
ống dẫn sữa nhỏ rồi tập hợp vào các ống dẫn sữa lớn, từ đó chảy vào bể sữa.
Bể sữa là nơi chứa sữa. Bầu vú có 4 bể sữa tách biệt, khơng thơng nhau. Cơ
vịng ở đầu núm vú trong điều kiện bình thường giữ cho sữa khơng tự chảy ra
ngồi được, giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển.
Sữa được tổng hợp từ các nguyên liệu trong máu, các huyết quản cung
cấp các thành phần dinh dưỡng cốt yếu cần thiết cho các tế bào túi nhỏ để sản
sinh ra sữa. Các tế bào túi nhỏ dùng các chất này để sản xuất ra chất béo của
sữa, lactoza và các protein của sữa; còn các thành phần khác như nước, các
kháng thể, các vitamin và muối khoáng đi trực tiếp từ máu vào hốc giữa của
túi nhỏ, ở đó chứa hỗn hợp được hình thành gọi là sữa. Trung bình cứ khoảng
540 lít máu chảy qua hệ thống mạch máu bầu vú thì 1 lít sữa được tạo thành,
vì vậy lưu lượng máu hàng ngày phải cung cấp cho vú của một con bò sản
xuất 20 kg sữa mỗi ngày vào khoảng 9 000 lít. Tuyến vú ở bị sữa chỉ chiếm 2
– 3 % thể trọng bò nhưng nó tạo ra lượng sữa với một lượng vật chất khơ
hằng năm lớn hơn trọng lượng bị. Vì vậy, cần phải cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng cho nhu cầu sản xuất sữa của bị, bên cạnh đó cịn có nhu cầu duy trì
và nhu cầu ni thai.
Sữa tiết ra tích luỹ trong hốc túi nhỏ và làm cho áp suất trong đó tăng
lên; do đó có một phần sữa chảy vào mạng các kênh nhỏ và có khi đến được
bể chứa của núm vú. Trong khoảng thời gian giữa hai lần vắt sữa, phần lớn
sữa tiết ra nằm lại trong túi nhỏ đã sản sinh ra nó. Sự tăng áp suất ức chế sự
tiết sữa cho đến khi tháo sữa ra khỏi túi nhỏ. Cần lưu ý rằng để sản xuất ra
một giọt sữa nhỏ, phải cần đến hàng nghìn túi nhỏ trong tuyến vú. Như vậy,
bất kỳ một sự tổn thương nào của tuyến vú cũng đều ảnh hưởng đến quá trình.
2.4.2. Chu kỳ tiết sữa
Theo Cù Xuân Dần, Lê Khắc Thận (1980): Trong quá trình một kỳ cho
sữa, các đặc trưng của sữa có những thay đổi. Đến đầu thời kỳ, vú sản xuất ra


11


sữa non (colostrum) mà vẻ ngoài và thành phần rất khác của sữa thường. Rồi
sau vài ngày, sữa có tất cả các đặc trưng của sữa bình thường. Lượng sữa tăng
lên trong các tuần lễ đầu, đạt tới cực đại rồi giảm dần cho tới khi cạn sữa.
Hoạt động tiết sữa tích cực của vú địi hỏi vú phải được cung cấp máu rất
nhiều. Để sản xuất 1 lít sữa cần cung cấp 20 lit máu.
Sau khi đẻ, tuyến sữa bắt đầu tiết sữa liên tục cho đến khi cạn sữa
chuẩn bị cho kì đẻ tiếp theo. Thời gian đó gọi là chu kì tiết sữa. Một chu kì
tiết sữa ở bò sữa thường kéo dài 10 tháng (305 ngày). Sau chu kì này các
tuyến sữa ngừng hoạt động một thời gian ngắn để chuẩn bị cho chu kì tiếp
theo. Thời kì này gọi là giai đoạn cạn sữa, thường kéo dài từ 45 – 60 ngày.
Trong một chu kì tiết sữa, lượng sữa thường đạt cao nhất vào tháng thứ
2 – 3 rồi giảm dần. Trong điều kiện bình thường lượng sữa giảm khoảng 10%.
Khi bị có thai, lượng sữa giảm nhanh, đặc biệt là từ tháng có thai thứ 5 trở đi.
Trong một ngày, lượng sữa cũng khác nhau giữa buổi sáng và buổi
chiều tùy theo giống và cá thể cũng như điều kiện chăm sóc và ni dưỡng.
Thông thường sữa buổi sáng thường chiếm 60% lượng sữa trong ngày. Nhìn
chung, sau khi đẻ lượng sữa trong một ngày đêm tăng lên và đạt cao nhất ở
tháng thứ 2 hoặc thứ 3, sau đó dần dần giảm xuống.
2.4.3. Phản xạ tiết sữa
Sữa được tiết theo cơ chế phản xạ, phản xạ này được điều khiển bởi cơ
chế thần kinh và thể dịch.
Khi bò nhận được các tác nhân kích thích như khi bê bú, lau rửa, xoa
bóp, massage bầu vú,… thơng qua hệ thần kinh các kích thích sẽ được dẫn
truyền tới vỏ đại não. Từ đây sẽ phát các xung thần kinh đến các cơ quan và
hệ thống thể dịch để thực hiện việc tiết sữa như: kích thích hệ thống cơ trơn
của ống dẫn, bể sữa và tiết oxytocin.
Sữa chảy ra ngoài qua các ống dẫn sữa nhỏ từ tuyến sữa, đến bể tuyến

và bể núm vú. Trong điều kiện bình thường, bể núm vú được đóng, bể núm vú
chỉ mở khi nhận được kích thích hoặc do áp lực, từ đó sữa trong bể sẽ được

12


đưa ra ngoài. Sức ép và sự co thắt đẩy sữa tác động bởi oxytocin, nếu vắt
không kịp và lượng oxytocin giảm hết thì hệ thống ống dẫn sữa nhỏ cùng
những kênh nhỏ này sẽ đóng lại, sữa sẽ tồn tại trong các hệ thống, khơng chảy
ra ngồi được. Oxytocin sẽ ngừng tiết trong khoảng 6 – 8 phút, do đó thời
gian vắt sữa cho một con bị chỉ nên kéo dài khoảng 7 phút. Tuy nhiên, trong
điều kiện những hộ chăn ni nhỏ, diện tích chuồng trại khơng lớn, khi tiến
hành vắt một con thì những con khác cũng đã bắt đầu bị kích thích và khi con
này vắt xong thì những con khác đã bị ảnh hưởng tới phản xạ tiết sữa. Hơn
nữa trong quá trình vắt sữa, các tác nhân lạ xuất hiện như tiếng đông cơ,
người lạ xuất hiện làm con vật sợ hãi, sự phóng thích oxytocin bị ức chế, tăng
giải phóng adrenalin, gây co bóp thành cơ trơn ống dẫn, tác động đến cơ biểu
mô bào tuyến dẫn đến lượng máu cung cấp cho tuyến sữa bị hạn chế. Vì vậy
cần phải bố trí một nơi vắt sữa chuyên biệt để việc kích thích một con bị này
khơng ảnh hưởng tới phản xạ tiết sữa của các con khác cũng như không ảnh
hưởng tới quá trình vắt sữa.
2.4.4. Thành phần của sữa
Theo Nguyễn Thị Minh Tâm (2004) thì các thành phần của sữa được
tổng hợp trong lưới nội chất với sự tham gia của các ribosome, những thành
phần này được chuyển dọc theo thể golgy qua nguyên sinh chất và màng đỉnh
tế bào biểu mơ, sau đó đổ vào xoang tiết dưới dạng “ bọng túi’’.
Sữa đầu: là sữa được tiết ra ngay sau khi đẻ (còn được gọi là sữa non, sữa
máu). Sữa đầu chỉ được tiết ra trong vài ngày đầu tiên của chu kì tiết sữa. Loại
sữa này có hàm lượng vật chất khơ rất cao, trong đó quan trọng nhất là các
globulin miễn dịch (immunoglobulin), chúng có tác dụng bảo vệ bê sơ sinh

chống lại các tác nhân gây bệnh trong thời gian đầu. Vì vậy cần phải cho bê sơ
sinh uống sữa đầu càng sớm càng tốt do hàm lượng globulin miễn dịch trong sữa
và khả năng hấp thu của ruột non giảm dần. Ngồi ra sữa đầu cịn chứa nhiều
chất dinh dưỡng khác ở nồng độ cao như đạm sữa, năng lượng, vitamin A, E.

13


Sữa thường: là sữa tiết về sau trong một chu kì tiết sữa, khoảng từ ngày
thứ 3 trở đi. Sữa thường khơng có chứa globulin miễn dịch, hàm lượng vật
chất khô thấp hơn trong sữa đầu.
Sự khác nhau về thành phần trong sữa đầu và sữa thường được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 2.1: Thành phần sữa đầu và sữa thường (%)
Thành phần
Mỡ
Chất khô trừ mỡ
Protein
Cazein
Albumin
β_lactoglobulin
α_lactoglobulin
γ_globulin

Sữa đầu
3,60
18,50
14,30
5,20
1,50

0,80
0,27
5,50 – 6,80

Sữa thường
3,50
8,60
3,25
2,60
0,47
0,30
0,13
0,09
(nguồn: www.vcn.vnn.vn)
Thành phần sữa có thể thay đổi tùy theo giống bị, chế độ dinh dưỡng,
điều kiện nuôi dưỡng, môi trường, chuồng trại và tình trạng bệnh tật cũng như
sức khỏe của bò cái, cụ thể:
Sự khác nhau do tỷ lệ tăng trưởng thời còn nhỏ, khả năng và năng suất
cho sữa, giai đoạn chu kì cho sữa, do hệ thống tiêu hóa (sự hấp thu thức ăn),
do chế độ vắt sữa: bú sữa, vắt tay, vắt máy, môi trường xung quanh, lứa đẻ,
kết cấu bầu vú,…
Thức ăn ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa. Bị ăn nhiều thức
ăn thơ xanh, bánh dầu thì tỷ lệ chất béo trong sữa tăng. Bị ăn thức ăn tinh
(hỗn hợp cám nhiều) thì sản lượng sữa tăng nhưng tỷ lệ béo giảm.
2.5. Bệnh viêm vú ở bò sữa
2.5.1. Khái niệm về bệnh viêm vú ở bò sữa
Theo Toll .N (1975) cho rằng: viêm vú bò là 1 bệnh phức tạp gây nên
bởi sự tương tác qua lại giữa bị, vi khuẩn và mơi trường. Viêm vú là 1 quá
trình biến đổi viêm của tuyến vú cùng với sự thay đổi các tính chất vật lý, hóa


14


học và sinh vật với đặc tính tăng tế bào tự thân, đặc biệt là tế bào bạch cầu và
những biến đổi bệnh lý bên trong mô tuyến vú.
Theo Schoeder J.W (1997) cũng cho rằng: viêm vú là 1 căn bệnh rất
phức tạp mà chúng ta khó có thể kiểm sốt được. Viêm vú là 1 q trình viêm
tấy của các tuyến ở bầu vú do các loại vi sinh vật gây ra mà chủ yếu là vi
khuẩn, chúng xâm nhập chủ yếu vào bầu vú, tăng nhanh về số lượng, sản sinh
độc tố và có hại cho các tuyến bầu vú nơi chúng xâm nhập
Hiện nay, bệnh viêm vú bị sữa có thể được định nghĩa là “Hiện tượng
viêm tấy của bầu vú” xuất phát từ sự viêm nhiễm tuyến vú do tác động của vi
khuẩn môi trường. Tuy vậy, trong thực tế con người có thể là một trong những
yếu tố chính góp phần làm lây nhiễm bệnh.
Viêm vú là phản ứng phòng vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây
tổn thương mô bầu vú , những tổn thương này có thể do tác động cơ học hay
do các loại vi khuẩn.
2.5.2. Phân loại viêm vú bị sữa
Viêm vú bị sữa có 2 dạng là viêm vú lâm sàng và viêm vú cận lâm
sàng.
a) Viêm vú lâm sàng
Viêm vú lâm sàng là sự nhiễm trùng của bầu vú thể hiện rõ triệu chứng
lâm sàng như sự thay đổi tính chất của sữa (sữa bị vón, lỗng, màu sắc và mùi
vị khác thường), hình dạng bầu vú (bầu vú sung huyết, sưng to, sờ có cảm
giác rắn và chắc) và một số trường hợp có triệu chứng toàn thân (sốt, kém ăn
hoặc bỏ ăn).
Viêm vú lâm sàng được chia thành các loại sau:
Theo thời gian
Viêm vú thể q cấp tính
Viêm vú thể q cấp tính có đặc điểm là bệnh xảy ra đột ngột, bầu vú

viêm sưng, cứng, nóng, đỏ, đau. Sữa có các chất tiết bất thường. Viêm vú q
cấp tính có thể dẫn đến mất sữa. Sự viêm là kết quả tác động của vi khuẩn và
15


độc tố của chúng hay những sản phẩm của bạch cầu (theo menzies và cs,
2001). Thường có một số triệu chứng toàn thân do nhiễm trùng huyết hoặc
nhiễm độc huyết như: rối loạn tuần hồn, hơ hấp, kém ăn, cơ thể suy nhược,
giảm nhu động dạ cỏ, tiêu chảy, mất nước, trường hợp nặng có thể làm chết
bị. Triệu chứng toàn thân thường xảy ra trước những biến đổi ở bầu vú và
sữa. (theo Quinn và cs, 1994)
Viêm vú thể cấp tính
Viêm vú thể cấp tính cũng có đặc điểm là bệnh xảy ra đột ngột, bầu vú
viêm có biểu hiện sưng, nóng, đau ở mức trung bình tới nặng, giảm sản lượng
sữa; sữa chứa sợi huyết, vón cục và có các chất tiết bất thường. Bị cũng có
một số triệu chứng toàn thân như: sốt, bỏ ăn, cơ thể suy nhược,… nhưng mức
độ không nghiêm trọng bằng thể quá cấp tính.
Viêm vú thể bán cấp tính
Đặc điểm của viêm vú thể bán cấp tính là viêm ở thể nhẹ, mặc dù
khơng có thay đổi nào ở bầu vú nhưng có sự xuất hiện của các chất tiết bất
thường từ tuyến vú, sữa có màu sắc khác thường và khơng có dấu hiệu rối
loạn tồn thân.
Viêm vú thể mãn tính
Đặc điểm của viêm vú thể mãn tính là thường có những ổ mủ bên trong
bầu vú, to nhỏ tùy mức độ, sờ bầu vú vẫn có cảm giác mềm. Viêm vú thể mãn
tính có thể kéo dài nhiều ngày, tháng thậm chí nhiều năm, làm cho bầu vú bị
xơ cứng hoặc teo lại. Thể bệnh này là hậu quả của việc không phát hiện kip
thời hay điều trị không triệt để khi bị bị bệnh viêm vú.
Theo tính chất viêm
Dựa vào tính chất viêm có thể chia viêm vú lâm sàng thành các loại

viêm vú như sau:
Viêm vú thể thanh dịch
Bầu vú sung huyết, thường hay xảy ra sau khi bò sinh vài ngày, do vi

16


trùng tấn công vào nơi bầu vú bị xây xát hay do kế phát của quá trình viêm tử
cung hay nội mạc tử cung hóa mủ. Khi vi trùng theo máu vào sâu trong tuyến
vú thì tồn bộ tuyến vú sưng to. Sờ nhẹ không đau nhưng ấn mạnh con vật
đau và có phản ứng. Lượng sữa của thùy vú bị viêm giảm rõ, chất lượng sữa
lúc đầu biến đổi khơng rõ, sau lỗng, lợn cợn. Ngồi các triệu chứng cục bộ,
có thể bị cịn có triệu chứng tồn thân như kém ăn, sốt cao, ủ rũ. Bệnh nhẹ thì
sau 7 – 9 ngày hiện tượng viêm giảm nhưng dễ trở thành mãn tính. Khi tổ
chức tuyến vú bị tổn thương nghiêm trọng thì bầu vú có thê bị xơ cứng.
Viêm vú thể cata
Triệu chứng cục bộ khơng rõ, nhìn bên ngồi khơng thấy có sự thay đổi
nơi bầu vú nhưng lượng sữa giảm. Lúc đầu sữa loãng, khi bệnh tiến triển nặng
hơn thì trong sữa thấy có lợn cợn hay cục vón, đơi khi cục sữa vón làm tắc
bầu vú. Con vật khơng có biểu hiện triệu chứng tồn thân.
Viêm vú có mủ
Gồm 2 thể là viêm cata có mủ và viêm vú thể áp – xe:
- Thể viêm cata có mủ
Vi khuẩn gây bệnh đa số là Staphylococcus, ngồi ra cịn có
Streptococcus, E.Coli và các vi khuẩn gây mủ khác. Ở bò bệnh, bể sữa, ống
tiết sữa, tuyến vú, bị viêm làm cho dịch thẩm xuất và mủ chảy vào bể sữa và
các ống dẫn sữa. Bệnh dễ lây sang bị khỏe.
Bệnh có 2 thể là thể cấp tính và thể mãn tính:
+ Thể cấp tính: con vật sốt cao, ủ rũ, kém ăn. Thùy vú bị viêm sưng to,
đỏ, nóng, đau. Sữa lỗng, màu hồng nhạt, vị đắng, trong sữa có mủ lợn cợn,

hạch lâm ba vú sưng to.
+ Thể mãn tính: sau 3 – 4 ngày tiếp theo, hiện tượng viêm giảm dần,
nhưng sữa vẫn loãng, nhớt, màu vàng nhạt hay màu vàng do lẫn mủ. Cuối
cùng tuyến vú bị teo và các tổ chức tăng sinh làm tắc ống dẫn sữa. Do đó,
điều trị khơng có kết quả và nếu để bệnh kéo dài sẽ lây sang các thùy vú khác.
Thông thường trường hợp này phải xử lý thùy vú cho teo đi và làm cho vú

17


×