Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.31 KB, 56 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh càng mở rộng,
càng mang tính chất đa dạng, phức tạp. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay – Giai
đoạn toàn cầu hóa, sự cạnh tranh mang tính gay gắt, khốc liệt thì vấn đề chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn luôn được các nhà quản lý quan tam hàng
đầu.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng,
chúng gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi các doanh nghiệp sản xuất
giải quyết được vấn đề chi phí sẽ xác định được chính xác giá thành sản phẩm và
đây là cơ sở để đem lại lợi nhuận tối đa. Sản phẩm của ngành xây lắp nói chung và
của doanh nghiệp xây dựng cầu đường nói riêng là các công trình có quy mô lớn,
kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng dài. Điều này làm cho công tác tổ chức sản
xuất cũng như sản xuất gặp nhiều khó khăn, phức tạp nhất là trong việc kiểm tra,
kiểm soát chi phí sản xuất.
Chính vì vậy, việc tổ chức công tác hạch toán như thế nào để đảm bảo đúng,
chính xác chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và đúng với chế độ kế toán ban
hành là điều vô cùng cần thiết.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm nên qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần
Đầu tư & Xây dựng 579 em đã đi sâu vào nghiên cứu nội dung này và chọn làm đề
tài của chuyên đề tốt nghiệp với mong muốn sẽ hiểu thêm phần nào về Kế toán
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong thực tiễn.
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY
LẮP
I. Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT XÂY LẮP ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN


1. Ý nghĩa của công tác xây lắp
Xây dựng là ngành sản xuất vật chất góp phần tạo nên một hệ thống cơ sở hạ
tầng cho nền kinh tế.hoạt động của ngành tạo động lực phát triển cho nên kinh tế,
nó tạo nên năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác trong nền
kinh tế.hoạt động của ngành xây dựng nhằm xây dựng mới, mở rộng,khôi phục,
cải tạo, nâng cấp hay hiện đại hóa các công trình trong mọi lĩnh vực trong nền kinh
tế quốc dân như:giao thông vận tải, các khu công nghiệp, công trình quốc phòng,
các công trình dân dụng khác,...
2.Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến việc hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Xây dựng là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công
nghiệp, nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nên kinh tế quốc dân, là ngành sản xuất độc
lập có những đặc điểm đặc thù về mặt kinh tế, kỹ thuật, quản lý, chi phối đến việc
tổ chức hạch toán chí phí sản xuất và tính giá thành. Sự chi phối này thể hiện như
sau:
- sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt
hàng, sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ, mỗi đối tượng xây lắp
đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng nhất định, được
xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đồi tượng xây lắp riêng biệt.sản
phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây
lắp các công trình có nội dung và cơ cấu không thống nhất như các sản phẩm công
nghiệp khác. Từ đặc điểm đó kế toán phải tính đến việc hạch toán chi phí, tính giá
thành cho từng loại sản phẩm riêng biệt (công trình,hạng mục công trình).
- Đối tượng sản phẩm xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian
thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp không xác định
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
hàng tháng như trong các doanh nghiệp công nghiệp mà tùy thuộc vào đặc điểm
kỹ thuật của từng công trình, được thể hiện qua phương thức lập dự toán và
phương thức thanh toán giưa hai bên giao thầu và nhận thầu.

- Sản xuất xây lắp diển ra ngoài trời chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố tự
nhiên nên trong xây lắp thường phát sinh những khoản thiệt hại phá đi làm lại,
ngừng sản xuất, vì thế kế toán phải theo dõi chặt chẽ khoản thiệt hại này và có
phương pháp hạch toán phù hợp.
- Do yêu cầu kỹ thuật của công trình mà trong xây lắp có chi phí ngưng việc
do kỹ thuật của công trình yêu cầu, như ngưng việc sau khi đổ bê tông, làm nóng
công trình chờ khô...
- sản xuất xây lắp đươc thực hiện trên các địa điểm biến động, sản phẩm xây
lắp mang tính chất cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng nên phát sinh một số
chi phí đặc thù như: chi phí điều động công nhân, điều động máy thi công, chi phí
xây dựng các công trình tạm thời phục vụ công nhân...vì thế kế toán phải phản ánh
chính xác chi phí này.
II. Chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm xây lắp.
1. chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất .
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp.
Chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình thi công xây lắp.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp.
a.Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế.
Theo cách phân loại này thì toàn bộ các chi phí sản xuất được chia ra thành 7
yếu tố chi phí cơ bản như sau:
+ yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu
+ Yếu tố chi phí nhiên liệu động lực
+ Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp
+ Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội ,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
+ Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Yếu tố chi phí bằng tiền khác
b.Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang

Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
Trong doanh nghiệp xây lắp toàn bộ chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ được
chia ra làm các khoản mục chi phí như sau:
+Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ những chi phí về tiền lương, tiền công
và các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp, không
tính vào khoản mục này số tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương của
công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên sản xuất chung, nhân viên bán hàng và
nhân viên quản lý.
+Chi phí sử dụng máy thi công:
Là chi phí sử dụng máy thi công để hoàn thành sản phẩm xây lắp bao gồm 6
khoản mục:
- Chi phí nhân công : là các chi phí liên quan và phải trả cho công nhân
(thợ máy, điều khiển máy ) như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn ( nếu có).
- Chi phí vật liệu :là những chi phí vật liệu dùng chạy máy, sửa chữa máy thi
công.
- Chi phí khấu hao máy thi công: là toàn bộ số tiền trích khấu hao cơ bản của
máy thi công.
- Chi phí dụng cụ sản xuất: là những chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho
nhu cầu sử dụng máy thi công
- Chi phí dịch vu mua ngoài:là toàn bộ chi phí về lao vụ , dịch vu mua bên
ngoài để sử dụng máy thi công như: chi phí về điện, nước, hơi, khí nén, chi phí sữa
chữa máy thi công thuê ngoài,...
- Chi phí bằng tiền khác: là những chi phí băng tiền ngoài những chi phí nêu
trên phục vụ cho sử dụng sản xuất .
+ Chi phí sản xuất chung:
Chí phí sản xuất chung là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở
các đội xây dựng ngoài 3 khoản mục đã nêu trên, khoản chi phí này gồm 6 khoản :
- Chi phí nhân viên đội xây dựng

- Chi phí vật liệu
- Chi phí dụng cụ sản xuất
- Chi phí khấu hao TSCĐ
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
C. Phân loại chi phí xây lắp theo phương pháp tập hợp chi phí và mối
quan hệ đối tượng chịu chi phí.
Theo cách phân loại này chi phí xây lắp được phân thành hai loại :
+ Chi phí trực tiếp: Là những chi phí xây lắp quan hệ trực tiếp với việc xây
lắp 1 công trình, một công việc nhất định . Căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán
để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.
+ Chi phí gián tiếp: Là những chi phí xây lắp có liên quan đến việc xây lắp
nhiều công trình, nhiều hạng mục công trình, nhiều khối lượng công việc. Những
chi phí này phải thông qua phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan
theo một tiêu thức thích hợp.
D. Phân loại chi phí xây lắp theo nội dung cấu thành của chi phí
Theo cách phân loại này chi phí xây lắp được chia ra làm hai loại:
+ Chi phí đơn nhất:
Chi phí đơn nhất là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như: vật liệu
chính dùng cho sản xuất , tiền lương công nhân sản xuất,...
+ Chi phí tổng hợp:
Chi phí tổng hợp là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo
cùng một công dụng như chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
E. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản
phẩm sản xuất.
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia làm hai loại:
+ Chi phí cố định:
Là những chi phí mang tính tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng

sản phẩm sản xuất.
+ Chi phí biến đổi:
Là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất.
2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm.
2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp.
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa kết tinh trong khối lượng công tác xây lắp đã hoàn
thành theo quy định.
2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp.
a. Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành.
- Giá thành dự toán xây lắp: là chỉ tiêu giá thành được xác định theo định
mức và khung giá để hoàn thành khối lượng xây lắp.
- Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xác định trên cơ sở giá thành dự toán
gắn với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp
Giá thành kế hoạch = Giá dự toán + Mức hạ giá thành dự toán
- Giá thành thực tế: là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí
thực tế liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành bao gồm chi phí định mức,
vượt định mức và cả chi phí khác.
b. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí.
- Giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp: là giá thành chỉ bao gồm những
chi phí phát sinh liên quan đến việc xây dựng hay lắp đặt sản phẩm xây lắp.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp: là giá thành bao gồm giá thành sản
xuất sản phẩm xây lắp cộng với các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
phân bổ cho sản phẩm xây lắp.
III. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp.
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn xác định trước để tập hợp

chi phí sản xuât xây lắp, thuận lợi cho việc tính giá thành theo các đối tượng để
giảm chi phí.
Trong đơn vị xây lắp đối tượng hạch toán chi phí thường là công trình, hạng
mục công trình, nhóm hạng mục công trình.
Để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, khi tiến hành người ta
thường căn cứ vào:
- Tính chất của công trình thi công:
+ Công trình có quy mô nhỏ, thời gian thi công ngắn thì chọn đối tượng hạch
toán chi phí là toàn bộ công trình thi công.
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
+ Công trình có quy mô lớn, tính chất thi công khác biệt thì đối tượng là:
• Hạng mục công trình ( nếu lập dự toán riêng cho từng hạng mục công trình
)
• Nhóm hạng mục công trình ( nếu các hạng mục có thiết kế giống nhau )
- Tính chất của tổ chức thi công: công trình có nhiều đơn vị tham gia thi
công thì lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí là từng đơn vị thi công.
- Đối tượng thanh toán với chủ đầu tư: thường người ta chọn đối tượng
hạch toán chi phí trùng với đối tượng tính giá thành và đối tượng thanh toán với
chủ đầu tư.
2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Sản phẩm xây lắp thường có thời gian thi công dài nên đối tượng tính giá
thành sản phẩm có thể là công trình hoàn thành hoàn chỉnh hoặc có thể là công
trình hoàn thành đến thời điểm dừng kỹ thuật.
3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp.
Các phương pháp hạch toán chi phí thường được áp dụng:
- Phương pháp hạch toán chi phí theo toàn bộ công trình: toàn bộ chi phí phát
sinh của công trình nào thì tập hợp vào công trình đó.
- Phương pháp hạch toán chi phí theo hạng mục công trình: chi phí phát sinh
theo hạng mục công trình nào thì được tập hợp riêng cho hạng mục công trình đó.

- Phương pháp hạch toán chi phí theo nhóm hạng mục công trình: hàng kỳ chi
phí phát sinh được tập hợp theo nhóm hạng mục công trình.
- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị thi công: các chi phí phát sinh ở
đơn vị thi công nào thì tập hợp chi phí theo đối tượng hạch toán chi phí của đơn vị
thi công đó.
4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp.
4.1 Phương pháp trực tiếp ( phương pháp giãn đơn ).
Trên cơ sở số liệu chi phí xây lắp đã tập hợp được trong kỳ và chi phí của
khối lượng xây lắp dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính theo
từng khoản mục chi phí theo công thức sau:
Giá thành Giá tri Chi phí XL Giá trị
Sản phẩm = KLXL + phát sinh - KLXL
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
Xây lắp DDCK trong kỳ DDCK
4.2 Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí xây
lắp là từng công trình còn đối tượng tính giá thành là từng hạng mục công trình
riêng biệt và không có hệ số giá thành của từng hạng mục công trình:
+ Tính tỷ lệ giá thành từng khoản mục:
Tổng giá thành thực tế
Tỷ lệ giá thành từng khoản mục =
Tổng giá thành dự toán
+ Tính giá thành thực tế của từng hạng mục công trình theo từng khoản
mục:
Giá thành Giá thành Tỷ lệ giá
Từng = dự toán * thành từng
HMCT từng HMCT khoản mục
4.3. Phương pháp tổng cộng chi phí.
Thường áp dụng khi đối tượng tính giá thành rộng hơn đối tượng hạch toán

chi phí, như đối tượng tính giá thành là toàn bộ công trình còn đối tượng hạch toán
chi phí là hạng mục công trình, giai đoạn thi công hoặc đơn vị thi công...
Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách tổng cộng chi phí của các hạng
mục công trình, giai đoạn thi công, đơn vị thi công...
IV. Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
1.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán.
a. Khái niệm.
Chi phí vật liệu trực tiếp là những chi phí tham gia cấu thành nên thực thể
sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp.
b. Nguyên tắc hạch toán.
+ Các vật liệu sử dụng cho việc xây dựng công trình, hạng mục công trình
nào thì phải tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó theo số lượng
thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho.
+ Trong công tác hạch toán, từ việc tổ chức ghi chép ban đầu đền việc tổng
hợp, phân bổ chi phí vật liệu và phân tích tình hình sử dụng vật liệu, kế toán phải
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
sử dụng triệt để hệ thống định mức tiêu hao vật liệu đã có và phải tác động tích
cực để không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức đó.
+ Cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành phải tiến hành kiểm kê số
vật liệu chưa sử dụng hết ở các công trường, bộ phận sản xuất để ghi giảm chi phí
nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng cho công trình, đồng thời phải tổ chức hạch
toán và đánh giá đúng đắn số phế liệu thu hồi theo từng đối tượng sử dụng nhằm
đảm bảo tính chính xác của giá thành công tác xây lắp.
1.2 Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán chi phí nguyên liệu, vât liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản
621-“chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ:

+ Phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc xây lắp
các công trình, hạng mục công trình.
Bên có:
+ Giá trị nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng cho
sản xuất kinh doanh để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ.
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư.
1.3 Trình tự hạch toán.
+ Khi xuất vật liệu sử dụng cho các công trình, hạng mục công trình, kế toán
ghi:
Nợ TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152: nguyên vật liệu
+ Trường hợp vật liệu xây dựng mua về được dùng ngay cho các công trình,
hạng mục công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331...
+ Trường hợp doanh nghiệp xây lắp giao khoán cho đơn vị trực thuộc cấp
dưới không có bộ máy kế toán riêng thực hiện khối lượng xây lắp đã ký với khách
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
hàng. Doanh nghiệp xây lắp tạm ứng cho đơn vị nhận khoán một số tiền, kế toán
ghi:
Nợ TK 141 (1413): tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp nội bộ
Có TK 111, 112
+ Cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành có số vật liệu xuất dùng
không sử dụng hết nhập lại kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152: nguyên vật liệu
Có TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào kết quả bảng phân bổ vật liệu tính cho từng

công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 154: chi phi sản xuất, kinh doanh dở dang.
Có TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
TK 111,112,331,... TK 621 TK 152
Mua VL chuyển VL sử dụng không
Thẳng xây lắp hết nhập lại kho
TK 133
TK 152 TK 632
Xuất kho VL cho Chi phí NVL vượt
Xây lắp mức bình thường
TK 141 TK 154
Quyết toán tạm ứng Kết chuyển hoặc
Về CP VL TT phân bổ
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán.
a. Khái niệm.
Chi phí nhân công trực tiếp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động sống mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan trực tiếp đến việc xây lắp trong
một thời kỳ nhất định.
b. Nguyên tắc hạch toán.
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
+ Tiền lương, tiền công và các khản có tính chất lương phải trả cho công
nhân xây lắp có liên quan đến công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công
trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động và tiieenf
lương như: Bảng chấm công, hợp đồng làm khoán, bảng tính lương, bảng thanh
toán làm đêm, thêm giờ...
+ Trong điều kiện thực tế sản xuất xây lắp không cho phếp tính trực tiếp chi
phí nhân công cho từng công trình, hạng mục công trình thì kế toán có thể áp dụng

phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối
tượng có liên quan theo tiêu thức phân bổ hợp lý như: theo tiền lương định mức
hay giờ công định mức.
2.2 Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản
622-“chi phí nhân công trực tiếp”
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
+Chi phí nhân công trực tiếp tham gia thực hiện khối lượng công tác xây
lắp trong kỳ.
+ Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế
hoạch trong năm.
Bên Có:
+ Kết chuyển hoăc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp để tổng hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ.
Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư.
2.3 Trình tự hạch toán.
+ Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân xây lắp công trình,
hạng mục công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334(3341): phải trả công nhân viên
+Đối với tiền công phải trả cho công nhân xây lắp thuê ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334(3342): phải trả cho công nhân thuê ngoài
+ Khi thanh toán tiền lương, tiền công cho công nhân xây lắp, kế toán ghi:
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
Nợ TK 334 (3341,3342): phải trả người lao động
Có TK 111,112: số tiền phải trả
+ Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào bảng tính kết quả chi phí nhân công trực

tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp trực tiếp hoặc
phân bổ gián tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
 Sơ đồ hạch toán tổng hợp:
TK 334 TK 622 TK 632
Tính tiền lương,tiền công phải Chi phí NC
Trả cho công nhân xây lắp vượt mức
TK 141 ( 1413) TK 154
Chi phí nhân công T/T trừ vào tiền Cuối kỳ kết
Tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp chuyển
3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
3.1 Khái niệm.
Chi phí sử dụng máy thi công là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí
về lao động sống và lao động vật hóa nằm trong quá trình sử dụng xe, máy thi
công cho các công trình xây lắp.
3.2 Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng tài khoản 623-“
chi phí sử dụng máy thi công”
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
+ Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ theo các điều
khoản quy định.
Bên Có:
+ Các khoản được ghi giảm chi phí sử dụng máy thi công.
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công để tổng hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ.
Tài khoản 623 cuối kỳ không có số dư.

Tài khoản 623 có 6 TK cấp 2:
• TK 6231: chi phí nhân công sử dụng máy
• TK 6232: chi phí vật liệu
• TK 6233: chi phí dụng cụ sản xuất
• TK 6234: chi phí khấu hao máy thi công
• TK 6237: chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6238: chi phí bằng tiền khác
3.3 Trình tự hạch toán
 Trường hợp doanh nghiệp xây lắp không tổ đội máy thi công riêng:
+ Căn cứ vào bảng tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân điều khiển
máy, phục vụ máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 623(6231): chi phí nhân công sử dụng máy
Có TK 334: phải trả người lao động
+ Khấu hao cơ bản máy móc, thiết bị thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 623(6234): chi phí khấu hao máy thi công
Có TK 214: hao mòn tài sản cố định
+ Chi phí khác bằng tiền có liên quan đến việc sử dụng máy thi công, kế toán
ghi:
Nợ TK 623(6238): chi phí bằng tiền khác
CóTK 111,112
+Cuố kỳ kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK: 623: chi phí sử dụng máy thi công
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
 Sơ đồ kế toán tổng hợp
TK 334 TK 623 TK 632
Tiền lương,tiền công phải trả cho
CN điều khiển,phục vụ MTC
TK 152, 153, 142 Chi phí sử dụng

MTC vượt mức
Chi phí vật liệu, công cụ
Dụng cụ cho MTC

TK 214
Khấu hao TSCD
TK 154
TK 141
Chi phí sử dụng MTC trừ vào tiền

Tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp
TK 335
Trích trước chi phí sữa chữa MTC Cuối kỳ kết chuyển

Hoặc phân bổ
TK 111, 112, 331
Chi phí D.V mua ngoài , chi

Phí bằng khác bằng tiền
TK 133
GTGT được khấu trừ
 Trường hợp doanh nghiệp xây lắp tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có
tổ chức kế toán riêng
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
Khác với những trường hợp trên , trong trường hợp này chi phí xây lắp phát
sinh trong quá trình sử dụng máy thi công sẽ được theo dõi riêng trên các TK 621,
622, 627 của đội máy thi công.
+Khi phát sinh nghiệp vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 621, 622, 627

Có các TK liên quan
Nếu như doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt thì
các khoản trích theo lương của công nhân sử dụng máy được tính vào chi phí sản
xuất chung còn trong trường hợp có tổ chức đội máy thi công riêng biệt thì trong
TK 622-“chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm cả tiền lương của công nhân điều
khiển, phục vụ máy thi công.
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung của đội máy thi công để tính giá thành một ca (giờ )
máy hay một đơn vị khối lượng công tác máy hoàn thành, kế toán ghi:
Nợ TK 154( đội máy thi công)
Có TK 621, 622, 627
 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
TK liên quan TK 621, 622, 627 TK 154 ( TMC) TK 623
Chi phí sử dụng Cuối kỳ các bộ phận cung

MTC phát sinh kết chuyển cấp lao vụ lẫn nhau
TK 632
TK 152
Các bộ phận bán
Lao vụ lẫn nhau

TK 333 ( 3331) các bộ phận bán TK 133
Lao vụ lẫn nhau
4. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
4.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán
a. Khái niệm
Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa kết tinh trong giá thành
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải

công tác xây lắp có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các
đội thi công xây lắp và ở các công trường xây dựng.
b. Nguyên tắc hạch toán.
+ Chi phí sản xuất chung có liên quan đến công trình, hạng mục công trình
nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó đồng thời
phải chi tiết theo các điều khoản quy định.
+ Trường hợp chi phí sản xuất chung có liên quan dến nhiều công trình, hạng
mục công trình xây lắp khác nhau nhưng không thể tính trực tiếp được cho từng
công trình, hạng mục công trình đó thì kế toán có thể áp dụng phương pháp phân
bổ gián tiếp để phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan theo
tiêu thức phân bổ hợp lý.
4.2 Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627-“chi phí
sản xuất chung”
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
+Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
+ Các khoản được ghi giảm chi phí sản xuất chung.
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ.
Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 627 có 6 TK cấp 2:
• TK 6271: chi phí nhân viên đội xây lắp
• TK 6272: chi phí vật liệu
• TK 6273: chi phí vật liệu sản xuất
• TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ
• TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài
• TK 6278: chi phí bằng tiền khác
4.3 Trình tự hạch toán.

+ Khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, nhân viên
bảo vệ công trường, kế toán ghi:
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
Nợ TK 627(6271): chi phí nhân viên đội xây lắp
Có TK 334: phải trả người lao động
+ Khi trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, phần được
tính vào chi phí của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công
do đội thi công xây lắp quản lý và nhân viên quản lý đội xây lắp, kế toán ghi:
Nợ TK 627(6271): chi phí nhân viên đội xây lắp
Có TK 338(3382,3383,3384)
+ Khi xuất vật liệu theo yêu cầu quản lý đội xây dựng, kế toán ghi:
Nợ TK 627(6272): chi phí vật liệu
Có TK 152: nguyên liệu, vật liệu
+ Khi xuất công cụ, dụng cụ cho bộ phận quản lý đội xây lắp, loại phân bổ
một lần, kế toán ghi:
Nợ TK 627(6273): chi phí vật liệu sản xuất
Có TK 153: công cụ dụng cụ
+ Khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý ở đội xây lắp, kế toán ghi:
Nợ TK 627(6274): chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK 214: hao mòn TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phải trả như: điện, nước, sửa chữa doanh trại,
đường xá, kế toán ghi:
Nợ TK 627(6277): chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331
+ Chi phí bằng tiền khác như: tiếp khách, công tác phí, văn phòng phẩm,
phòng chống bão lụt..., kế toán ghi:
Nợ TK 627(6278): chi phí bằng tiền khác
Có TK 111, 112

+ Cuối tháng, căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công
trình, hạng mục công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 154(1541): xây lắp
Có TK 627: chi phí sản xuất chung
 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
TK 334 TK 627 TK 632
Tính tiền lương phải trả cho nhân viên

Định phí SXC
TK338 không phân bổ được
Các khoản trích theo lương của CN
Tính vào chi phí SXC trong kỳ
TK 152
Xuất vật liệu cho quản lý đội xây dựng
TK 153

Xuất CCDC phân bổ một lần , CCDC
Luân chuyển phân bổ từng kỳ
TK154(1541)
TK 141, 242

Xuất CCDC phân Phân bổ từng
Bổ nhiều lần lần vào CP SXC
TK 214

Khấu hao TSCĐ
TK 111, 112, 331
CP D.V mua ngoài, CP khác bằng tiền Cuối kỳ kết chuyển

Hoặc phân bổ

TK 133
Thuế GTGT được khấu trừ

5. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất
5.1 Thiệt hại phá đi làm lại.
Thiệt hại phá đi làm lại, kế toán cần mở sổ theo dõi riêng và được tập hợp
bên nợ TK 154
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 111, 152, 334, 338
 Xử lý thiệt hại
- Nếu do đơn vị xây lắp gây ra thì:
Nợ TK 152, 111,...: giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 138: giá trị cá nhân phải bồi thường
Nợ TK 821: giá trị được tính vào chi phí bất thường
Có TK 154: xử lý giá trị thiệt hại
- Nếu do đơn vị chủ đầu tư yêu cầu chịu bồi thường thì có hai cách xử lý:
+ Nếu khối lượng phá đi làm lại có giá trị lớn,có dự toán riêng thì xem
như tiêu thụ khối lượng xây lắp đó:
Nợ TK 111,112: giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 632: gía trị thiệt hại thực
Có TK 154: giá trị thiệt hại
Đồng thời ghi:
Nợ TK 131, 138: giá trị phải thu từ chủ đầu tư
Có TK 511: phản ánh doanh thu
+ Nếu khối lượng có giá trị nhỏ
Nợ TK 152, 111,112: giá trị phế liệu thu hồi

Nợ TK 131, 138: giá trị chủ đầu tư bồi thường
Có TK 154: giá trị thiệt hại
5.2. Thiệt hại về ngừng sản xuất.
+ Do thời tiết, thiếu nhiên liệu:
Nợ TK 821: giá trị được tính vào chi phí bất thường
Có TK 152: nguyên liệu, vật liệu
Có TK334, 338
+ Do đặc điểm kỹ thuật
Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 334, 338
V. Tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá
thành sản phẩm xây lắp.
1. Tập hợp chi phí sản xuất.
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
Việc tập hợp chi phí sản xuất trong xây lắp được tiến hành theo từng đối
tượng và chi tiết theo khoản mục vào bên nợ TK 154 (1541).
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 154 (1541): chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình
Có TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154 (1541): chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình
Có TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
- Kết chuyển ( hoặc phân bổ) chi phí sử dụng máy thi công:
Nợ TK 154 (1541): chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình
Có TK 623: chi phí sử dụng máy thi công
- Kết chuyển ( hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154 (1541): chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình
Có TK 627: chi phí sản xuất chung
- Trường hợp doanh nghiệp xây lắp giao cho nhà thầu phụ thực hiện một số

khối lượng xây lắp, khi hoàn thành, nhưng chưa xác định là tiêu thụ thì căn cứ vào
giá trị khối lượng xây lắp đã bàn giao, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (1541): chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331
- Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành chưa bàn giao, kế toán ghi:
Nợ TK 155: hoàn thành, chờ tiêu thụ
Có TK 154 (1541): chi tiết theo công trình, hạng mục công trình
- Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao, kế toán ghi:
Nợ TK 632: bàn giao cho chủ đầu tư
Có TK 154 (1541): chi tiết theo từng công trình, hạng mục công
trình
 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
TK 621 TK 154 ( 1541 ) TK 111, 138
Kết chuyển chi phí Giá trị thiệt hại thu hồi
Vật liệu trực tiếp bắt bồi thường
TK 622 TK 155, 632
Kết chuyển chi phí Sản phẩm xây lắp
Nhân công trực tiếp hoàn thành bàn giao
TK 623 TK 241

Kết chuyển chi phí Hoàn thành công trình

Sử dụng MTC có vốn đầu tư riêng

TK 627 TK 352, 641
Kết chuyển chi phí giá trị thiệt hại tính
Sản xuất chung vào chi phí bảo hành

2. Đánh giá sản phẩm dở dang.
Khối lượng xây lắp dở dang là khối lượng xây lắp còn nằm trong quá trình
xây lắp. Giá trị khối lượng xây lắp dở dang được xác định bằng phương pháp kiểm
kê hàng tháng. Việc tính và xác định khối lượng xây lắp dở dang phụ thuộc vào
phương thức thanh toán, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giữa người nhận
thầu và người giao thầu.
Nếu quy định thanh toán khối lượng xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ khối
lượng xây lắp dở dang là tổng số chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến thời điểm
xác định. Khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành được bàn giao
thanh toán thì toàn bộ chi phí xây lắp đã phát sinh sẽ dược tính vào giá thành của
thành phẩm. Nếu quy định thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành theo điểm
dừng kỹ thuật hợp lý ( xác định được giá dự toán) thì khối lượng xây lắp dở dang
là các khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và
được xác định theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của công
trình, hạng mục công trình đó cho các giai đoạn tổ hợp công việc đã hoàn thành và
giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng.
Công thức tính như sau:
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải



3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí sản xuất đã được tập hợp là cơ sở để kế toán tiến hành tính giá thành
sản phẩm. Việc tính chính xác giá thành sản phẩm nhằm xác định, đánh giá chính
xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho các nhà
quản lý có những giải pháp, quyết định kịp thời để mở rộng hay thu hẹp sản xuất.
Do vậy, trên cơ sở chi phí sản xuất đã được tập hợp kế toán phải vận dụng phương
pháp tính giá thành hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh, tính chất sản
phẩm và trình độ quản lý của doanh nghiệp để đáp ứng với yêu cầu quản trị kinh

doanh
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
=
*
*
Giá trị
khối
lượng xây
lắp
DDCK
+
Giá trị dự toán
KLXL hoàn
thành
+
Giá trị dự
toán KLXL
DDCK
Mức độ
hoàn
thành
Giá trị dự
toán khối
lượng XL
DDCK
Mức độ
hoàn
thành
*
Giá trị khối

lượng xây lắp
DDĐK
Chi phí xây
lắp PSTK
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
PHẦN II:
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
& XÂY DỰNG 579
A.Khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng 579
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty Đẩu tư & Xây dựng 579 là Trung tâm Dịch vụ bảo trì
và Đào tạo hướng nghiệp 579 trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Công trình
giao thông V, được thành lập vào ngày 01/09/2000. Trung tâm có chức năng bảo
trì, bảo hành, sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công và gia công dầm cán thép, cấu
kiện thép, các loại xe ô tô, sản phẩm cơ khí khác, cải tạo đóng mới tân trang thiết
bị và phương tiện, thiết bị thi công, phương tiện giao thông vận tải, ô tô tải mua
bán.
Đến ngày 04/04/2000 Trung tâm được chuyển thành Trung tâm kinh doanh
địa ốc và Đầu tư phát triển 579 với chức năng và nhiệm vụ được nâng lên. Đứng
trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và sự phát triển của địa
phương nói riêng, Trung tâm đã phát triển lên thành công ty.
Căn cứ Quyết định số 090/QĐ-BGTVT ngày 08/01/2004 của Bộ trưởng Bộ
GTVT về việc thành lập Công ty Đầu tư và Xây dưng 579. Đơn vị hạch toán phụ
thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông V, trên cơ sở hợp nhất bốn
đơn vị:
- Xí nghiệp Xây dựng Công trình 546
- Trung tâm Kinh doanh địa ốc Đầu tư và Phát triển Công nghệ 579
- Xí nghiệp Xây dựng Công trình 331

- Xí nghiệp Xây dựng Công trình 335 trực thuộc Tổng Công ty Tư vấn
Giao thông 533
Tên đơn vị: Công ty Đầu tư và Xây dựng 579.
Tên tiếng Anh: Civil Engineering Construction & Investment Company 579
Tên viết tắt: CECICO 579
Trụ sở đặt tại: 12 Nguyễn Văn Linh – Thành phố Đà Nẵng
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
Công ty Đầu tư và Xây dựng 579 là doanh nghiệp nhà nước và phụ thuộc
Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông V, có con dấu riêng được mở tài
khoản tại Ngân hàng để quan hệ giao dịch, được hoạt động sản xuất kinh doanh
theo ủy quyền và phân cấp của Tổng Giám đốc công ty.
Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty, chịu sự quản lý kiểm tra
của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Được quan hệ với các cơ
quan nhà nước trung ương và địa phương để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh.
Công ty được Tổng công ty giao vốn, tài sản để sản xuất kinh doanh được
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty được thực hiện đúng theo pháp luật nhà nước, trong khuôn
khổ điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty và điều lệ riêng của Công ty do hội
đồng của Tổng công ty ban hành.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
- Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ của Tổng công ty
giao, được quy đinh tại giấy phép đăng ký kinh doanh được cơ quan thẩm quyên
cấp trên cơ sở ủy quyền và phân cấp của Tổng Giám đốc công ty Tổng công ty.
- Công ty được quan hệ giao dịch với các địa phương, chủ đầu tư, ban quản
lý công trình, trung tâm tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát để thực hiện nhiệm vụ
được giao, được ký các hợp đồng kinh tế theo quy định của Tổng công ty và phân
cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc công ty. Được liên kết với các đơn vị trong và
ngoài ngành để thực hiện nhiệm vụ chung của Tổng công ty và Công ty trên cơ sở

phản ánh đã được Tổng Giám đốc công ty phê duyệt.
II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty Cổ
phần Đầu tư và Xây dựng 579:
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
dựng 579:
- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, thủy
điện
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp,
cụm dân cư và khu đô thị, đầu tư xây dựng kinh doanh nhà đất.
- Tư vấn xây dựng
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang
Chuyên đề thực tập GVHD: CH. Phan Thanh Hải
- Tổ chức đào tạo và liên kết dạy nghề hướng nghiệp chuyên ngành giao
thông vận tải phục vụ cho Tổng công ty
- Sản xuất kinh doanh nhập khẩu: Công cụ sản xuất, hàng tiêu dùng, các loại
sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
- Cung ứng nhập khẩu vật tư, thiết bị giao thông vận tải, ô tô vận tải
- Vận tải hành khách đường thủy, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Kinh doanh phục vụ khách sạn, lữ hành nội địa và quốc tế
- Bảo trì, bảo hành, sửa chữa các phương tiện thiết bị thi công và dầm cầu
thép, sản phẩm thép và sản phẩm cơ khí khác
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm
vụ và mức độ phát triển theo đề nghị của Giám đốc công ty, Tổng công ty sẽ xem
xét bổ xung các nhiệm vụ cho phù hợp với khả năng và yêu cầu sản xuất kinh
doanh của công ty.
2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:
2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý:
SVTH: Hoàng Thị Phúc Trang

×